Công đức của Phóng Sinh

 

Bí quyết chữa trị bệnh ung thư, và tất cả bệnh tật trên đời

 

 

Phóng sinh có những công đức gì? 

Công đức phóng sinh rộng lớn vô biên, không thể tính đếm. Nay xin nói đại lược như sau: 

 

1. Không có nạn đao binh, tránh được tai họa chiến tranh tàn sát. 

2. Sống lâu, mạnh khỏe, ít bệnh tật.

3. Tránh được thiên tai, dịch họa, không gặp các tai nạn. 

4. Con cháu đông đúc, đời đời xương thạnh, nối dõi không ngừng. 

5. Chỗ mong cầu được toại nguyện. 

6. Công việc làm ăn phát triển, hưng thạnh, gặp nhiều thuận lợi. 

7. Hợp lòng trời, thuận tánh Phật, loài vật cảm ơn, chư Phật hoan hỷ. 

8. Giải trừ oán hận, các điều ác tiêu diệt, không lo buồn, sầu não. 

9. Vui hưởng an lành, quanh năm đều được an ổn. 

10. Tái sinh về cõi trời, hưởng phước vô cùng. Nếu có tu Tịnh độ thì được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc. 

 

Chỉ có một phương pháp duy nhất là phải tạo phước đức để hóa giải những tội nghiệp từ trước. Mà muốn tạo phước đức một cách nhanh chóng nhất thì không gì bằng thực hành phóng sinh.”

 

"Nếu làm cho chúng sanh vui mừng thì chính là làm cho tất cả đức Như Lai vui mừng."

 

 "Trong vô số những pháp môn phương tiện mà đức Phật đã từng chỉ dạy, chỉ có phương pháp phóng sinh là dễ thực hành nhất mà có thể sớm mang lại hiệu quả nhất. Sở dĩ như vậy, vì phóng sinh là trực tiếp giải cứu sinh mạng cho chúng sinh, mà sinh mạng lại chính là giá trị cao cả nhất, được trân quý nhất của tất cả chúng sinh. Giải cứu được sinh mạng cho chúng sinh tức là giúp chúng sinh giữ lại được cái giá trị cao cả nhất, đáng trân quý nhất. Như vậy, thử hỏi còn có việc làm nào ý nghĩa hơn, đáng làm hơn chăng? Chỉ một việc phóng sinh đơn giản dễ làm mà có thể gieo được cái nhân lành thù thắng không gì so sánh được, đó là cứu vớt sinh mạng cho những chúng sinh sắp phải nhận lấy cái chết. Dù là xét theo lý lẽ thường tình của thế gian hay theo giáo pháp nhân quả của Phật dạy, cũng đều có thể thấy được là việc làm ấy đáng trân trọng biết bao nhiêu, chắc chắn sẽ mang lại kết quả to lớn biết bao nhiêu!"

 

"Hỏi: Tôi nghĩ, thà đem số tiền làm việc phóng sinh để cứu tế cho những người nghèo khó đói thiếu, xem ra có hiệu quả thực tế hơn. 

 

Đáp: Già cả cô độc, bần cùng khổ nạn, tuy thật đáng thương xót, nhưng mạng sống chưa đến nỗi phải mất đi trong chốc lát. Còn loài vật đang nguy ngập kia, nếu chẳng kịp cứu giúp phóng sinh thì tức khắc sẽ bị giết để nấu nướng, phải bỏ mạng trong miệng con người. Một bên là cảnh ngộ đáng thương, nhưng vẫn còn giữ được tính mạng. Một bên là chỉ mành treo chuông, mạng sống bị đe dọa. So ra bên nào gấp rút hơn đã có thể thấy ngay. 

 

Nên biết, chúng sinh muôn loài so với chúng ta thì tánh Phật cũng đồng nhất, không sai khác. Chỉ vì vô minh che lấp, nghiệp báo nặng nề mà phải trầm luân trong cảnh giới súc sinh. Đối với tất cả chúng sinh, đức Phật đều thương yêu như đứa con duy nhất. Cứu được một mạng sống tức là cứu được một người con Phật, nên chư Phật đều hoan hỷ. Lại nữa, cứu một chúng sinh cũng như cứu được một vị Phật tương lai, vì tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có khả năng thành Phật. 

 

Luận Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội giết hại là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Trong kinh Phật cũng dạy rằng: “Tâm từ chính là nhân duyên đem đến mọi sự an lạc.”

 

 

PHÓNG SINH LÀ GÌ?

 

Thế nào gọi là phóng sinh? Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại, kinh hoàng lúng túng, mạng sống trong phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống.

Luận Đại Trí độ dạy rằng: “Trong tất cả các tội ác, tội sát sinh là nặng nhất. Trong tất cả các công đức, không giết hại là công đức lớn nhất.” Tại sao phải phóng sinh? Nói một cách đơn giản, phóng sinh tức là cứu chuộc mạng sống. Chúng ta đã tạo sát nghiệp nặng nề từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu ác nghiệp này có hình tướng thì cho đến cùng tận hư không cũng không dung chứa hết.” Chúng ta ngay trong kiếp này tạo nghiệp giết hại chúng sinh quả thật đã không thể tính đếm được, huống chi là đã tạo trong nhiều đời nhiều kiếp!

Nên biết chân lý: “Có nợ phải trả, có tội phải báo.” Xét lại tự thân mình đã tạo biết bao nghiệp giết hại, chẳng tránh khỏi phải khủng hoảng, xấu hổ, thật không đất dung chứa! Sao có thể không tự mình kịp thời sám hối, cố gắng phóng sinh, hầu mong đền trả nợ nần trong muôn một! Việc phóng sinh có thể trưởng dưỡng tấm lòng từ bi của mình. Nên khởi lòng bi mẫn phóng sinh, xem sinh mạng của loài vật như sinh mạng của chính mình. Được vậy thì sẽ chẳng cuồng vọng, điên đảo nữa; sẽ chẳng tạo nghiệp giết hại nữa; sẽ chẳng thiếu món nợ sát sinh nữa; nên chẳng phải luân hồi thọ báo nữa.

 

Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn. 

 

Trong kinh Hoa nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.” 

Sau khi phóng sinh, tự mình có những thay đổi gì? 

Phóng sinh có thể nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Trong khi thực hiện việc phóng sinh, chúng ta nhân đó có thể thấu hiểu được chân lý vạn vật đều bình đẳng, đều có cảm giác, đều có tánh Phật, đều có thể thành Phật. Nhờ đó, chúng ta có thể khởi tâm từ bi với hết thảy chúng sinh, lại còn tôn trọng trân quí. Tiến thêm một bước nữa, trong cuộc sống hằng ngày có thể thực hiện việc giới sát, ăn chay, cứu giúp sinh mạng muôn loài; các điều ác không làm, các điều thiện cố gắng làm; khởi tâm từ bi đối với tất cả muôn loài trên thế gian. 

Nên biết rằng, tâm Phật là từ bi. Khi chúng ta nuôi dưỡng lòng từ bi thì tâm ta với tâm Phật hợp nhau, chư Phật hoan hỷ thì tự nhiên dễ có sự cảm ứng đạo giao, việc học Phật tự nhiên dễ dàng thành tựu. 

Trong kinh Phạm võng, Bồ Tát Giới sám văn có dạy: “Phật tử không được tự mình giết hại, dạy người giết hại, dùng phương tiện giết hại, tán thành việc giết hại, hoặc thấy người khác giết hại mà vui mừng tán thành. Tất cả các loài có sự sống, có sinh mạng, đều không được giết hại. Bồ Tát phải luôn phát khởi, gìn giữ tâm từ bi, hiếu thuận, dùng phương tiện mà cứu mạng, bảo vệ cho tất cả chúng sinh. Người thích sát sinh thì làm ngược với bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả. Như vậy là phạm vào tội ba-la-di của hàng Bồ Tát.” 

Tại sao hiện nay có nhiều người phản đối và chỉ trích việc phóng sinh? Phóng sinh là phương pháp dễ dàng nhất để tiêu trừ nghiệp chướng, lại đơn giản dễ làm. Chỉ cần phát tâm tùy thời, tùy chỗ, một người hay nhiều người, nhiều tiền hay ít tiền đều có thể phóng sinh. Chính vì phóng sinh thù thắng nhiệm mầu như vậy, mà nhiều đời nhiều kiếp đến nay chúng ta có biết bao nhiêu oan gia trái chủ, tà ma ngoại đạo, đều không muốn chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, thành tựu đạo nghiệp một cách đơn giản như vậy. Vì thế nên chúng dùng trăm phương nghìn kế để tăng trưởng vô minh, làm lẫn lộn sự thấy nghe, mê hoặc nhân tâm, cản trở người ta phóng sinh. 

Kinh Chánh pháp niệm có dạy: “Tạo một ngôi chùa chẳng bằng cứu một sinh mạng.”

Công đức phóng sinh to lớn đến như thế!

 

PHÓNG SANH GẶP ĐƯỢC MAY MẮN

Ngày còn trẻ khoảng 20 tuổi , sống nơi vùng sâu vùng xa, tuy ở tại gia nhưng tôi rất mê tu, tụng kinh niệm Phật, mà nhất là phóng sanh.Vào mùa nắng, những đám ruộng khô nước đọng lại thành vũng nhỏ, trong đó có vô số loài cá bơi lúc nhúc. Nếu có ai bắt gặp họ cho là may mắn và xúc về kho nấu cho gia đình trong bữa ăn. Còn nếu không ai gặp thì nắng khô cá cũng sẽ chết hết. Riêng tôi thì đi tìm và bắt đem ra sông, niệm Phật quy y cho chúng rồi thả. Lúc đó cũng là năm 1976-1977, ở lứa tuổi thanh niên, tôi và tất cả mọi người phải lên đường đi nhập ngũ theo lệnh của nhà nước. Trên đường đến nơi nhập ngũ, gặp 1 người ôm con rùa, tôi vội chạy lại xin mua, người ấy không bán mà lại cho tôi. Mừng quá, tôi liền mang đến con sông niệm Phật, quy y cho nó xong thả xuống nước, hồi hướng rồi cầu xin Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm cho con rùa chuyến đi này gặp nhiều may mắn.

