************************************************************************************

 

   

 CỔNG THÔNG TIN THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

Nam mô A DI ĐÀ PHẬT - Namo Amitabha

www.adidaphat.jimdo.com

      ___________________________________

 

"Tôi sẽ luôn thương nhớ

Độ tất cả chúng sinh

 Người mười phương sinh về

Lòng vui mừng thanh tịnh"

 

Phật A Di Đà thệ nguyện - Trích Kinh Vô Lượng Thọ Phật

 

 

**********************************************************

 

 

 

 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

 

Nam Mô A Di Đà Phật 

 

 

Đức Phật A Di Đà là Phật ở cõi Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.

Ngài sẵn sàng tiếp dẫn, đón nhận chúng sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc – Một thế giới thanh tao, trong sạch, nhân dân ở đây mọi người sống rất an vui và tự tại, không có ai đau khổ, bệnh tật và nghèo khó. Họ nghĩ gì thì được thứ đó. Nếu ai cứ niệm tên Ngài là Ngài liền hiện đến cứu giúp thoát nạn, Ngài thường quan sát khắp thập phương để lắng nghe tiếng niệm Danh hiệu Ngài và những tiếng cầu cứu của chúng sinh, khi đó Ngài mở rộng lòng đại từ đại bi đến cứu hoặc giải thoát cho họ khỏi biển khổ vô biên, Ngài cùng hai vị Bồ Tát là Quán Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và thánh chúng đến tiếp dẫn người được vãn sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, nếu số mệnh của họ đã hết ở trên thế gian cõi Ta Bà này. Đức Phật A Di Đà, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát – Thế gian chúng sinh thường xưng danh hiệu các ngài là : Tam Thánh Tây Phương.

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà.

Ngài nói đến 48 lời Đại Thệ Nguyện của Đức Phật A Di Đà rộng cứu vớt hết thảy chúng sinh. Trong 48 lời Đại Thệ Nguyện thì lời Đại Thệ Nguyện thứ 18 đã trở thành con thuyền đại từ đại bi, rộng cứu vớt hết thảy chúng sinh đang chìm nổi giữa biển khổ vô biên và những vòng luân hồi sáu nẻo.

 

Lời Đại Thệ Nguyện thứ 18. Khi tôi thành Phật, thập phương chúng sinh, chí tâm tin ưa, muốn sinh về cõi nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sinh thì tôi không ở ngôi Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

 

NIỆM PHẬT : “Nam Mô A Di Đà Phật” là một phép tu trong Tịnh Độ Tông. Niệm là tưởng nhớ, niệm Phật là tưởng nhớ đến danh hiệu Phật. Khi niệm Phật phải dồn hết tâm trí, ý nghĩ hướng về Phật, hình dung tướng tốt và công hạnh của Phật.

 

  Lợi ích của việc niệm Phật

Niệm Phật để suy nghĩ đến tướng tốt đức hạnh của chư Phật mà noi theo tu tập, tự nhũ luôn sửa đổi để tâm tính ngày càng tốt hơn. Phật làm tâm hồn lắng dịu, bỏ dần tính ác, phát triển hạnh lành, quên đi đau buồn sợ hãi, đời sống được an vui, đem lại thiện nghiệp cho mình và mọi người.

 

______________________________________________________

 

Đại sư Liên Trì khuyên niệm Phật

 

Người học Phật, không cần phải hình thức trang nghiêm, mà chỉ quý ở chỗ tu hành chơn chất.

Người cư sĩ tại gia niệm Phật, không nhất định phải mặc y phục như tu sĩ, mà chỉ cần búi tóc gọn gàn, mặc thường phục là được.

Người niệm Phật không nhất định phải gõ mỏ hay đánh trống, nếu ưa thích sự tĩnh lặng thì có thể tự niệm Phật trong sự yên tịnh.

Người niệm Phật không nhất định phải tạo thành hội đoàn đông đảo, nếu e ngại việc ấy thì có thể tự đóng cửa niệm Phật.

Người niệm Phật không nhất thiết phải vào chùa nghe kinh, nếu biết chữ thì có thể tự y theo giáo pháp mà niệm Phật.

Người ngàn năm đốt hương cúng Phật, không bằng người ngồi an tịnh trong nhà niệm Phật.

Người cung phụng tà sư không bằng người hiếu dưỡng cha mẹ mà niệm Phật.

Người kết giao bè bạn ác không bằng người ở một mình nơi thanh tịnh niệm Phật.

Người gởi tiền ngân hàng để lo cho cuộc sống tương lai, không bằng người hiện tại làm phước, niệm Phật.

Người ôm giữ trong lòng những tâm nguyện nhơ bẩn, không bằng người sám hối, niệm Phật.

Người học tập thơ văn ngoại đạo, chẳng bằng người không biết một chữ mà niệm Phật.

Kẻ vô tri vọng luận thiền lý, chẳng bằng người hết lòng trì giới, niệm Phật.

Kẻ mong cầu thần thông yêu quỉ, chẳng bằng người chánh tín nhân quả mà niệm Phật.

Nói tóm lại, người niệm Phật với tâm ngay thẳng, không làm các điều ác, đó gọi là người thiện. Nhiếp tâm trừ tán loạn, người niệm Phật như vậy gọi là người hiền. Giác ngộ bổn tâm, đoạn trừ mê hoặc, người niệm Phật như vậy gọi là bậc Thánh.

Trì danh niệm Phật có nhiều cách: trì mặc niệm, trì lớn tiếng, trì kim cang … Nhưng trì niệm lớn tiếng thì e tổn khí lực, trì mặc niệm thì dễ bị hôn trầm, chỉ có niệm thầm thầm mặc mặc, tiếng phát ra giữa răng và lưỡi đó gọi là trì kim cang. Cũng không nhất định là phải trì theo lối kim cang, nếu ngại tổn khí lực thì cứ trì mặc niệm, nếu sợ hôn trầm quấy nhiễu thì cứ niệm lớn tiếng. Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc hay chơn chánh chữa sạch tạp niệm, mà không có thuốc nào có thể trị hết. Nhờ niệm Phật nên không gần gũi bạn ác. Khi tạp niệm khởi liền dụng tâm gia công niệm, từng câu từng chữ rõ ràng, tạp niệm tự dứt trừ vậy!

 

 

________________________________________________________

 

  Cách tu hành niệm Phật  

Mỗi buổi sáng sớm thức dậy và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ,  dành thời gian 10 phút Niệm Phật bằng cách: hướng về phía Tây, Chắp tay thành kính và nói: Nam Mô A Di Đà Phật (lặp lại 3 lần) : Con kính thưa đức Phật A Di Đà! con xin phát nguyện cầu vãng sinh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, con xin phát tâm Bồ Đề.

 

              Sau khi vừa phát nguyện như vậy thì ta liên tục Niệm tiếng: Nam mô A Di Đà Phật.

              Niệm mười tiếng hoặc lâu hơn càng tốt.

 

Chúng ta cứ duy trì thói quen này cho đến suốt đời, lúc mới đầu chúng ta thực hành không quen, nhưng rồi qua một thời gian chúng ta sẽ thấy Niệm Phật thật là vi diệu và linh thiêng, với biết bao nhiêu câu chuyện Phật và Bồ Tát âm thầm phù hộ cho ta mà chỉ chúng ta trải nghiệm qua thì chúng ta mới hiểu và càng thêm tin tưởng và tin tấn Niệm Phật hơn. Kể ra thì không ai tin, nhưng các vị Đạo hữu đừng nói, đừng tiết lộ những cảnh giới mà mình thấy, mình biết, để khi đúng thời điểm thì mới nói, đó là ngày chúng ta vãng sinh về cõi nước An Lạc. Nếu vội nói ra cho người khác nghe thì ma quỷ ở đó nghe được, chúng sẽ đến quấy phá, nó không muốn cho chúng ta hơn nó, nó muốn lôi kéo chúng ta mãi mãi đọa lạc theo nó trong vòng luân hồi địa ngục, súc sinh, quỷ đói và trở lại đầu thai sống những kiếp người đầy đau khổ. Đừng nên nói ra vội cho ai. Chúng ta hãy nên học theo tấm gương của đại sư Huệ Viễn - Tổ sư Tịnh Độ.