 

Sau những tháng nắng mưa, gian nan học tập ở quân trường, ngày mãn khóa hàng ngàn đồng đội nhận lệnh đến vùng Tây Nam để bảo vệ biên giới và cũng đã hy sinh cho Tổ Quốc rất nhiều. Riêng tôi ( với 12 người nữa ) không hiểu sao lại được cấp trên giữ lại để công tác hậu cần tại Tỉnh. 
Trong quân ngũ, dù ở đâu cũng là phục vụ cho Tổ Quốc, nhưng dù sao người ở đơn vị hậu cứ bao giờ cũng sung sướng hơn. Nhưng với tôi lúc đó là do sự sắp đặt trên là Bồ tát Quán Thế Âm, mà dưới là cấp chỉ huy của đơn vị Tỉnh. Đã qua rồi trên 30 năm, tôi luôn nhớ đến và có dịp kể cho bạn bè nghe kỷ niệm xưa, ngày ra đi, gặp con rùa bị nạn, xin phóng sanh với lời hồi hướng, cầu xin Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ và có được sự linh ứng nhiệm mầu đó.
Nếu quý vị, là người Đạo Phật, hay dù không là Đạo Phật, nhưng quý vị không sát hại mà thường xuyên biết phóng sanh sẽ thấy được sự may mắn đến với mình.

 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

 

________________________________________

 

Câu truyện thứ 2: 

 

Chuyện Có Thật Về Cá Điêu Hồng 

 

 

Đó là một buổi trưa độ giữa tháng 7. Khí trời oi bức, ngột ngạc siết lấy tâm khảm tôi. Bao nhiêu bộn bề lo toan của cuộc sống. Những khoản nợ chất chồng làm cho đầu óc tôi ko bao giờ được thanh thản. Có đêm rất khó chợp mắt. Căn nhà tôi thuê để buôn bán trái cây thật sự ko hợp địa thế. Càng cố cầm cự càng thêm khó khăn. Bỏ 20 triệu ra sữa chữa lẽ nào vốn ko thu lại đc mà nuôi miệng càng thêm khó. 

 

Kế bên nhà tôi có một tiệm tạp hóa. Tôi thường mua đồ về nấu bữa tại đây chứ ít khi đi chợ . Hôm ấy trong cái thùng nước chỉ còn đúng 1 con cá điêu hồng. Lẽ ra là tôi sẽ mua về chiên xù cho bữa cơm trưa. Nhưng thọt tay vào thùng thì cá chạy lăn xăn ko sao bắt được. Thọt cả hai tay vờn cá như mèo vờn chuột mà cá giẫy đành đạch và đều thoát ra. Nghĩ cũng phải. Con người biết mình sắp chết còn tìm cách cứu thân . Con vật nó cũng như vậy mà thôi. Thôi thì ta thử xem con cá này như thế nào vậy. 

 

Tôi ko cố đuổi bắt nữa mà lấy tay ra khỏi thùng nước, buông 1 lời bâng khuâng mà khiến ai đang mua đồ nghe thấy cũng cười " Cá ơi, nếu quả thật cá có trí tuệ thì cá hãy nằm yên, nếu ta nâng cá lên lòng bàn tay mà cá ko giẫy giụa ta sẽ phóng sinh cho cá về sông" Diệu kỳ thay, con cá nằm im trong nước, chỉ 1 bàn tay tôi thôi và có thể luồn xuống nâng cá lên, nó nằm im bất động trong lòng bàn tay tôi. Bàn tay tôi chỉ xòe ra và ko cầm nắm gì cả. Để yên thật lâu cá vẫn nằm im . Cô chủ tiệm rất đổi ngạc nhiên. Tôi cho lên cân rồi bảo cô tính tiền. Con cá 38 ngàn. Cô bông đùa bảo tôi sao mà sang thế. Cho cho vào cái bọt lớn đựng đầy nước. 

 

Tôi lấy xe máy chở ra đi thẳng ra sông. Tôi dựng xe trên cầu , bắt con cá ra rồi hứng nó trên bàn tay mà đi 1 con dốc chừng 100 mét. Tôi bảo cá đừng giẫy, tôi sắp thả cá về sông rồi. Suốt quãng đường đi cá nằm như chết rồi trên bàn tay. Tới sông, tôi ko thả ngay xuống nước mà đặt cá trên một thảm cỏ, hướng đầu cá ra sông và nói

 

- Phía trước là nước sông, cá hãy trườn tới đi

 

Lạ thay, lần này tôi thật sự đã tin con cá mình sắp thả nó có thể nghe và hiểu những gì tôi nói. Khi vừa dứt câu cá uốn áy trườn đi cho đến khi rơi tõm xuống nước. Khi cá về nước, chuyện tưởng như đã dừng ở đây nhưng ko. Cá nổi lên mặt nước, ngớt thở, ngoảnh đầu nhìn người vừa phóng sinh cho mình ở trên bờ. Giờ thì tôi đã thật sự tin vào những gì mình nghĩ về con cá này rồi. Cá vẫn nổi mình ko rời bờ. Tôi vội ngồi xuống. Chạm tay xuống nước cất lời

 

- Thôi, về sông rồi cá hãy đi đi, ở đây ko khéo người ta thấy lại bắt lại thì uổng công ta phòng sinh

 

Con cá phẩy đuôi 1 cái, ngụp xuống nước rồi bơi mất hút ra giữa dòng

 

Ai nói loài vật ko tham sống sợ chết. Ai nói chúng ngu xuẩn đần độn. Câu chuyện cũng được mấy ai tin là thật ? Bởi lẽ họ chưa có duyên được gặp những con vật thông minh , hiểu được tiếng người nên sinh lòng ngờ vực. Kỳ thực! Sau khi thả con cá này, qua ngày hôm sau ba tôi điện thoại báo tin ba trúng 4 tấm vé số giải 30 triệu cho mỗi tấm. Ba tôi cho tôi 40 triệu để trả nợ. Cuối tháng đó ba lại trúng thêm 6 tờ cũng giải tương đương như thế . 

 

Tức là 180 triệu chưa trừ thuế thu nhập theo quy định của Nhà Nước. Ba lại cho tôi 30 triệu để trả nợ

 

Cuộc sống có những cái rất đổi diệu kỳ. Có những việc làm nho nhỏ nhưng vô tình gầy nên một phước đức lớn. Có ai ngờ ba tôi bơm xe vá ép chạy vại từng bữa cơm thế mà mua thiếu 6 tấm lại trúng, ba sợ ko có tiền trả nên ko lấy. Bà vé số dúi vào túi ba ép mua mặc dù ko nhận đc tiền liền mà vẫn bán. Phải chăng cá đã hồi hướng công đức này cho tôi? Cá có thể biết được tâm trạng u uất buồn rầu vì nợ nần của người phóng sinh mình chăng? Nếu ko có phước đức này ngần số tiền ấy, lã mẹ đẻ con,vay tiền nóng bạc 20 có thể tôi ko làm trả nổi với cái địa thế buôn bán ế ẵm như thế này

 

_______________________________________________

 

Câu chuyện có thật thứ 3:

 

Câu chuyện có thật thứ 3

 

DB xin kể câu chuyện nhiệm màu về phóng sinh xảy ra đối với bản thân. Câu chuyện không có ý gì khác mà nếu có chút công đức gì xin lấy đó làm niềm tin, làm sự khuyến khích người người phóng sinh, nhà nhà phóng sinh, không sát hại loài vật.

Phóng sinh đem đến lợi ích đôi đường. Đối với người phóng sinh, năng hành phóng sinh sẽ giúp phát triển tâm từ. Đối với loài vật trước mắt tránh khỏi bị giết hại, được giải thoát, được tự do, sâu xa hơn là do nghe được tiếng niệm Phật, được quy y Tam Bảo, khi mất sẽ giảm nghiệp quả mà tái sinh vào cảnh giới lành, sau này biết đến tu tập, thoát khỏi thân chim, cá, thú...

Với tâm nguyện ngày đêm mong ước cứu thoát được nhiều loài vật càng tốt, DB chỉ mong muốn sau này nhà mình sẽ ở gần hồ để tiện phóng sinh, ở gần chùa để có thể vào niệm Phật.

Công cuộc đi tìm đất để xây nhà thật khó khăn khi giá đất ở Hà Nội phải nói là vô cùng đắt đỏ mà tiền lại có hạn, nhất là một mảnh đất ở gần hồ thì là điều DB không dám mơ ước tới. Vì vậy mặc dù mong ước nhưng khi đi tìm mua đất DB không dám chú ý đến yếu tố tìm đất gần hồ nữa, mà mảnh nào cũng được.

Đã quá nhiều lúc thất vọng, trong một hôm vào khoá lễ buổi sáng như thường lệ, sau khi xong phần hồi hướng và tự quy y. DB cầu xin Chư Phật: "Con chưa bao giờ dám xin gì cho lợi ích của bản thân, những lời con cầu nguyện đều dành vì lợi ích của chúng sinh. Nhưng có một điều mấy tháng nay làm con phải phiền não. Con xin Chư Phật cho con tìm mua được một mảnh đất gần hồ để con có thể thực nguyện hạnh nguyện phóng sinh, gần chùa để con có thể vào niệm Phật. Và con xin phát nguyện để ra 2.5 triệu đồng để phóng sinh."


Không ngờ ngay tối hôm đó, ông xã DB bảo đi xem 1 mảnh đất (điều kỳ là lạ từ trước tới giờ ông xã DB không hề ủng hộ việc mua đất, mỗi lần DB bảo đi tìm mua đất là anh ta lại cáu gắt). Dù trời đã gần 8h tối, 2 vợ chồng lặn lội đi xem đất (vì nếu không đi ngay thì hôm sau ông xã DB sẽ đi công tác hơn 1 tháng). 