 

              Các vị Đạo hữu nên biết là khi ta vừa phát nguyện xong, đức Phật A Di Đà nghe được tiếng gọi tên của Ngài là Ngài biết, ngài vui lắm, vậy là vừa có một chúng sinh biết khổ đau ở trên thế gian này là gì! và phải làm sao để được thoát khổ! Niệm tên hiệu Ngài và phát nguyện cầu vãng sinh về cõi nước An Lạc của Ngài là con đường giải thoát mọi đau khổ sinh tử. Phát tâm Bồ Đề tức là phát tâm thành Phật ở cõi nước An Lạc. Khi ta vừa Phát nguyện thì 1 búp hoa sen liền mọc lên ở giữa ao nước tám công đức cõi nước An Lạc, trên cánh búp hoa sen có nêu họ tên và quê quán của ta nữa, đến kỳ hoa nở thì thần thức của ta được Phật A Di Đà tiếp dẫn và ta được hóa sinh vào hoa sen kia. Thật là vi diệu không thể nghĩ bàn.  Phật A Di Đà biết trước ta là ai, từ đâu đến, ngài biết tất cả quá khứ và tương lai của chúng ta nữa, ngài biết tất cả nghiệp trướng của chúng ta sẽ phải trải qua, Vậy nên, ngay từ bây giờ chúng ta nên siêng năng Niệm Phật thì sẽ được Phật chuyển nghiệp, nếu ta mãi chìm sâu trong mê đắm tham, sân, si, tham đắm trong ngũ dục lục trần, ăn uống, tiền tài, địa vị, sắc đẹp, người thân, vật chất, quyến thuộc...để rồi buông xuôi theo nghiệp thì sẽ bị Nghiệp chuyển vào những cảnh giới địa ngục, súc sinh, quỷ đói đầy đau khổ cùng cực, chúng ta nên sáng suốt chọn Niệm Phật để được cứu thoát mọi khổ đau trên thế gian này. Đức Phật A Di Đà có vô lượng thần thông quảng đại, Hào quang của Ngài phóng đi xuyên suốt khắp thập phương thế giới để nhiếp lấy tiếng Niệm Phật cầu vãng sinh về cõi nước An Lạc của tất cả chúng sinh. Do lời phát nguyện độ chúng sinh thoát khổ từ đời trước của Đức Phật A Di Đà, nếu ai có tâm tưởng nhớ đến ngài và tên hiệu của Ngài thì ắt sẽ được thành tựu viên mãn, xả một báo thân xác kiếp này thì được Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi nước An Lạc , sống an vui, tự tại, thanh thản, nghe đức Phật thuyết Pháp cho đến ngày thành Phật.

 

 

Sự tích sau đây cho ta thấy tầm quan trọng của sự phát nguyện. Bà Thái Sương vợ một Hoa Kiều ở Qui Nhơn, tu tịnh độ và phát nguyện rằng: Nguyện vãng sanh Cực lạc nhằm ngày vía Đức Phật A Di Đà (tức là 17 tháng 11 Âm lịch). Bà mất năm 80 tuổi. đầu tháng11, bà nhờ thầy Bạch Sa tụng một bộ kinh Thủy Sám và một bộ kinh Pháp Hoa để kịp đến ngày 17 bà về chầu Phật. Đến ngày 17 bà con và đạo hữu hay tin ấy đến nhà bà để thỏa mãn tánh hiếu kỳ. Buổi sáng hôm ấy bà vẫn mạnh khỏe như thường. Đúng 10 giờ, bà bảo người nhà đem cơm lên cúng Phật rồi ăn. Ăn xong bà súc miệng rửa mặt và thay quần áo. Đúng 12 giờ trưa bà chào tất cả mọi người rồi ngồi xếp bằng, hai tay chắp trước ngực mà hóa một cách vui vẻ trước sự kinh ngạc của mọi người. Năm ấy ở Quy Nhơn, thiên hạ bàn tán xôn xao về cái chết của bà.

 

Xem đó đủ biết sự phát nguyện vãng sanh Cực lạc là một điều tối cần thiết cho người tu pháp môn Tịnh độ. Người tu phép này, hàng ngày hôm sớm phát nguyện vãng sanh về Cực lạc.
Mỗi tháng nhớ ngày giờ sám hối cầu nguyện. Mỗi ban mai tụng nhựt khóa hoặc thập niệm lúc không rảnh. Thời lâm chung biết ngày giờ Phật sẽ rước mình. Nếu ai làm phước bố thí nhiều, thời không bịnh hoạn, ngồi chắp tay day mặt về hướng Tây mà xuất hồn.
 
Ai có công khuyên độ nhiều người về Cực lạc trước, khi Phật rước hồn, nghe tiếng nhạc hoặc có mùi thơm lạ. Nếu phước lớn, thấy hào quang chiếu sáng. Như vậy làm cho đời thấy nhãn tiền tin chắc tu theo.
 

Chừng vãng sanh về Tây phương, học đủ lục thông (6 phép thần thông) làm Phật La Hán, xin phép Phật đi độ ông bà và cha mẹ về Cực lạc để báo ân như Phật La Hán Mục Kiền Liên đi cứu bà mẹ là Thanh Đề vậy.

 

 

Đức phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã từng nói trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà:

"Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhân duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.

Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Ðà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bẩy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Ðà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà. Này Xá-lợi-phất. ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sinh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia."

 

 _____________________________________________________________________

 

 

ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM KINH

ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG

.

Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử, cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu pháp môn Tịnh Độ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, mà bạch Phật rằng:  Con nhớ hằng hà sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, danh hiệu là Vô Lượng Quang.  Trong một kiếp có mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật, vị thành Phật sau cùng danh hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang.  Đức Phật kia chỉ dạy con pháp Niệm Phật Tam Muội.  Thí như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, hai người như thế, nếu có gặp nhau cũng như không gặp, dầu có thấy nhau cũng như không thấy.  Nếu hai người đều tưởng nhớ nhau, cả hai người càng nhớ càng khắc sâu trong lòng.  Như thế từ đời này cho đến đời khác, như hình với bóng, không cách xa nhau.  Mười phương Như Lai, thương nhớ chúng sanh, như mẹ nhớ con.  Nếu con bỏ trốn, tuy rằng tưởng nhớ chẳng có ích gì?  Nếu con nhớ mẹ, như mẹ thường nhớ con, mẹ con đời đời kiếp kiếp không cách xa nhau.  Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ.  Như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.  Pháp tu nhân địa của con là chuyên tâm niệm Phật, chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn.  Nay ở cõi Ta Bà này, rộng độ những người niệm Phật, vãng sanh về Tịnh Độ.  Phật hỏi về chứng đắc viên thông, con không lựa chọn, đều nhiếp lục căn, tịnh niệm kế tiếp, được vào Tam Ma Địa, đó là thù thắng nhất. 

.