Không ngờ mảnh đất đó lại gần 3 cái hồ lớn, từ mảnh đất thẳng ra là 3 cái hồ tha hồ phóng sinh, lại gần chùa đúng như mong ước của DB. Hơn nữa lại cách trung tâm thành phố có mấy cây số, từ trung tâm đến đó chỉ mất 5 phút đi xe máy. Điều kỳ lạ nữa là người dẫn đi mua đất là một cò đất, anh ta nói giá đắt hơn nhiều lần. Nhưng khi xem xong đất, xe máy của DB tự dưng không tài nào nổ được máy cả. Người cò đất không biết 2 vợ chồng bị hỏng xe nên đã đi trước. Loay hoay một lúc thì có chị hàng xóm ra hỏi: "Em muốn mua đất à? Chị cho số điện thoại của chủ nhà mà hỏi, qua cò làm gì, bị họ làm giá đắt lắm".

Xin được số điện thoại của chủ nhà, thì xe cũng đã nổ máy được,DB gọi điện thoại và thật bất ngờ giá đất quá rẻ so với mặt bằng đất hiện tại. Hôm sau 2 vợ chồng làm thủ tục đặt cọc luôn. Gặp anh chủ nhà là một người tốt chưa từng thấy, biết chồng DB đi công tác 1 tháng, anh đồng ý cho 1 tháng sau mới phải trả tiền, thậm chí trả chậm nữa cũng được. 

Điều kỳ lạ nữa là khi đặt cọc, số tiền đất vẫn còn thiếu nhiều. Nhưng bất ngờ cũng ngay ngày hôm đó DB lại được 1 anh cùng cơ quan không hiểu sao tự dưng hỏi có muốn vay tiền không, mà quả thực DB không hề hỏi ai về việc này (cuối cùng số tiền này cũng được trả hết mà không phải vay mượn gì trong vòng 1 tuần).

Điều vi diệu nữa là mảnh đất có giá quá rẻ so với mặt bằng đất lúc đó. DB còn nghi ngờ quy hoạch nên đã ra Phường hỏi. Những người làm địa chính ở phường sau khi hỏi DB mua mảnh đó với giá bao nhiêu còn không tin ở tai mình, vì họ bảo sao lại có 1 mảnh giá quá rẻ như vậy mà không có quy hoạch gì, khu dân trí lại cao, gần trường học, hồ sinh thái, gần chợ, gần nhà văn hoá, bể bơi, sân tennis, bãi đỗ xe... Mua được một tuần thì có người trả gấp đôi, đến thời điểm bây giờ giá đã lên gần gấp ba lần. Hơn nữa khi đo lại đất, mảnh đất đó lại rộng thêm hơn 10m vuông so với diện tích phải trả tiền (trên sổ đỏ chỉ có 55.8 m vuông mà thực tế có thể xây dựng gần 70 m vuông.). 

Cứ mỗi lần có ai hỏi mua đất, dù trả rất nhiều tiền, DB chỉ mỉm cười nhớ đến hạnh nguyện của mình.

Có một điều DB muốn mọi người hiểu, khi phóng sinh chúng ta phải xuất phát từ tận đáy lòng mình là muốn giải thoát cho loài vật, chứ không phải phóng sinh để mong cầu cho lợi ích của bản thân. Đó mới chính là ý nghĩa của phóng sinh.

Bài viết hơi lủng củng, nếu có công đức nào xin được hồi hướng cho những loài vật. Chỉ mong qua bài viết sẽ khuyến khích mọi người thực hiện hạnh nguyện phóng sinh.

 

 

A DI ĐÀ PHẬT!

________________________________________________________

 

Câu chuyện có thật về công đức phóng sinh thứ 4

 

Khi mới ra trường tôi về công tác tại Huyện Yên Châu, một huyện nghèo thuộc tỉnh Sơn La.

 

Tại Yên Châu thú rừng thường hay bị bắt để ăn thịt, đem bán, hoặc nuôi chơi. Tính tôi thích động vật nên hay mua những con lạ về nuôi (Trước đây do ở cùng gia đình nên có muốn nuôi cũng không được, vả lại trên Thị xã Sơn La, chỗ tôi ở trước cũng không hay có thú rừng nên với tôi con gì cũng lạ).

 

Tôi thường dặn học sinh nếu thấy ở đâu bán thú rừng lạ lạ thì bảo lại với tôi. Tôi dạy môn nhạc, môn của tôi còn ít giáo viên, thường tôi cứ dạy kỳ 1 dồn hết tiết cho xong sớm, kỳ II đi tăng cường các trường khác nên rất nhiều học sinh ở các trường là "tai mắt" cho tôi trong việc tìm mua thú rừng. Là giáo viên nên tiền lương chẳng bao nhiêu, có bao nhiêu tiền tôi dồn hết vào mua thú.

 

Có lần học sinh bảo trên mường Lựm có nhà nuôi con Cầy Hương hay lắm. Họ nuôi như nuôi chó trong nhà, thả rông, chủ đi đâu con cầy cũng chạy theo. Lúc thường thì nó nằm ở một ngăn trong cái chạn.

 

Nghe vậy tôi khoái lắm, lên ngay mường Lựm xem. Đến nơi thấy đúng thật như vậy, con Cày này rất khôn. Khi chủ nhà muốn giới thiệu với khách chỉ cần gọi là nó chạy ra, lăn lộn chơi đùa, cắn tay trêu khách (nó cắn đùa thôi chứ không cắn thật, sau này tôi nuôi mấy con, bị mấy cái cắn thật của loài này mới hiểu). Con cày này rất đẹp, lại thông minh nên tôi khoái lắm, quyết về mua mấy con nuôi chơi.

 

Thấy chủ nhà bảo họ nuôi từ lúc nhỏ Cầy nó mới quen nên tôi cũng tìm bắt con nhỏ. Thời gian sau tôi mua được hai con Cầy nhỏ, lại thêm một con Cầy to bằng con chó lớn, nghĩ tới cảnh thả chúng chạy rông, tôi .. rất khoái

 

Nuôi mấy hôm tôi bị cắn mấy phát, chảy máu (rất đau ... hi hi .. răng nó sắc như dao), học sinh của tôi đến chơi cũng có vài em thò tay trêu bọn cầy và bị cắn.

 

Một thời gian sau thấy nó không cắn mình nữa, tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện thả. Tôi thả hai con nhỏ trước, lúc đầu chúng nó quanh quẩn bên lồng, tôi bèn kệ nó, thế là ... cả hai con chuồn luôn

 

Tôi bỏ mấy quả chuối quanh lồng dụ nó về nhưng bọn nó chỉ về ăn chuối, ăn xong lại lặn mất tăm

 

Nhiều người gợi ý tôi quây lưới mà bắt, rồi thịt mà ăn đi thôi, nhưng tôi nuôi để chơi, bảo thịt thì thà đem thả cho xong. Được một thời gian đến chuối bọn chúng cũng chẳng thèm ăn, không biết lặn mất tăm đi đằng nào. Bác chủ nhà cáu tôi lắm, phàn nàn luôn, vì bác ấy thích cho chúng vào nồi

 

Một dạo có người trên Chiềng Khoi tới chỗ tôi trọ bảo mới lên rẫy bắt được con khỉ, biết tôi hay mua nên muốn bán cho tôi. Tôi liền theo người đó lên nhà họ ở Chiềng Khoi xem, thấy đó là một con Cu Li Lớn (Loại này nhìn tương đối giống loại Cu Li nhỏ, nhưng nó to hơn, loại lớn có trong sách đỏ còn loại nhỏ thì không). Tôi mua con này.

 

Nuôi một thời gian sau, thấy nó cứ vạch lồng muốn chốn (hở chút thôi là chạy mất tiêu), lại gầy tọp đi, tôi xót quá. Nghĩ tới chuyện thả.

 

Trước đây tôi cũng thường thả chim, lúc thả chưa biết đó gọi là phóng sinh, chỉ là thấy họ bán mấy con chim đẹp thì mua về. Lúc ngắm chơi lại nhìn thấy mấy con chim trong lồng của mình nhảy loạn xạ lên khi thấy bọn chim ở ngoài bay hót nên thấy tội nghiệp mà thả thôi. Cứ mua lại thả, thả xong lại mua ...

 

Lần này định thả con Cu Li lớn, tôi nghĩ mãi, vì tôi tiếc con này. Tuy nhiên khi nghĩ kĩ tôi quyết định không chỉ thả con Cu Li lớn đang gầy yếu, mà thả hết luôn số động vật tôi đang nuôi. Vì tôi nghĩ: "Con này nó buồn quá mà gầy gò vậy, nhưng con khác tuy không gầy nhưng chắc gì đã muốn tôi nuôi chúng". thế là tôi đem thả hết, cả con cầy to tướng kia cũng thả luôn.

 

Vì muốn giáo dục học sinh nên hôm thả tôi gọi mấy em học sinh hay đến chỗ tôi chơi đi thả cùng. Chúng tôi mang thú lên Chiềng Khoi, mang vào tận rừng thả.

 

Lúc ở nhà có lần con Cu Li đó xổng chuồng, nó chạy rất nhanh, khác hẳn kiểu lười biếng chậm chạp, cả ngày không nhúc nhíc khi bị nhốt. Lần nó xổng tôi phải vất vả lắm, lại có nhiều người quây mới bắt lại được. Vậy mà lần này thả hẳn, dốc nó ở trong bao ra, không biết nó vì lâu mới nhìn thấy rừng lại hay biết được thả luôn mà cứ ngẩn ra không chịu chạy, cứ nhìn rừng phía trước, rồi lại ngoảnh đầu nhìn tôi như không tin. Sợ nó cứ lười biếng không đi, nằm ngay ven rừng bị người ta bắt lại nên tôi đặt nó lên một cành cây, lại rung rung cành cây để đuổi cho nó chạy. Vậy mà nó không chạy, (Khác hẳn khi trước, hở ra là bò đi vun vút) nó ngoảnh hẳn đầu lại nhìn tôi, ánh mắt rất cảm kích. Thú thực là mắt của nó vốn to, bình thường chẳng thấy gì biểu cảm ngoài vẻ buồn bã lười biếng. Thế mà lúc đó từ mắt nó tôi thấy sự cảm kích thật sự, tôi chưa từng thấy ánh mắt của con người nào thể hiện được sự cảm kích như vậy, kể cả trên phim.

 

Tôi cứ đập cành cây và nó cứ nhìn tôi, một lúc rồi nó cũng ngoảnh đầu lại bò đi. Sau hôm đó về, tôi nhớ mãi ánh mắt của nó, đó là ánh mắt cả đời tôi không quên được. Sau này tôi có kể cho nhiều người nhưng không ai tin cả, họ cứ bảo tôi nghĩ quá. Chỉ có học sinh đi cùng tôi lúc đó là công nhận ánh mắt lạ, và trên đường về các em ít nói hơn, không ồn ào như khi đi.

 

Một điều lạ nữa là một thời gian ngắn sau khi thả con Cu Li đó cùng mấy con thú khác. Tôi được chuyển công tác từ Yên Châu về Hà Nội. Trước đó đã có nhiều lần gia đình tôi xin cho tôi chuyển công tác, vì không muốn tôi ở vùng hẻo lánh đó mãi, mà chuyển không được.

 

Anh chị tôi quan hệ rất rộng và thương em nên cũng rất để ý đến việc chuyển vùng của tôi. Có lần mấy người anh kết nghĩa của anh tôi biết chuyện, họ khẳng định sẽ xin được chuyển vùng cho tôi (họ rất có địa vị trong xã hội, là những người có uy tín, nói được làm được). Vậy mà cuối cùng hết năm ấy các anh ấy vẫn không xin được.

 

Có lần tôi đang trên trường, chị tôi gọi điện báo năm sau tôi sẽ được chuyển vùng. Giọng chị mừng lắm (chị là một người tuyệt vời, rất thương các em và hào phóng còn hơn cả con trai từ nhỏ chị đã luôn chăm chỉ và lo cho các em từng chút một). Chị nói chị xin cho họ hàng một người có địa vị trong ngành giáo dục chuyển xuống Hà Nội (lúc đó chị tôi công tác ở Hà Nội và cũng rất có quan hệ), người kia hứa sẽ chuyển vùng được cho tôi, coi như đổi nhau. Vậy mà hết năm đó, chị chuyển cho họ hàng người kia được rồi mà người kia vẫn không chuyển được cho tôi.

 

Mấy lần đó đều là người có uy tín và địa vị hứa, tưởng chắc như đinh đóng cột vậy mà cuối cùng đều xảy ra trắc trở bất ngờ, những chắc trở đó họ cũng nói lại và quả thật là trắc trở bất ngờ đó có thật, rất dễ xác minh, không phải họ bịa ra. Cuối cùng kết quả là tôi vẫn không được chuyển vùng.

 

Vậy mà như tôi đã nói, sau một thời gian ngắn thả bọn thú rừng tôi nuôi nhốt thì tôi chuyển vùng được. Điều đặc biệt là lần này chẳng có ai hứa giúp cả, chuyển rất tự nhiên. Anh rể tôi ngồi chơi điện tử trên mạng, thế nào lại nhớ đến việc của tôi, liền vào mục tuyển người gì đó ở trên mạng, thấy một trường tuyển giáo viên, thế là gọi tôi bảo đến thử xem. Lúc đó đang hè, tôi và chị tôi đi đến đó. Trường đó lại vừa tuyển được giáo viên xong, hai chị em lại tiu nghỉu đi về. Mấy hôm sau tự nhiên có người gọi điện bảo đến thử việc. Hoá ra trường kia tuy có người rồi, nhưng chị Hiệu trưởng trường đó chơi thân với Hiệu trưởng các trường khác. Sau khi chúng tôi ra về, tuy không nói gì nhưng chị lại gọi điện giới thiệu tôi cho cô Hiệu trưởng trường tôi đang công tác bây giờ, thế là họ gọi tôi đến thử việc. Hôm đầu tiên tới, họ chỉ nói chuyện chứ chưa thử việc ngay, họ hẹn hôm sau tôi tới dạy thử một bài hát mà họ quy định cho các em. Hôm sau tôi đến dạy thử, họ tập trung học sinh toàn trường lên sân và tôi dạy một bài hát. Lúc xuống họ quyết định nhận ngay. Thế là tôi chuyển vùng được.

 

 

Lúc đó tôi chỉ thấy mình gặp may mà không nghĩ gì đến con Cu Li kia cả. Nhưng sau này tôi học Phật thì biết luật nhân quả, tôi nghĩ: "Lúc trước mình xin chuyển không được có lẽ do mình đang nhốt rất nhiều thú. Lũ thú bị nhốt trong lồng có cũng giống tôi, bị bó thân trong một vùng nhỏ hẹp. Tôi nhốt chúng là tôi gây nhân xấu thì tôi cũng bị bó ở đó, phải chịu quả xấu. Dù có những người có địa vị, có thế lực xin cho tôi thì tôi cũng không chuyển được. Khi tôi thả tự do cho tất cả bọn chúng là tôi tạo nhân lành, bản thân tôi cũng được hưởng nhân lành.

 

____________________________________________________________

 

Câu chuyện có thật về công đức phóng sinh thứ 5

 

 

Thân chào đạo hữu BVH đọc bài viết phóng sanh rất cảm động và vui..  

Tôi cũng xin góp phần một câu chuyện có thật trong huynh đệ tôi sau đây..

 

Nhà tôi có sc G ở cùng quí sc để tiện đi học vì nhà gần trường Cao Đẳng PH.. sc G là người luôn động viên đệ huynh tôi ( ghi chú: tôi gọi huynh đệ cho âm từ mạnh chứ toàn Ni không có Tăng).

 

Có một GĐ Phật tử có người mẹ bịnh hoài, nhà chú này giàu lắm, thuốc thang cho mẹ rất chu đáo mà bịnh không hết, bịnh của bà mẹ nhiều lúc làm cả nhà mất ăn mất ngủ..

 

Tình cờ có người bày qua Chùa thỉnh thầy cầu an cho bà mẹ, vì BS chê.. Đúng lúc sc G về Chùa nên có tham gia đi tụng cầu an.. Khi sc G gặp bà mẹ của cậu Phật tử, cô nhìn và biết bà mẹ này bịnh do nghiệp.

 

Cô liền khuyên GĐ phóng sanh để hồi hướng cho bà, và cả nhà nếu quyết tâm hãy ăn chay, hoặc ăn thịt chết quá ba ngày, trong toàn tâm toàn ý cầu nguyện thì bảo đãm sẽ tai qua nạn khỏi.

 

Chú Pt nghe xong chưa tin lắm, vì vậy còn nói câu như thách thố là: Nếu đúng như lời sc nói.. Thứ nhất là con sẽ trường chay và khuyến cả nhà trường chay.. Thứ hai là: Con sẽ cúng dường cho sc một miếng đất để sau này khi học xong sc về cất Chùa.. Thứ ba là: Con sẽ khuyến khích mọi người phóng sanh/

 

Bắt đầu chú Pt nào là mua cá phóng sanh, nào là gởi tiền khi sc hay quý Thầy đi phóng sanh.v.v.. trong vòng không đầy 1 tháng, bà mẹ khỏe mạnh BS khám nói bịnh đã hết.. chú Pt đã giữ lời hứa làm giấy giao đất nhưng sc G chưa nhận.

 

Với hạnh tu của sc chính mắt mytt cũng phải cảm động.. Viên Xá Lợi chính tay mytt bỏ vào "Tháp" đưa cho sc G .. Viên Xá Lợi hóa sanh cả thất ai cũng nhìn và biết.. Hiện giờ sc G đã về Chùa vì khóa mới chưa mở. sc G là đệ tử của Thầy Từ Giang ( Viện Chủ Tổ Đình Chùa Linh Quang TX Thầy Từ Giang Q4..).

 

 

* Làm người sống có lòng tin, có quyết tâm biết cải sửa thì mười phương chư Phật và long thần hộ pháp luôn cảm ứng mà. Chúc ĐH BVH thân tâm an lạc nhé.

____________________________________________________________

 

Câu chuyện có thật thứ 6.

 

Cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, bậc tôn sư xiển dương pháp môn mật-tịnh song tu tại Đại Ninh, Việt Nam, tác giả Bảo Đăng có nhắc đến cư sĩ Minh Thiện trong Ban Trị Sự Chùa Phật Quang tỉnh Bến Tre. Đạo hữu Minh Thiện làm nghề buôn cá từ Biển Hồ về bán lại cho các vựa cá ở miền Nam. Khoảng năm 1967, vào một buổi sáng lúc 11 giờ đang làm việc tại văn phòng, Minh Thiện tự nhiên buồn ngủ. Vừa chợp mắt, ông thầy một đoàn hơn 20 người già trẻ nam nữ, mặc áo xanh lấm chấm vàng, trên đầu đội một cái mũ đỏ, mặt mày thiểu não, yếu ớt, dìu nhau bước vào văn phòng quỳ xuống xin ông cứu mạng. Minh Thiện ngạc nhiên hỏi các vị bàng hoàng sực tỉnh, bước ra cửa đi theo hướng đoàn người lạ vừa đi ra. Đến chỗ nhân công đang đổ cá xuống thuyền, ông thấy trên 20 con cá mầu xanh lấm chấm vàng, con lớn to bằng em bé hai tuổi, con nhỏ bằng bắp chân, trên miệng mỗi con có một vệt đỏ to bằng bàn tay trông giống cái mũ nhọn, mắt như đang nhìn mình cầu cứu. Minh Thiện thấy lạnh xương sống, mình nổi da gà, mồ hôi toát ra, ông chợt nghĩ rằng đây là những người mới đến xin mình cứu mạng, liền cho người đem thả xuống sông. Từ đó đạo hữu bỏ nghề buôn cá, dời nhà lên Đà Lạt làm nghề buôn rau trái.