_____


________________________________________________________________________

Niệm & niệm Phật

 

Trong kinh có nói một thí dụ như sau: Có một người nọ đắc tội với quốc vương, đáng phải xử tử. Bấy giờ quốc vương sai lấy một bát đựng đầy dầu, bắt người tội bưng lấy bát dầu đi ra đường phố đến một địa điểm đã quy định, nếu như anh ta có khả năng giữ bát dầu không rơi ra ngoài một giọt thì quốc vương sẽ miễn tội chết cho. Kẻ phạm tội đó trong khi tính mạng đang bị uy hiếp mà tìm thấy con đường sống, cho nên đã để hết tâm ý vào tay bưng bát dầu. Trên đường đi có biết bao nhiêu màn ca múa hát xướng anh ta cũng không nghe không thấy; có biết bao trò đánh đá cãi vã ồn ào anh ta cũng mặc kệ; cho đến những đoàn xe ngựa chạy tới chạy lui, biết bao cảnh vật xung quanh tác động vậy mà anh ta đều không để mắt tới, chỉ duy nhất tập trung tâm ý vào việc giữ gìn bát dầu sao cho khỏi rơi ra ngoài dù chỉ một giọt. Cuối cùng thì anh ta cũng bưng được bát dầu đi đến nơi quy định mà không để rơi một giọt nào, nhờ vậy anh được thoát khỏi tội chết.

Xưa nay, người tu theo pháp môn niệm Phật, đại đa số mọi người chỉ biết niệm bằng cái miệng, cũng giống như nhà thiền nói chuyện thiền trên lưỡi, gọi là ‘khẩu đầu thiền’, có rất ít người biết được ý nghĩa thâm sâu của pháp môn niệm Phật. Nếu niệm Phật mà chỉ niệm bằng cái miệng suông, trong tâm không có Phật, không tưởng nhớ công đức của Phật, không quán tưởng về Phật và cảnh giới của Phật thì cũng như máy niệm Phật thôi!

Cho nên, nếu chỉ niệm Phật bằng cái miệng suông, tâm không nhớ Phật thì không thể gọi là niệm Phật được, mà chỉ có thể gọi là ‘kêu tên của Phật’, ‘phụ họa niệm Phật’... Niệm Phật chân chính là phải tâm tâm buộc niệm vào cảnh giới Phật, cột tâm vào danh hiệu Phật, ghi nhớ rõ ràng, không để xao lãng, không để quên mất. Nói một cách đơn giản, niệm Phật là phải nhớ Phật. Phật là người như thế nào, có những công đức gì, tướng hảo trang nghiêm ra sao… mình phải ghi nhớ rõ ràng trong tâm khi đọc đến, nghe đến, niệm đến danh hiệu của Ngài.

Về phương pháp niệm Phật thì chính Đức Bổn sư Thích-ca mâu-ni Phật đã hướng dẫn: “Tỳ-kheo chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, cột niệm ở trước, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai”. Đoạn kinh này chỉ dẫn ba cách niệm Phật:

- Chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác là Trì danh niệm Phật hay Xưng danh niệm Phật. Hành giả buộc tâm vào câu Phật hiệu Nam-mô A-di-đà Phật, niệm niệm liên tục, niệm trước tiếp nối niệm sau không dứt, không để bất cứ một ý niệm nào khác xen tạp vào. Niệm như vậy trong vòng năm mười phút mà không bị gián đoạn, không có vọng tưởng, thì đạt được định, gọi là niệm Phật tam-muội. Nếu niệm được từ một đến bảy ngày liên tục không gián đoạn, không xen tạp, nhất tâm bất loạn thì ngay hiện tiền chứng được bất thối chuyển, lúc lâm chung được Phật A-di-đà và Thánh chúng đến đón về Tịnh độ.

- Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời là Quán tượng niệm Phật. Hành giả thỉnh một tượng Phật, hoặc hình Phật, hoặc bức tranh Tây phương Cực lạc… thiết trí nơi trang nghiêm. Mỗi ngày để ra năm mười phút ngồi ngay thẳng trước tôn tượng, tập trung tâm ý, mắt nhìn tượng Phật, nhìn thật chăm chú, ngắm nhìn từ nét mặt đến nếp y, hình dáng… sao cho hình ảnh của Đức Phật A-di-đà in đậm trong tâm thức đến nỗi khi rời khỏi Phật điện, đi đến bất cứ đâu và ở bất cứ lúc nào, hễ khởi tâm nhớ Phật, niệm Phật thì lập tức hình ảnh Đức Phật hiện ra rõ ràng trước mắt, lúc nào trong tâm cũng thấy Phật. Trong tâm lúc nào cũng thấy Phật thì bao nhiêu tội lỗi, nghiệp chướng đều tiêu trừ, bao nhiêu công đức thù thắng đều thành tựu, ngay trong hiện đời cảm được pháp lạc vô dư.

- Niệm tưởng công đức của Như Lai là Quán tưởng niệm Phật. Hành giả nhớ nghĩ đến công đức của Phật A-di-đà, Ngài có 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, từ bi nguyện lực sâu rộng… Dù trong đời này hay đời khác, hay trên thiên giới, không có tài bảo vi diệu nào sánh với Đức Như Lai. Ở đây, Phật là tài bảo tối thắng vi diệu. Bằng sự thực này, ước nguyện tất cả đều được an lành, lâm chung đều được sanh về cảnh giới của Phật A-di-đà.

Trên đây là ba phương pháp niệm Phật căn bản, được Tăng Ni, Phật tử thực tập rất thịnh hành ngay thời Phật còn tại thế. Trong các phương pháp niệm Phật, thì phương pháp ‘Xưng danh niệm Phật’ là giản dị nhất.

Nhưng ‘Xưng danh niệm Phật’ tuyệt đối không phải chỉ là xưng niệm trên miệng. Xưa nay chúng ta trì tụng kinh A-di-đà của ngài Cưu-ma-la-thập dịch, trong bản kinh này nói ‘chấp trì danh hiệu’, tức niệm danh hiệu Phật liên tục, không gián đoạn; nhưng trong một bản dịch khác của ngài Huyền Trang thì câu kinh đó là ‘tư duy niệm Phật’, tức thiền quán về danh hiệu Phật. 

Từ đó chúng ta thấy rằng, ‘Xưng danh niệm Phật’ tuyệt đối không phải chỉ là niệm Phật bằng cái miệng, mà phải niệm bằng cái tâm, để danh hiệu Phật vào trong tâm, buộc niệm vào danh hiệu Phật rồi tư duy thiền quán. Nhờ xưng niệm danh hiệu Phật A-di-đà, và nhờ danh hiệu mà thể hội được công đức, thật tướng của Phật; buộc niệm tư duy về công đức và thật tướng của Phật mới gọi là niệm Phật.

Cho nên, điều quan trọng nhất của hành giả Tịnh độ là khi xưng niệm danh hiệu Phật là đừng bao giờ dừng lại ở chỗ chỉ xướng tụng bằng cái miệng, niệm Phật trên miệng mà trong tâm rỗng tuếch thì không khác gì máy niệm Phật!

Văn Thù Sư Lợi sở thuyết ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh dạy rằng: “Ai muốn nhập vào tam-muội nhất hạnh, nên đến ở một chỗ trống vắng, bỏ hết những loạn ý, không duyên vào tướng mạo, buộc tâm vào một Đức Phật mà chuyên đọc danh tự của Đức Phật ấy; tùy theo phương hướng xứ sở của Đức Phật ấy mà ngồi thẳng xoay mặt về phương hướng xứ sở đó”.