____________________________________________________________

 

Rắn Trả Ơn Người Cứu Mạng

Phát hiện thấy một con rắn đen sắp chết ở cạnh nhà mình, anh Yu Feng – người tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) – đã chăm sóc nó bằng nhiều loại thảo dược.
Khi con vật đã hồi phục, Yu quyết định trả nó về với cuộc sống hoang dã ở ngọn núi cách nhà anh hơn một dặm. Nhưng ngay sáng hôm sau, con rắn đã bò về nhà anh. Sau đó, Yu đã hai lần đem rắn tới ngọn núi nhưng nó đều quay lại, vì thế anh giữ con vật này lại để nuôi và đặt tên cho nó là Long Long. Một đêm, Yu đang ngủ thì cảm thấy lành lạnh trên mặt. Mở mắt ra, anh nhìn thấy con rắn đang trườn qua trườn lại.

Yu bên người bạn động vật đã cứu mạng anh

Yu định tiếp tục ngủ nhưng Long Long cứ cắn quần áo chủ và lấy đuôi đập vào giường. Rồi nó bò đến giường của mẹ Yu và cũng làm như vậy. Lúc đó Yu mới ngửi thấy mùi khét và phát hiện ra chiếc chăn điện bị cháy. Nếu không có con rắn báo động thì có thể căn nhà của Yu đã bị thiêu ra tro.


Một Chút Thiện Tâm Cứu Được Mạng Con

Tôi trở về quê lo đám tang mẹ vợ cùng thầy giáo Triệu. sau khi hoàn tất mọi công việc được rãnh rỗi đôi chút, những lúc rảnh rỗi tôi thường ra trước sân nhà đi dạo.
Một ngày kia, lúc đang đi dạo thấy 1 người gánh cá đem bán. Trong gánh cá có rất nhiều loại, nào lươn, cá, đặc biệt có 1 con ba ba rất lớn.
Khi ấy có rất nhiều người phụ nữ xúm lại chọn lựa, tôi liền nói với người bán cá, để tất cả gánh cá đó cho tôi.
Mọi người trợn tráo mắt nhìn, họ hỏi:”ông mua làm gì mà nhiều vậy?”
“Mua để phóng sanh” tôi trả lời.
Nghe tôi trả lời mọi người đều bỏ đi, người bán cá liền bắt đền: ”Lúc nãy mọi người định mua, mà ông bảo để ông mua phóng sanh, làm họ đi hết, bây giờ ông không mua thì không được”.
“Cô cũng biết tôi là đàn ông thì không bao giờ trả giá, vả lại việc mua phóng sanh tôi càng không trả treo, nhưng tôi muốn cô cũng trồng chút ít thiện căn, nên cô có thể bán rẻ 1 chút” tôi nói như vậy.
Cô ta vui vẻ đồng ý. Tôi nhờ cô cùng tôi gánh ra bờ sông để thả, mọi người trong làng thấy lần đầu tiên có người gánh cá ra sông, chẳng khác nào gánh củi về rừng, họ rất ngạc nhiên, liền kéo ra xem.
Sau khi làm lễ quy y, khai thị, niệm Phật cho chúng xong, tôi bắt đầu thả, nhìn chúng vui mừng bơi lội tung tăng trong nước, lòng tôi cảm thấy vui sướng vô cùng.
Người xưa nói” lòng tham của con người vô đáy”
Quả thật không sai. Trong lúc không chú ý, người bán cá vội bắt con ba ba giấu đi, không ngờ vừa thò tay bắt thì con ba ba cắn mạnh vào ngón tay của cô, làm thế nào nó cũng không nhả ra, máu trong tay cô tuôn ra đầy miệng nó, thấy thế tôi liền đến giúp cô gỡ nó ra.
Lạ thay, tôi vừa đụng vào mình nó, nó liền hả miệng ra, nhưng 1 ngón tay của cô bán cá đã lìa khỏi bàn.
Vài hôm sau tôi trở lên thành phố Thiên Tân, vừa đến ga xe lửa, thì có vài người chạy ra chúc mừng, vì đứa con gái lớn của tôi vừa thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo
Tôi bắt đầu thấy lợi ích của việc PHÓNG SANH cho nên tôi dám khuyên mọi người, nếu trên đường đi chúng ta gặp những con vật còn sống, thì nên mua chúng phóng sanh.
Nhất định sẽ được phước báo rất lớn.
Tác giả: Tịnh Tùng
Trích sách ”Nhân quả báo ứng những điều mắt thấy tai nghe”

  

 
Chỉ Người Giết Chó, Mạng Phải Đền Mạng

Trong làng Đông Môn của tôi đang ở có gia đình nuôi 1 con chó, con chó này rất ngoan. Ngày nọ, nó ăn vụng bị người chủ rượt đánh thừa sống chết thiếu, con chó liền chạy qua nhà con gái của ông ta để trốn. 
Đúng lúc con gái ông đang ăn cơm, thấy con chó của nhà mình chui trốn dưới gầm giường, liền gọi nó ra cho ăn cơm. Con chó rên những tiếng rất bi thương, rất sợ hãi. Thấy tướng khép nép của nó, hình như nó đang mong chờ sự che chở của cô.
Một lúc sau,ông chủ cầm cây tìm đến, khi nghe tiếng của ông, nó liền cụp đuôi chạy trốn lại dưới gầm giường. Ông chủ hỏi người con gái có thấy con chó đến đây không. Con gái ông ta chỉ nó đang ở dưới gầm giường. Con chó bị ông lôi ra và đập chết ngay tại chỗ.
Không lâu sau, con gái của ông phát bệnh điên. Miệng cô luôn nói chó đến đòi mạng. Người nhà hỏi :” Chó với cô có oán thù gì?”
Hồn chó đang nhập vào người cô nói: ”Tôi chỉ ăn vụng có 1 tí xíu, tội không đến nỗi phải chết. Vì bị ông chủ đánh đập tàn nhẫn quá nên tôi mới chạy đến nhà con ông ta xin che chở. Nhưng cô ta không chịu che chở mà còn chỉ chỗ tôi ẩn nấp. Nếu cô ta k chỉ thì tôi đâu có chết. Tuy cô ta không trực tiếp giết tôi nhưng vì cô chỉ mà tôi phải chết. Vậy tôi để cho cô sống làm chi?”
Người nhà năn nỉ bỏ qua chuyện này. Họ sẽ dùng tiền để giài oan.Nhưng nói thế nào nó cũng không chấp nhận. Nó vặn hỏi lại:
- Thiếu tiền thì phải trả tiền nhưng thiếu mạng thì có dùng tiền trả được không?
- Tại sao không báo thù người đã giết ngươi?
- Thời giờ chưa đến, vả lại tôi không hận ông ta bằng hận cô này.
Trong đêm đó, cô bị đau đớn chịu không nổi, lăn lộn một lúc rồi chết.
Trong khoảng khắc để quyết định sự sống chết của một sinh vật, rất mong mọi người nên nhớ câu chuyện có thật này. Một lời nói mà có thể cứu đc mạng của 1 chúng sinh thì nó cảm kích vô cùng. Còn ngược lại, một lời nói mà làm cho nó chết thì lòng oán hận của nó lớn còn hơn người giết nó.
Chúng ta đừng cho rằng nó là con vật nên chúng ta làm gì, nói gì nó không nghe, không biết. Tuy nó không nói đưoc tiếng người, chứ nó nghe và hiểu rất rõ. Cho nên chúng ta cần phải vô cùng cẩn thận.

 

 

Cứu Chim Sẻ, Được Vòng Ngọc


Vào đời Hán, ở phía Bắc núi Hoa Âm có một gia đình họ Dương, chuyên về nông nghiệp, chỉ sinh một cậu con trai, đặt tên là Dương Bảo. Cậu Bảo từ bé đã thông minh, lanh lợi, mày thanh, mắt sáng, đầu để hai bím tóc, ai trông thấy cũng yêu mến. Dương Bảo tính tình nhân từ, vừa lúc chín tuổi đã yêu thích thắng cảnh thiên nhiên, thường lây chốn núi rừng làm bầu bạn. Một ngày kia, chàng đi đến bên triền núi phía trước nhà, bỗng nghe tiếng kêu bị thương của một con chim sẻ, ngoái đầu nhìn lên trên không, chợt thấy một chú diều hâu đang gắp một con sẻ vàng. Nhân thấy có người, nên diều hâu kinh hãi để rơi chim sẻ đang bị thương xuống đất. Trong lúc tính mạng sắp lâm nguy, chim sẻ còn bị một đàn kiến kéo đến bao vây. Dương Bảo liền chạy vội tới, nhặt lấy chim sẻ ôm vào lòng bàn tay, đàn kiến lập tức bỏ chạy tứ tán. Bảo bèn mang chim sẻ về nhà nuôi trong một cái lồng, thương yêu, chăm sóc rất chu đáo. Tìm hoa vàng rịt vết thương cho chim, chờ đến khi vết thương lành hẳn, mới đem thả vào rừng.

Một hôm, vào lúc đêm gần tàn, Bảo bỗng mơ thấy một tiểu đồng mặc áo màu vàng hướng đến Bảo lạy tạ, cảm ơn cứu mạng; đồng thời dâng tặng bốn vòng bạch ngọc và nói: “Cảm tạ ân nhân! Tôi vốn là sứ giả của Vương mẫu, nhờ ơn người cứu mạng, không biết lấy gì báo đáp ân sâu, kính tặng người bốn vòng bạch ngọc, cầu mong con cháu được vinh hiển, làm đến công khanh”.
Ban đầu Bảo không dám nhận tặng vật của tiểu đồng, nhưng trước tấm lòng cực kỳ chân thành, buộc lòng Bảo phải nhận lấy ngọc ấy. Thoắt nhiên tỉnh giấc, nhớ lại giấc mộng vừa qua, Bảo lấy làm kinh dị, miệng lẩm bẩm: “Thật là một giấc mộng ly kỳ! Thật là một giấc mộng ly kỳ!”
Quả nhiên sau đó, con cháu của Dương Bảo liên tiếp bốn đời làm đến công khanh, vinh hiển tột cùng.

Cứu Rùa Được Phong Thần


Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển. Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: “Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?”

Khổng Du bèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.
Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: “Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.
Vua liền bảo với quần thần: “Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.”
Pháp sư Tịnh Không sưu tập
Thích Phước Sơn biên dịch

 

____________________________________________________

 

Viên LiễuTrang là một nhà tướng số danh tiếng. Nhìn chỉ tay hay cái mũi của một người nam hoặc nữ, ông có thể đoán biết trước vận mạng tương lai của họ. Một hôm có một vị đại thần dắt con đến nhờ ông xem tướng. Viên Trang coi tướng xong biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết. Ông liền bảo cho vị quan kia hay.
Nghe nói vậy, vị quan ấy rất đau khổ. Trên đường về nhà ông đến gặp một vị sư. Vị tăng hỏi: “Có việc gì xảy ra mà trông ngài sầu não như thế?” Vị quan đáp rằng ông vừa mới nghe nhà tướng số báo cho biết một tin chẳng lành.
Hòa Thượng liền xem tướng đứa nhỏ để tìm hiểu vận mạng của nó. Ngài nói với cha em bé: “Chỉ có phước đức mới cứu được mạng sống của cháu. Nhưng cơ duyên làm phước không phải dễ. Nếu ngài muốn có phước đức thì cách tốt nhất là nên phóng sinh. Tạo phước đức bằng hành động thiện không giết hại sinh vật mới có thể bảo vệ mạng sống cho con ông.Nghe lời Hòa Thượng, vị quan kia liền phát nguyện không bao giờ sát sanh mà lại còn phóng sanh. Ông tinh tấn làm lành như vậy được ít năm; sau đó gặp lại cha con ông, Hòa Thượng bảo: “Chưa đủ! Ông cố gắng tạo thêm nhiều thiện nghiệp nữa mới có thể cứu được mạng sống của con ông”.
Viên quan lại nỗ lực cứu thoát nhiều sinh vật nữa. Khi gặp dịp làm phước giúp đỡ ai, người cũng như thú vật; ông luôn luôn sẵn sàng đóng góp thời giờ lẫn tiền bạc. Nhờ vậy, viên quan đã cứu độ vô số sinh linh, và người con đến năm bị chết yểu nó vẫn sống và biến đổi trở thành một thanh niên khỏe mạnh.
Nhà tướng số Viên Liễu Trang biết sự việc này. Từ đó về sau, mỗi khi coi thấy người nào có vận mạng xấu, ông liền khuyên bảo họ nên cố gắng làm việc phước đức và đừng bao giờ sát sanh. Nhờ tu nhân tích đức mà nhiều người đáng lý sẽ phải chết sớm khổ đau, họ lại sống trường thọ; nhiều kẻ nghèo khó trở nên giàu sang.

____________________________________________________________

 

“Phóng sinh là để thực hiện tánh “nguyên đức” (tôi hiểu là đức của tự nhiên, ví như trong bài giảng trên núi của Giê-su (Hãy xem chim trời! Chúng không gieo, không gặt, không tom góp thực phẩm vào kho. Thế mà Cha của anh em trên trời cho chúng ăn. Và anh em không quý giá nhiều hơn chúng sao?). Nguyên đức thể hiện tính công bằng của tự nhiên. Biết nhưng cần không biết để thực hiện "nguyên đức", ta hỏi Nguyên Đức là gì, Ngài nói với ta, không một âm thanh. Tôi tự hiểu: Nguyên Đức là cái đức nguyên vẹn, không khởi tâm câu nệ, không khởi tâm cầu báo đáp, không khởi tâm vụ lợi công đức (nghĩ rằng mình làm mình sẽ có phước). Nếu mong cầu công đức từ chuyện phóng sinh thì cái đức đó có thể được hiểu là công đức. Còn cái đức không hiểu được bằng tư duy nhân thường thì gọi là Nguyên Đức. Nguyên Đức này làm vạn vật sinh sôi, phát triển.

          1. Phóng sinh là nuôi dưỡng lòng từ, khi ta phóng sinh làm thức tỉnh lòng từ của kẻ khác, biết thương yêu sự sống, môi sinh. Nghĩa là yêu bầu trời mà ta sống. Ta từ đó mà nuôi dưỡng thiện căn, sống chan hòa, bao dung, độ lượng.

          2. Phóng sinh là bài học ân đền oán trả, cách đây 2407 năm, có một sự kiện một tên cướp đã giết chết cả nhà vị tham quan để lấy tiền cứu tế dân nghèo, nhưng lỡ giết cả những gia nhân vô tội. Khi bị hành hình thì một vị tiểu thần cầm một tờ sớ tâu xin: Nội dung ghi: Xin Ngài hãy khoan hồng: Ông ta là một người nhân nghĩa, có lẽ do oan trái nhiều đời mà trí tuệ con không hiểu nổi. Ngài ấy thương người, đã cõng tiểu thần đi tìm đại phu chữa bệnh khi bị ngã từ thân cây cao giữa rừng nhưng dương thọ của thần đã cạn. Lại không ngừng hành ác để cứu tế dân nghèo. Thiện – Ác thật khó đếm đong. Xin Ngài hãy cho con được hồi hướng công đức của mình để hóa giải phần nào tội trạng kia? (Bài học: Trong con mắt của kẻ chịu ơn thì bao giờ cũng có cái nhìn ưu ái và kính trọng ân nhân, họ sẽ tìm mọi cách để có thể báo đáp ân tình. Việc này không ai phải lo thay họ). Trong mắt kẻ thù thì ngược lại.

          3. Phóng sinh là bài học thần thông: Ví như khi người phạm trọng tội bị giam giữ trong ngục tối, chuẩn bị thi hành án, Chủ tịch Nước cho ân sá (Giấc mơ vẫn thường không tuân theo logic thời gian, sự kiện, biểu tượng). Lúc đó họ có hạnh phúc không? Khi chuẩn bị ra pháp trường, đao phủ sắp "trảm" bỗng cây đao gãy, trong sát-na thoát chết và được cứu thoát... thì đó là gì? Đó là phép màu, người nào làm được điều ấy nghĩa là họ đang ban phép màu, thần thông. Đối với chúng vật cũng vậy, khi ta cứu chúng, trong con mắt chúng ta là hàng bồ-tát, ta có phép thần thông. Bồ-tát luôn ban phát tình thương rộng khắp.

          4. Phóng sinh là bài học nhân đạo, sinh tồn: Một người cha sống bằng nghề đánh cá, hôm đó ông ta bắt được 10 con cá chuẩn bị xách giỏ về thì đứa con trai của ông ta lén bắt 3 con nhỏ hơn thả lại xuống ao. Hỏi nó vì sao, nó bảo: Con không biết. Con muốn chúng sống sót. Con muốn làm phước cho cha con. Hơn nữa, 3 con cá đó sẽ sinh sôi ra thật nhiều để cha con không thất nghiệp, đặng mà kiếm tiền nuôi chúng con. Phóng sinh là Nguyên Đức cho mình, là phước đức cho vật phóng sanh và là duy trì đời sống cho chính kẻ săn bắt. Giống như câu: lưới thưa thì không bao giờ sợ hết cá vậy.

          5. Mối quan hệ giữa người Hãm sinh và người Phóng sinh: Người hãm thì bắt, giam cầm để bán cho người phóng sinh, đó là bài học nhân duyên cho chúng vật. Chúng vật có nhân duyên sẽ gặp thiện căn cứu rỗi. Khi thả chúng đi, một số mắc bẫy trở lại, một số được tự do, đó lại là bài học của sự vô minh, nghiệp nợ của chúng sinh, nhưng không phải tất cả đều bị bắt trở lại. Cho đến chết, chúng vẫn có những bài học về Thiện và Ác. Huống chi, khi chúng bị bắt đi, bán đi rồi lại được bán lại phóng sinh (đa đoan). Nhưng tạo một cơ hội sống cho chúng hóa chẳng phải là tốt hơn không phóng sinh hay sao (!?). Nếu không phóng sinh, mạng của chúng vật chỉ dùng được một lần mà pháp duyên, thiện đạo của trời không cảm hóa được chúng. Cho nên khi oán thán con người, trong tộc của chúng vẫn không căm thù toàn thể: Bởi lẽ: “Vẫn có những người từ bi, hàng bồ-tát mang hình tướng của con người để ban bố phép lành đến chúng sinh” (Hãy liên tưởng đến chiến tranh: Khi Mỹ xâm lược Việt Nam nhưng chính nhân dân Mỹ lại lên tiếng phản đối).

          6. Phóng sinh phải có lòng từ bi và tầm quán chiếu: Vật phóng sinh của ta sống càng lâu, công đức càng viên mãn vì công đức đó được truyền trong (thủy giới) đối với loài ngư và truyền trên không giới (đối với loài điểu) và truyền trên địa giới (đối với thú, cầm, bò sát, côn trùng). Do đó, khi phóng sinh cho chúng phải phát tâm mong chúng được an toàn, kiếm chỗ an toàn cho chúng được tự do, biết có lưới chăng chờ bắt chúng thì trước mắt phải tìm cách an toàn cho chúng. Đó mới là Nguyên Đức, phép màu, không chỉ lo sinh mệnh của chúng mà còn lo cho tương lai của chúng. Nên phóng sinh phải có tâm sinh là như vậy. Đừng làm cho qua, đừng làm như một thủ tục.

 

 

NHỮNG CÂU CHUYỆN PHÓNG SINH

PHÓNG SINH ĐƯỢC PHƯỚC BÁU

TÂM TỪ BI CHUYỂN HÓA CÔN TRÙNG

 

Câu chuyện sau đây được ghi lại theo lời kể của Đại đức Thích Nhuận Châu. Thầy hiện nay đang tu học tại Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm.