Đoạn kinh trên cho thấy, nếu hành giả niệm Phật muốn đạt đến cảnh giới nhất tâm bất loạn thì phải ‘đến ở một chỗ trống vắng, bỏ hết những loạn ý, không duyên vào tướng mạo (bên ngoài), cột tâm vào một Đức Phật, chuyên niệm danh hiệu Phật ấy’. Nếu hành giả muốn vãng sanh Tịnh độ của Phật A-di-đà thì phải ngồi ngay thẳng, xoay mặt về hướng Tây, chuyên niệm danh hiệu ‘Nam-mô A-di-đà Phật’.

Để niệm Phật dễ đắc định, hành giả vừa niệm vừa nghe lại âm thanh niệm Phật của mình. Phương pháp này gọi là phản văn niệm Phật, cũng gọi là Kim cang trì. Hành giả niệm thư thả, tiếng không lớn cũng không nhỏ quá, vừa niệm vừa

lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình từng chữ một: Miệng niệm, tai nghe, tâm tưởng, ba yếu tố này phải đồng thời tương ưng với nhau. Khi niệm Phật phải niệm cho rõ ràng, bình tĩnh, không ồn ào, không hoảng hốt. Quan trọng nhất là, khi niệm Phật không phải niệm bằng cái miệng, mà cần phải lắng tai để nghe âm thanh niệm Phật của mình, nghe thấy rõ ràng, chú tâm mà nghe, tức là trong tâm của mình cũng đồng thời vừa niệm vừa nghe danh hiệu Phật, mỗi niệm mỗi niệm rõ ràng, trong sáng.

Mục đích của niệm Phật là đạt đến cảnh giới nhất tâm bất loạn, mà muốn đạt đến cảnh giới đó cần phải mặc niệm, tức là phải niệm thầm, niệm bằng ý thức, mà nói chính xác là niệm bằng tâm sở tầm và tâm sở tứ, tức niệm bằng ngôn ngữ của ý.

Mặc niệm, hay niệm thầm, còn gọi là Kim cang trì, tức là đem danh hiệu Phật đặt vào trong tâm, niệm bằng ngôn ngữ của tâm, miệng không phát ra âm thanh. Tuy không niệm ra tiếng nhưng tâm lại nghe được tiếng, đó là tiếng nói hay ngôn ngữ của tâm, gọi là ý ngôn, mỗi chữ mỗi câu đều nghe được rất rõ ràng. Niệm Phật bằng cách này thì từ từ tâm sẽ hướng về một cảnh, ngoại duyên từ từ bị cắt đứt, khi đó chúng ta mới đạt được định.

Hai yếu tố tâm sở tầm và tứ rất quan trọng trong quá trình tu niệm. Tầm là nắm lấy danh hiệu Phật, khởi niệm niệm Phật; tứ là duy trì chánh niệm trong suốt quá trình niệm Phật, tức là khi nào cũng ý thức, chánh niệm, tỉnh giác biết rõ mình đang niệm Phật, chỉ có tâm với danh hiệu Phật, ngoài ra không có bất kỳ một ý niệm nào khác. 

Niệm Phật theo cách này thì chỉ cần năm mười phút là mình có được hỷ lạc liền, như trong kinh Phật nói: “Một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ”.

 

.

  KHUYÊN CÁC THIỀN SƯ NÊN TU TỊNH ĐỘ: Thiền - Tịnh song tu.


Bài Thiền – Tịnh – HT Vĩnh Minh

 

“Có Thiền không Tịnh độ

Mười người, chín lạc lộ.

Ấm cảnh khi hiện ra

Chớp mắt đi theo nó.

 

Không Thiền có Tịnh độ

Muôn tu muôn thoát khổ.

Vãng sinh thấy Di-đà

Lo gì chẳng khai ngộ?

 

Có Thiền có Tịnh độ

Như thêm sừng mãnh hổ.

Hiện đời làm thầy người

Về sau thành Phật, Tổ.

 

Không Thiền không Tịnh độ

Giường sắt, cột đồng lửa!

Muôn kiếp lại ngàn đời

Chẳng có nơi nương tựa”.

 

 _____________________________________________________________________________

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

 

Cuộc đời luôn biến đổi vô thường, hợp rồi tan, nay sang mai hèn, nay còn mai mất, tất cả mọi thứ trên thế gian này có chắc gì dài lâu đâu mà phải tham đắm, si mê, mà chạy theo tìm cầu, quanh quẩn hết sinh rồi tử trong luân hồi mãi bao nhiêu năm lạc lối trong cõi Ta Bà này. Gặp đủ điều khổ đau…

 

      Thành Trụ Hoại Không, sinh ra để rồi diệt, sinh diệt, diệt sinh, sinh sinh diệt diệt, sao con người cứ mãi u mê trầm luân tự đày đọa mình trong đau khổ hết kiếp này rồi lại đầu thai sang kiếp khác. Tại sao con người lại giữ cái tâm Tham Chấp, Chấp hơn thua thành bại, chấp người chấp ta, Tham Chấp, si mê, yêu thích, quyến luyến thân xác thịt sinh rồi diệt rữa hôi thối, rồi đến sắc đẹp, nhà cửa, xe cộ, danh tiếng, địa vị, quần áo, miếng ăn, đồng tiền, thậm chí có người cho người nợ 10 ngàn đồng, khi mất thành ma rồi mà vẫn còn cái tham đi đòi nợ 10 ngàn đồng. Không luận là người nghèo, kẻ giàu, trẻ già nam nữ đều lo nghĩ về tiền tài, vất vả sầu khổ, mãi nghĩ mãi lo không lúc nào yên. Có ruộng lo ruộng, có nhà lo nhà, Lo mất mát cái này cái kia để rồi trọn những kiếp người, Tâm không được thanh thản. Người đang sống trên dương thế cũng như người đang lăn lội trong âm phần Vong linh, chỉ vì chữ Tham Chấp, Si mê mà không thể siêu thoát được. Tại sao con người ta lại phải để vật chất và người thế gian chi phối cho đau khổ vậy!. Khiến con người ta sinh ra đã trở thành nô lệ cho cuộc đời sai khiến, làm đủ mọi chuyện ác, chuyện gieo rắt khổ đau cho cả mình và những người khác. Tại sao con người ta không tự hỏi: Mình sinh ra trên cõi đời này để làm gì!        

 

Oán ghét nhau để làm gì! Ân oán đời đời kiếp kiếp bao giờ mới hết, ta trả thù người, người trả thù ta thì đến bao giờ mới hết nợ đây! Hay có rất nhiều vong linh, họ không được siêu thoát, nguyên nhân sâu xa là bởi họ còn có việc phải hoàn thành, tâm họ còn day dứt chưa an tâm ra đi siêu thoát, có vong linh còn quanh quẩn trên cõi này thậm chí cả hàng ngàn năm, hàng trăm năm mà vẫn chưa đi siêu thoát là bởi vậy. 

 

    Con người bị kiếp luân hồi và nhân quả chi phối từ bao nhiêu kiếp đến bây giờ. Con người ta mãi u mê để rồi bao nhiêu kiếp phải hụp lặn trong vòng sinh tử khổ đau, hết sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, sinh sinh diệt diệt cho đến bao giờ đây mới hết khổ đau! Mà mỗi lần sinh rồi tử, ta phải chịu biết bao nhiêu đau đớn khủng khiếp về thể xác và phần hồn để bỏ cái xác thân này rồi lại đầu thai sang kiếp khác, lại vẫn là một cái xác khác, thật nghĩ đến là chán cảnh sinh tử luân hồi. Vậy Ai muốn được giải thoát mọi khổ đau! Ai muốn được siêu thoát vĩnh viễn ra ngoài sinh tử trong Tam giới lục đạo luân hồi! Ai muốn được vào cõi Thánh, cõi Bồ Tát, cõi Phật, cõi Tịnh Không Niết Bàn!