Đại đức Thích Nhuận Châu từ khi mới xuất gia theo học với Thượng tọa Thích Quảng Hạnh, cùng với một số huynh đệ khác tu tập tại chùa Đức Sơn, thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Vào những năm cuối thập niên 1980, chùa được xây dựng trong vùng dân mới lập nghiệp, điều kiện kinh tế nói chung còn rất khó khăn. Dân cư trong vùng đa số chỉ sống nhờ vào nông nghiệp. Nhà chùa cũng có được một khoảnh đất khá rộng để trồng tỉa, tự túc một phần lương thực cho đồ chúng.

Vụ mùa năm ấy, cũng như thường lệ, quý thầy trồng đậu phộng để ép dầu ăn quanh năm. Khi đậu vừa lên xanh tốt, bỗng thấy bắt đầu xuất hiện nạn sâu rầy ăn lá, khiến cho những cây đậu đang tươi tốt chẳng bao lâu trở thành vàng vọt, không phát triển. Những người nông dân quanh đó liền lập tức sử dụng thuốc trừ sâu phun xịt liên tục. Vì thế, đám đậu phộng của nhà chùa trở thành nơi trú ẩn của đám côn trùng. Trong khi những ruộng đậu chung quanh ngày càng xanh tốt trở lại thì ruộng đậu của chùa vẫn cứ vàng vọt, tưởng như sắp chết cả.

Mấy chú tiểu trong chùa thấy vậy nóng lòng, muốn sử dụng thuốc trừ sâu để cứu lấy ruộng đậu, nhưng thầy Nhuận Châu và các thầy khác đều ngăn lại. Quý thầy nói: “Vì sự sống của mình mà diệt sự sống của muôn loài, như vậy đâu có hợp với lòng từ bi của nhà Phật? Huống chi, ruộng đậu này có mất sạch thì chúng ta cũng chưa đến nỗi phải chết, vậy sao lại nỡ dứt đi con đường sống của muôn vạn côn trùng?”

Tuy nói thì nói vậy, nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn khi ấy, phần thu hoạch mỗi năm của đám đậu phộng này là một phần chính yếu cho sự sống của tăng chúng trong chùa, nên quý thầy cũng không khỏi lo lắng. Vì thế, mấy hôm sau thầy Nhuận Châu liền mời thêm mấy thầy nữa cùng đi lên đám đậu phộng. Thầy đứng ở đầu đám đậu phộng, lâm râm khấn nguyện rằng: “Hết thảy các chúng sinh côn trùng xin hãy nghe đây. Quý vị cũng vì sự sống mà nương náu nơi đây. Chúng tôi cũng vì sự sống mà phải gieo trồng đám đậu phộng này. Nay chúng tôi không đành lòng làm hại quý vị, chỉ mong quý vị hạn chế sự tàn phá, để tăng chúng trong chùa còn thu hoạch được đôi chút.” Khấn nguyện như vậy rồi, các thầy cùng nhau trì chú Đại bi ngay tại đám đậu phộng, cầu sức gia hộ của thần chú để chuyển hóa tình trạng bế tắc này.

Thật kỳ diệu! Khoảng vài tuần sau đó, khi ra thăm lại đám đậu phộng, quý thầy đều ngạc nhiên khi thấy sự tàn phá trên đám đậu phộng dường như không còn nữa. Đám đậu phộng tuy vẫn chưa hết màu vàng vọt nhưng đã thấy đâm lá non và phát triển đôi phần.

Kỳ lạ hơn nữa, đến vụ thu hoạch thì mỗi gốc đậu của nhà chùa đều sai trái, chắc hạt, dù cây đậu rất vàng vọt, ốm yếu. Trong khi đó, những đám đậu quanh đó tuy xanh tốt, rậm rạp nhưng khi nhổ lên lại chẳng được mấy trái! Năm ấy, chùa Đức Sơn được một mùa bội thu kỳ diệu, và cũng được một bài học thực tế vô cùng quý giá rằng lòng từ bi có thể chuyển hóa được tất cả.

 

THỰC HÀNH PHÓNG SINH CHUYỂN HÓA ĐƯỢC GIA ĐÌNH

Cách đây ít lâu, tôi lại có dịp ghé thăm thầy Nhuận Châu và vô cùng ngạc nhiên khi thấy thầy đang sử dụng một chiếc máy tính xách tay đời mới nhất! Là những người làm công việc biên khảo và dịch thuật kinh điển, chúng tôi ai cũng ao ước có được một chiếc máy tính xách tay cấu hình mạnh, vì như vậy sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc, nhất là những khi có việc phải đi lại nhiều nơi. Tuy nhiên, với một tăng sĩ sống đời đạm bạc như thầy Nhuận Châu mà có tiền để mua chiếc máy tính xách tay này thì quả là điều khác lạ. Dù được quen biết thầy đã lâu, nhưng tôi cũng thấy khó hiểu được sự kiện này.

Khi tôi đánh bạo thưa hỏi, thầy bật cười vui vẻ rồi nói: “Chuyện dài lắm, nhưng nói tóm một điều là tôi làm gì có tiền để ‘xài sang’ đến thế! Chiếc máy tính này là của một người Phật tử mua gửi cúng dường cho tôi. Còn nhân duyên vì sao mà có sự cúng dường này tôi sẽ kể cho anh nghe. Tôi nghĩ, khi nào có dịp anh cũng nên kể lại cho nhiều người cùng biết.”

Và rồi thầy chậm rãi kể lại cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện.

Số là, cách đây khoảng một năm, có một nữ Phật tử là Việt kiều về thăm quê, được một người đệ tử của thầy Nhuận Châu giới thiệu về thầy nên sau khi trở về nhà ở nước ngoài liền viết cho thầy một bức thư khá dài. Trong thư, bà than vãn về vô số những chuyện rắc rối gần đây liên tục xảy ra với gia đình bà, nhất là những bất đồng giữa mọi người trong gia đình mà hầu như chẳng bao giờ có thể thấy được nguyên nhân rõ ràng. Cuối cùng, bà khẩn thiết xin thầy một lời chỉ dạy, một lời khuyên bảo, rằng bà phải làm gì để có thể sớm giải tỏa được những khó khăn trong cuộc sống như thế này?

Thầy Nhuận Châu nói: “Thú thật, có lẽ đây là yêu cầu khó nhất đối với tôi từ xưa nay. Tôi chưa từng biết qua người nữ Phật tử này cũng như gia đình của bà, càng không thể hiểu được nội tình những sự rắc rối, khó khăn mà bà đang gánh chịu. Như vậy làm sao có thể giúp bà ấy một lời khuyên cụ thể? Nhưng bà cứ một mực đặt niềm tin nơi tôi, khẩn thiết cầu mong tôi chỉ giúp cho bà một lối thoát trong hoàn cảnh bế tắc hiện tại. Vì thế, tôi nghĩ chỉ có một phương pháp duy nhất là phải tạo phước đức để hóa giải những tội nghiệp từ trước. Mà muốn tạo phước đức một cách nhanh chóng nhất thì không gì bằng thực hành phóng sinh. Thế là tôi viết thư cho bà ấy, khuyên bà hãy kiên trì thực hành hạnh phóng sinh trong 6 tháng, sau đó hãy viết thư cho tôi biết kết quả. Ý tôi là sau thời gian này, với hạt giống thiện căn đã gieo trồng, hy vọng bà ta có thể sẽ sáng suốt hơn trong việc nhìn lại vấn đề. Và như vậy tôi mới có thể giúp bà đưa ra một lời khuyên, một giải pháp cụ thể nào đó...”

Sáu tháng sau, quả nhiên thầy nhận được thư trả lời của người nữ Phật tử này. Kết quả hoàn toàn bất ngờ. Thầy không cần phải đưa ra thêm bất cứ một lời khuyên nào khác, vì bà ta không còn đòi hỏi gì hơn nữa ngoài việc hết lời cảm ơn sự chỉ dạy của thầy. Mọi vấn đề đều đã được giải quyết một cách tốt đẹp đến không ngờ. Và hiện tại bà ta vẫn tiếp tục thực hành việc phóng sinh như một phần trong cuộc sống hằng ngày. Câu chuyện được bà kể lại như sau.

Với sự hướng dẫn chi tiết trong thư của thầy Nhuận Châu, người nữ Phật tử này lập tức kính cẩn làm theo. Bà dành nhiều thời gian và tiền bạc để tìm mua các loài vật như chim, cá... và thả cho chúng trở về với tự nhiên. Chồng bà là một người nước ngoài, thấy bà làm như vậy thì lấy làm lạ, liền hỏi nguyên do. Theo lời dạy của thầy, bà nói rằng làm như vậy để được phước đức, cầu sự an ổn trong gia đình. Chồng bà không tin lắm, nhưng cũng không có ý cản trở. Không ngờ chỉ ít lâu sau đó, ông ta chợt nhận ra một điều lạ là mỗi khi họ dừng xe ở đâu đều có những bầy chim bay đến đậu quanh đó, cất tiếng kêu ríu rít. Khi xe lăn bánh rồi chúng vẫn còn bay theo một đoạn xa như tiễn biệt. Rồi ít lâu sau nữa, sáng nào khi họ chạy xe ra khỏi nhà cũng đều có những con chim bay đến chào mừng.

Người chồng bắt đầu tin rằng việc phóng sinh không phải là vô ích. Ông đã nhận ra rằng loài vật cũng có những tình cảm và sự biết ơn không khác loài người. Vì thế, ông cũng bắt đầu cùng tham gia vào việc mua chim phóng sinh với vợ mình. Khi cùng nhau làm việc này, tình cảm của họ đối với nhau bắt đầu thay đổi rõ rệt. Cả hai đều trở nên hòa nhã và biết lắng nghe, luôn tôn trọng và cảm thông với nhau. Những bất đồng giữa họ hóa ra chẳng có gì là phức tạp và khó giải quyết cả. Nhờ có dịp tìm đến tiếp xúc với những con vật trong điều kiện bị bắt nhốt, bị giam cầm, bị đe dọa mạng sống, nên họ mới nhận ra rằng cuộc sống tự do của họ là đáng trân quý biết bao nhiêu. Và những va chạm xích mích hằng ngày trước đây đều trở nên vụn vặt không đáng kể khi so với sự may mắn lớn lao là họ đang được sống khỏe mạnh và tự do, không bị giam cầm hay đe dọa đến mạng sống. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó thì hai người đã trở nên một cặp vợ chồng hạnh phúc, hòa thuận.