 

 Có một cách vô cùng vi diệu, đó là chúng ta hãy thanh thản quên đi tất cả, buông bỏ vạn duyên trần, chúng ta hãy nghĩ đến danh hiệu của Phật A Di Đà, bằng cách gọi hoặc dồn hết tâm tưởng mà nghĩ : “Nam Mô A Di Đà Phật” liên tục không gián đoạn, thì Đức Phật A Di Đà đang ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, ngài có những nguyện lực không thể nghĩ bàn, ngài luôn phóng ánh quang đến khắp thập phương thế giới để nhiếp lấy những chúng sinh niệm danh hiệu Ngài, Phật A Di Đà có vô lượng pháp lực, trong đó ngài có pháp lực Tha Tâm Thông, ngài biết rõ được tâm nguyện của hết thảy chúng sinh nào đang nhớ nghĩ đến ngài, cần ngài cứu giúp hoặc tiếp dẫn chúng sinh đó về cõi Phật. Ta chỉ cần gọi hoặc dồn hết tâm tưởng mà nghĩ: “Phật A Di Đà ơi! Cho con về thế giới Tây Phương Cực Lạc, con xin phát Tâm Bồ Đề”, rồi cứ xưng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, liên tục không gián đoạn, hoặc 1 ngày hoặc 3 ngày, khi đã có thành tâm thì sẽ có cảm ứng.

 

Nam Mô A Di Đà Phật 

 

 

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Lập Cách Độ Tận Chúng Sanh - Cư sĩ Trần Phong Sắc

 

Cách này trừ ra người không tin, không tu theo Tịnh Độ thời thôi, nếu tin mà tu, bất cần gái trai già trẻ biết niệm Phật Di Đà, câm thời niệm thầm, dầu tu mấy triệu, chết cũng đặng vãng sanh Cực Lạc, không sót một người nào luân hồi đọa lạc.

Nhà nào có duyên phần, có phước, miễn một người đọc đặng cuốn kinh này, giảng cho cả nhà nghe chung chắc ai cũng muốn khi chết Phật Di Đà rước hồn về Tây Phương liên hoa hóa thân cho hết khổ. Ráng ăn trường trai, nếu không nổi tập lần lục trai, thập trai. Tệ quá thì ăn chay ngày mồng một và ngày rằm. Tuy không cấm việc vợ chồng cưới gả, song phải giữ giới kỳ cho nghiêm. Rảnh noi theo luật công quá cách làm lành sửa mình, làm đặng chút nào đỡ chút nấy. Nhứt là nội nhà tuy còn ăn mặn, mà cữ tà dâm sát sanh cho nghiêm. Không nên uống rượu loạn tánh. Dùng khô mắm, thịt chợ, cá tôm chết saün, không giết con chi tại nhà bếp mình. Cữ huyết thịt trâu bò cày và thịt chó. Không cần đến chùa hay tìm thầy. Hãy coi ngày giờ chư Phật hội tại hướng nào, thời đặt bàn hương án nội nhà lập nguyện. Nhớ mỗi tháng y như vậy. Thỉnh tượng Di Đà thờ, mỗi ngày tụng nhật khóa, dốt niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật cũng đủ.

 

Ngày sám hối đặt bàn hương án nội nhà lập nguyện:

 

Tôi. . . họ. . tên. . ở làng. . .hạt. . phát tâm nguyện kể từ ngày nay, cải ác tùng thiện, ăn năn chừa lỗi. Giữ theo qui luật công quá cách, đặng bao nhiêu hay bấy nhiêu, nhứt là cữ sát sanh, uống rượu, tà dâm, gian giảo, nói dối và nguyện ăn chay (trường) (thập) (lục) (sóc vọng). Mà mỗi ngày niệm Di Đà tới đủ 30 muôn câu, đặng nhờ ơn Phật chứng minh ứng mộng, đem họ tên vào liên hoa. Sau lâm chung Phật cho biết ngày rước hồn về Cực Lạc, hóa thân theo Phật cho khỏi luân hồi lục đạo. Lạy bốn lạy, niệm Phật đếm đủ 108 câu, gọi một trăm. Đem tượng Phật thờ tại bàn nào thọ trì tự ý. Từ ấy sắp sau, đi đứng nằm ngồi đều niệm thầm. Ngày đêm đếm cộng đủ 30 muôn, sẽ thấy điềm Di Đà cho biết. (Trừ ra nằm hoặc ở trần thì niệm thầm mà xả không được ghi số). Đến cơn bịnh đừng sợ tốn, sắm đồ chay cho người bịnh ăn trường, niệm Phật ngày đêm cho tới lâm chung thời thấy Phật rước. Mấy ngày cũng đủ, nhiều tháng quí hơn. Hai năm thời thấy điềm cho biết trước ngày Phật rước hồn, có tòa sen.

 

Nếu chưa tới phần, mạnh lại như xưa, giữ trường chay không nổi ăn lại theo lệ cũ cũng không tội gì, đừng nghe họ hăm mà sợ sái, khi khác đau cũng vậy. Đừng ơ hờ, lơ lỏng uổng công. Nhớ đến cơn ngặt mình (gần tắt hơi) niệm ra tiếng mười câu, Di Đà hiện xuống rước liền. Người nhà nên niệm Phật giúp hoặc niệm vãng sanh, đừng nên khóc cho người bịnh động lòng, loạn tâm xao lãng sự tưởng niệm Di Đà. Không phải kêu khóc mà khỏi chết trong lúc mãn phần số.

 

Cách này độ vớt hết, từ con nít biết nói, biết niệm sắp lên, nó chưa biết nguyện, cơn lập nguyện để sau rốt. Người lớn bảo nó nói theo. Còn ai biết chữ thời đọc bài lập nguyện trước đây.

 

Tôi cứ theo phép Tịnh Độ trong kinh Đại Tạng lập ra mà độ giúp vớI Phật độ tận chúng sanh. Nếu bày huyễn hoặc, gạt đời cho mất công vô ích, tôi thề bị hủy hết công tôi trường chay 46 năm, thác bị cầm hồn tại địa ngục, 30 muôn năm mới được đầu thai làm ong kiến. Tôi ước nhiều vị khuyên độ tận tâm như tôi.

 

Tận Tâm Cư Sĩ Trần Phong Sắc thệ cáo.

 

 ***

Lời tự thuật của cháu 2 đời: Cư sĩ Trần Phong Sắc

 

 

A Di Đà Phật.


Mình tên là Trần Trí Thông, pháp danh Thiện Thông (quê ở Long An). Mình là cháu của ông Trần Phong Sắc và ông Nội mình là Trần Thành Vĩnh là con của ông Trần Phong Sắc. Mình đã có dịp nghe người nhà mình kể về ông Cố mình biết trước ngày vãng sanh Cực Lạc và Ông Cố mình có viết quyển "Lão Nhơn Đắc Ngộ". Bởi thế, đây là bằng chứng, người thật việc thật và vãng sanh Cực Lạc là có thật 100%.
Đạo hữu vào mạng kết nối dưới để đọc “Con Đường Tu Tắt-Pháp Môn Tịnh Độ (Soạn Giả: Cư Sĩ Thiện Tâm). Trong bài này có kèm theo bài trích trong “Lão Nhơn Đắc Ngộ” của ông Cố mình (Trần Phong Sắc), đã biết trước ngày vãng sanh Cực Lạc.

 

Tôi tình cờ đọc được bài viết “CON ĐƯỜNG TU TẮT-PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ” (soạn giả: Cư Sĩ Thiện-Tâm) và biết được sự vãng sanh của ông Cố tôi là Trần Phong Sắc đã được ghi lại trong bài viết này trong phần sự tích vãng sanh ở nước Việt Nam. “Ông Trần Phong Sắc tại chợ Vũng Gù (bây giờ gọi là Long An). Ông trường chay lúc 10 tuổi và thờ Tam giáo, Nho, Thích, Đạo. Vào khoảng năm 1920, ông làm giáo học dạy chữ Nho tại trường tỉnh Long An. Ông xem kinh Đại tạng gần 30 năm mới gặp pháp môn Tịnh độ. Lúc đó ông trên 50 tuổi và bắt đầu tu theo pháp môn này. Ông có viết quyển Lão Nhơn Đắc Độ và dịch quyển Tây Quy Trực Chỉ của ông Châu an Sỹ. Cơn lâm chung, ông biết trước ngày về Tây phương, do đó ông có làm bài kệ khuyên người tu Tịnh độ (xem Tây Quy Trực Chỉ)” (Trích trong “CON ĐƯỜNG TU TẮT-PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ” soạn giả: Cư Sĩ Thiện-Tâm)

Tôi có nghe người nhà nói nhiều về ông Cố và nói ông Cố có viết quyển “Lão Nhơn Đắc Độ”. Ông Nội tôi là con của ông Trần Phong Sắc và hiện giờ vẫn còn sống và đang ở Long An. Hiện giờ, ông bà Nội tôi vẫn tinh tấn tu theo Pháp Môn Tịnh Độ và đã tu được mấy chục năm rồi. Tôi nói đây không phải là khoe khoang, mà xác nhận việc vãng sanh của ông Cố tôi là sự thật và đúng như bài viết “CON ĐƯỜNG TU TẮT-PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ”. Đây là một trong những bằng chứng trong nhiều trường hợp vãng sanh là có thật. Đạo hữu nên tin những gì tôi nói trên. Tôi cũng là Phật tử tại gia, thọ trì 5 giới cấm (trong đó có giới cấm không nói dối, bởi thế tôi không được nói dối). Vãng sanh Cực Lạc là có thật, rất nhiều chúng sanh đã vãng sanh Cực Lạc được ghi lại. Tôi tu theo pháp môn Tịnh Độ nhiều năm và tôi đã có Tín, Nguyện và trì danh hiệu Phật A Di Đà cũng được nhiều năm rồi. Đạo hữu nên tu theo pháp môn Tịnh Độ, có Tín (nghĩa là lòng tin chân thật, tha thiết, bền vững), Nguyện tha thiết, Hạnh (nghĩa là chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” hay “A DI ĐÀ PHẬT” nhiều mỗi ngày và giữ trọn đời không thay đổi). Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, thì đạo hữu chắc chắn vãng sanh Cực Lạc của Phật A Di Đà sau khi bỏ thân này. Vãng Sanh Cực Lạc tức là đạo hữu thoát khỏi sanh tử luân hồi đau khổ.

 

 

___________________________________________________________________________

 

 

______________________________________________________________________________

 

n Quang Pháp Sư Khai Thị

 

 

-1-

Pháp môn Tịnh Độ trùm khắp cả ba căn, gồm thâu hàng lợi độn, là đại pháp của đức Như Lai, để mở phương tiện cho tất cả thánh phàm đều được giải thoát sanh tử, lên ngôi Bt Thi ngay trong hiện đời. Với pháp mầu nhiệm đặc biệt nầy mà không tin không tu, tht là đáng thương, đáng tiếc!!

 

Pháp môn Tịnh Độ lấy tín, nguyện, hạnh làm tông ch.

 

Tín là ta phi tin cõi Ta Bà có vô lượng s kh; tin cõi Cc Lc có vô lượng điu vui; tin ta là phàm phu đầy nghiệp lực, quyết không thể nương cậy vào sc mình để dứt hoặc chứng chơn, thoát sanh tử ngay trong hiện đời; tin Phật A Di Đà có lời thề nguyền rộng lớn, nếu chúng sanh nào niệm danh hiệu Ngài, cầu về nước Ngài, khi mạng chung sẽ được Ngài tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc.

 

Nguyn là ta nên nguyn mau ra khi thế gii ny, nguyn sm sanh v cõi vui kia.

 

Hnh là ta phi chí thành khn thiết nim câu Nam Mô A Di Đà Pht, mi thi mi khc đừng để tạm quên, tùy theo hoàn cnh gp hoãn lp mt khóa trình, sm ti l bái trì tng trước bàn Pht. Ngoài thi khóa tng, nhng khi đi đứng nằm ngồi và làm nhng công vic không dng tâm, đu nên nim Pht. Lúc ng ngh phi nim thm, không nên ra tiếng và ch nim bn ch A Di Đà Pht đ d nhiếp tâm. Li, nhng khi y phục không chỉnh tề, hoặc giặt rửa, tắm gội, đại tiểu tiện, cho đến lúc đi ngang qua chỗ không sạch sẽ, cũng đều phải niệm thầm. Chí tâm niệm thầm, công đức cũng đồng như niệm ra tiếng. Trong những lúc ấy nếu niệm ra tiếng thì chng hp nghi thc và có lỗi không cung kính. Không luận niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, niệm Kim Cang hoặc niệm thầm, đều phải trong tâm ghi nhớ rành r rõ ràng, ming nim rành r rõ ràng và hai tai nghe rành r rõ ràng. Nim như thế thì tâm không còn dong rui theo cnh ngoài, vọng tưởng lần dứt, câu niệm Phật lần thuần, công đức rất lớn.

 

- 2 -

Người niệm Phật phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành (Thân không sát sanh, trộm cướp, tà dâm; miệng không nói dối, nói thêu dệt, nói đôi chiều, nói hung ác; ý không tham dục, giận hờn, ngu si, tà kiến). Lại cần phải: cha lành, con thảo, anh em thương kính, chồng vợ thuận hòa, chủ nhân, tớ trung, mỗi người đều giữ tròn bổn phận. Ta chỉ nên làm hết nhiệm vụ mình, đừng so đo phiền trách người khác đối với mình có trọn cùng không. Nếu người nào đối với gia đình xã hội làm tròn thiên chức, đó là người lành. Người lành mà niệm Phật thì dễ có cơ cảm, quyết định khi lâm chung được Phật tiếp dẫn sanh về Tây Phương vì tâm hạnh hợp với Phật. Trái lại, những ai miệng tuy niệm Phật, song lòng không nhiễm đạo, đối với cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, bạn bè làng xóm không tròn bổn phận, thì tâm hạnh trái với Phật, khó được vãng sanh. Tại sao thế? Bởi người ấy tâm không điềm tịnh thuần hòa, tự sanh ra mối não phiền chướng ngại, nên khó được cảm thông với Phật, đó cũng là lẽ tất nhiên.

 

- 3 -

Người niệm Phật nên khuyên thân bằng quyến thuộc và tất cả đồng nhân đều niệm Nam Mô A Di Đà Phật và Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. (Mỗi ngày như niệm Phật 1.000 câu thì niệm Quán Âm 500 câu, niệm Phật 10.000 câu thì niệm Quán Âm 5.000 câu. Niệm nhiều ít so theo đây mà gia giảm). Ta đã tìm được con đường giải thoát yên ổn, lại nỡ nào để cho đấng sanh thành, người quyến thuộc cùng tất cả đồng nhân mất sự lợi ích lớn, chìm trong biển khổ ư? Huống chi giữa cõi đời nhiều hoạn nạn, khó tránh sự hiểm nguy như hiện nay, nếu có thể thường niệm Phật và Quán Âm, tất sẽ được lượng từ bi ủng hộ, gặp dữ hóa lành. Giả sử không tai nạn mà chí tâm trì niệm, cũng sẽ được nghiệp tiêu trí sáng, chướng hết phước nhiều. Hơn nữa, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây Phương, tức là thành tựu kẻ phàm phu làm Phật, công đức rất lớn, đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh tất sẽ mãn nguyện.

 

- 4 -

Người niệm Phật khi tụng kinh, trì chú, lễ bái, sám hối, cứu tai nạn, giúp kẻ nghèo, tất cả công đức lành đều phải hồi hướng vãng sanh Tây Phương, không nên cầu hưởng phước báo ở cõi trời, cõi người, trong hiện tại hoặc đời sau. Nếu có tâm niệm ấy thì mất phần vãng sanh và phải bị chìm đắm trong biển luân hồi khổ não. Nên biết, hưởng phước càng nhiều tất gây nghiệp càng lớn, qua một đời sau nữa quyết khó khỏi đọa vào đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Chừng ấy muốn trở lại làm thân người, được nghe pháp hiện đời giải thoát của môn Tịnh Độ, còn khó hơn lên trời. Phật dạy chúng sanh niệm Phật cầu về Tây Phương, là vì chúng sanh mà giải quyết vấn đề sanh tử ngay trong hiện kiếp. Nếu chỉ cầu đời sau hưởng phước báo ở cõi nhân thiên tức là trái với lời Phật dạy, như đem hạt bảo châu vô giá đổi lấy một thẻ đường để ăn, há chẳng đáng tiếc lắm ư? Kẻ tối tăm niệm Phật không cầu vãng sanh mà cầu hưởng phước báo, cũng như đây không khác.

 

- 5 -

Người niệm Phật không nên tập theo lối tham cứu của nhà tu thiền. Vì kẻ tu thiền hầu hết đều không chú trọng về việc tín nguyện vãng sanh. Dù có niệm Phật, họ chỉ chú trọng vào câu 'Niệm Phật đó là ai?' để cầu khai ngộ mà thôi. Ta chỉ nên niệm Phật cầu sanh Tây Phương, khi được thấy đức A Di Đà lo gì không khai ngộ? Nếu ở cõi này tu thiền, như hoặc nghiệp dứt hết thì có thể thoát sanh tử; thảng như hoặc nghiệp chưa dứt thì đã không thể cậy vào sức mình để giải thoát, lại vì không tín nguyện nên không được nương nhờ sức Phật ra khỏi luân hồi. Hai bên tự lực và Phật lực đều không nhờ cậy được, người ấy đâu thể nào thoát khỏi trần lao? Nên biết bậc pháp thân Bồ Tát khi chưa thành Phật đều phải nhờ oai lực của Phật, huống chi ta là phàm phu đầy nghiệp chướng mà ưa luận về sức mình, không cầu sức Phật ư? Lời ấy tuy cao, song xét lại hành vi thật là thấp kém! Sự hơn kém của Phật lực và tự lực khác xa nhau như trời vực, nguyện đồng nhân nên thể tất nghĩa nầy!

 

 

____________________________________________________________________________

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi nhập Niết Bàn, Ngài căn dặn chúng sinh:

 

"Này các con!

Lòng tham và ái dục là nguyên nhân của mọi Khổ Đau. Cuộc đời luôn biến đổi vô thường,

vậy các con chớ nên tham đắm vào bất cứ vật gì ở thế gian, mà cần nỗ lực tu hành, cải đổi thân tâm để tìm thấy hạnh phúc chân thật và trường cửu"

 

.

"Các pháp là khổ, là không, là vô thường, vô ngã; tất cả đều do tâm, tâm không dính mắc theo trần lao phiền não là Niết bàn tịch tịnh. "

 

"Làm người mà mê muội, cứ nhắm mắt chạy theo tiếng gọi của vật dục, tham luyến dục lạc hiện tiền, không chịu suy nghĩ, chỉ biết có ngày nay không tin nhân quả. khổ não trăm bề, bao nhiêu kiếp phải chịu đọa vào bậc thấp hèn đêm tối "

 

  " Đời người mấy chục năm, không những ở trong danh văn lợi dưỡng, bi hoan, ly hợp, thiên tai, nhân quả, phiền não, ưu tư, ở trong công việc khó nhọc khổ tâm, sống qua ngày, lại còn phải đời đời kiếp kiếp xả thân, thọ thân, nhân quả xoay chuyển, ở trong tử sinh trầm luân khổ thú, muôn vàn thống khổ, thân tâm phải chịu đại khổ mà trong thâm tâm chẳng biết"

___________________________________________________________________________

 

 

 

Khuyên Người Niệm Phật

 

Nếu ai có thể khuyên được hai người

Tu hành niệm Phật như thế tức là

Bằng mình tự tu rất là tinh tấn

Nếu khuyên cho được mười người trở lên

Thì phước đức ấy vô biên vô lượng

Nếu mà khuyên được trăm người ngàn người

Làm được như vậy thật là Bồ Tát

Lại tiến thêm cho đến số vạn

Như vậy tức là Phật A Di Đà.

 

 

"Ai có công khuyên độ nhiều người về Cực lạc trước, khi Phật rước hồn, nghe tiếng nhạc hoặc có mùi thơm lạ. Nếu phước lớn, thấy hào quang chiếu sáng. Như vậy làm cho đời thấy nhãn tiền tin chắc tu theo.
 

Chừng vãng sanh về Tây phương, học đủ lục thông (6 phép thần thông) làm Phật La Hán, xin phép Phật đi độ ông bà và cha mẹ về Cực lạc để báo ân như Phật La Hán Mục Kiền Liên đi cứu bà mẹ là Thanh Đề vậy."

 

 

Từ đây xin bỏ hình hài

Cắt dây tham ái lìa người quyến thân

Chuyện đời xem tựa phù vân

Dốc lòng tu tập tinh cần chuyên sâu

Mai kia thành tựu đạo mầu

Chúng sinh vô lượng nguyện cầu độ xong

 

 

 

Nam mô A DI ĐÀ PHẬT 

        ___________________________________________________________________________

 

       

  BÀI THƠ: Cuộc Đời Vô Thường - Hợp Rồi Tan

 

Cuộc đời hợp rồi tan, tất cả lại vô thường

Hãy giữ cho linh hồn ta dịu dàng và thanh thản

Ta mượn thân cư ngụ nơi trần thế

Thể xác ta là bức tượng

Cho người đời khen chê.

 

Sợ, buồn trong Vinh Nhục làm cho ta đau khổ

Bởi vì ta có cái Thân

Quên cái thân, ta mừng thấy Đạo trong trời đất.

 

Tham Ái là đau khổ

Biết đủ sẽ không nhục. Biết dừng sẽ không nguy.

Tiền tài không gia tăng, kẻ tham ắt buồn;

Quyền thế không tăng, kẻ bon chen sẽ rầu

Rong ruổi trí óc, xác thân

Ta chìm đắm trong biển Tham lam tạo Nghiệp.

 

Người đời chen đua danh lợi

Và người đời thế gian đau khổ

Ẩn sĩ lánh đời cho an nhân.

 

Thịnh thì người khen

Suy thì người chê

Tiếng thị phi của người đời thế gian là vậy đó.

 

Ta sống thanh nhàn. Dưỡng tâm thanh thản

Hành Đạo vô vi Phật sự trong trần thế.


 

Cuộc đời hợp rồi tan, tất cả lại vô thường

Giữ gìn Phật Đạo cho trọn kiếp nhân sinh.

 

__________________________________________________________

 

 

 

 

 

- Thế nào là không?

- Hòa thượng Quảng Khâm đáp: "Nếu bạn nhìn xuyên thủng được (mọi sự vật vô thường) thì đó là không".

 

- Túi da thối này là để ta mượn mà tạm ở, song le, cùng vì nó (thân này) mà ta tạo vô lượng vô biên nghiệp.

- Thân này là thứ huyễn hóa, song le, chúng ta phải khéo léo lợi dụng nó để tu hành, giải thoát khỏi tam giới lục đạo luân hồi.

 

Đức Phật nói:

"Gươm trần có thể làm cho người khác sợ.

Nhưng tình thương mới chiếm được lòng người"

Muốn độ cho người được giải thoát, chúng ta cần thấu hiểu và giúp người trong mọi hoàn cảnh bằng tình thương chân thành.

Phật A Di Đà | Amitabha Buddha | Tịnh độ | Niệm Phật | Vãng sinh | Phật pháp | Phật giáo

Nam mô A Di Đà PhậtAmitabha | Đạo Phật Thế giới Cực Lạc | Thế giới Tây phương cực lạc|

Thiền | HT Huệ ViễnHT Quảng KhâmHT Thích Thiền Tâm Nước tám công đức | Đức Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni | Bồ tát Quán Thế Âm | Đại Thế Chí Bồ Tát | Địa Tạng Vương Bồ Tát |

Đức Di Lặc Bồ Tát | Bố thí | Giới luật | Mật tông | Tịnh Độ Tông | Hạnh phúc | Thành Đạt | Giàu có

Tịnh không | Niết bàn | Tâm linh | Ma | Địa ngục | Tầng trời | Cõi trời Đâu suất | Thượng đế | Tiên 

Thần | Thánh | Phong tục | Lễ hội | Du lịch | Thế giới tâm linh | Tâm đức | Trồng cây đức  

Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ

Thong dong tự tại thật là vui

 

Góp nhặt mãi cũng về tay trắng

Nước liền trời biếc một màu mây.

 

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền.

 

Niệm Phật một câu

Phước tăng vô lượng

Lạy Phật một lạy

Tội diệt hằng sa

Nam Mô A Di Đà Phật

Viết lưu bút của bạn ở dưới đây

Comments: 16
  • #16

    Lê Việt Hồng (Saturday, 26 May 2018 10:27)

    Nam mô A DI ĐÀ PHẬT

  • #15

    Con Cảm ơn - NAN MÔ A DI ĐÀ PHẬT (Sunday, 04 March 2018 13:49)

    Con Cảm ơn - NAN MÔ A DI ĐÀ PHẬT

  • #14

    Nhân Tâm (Friday, 23 June 2017 09:49)

    Cuộc đời luôn biến đổi vô thường, hợp rồi tan, nay sang mai hèn, nay còn mai mất, tất cả mọi thứ trên thế gian này có chắc gì dài lâu đâu mà phải tham đắm, si mê, mà chạy theo tìm cầu, quanh quẩn hết sinh rồi tử trong luân hồi mãi bao nhiêu năm lạc lối trong cõi Ta Bà này. Gặp đủ điều khổ đau…
    Nam mô a di đà!

  • #13

    HUẾ HOA (Thursday, 22 December 2016 17:56)

    NAM MO A DI PHAT...THANH KINH TRI ON TAT CA PHAT, BO TAT VA CHUNG SANH DA GIA HO CON GẶP PHÁP MÓN TINH DO MA THAN TAM AN LẠC "PHIỀN NAO VO TAN THE NGUYEN ĐOẠN ....



  • #12

    Dệu Thanh (Tuesday, 06 December 2016 05:57)

    A DI ĐÀ PHẬT

  • #11

    Thich tri Dat (Friday, 30 September 2016 11:57)

    Kinh gởi : http://adidaphat.jimdo.com/
    Tôi đọc trang Web nầy mấy lần mà vẫn chưa biết được nơi tọa lạc của chùa và chùa là tên gì? Tôi muốn đến tận nơi để chiêm ngưỡng cảnh quang và gieo duyên lành với các bậc tôn sư về duyên đạo, nhưng không biết địa chỉ cụ thể. Vậy tôi kính mong biết được địa chỉ của chùa, của trang web để đến được nơi tôi hằng mong muốn.
    Rất mong được sự hướng dẫn của các Tôn sư.

  • #10

    nguyenthuong (Tuesday, 24 March 2015 15:41)

    A di đa phật

  • #9

    namtran (Sunday, 08 March 2015 13:27)

    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT CHO CON ĐƯỢC VÃNG SANH CỰC LẠC.

  • #8

    Ngoc Hien (Friday, 27 February 2015 06:55)

    A Di Da Phat! Con thanh kinh biet on chu nhan va cac dong su cua trang ưeb
    nay. Nam Mo A Di Da Phat!

  • #7

    Thuyhle (Saturday, 05 April 2014 10:01)

    Con tuổi tác đã cao, biết Đạo Phật có trễ, quyết tâm tiến tu.Nguyện niệm Di Đà là nhanh nhất.Nam mô A Di Đà Phật.

  • #6

    nhuanhuengoc (Saturday, 15 March 2014 04:51)

    A Di Đà Phật

  • #5

    Tây Du (Wednesday, 22 January 2014 16:56)

    mong được thân gần các bạn sen trên suốt hành trình về An Dưỡng!

  • #4

    Thiện tánh (Tuesday, 12 November 2013 03:41)

    Duyên lành cho một ngày mình biết được trang adidaphat's. Cho tôi gửi long thanh tịnh vào trang này Hạnh phúc, hạnh phúc!! Thiện tánh

  • #3

    kim (Saturday, 05 October 2013 09:15)

    nam mo a di da phat

  • #2

    Calabash Art Studio Gallery Oumshat (Friday, 19 July 2013 10:07)

    Dear friend,
    I am so happy to get your Skype contact and viewing your website too.
    I am a French guy, artist painter, living in France (Normandie) I am 47 year old, Never maried yet, I am single too.
    I like to discover the Asian Spiritual Life like the BOUDDISM and more....
    I will be glad to get you as friend if you speak english too!
    Wishing you a gorgeous spiritual day
    Namaste

    Oumarou

  • #1

    liên hoa (Monday, 15 July 2013 07:42)

    thank

Comments: 6
  • #6

    Cara Alami Mengobati Testis Bengkak Sebelah (Wednesday, 25 October 2017 05:37)

    Thank you very much for the information , very fortunate to be able to visit a nice and useful articles like this, the success of our greetings

  • #5

    Obat Herbal Menyembuhkan Patah Tulang (Tuesday, 03 October 2017 05:09)

    Thank you for the information

  • #4

    Diệu Hải (Saturday, 26 August 2017 05:16)

    Con xin cầu nguyện cho con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, cõi ta Bà không còn lưu luyến nữa. Nam Mô A Di Đà Phật.

  • #3

    anh xuan (Thursday, 07 April 2016 07:30)

    trang nay that hay;

  • #2

    tam son (Monday, 28 March 2016 04:49)

    Trang nay that hay. A di da phat

  • #1

    khanhan (Tuesday, 24 March 2015 14:13)

    Nam mô a di đà phật...con thành tâm nguyện cho đại chúng biết được phật pháp ,hành phật pháp không phạm giới luật không phải đọa địa ngục