Dần dần, có những con chim tìm đến làm tổ quanh nhà họ, vì dường như chúng cảm thấy rằng sẽ được an ổn, được che chở. Thế là họ liền nghĩ đến việc mua thực phẩm để cho chúng ăn vào mỗi buổi sáng. Sân nhà của họ không bao lâu trở thành một sân chim vào mỗi sáng, và cả hai đều không ngờ rằng việc “nuôi chim” lại có thể mang đến cho họ niềm vui vô cùng lớn lao như vậy. Chỉ cần nhìn những con chim thật dễ thương nhảy nhót vui vẻ và vô tư trên sân, không một chút lo lắng hoảng hốt, họ cảm thấy như mọi sự mệt nhọc của công việc đều tan biến.

Một thời gian sau, công việc đòi hỏi họ phải chuyển đi một nơi xa, đành phải bán căn nhà đang ở. Lúc này, với tâm từ bi đã được nuôi dưỡng trong thời gian qua, họ thực sự lo lắng cho đàn chim khi không có họ nơi đây. Vì thế, họ đã đưa ra một điều kiện trước khi chấp nhận bán nhà là người chủ mới phải cam kết bảo vệ đàn chim quanh nhà. Ngoài ra, họ còn trích từ tiền bán nhà ra một số tiền lớn và để lại cho người chủ mới để mua thực phẩm cho chim ăn. Người mua nhà hết sức ngạc nhiên trước những yêu cầu của những người bán nhà mà ông ta cho là quá kỳ lạ, nên cố gạn hỏi nguyên do. Sau khi nghe hai vợ chồng người “nuôi chim” này kể lại cặn kẽ mọi việc xảy ra kể từ khi họ thực hành phóng sinh, thật bất ngờ là người mua nhà liền phát tâm sẽ bỏ tiền mua thực phẩm cho chim ăn mà không cần hai vợ chồng người kia phải để lại số tiền ấy.

Sau khi viết thư kể lại cho thầy Nhuận Châu nghe về mọi sự chuyển biến trong thời gian thực hành phóng sinh theo lời dạy của thầy, vị nữ Phật tử kia cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và mong muốn được kính biếu thầy một món quà nhân dịp này. Được nghe nói về công việc biên khảo và dịch thuật của thầy, bà quyết định mua gửi tặng thầy một chiếc máy tính xách tay đời mới nhất.

Có một điều thú vị là, cho đến nay thầy Nhuận Châu vẫn chưa từng gặp mặt vị nữ thí chủ kia!

 

THẢ CÁ ĐƯỢC THOÁT NẠN

Có một người đáp thuyền đi xa. Lên thuyền, nhìn thấy có hai con cá đang bơi lội rất vô tư trong một cái thùng, có thể đến trưa sẽ bị giết để nấu nướng. Người ấy động lòng mới nói với chủ thuyền: “Anh bán hai con cá này cho tôi đi!” Chủ thuyền đáp: “Được, nhưng giá 2 con cá này rất đắt, đến 300 đồng. Lúc nào anh muốn ăn, tôi sẽ làm thịt nấu nướng giúp anh.” Người ấy vui vẻ lấy ra 300 đồng tiền đưa cho chủ thuyền để mua hai con cá, lại nói rằng: “Hôm nay tôi không thích ăn cá, xin ông đừng nấu.”

Cách một ngày sau, chủ thuyền lại hỏi: “Hôm nay nấu cá cho anh ăn nhé?” Người ấy lúng túng trả lời: “Đừng! Đừng! Hôm nay tôi ăn chay!” Thật ra anh ta không ăn chay, nhưng chẳng qua muốn viện lý do để không phải giết chết hai con cá đang bơi lội trong thùng, nên mới nói dối rằng mình ăn chay. Rồi anh ta thả cá xuống sông, trả lại mạng sống và sự tự do cho chúng.

Lại cách một ngày sau, thuyền đang giong buồm trên sông, bỗng cuồng phong nổi dậy, sóng cao ngút trời, cả thuyền đều sợ khiếp vía. Đang lúc mọi người hốt hoảng quỳ lạy khẩn cầu Trời Phật cứu mạng, bỗng nhiên thấy từ trên mây hiện ra hai chữ “giả chay”. Mọi người ai cũng thấy rất rõ. Có người liền hỏi lớn: “Trên thuyền chúng ta có người nào giả chay?” Hỏi đến mấy lần như thế thì người ấy nghĩ thầm: “Chắc là mình giả ăn chay, xúc phạm luật trời. Nếu giấu không nói ra ắt là làm hại tất cả mọi người.” Nghĩ vậy rồi lập tức lớn tiếng trả lời: “Là tôi, là tôi đây!” Mọi người đều nói: “Vậy ông nhảy xuống nước đi.” Rồi hè nhau xô đẩy anh ta xuống nước. Bỗng đâu trên mặt sông trôi đến một tấm ván lớn. Người ấy vừa bị đẩy xuống sông, bắt được tấm ván liền bám chặt vào một cách an toàn. Ngay khi ấy, một trận gió lớn đẩy anh tấp vào bờ và được người cứu sống. Nhìn lại chiếc thuyền kia không chịu nổi sóng to gió lớn đã lật úp, toàn bộ những người trên thuyền đều chết chìm, làm mồi cho cá.

Chúng ta thử nghĩ xem, người giả ăn chay này, chính nhờ khởi lên một niệm từ bi làm việc phóng sinh mà hóa ra đã cứu được mạng sống của chính mình!

 

DÙNG VOI CHỞ NƯỚC

Từ khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng sinh nơi cõi đời ô trược này, thuyết pháp giáo hóa muôn loài, chúng sinh mới hiểu được lý nhân quả báo ứng, sát sinh, phóng sinh. Trong kinh Kim Quang Minh, phẩm Lưu thủy trưởng giả tử có nói về tiền thân của ngài khi còn hành đạo Bồ Tát, đã trải lòng từ bi dùng voi chở nước cứu mạng chúng sinh. Câu chuyện như sau:

Thuở xưa, ở Ấn Độ có một hiền giả, là con của một vị trưởng giả, có lòng nhân từ. Ngày kia, nhân có việc ra ngoài, nhìn thấy bên cạnh núi có một ao nước rộng lớn đang bị khô cạn. Trong hồ, có một đàn cá đến hàng vạn con đang sống. Trên trời thì nắng gắt, còn dưới ao lại cạn khô dần trong nay mai, tất cả những con cá đều đang nằm thoi thóp chờ chết.

Vị hiền giả thấy rồi liền sinh lòng thương xót, lập tức về triều, vào cung yết kiến quốc vương, xin vua mở rộng lòng từ bi cấp cho 20 con voi trắng lớn để vận chuyển nước về đổ vào ao, giúp cho những loài động vật kia thoát nạn khô cạn. May thay! Vị quốc vương này là đệ tử Phật, trước đã quy y Tam bảo. Sau khi nghe lời cầu thỉnh của vị hiền giả, quốc vương hoan hỷ chuẩn tấu.

Sau đó, hai cha con hiền giả cùng đi đến quán rượu, mượn nhiều bình chứa rượu lớn, cho nước vào đầy rồi dùng voi chở đến đổ vào ao khô. Cứ mang nước đến rồi trở về lấy nước, nhiều lần qua lại mà không cảm thấy mệt nhọc chút nào, chỉ nghĩ đến sự sống còn của bầy cá dưới ao mà cố gắng không ngừng. Ông trời hình như cảm động tấm chân tình đó, nên đã bắt đầu rưới xuống những trận mưa lớn, thấm nhuần muôn loài cùng vạn vật, ban sự sống cho muôn vạn sinh linh. Cuối cùng, hàng vạn mạng sống trong hồ đã được cứu sống. Vị hiền giả thấy thế lòng vô cùng hoan hỉ, lại còn vì đàn cá nói pháp vô thường, khổ, không, vô ngã... Đàn cá số đông đến mười ngàn con, đã có phúc duyên được cứu sống lại nhờ nghe pháp, hiểu rõ lý nhân quả báo ứng, phát tâm bỏ ác làm lành, nên ngay trong ngày cùng bỏ thân cá, thần thức thác sinh lên cõi trời Đao-lợi, hưởng phước vô cùng.

 

Thay Đổi Số Phận Nhờ Lòng Từ (^)

 

Tại địa phương Cối Kê có ngôi chùa Đại Thiện vốn là một ngôi chùa nổi tiếng, và cũng là một danh lam thắng cảnh đối với du khách. Vào một năm kia, hai vị sĩ tử là Đào Thạch Lương và Trương Chi Đình đến ngôi chùa ấy tham quan, ngoạn cảnh, trông thấy trong hồ phóng sinh của chùa này có hàng vạn con lươn đang cất đầu loi nhoi trong nước, khiến hai người sinh tâm thương xót. Thế rồi, Đào Thạch Lương nói với Trương Chi Đình:

 

- Tôi muốn mua tất cả số lươn này đem chúng thả ngoài sông Trường Giang để chúng được tự do tự tại, ý huynh như thế nào?

 

- Tốt quá đi chứ, tôi sẵn sàng tán thành nghĩa cửa cao quý của huynh.

 

- Nhưng mà tôi không có đủ sức, biết làm sao đây? Mong huynh hãy tích cực ủng hộ để tôi hoàn thành việc thiện này.

 

- Huynh đài đất tất phải khách sáo làm gì! Đó là việc mà chúng ta nên làm, tiểu đệ nguyện tận lực tiếp sức.

 

Thế rồi, không lâu sau đó, Trương Sinh tự mình xuất ra một lượng bạc, lại hướng đến những nhân sĩ có thiện tâm quyên góp thêm, chung cục được tám lượng bạc. Hai người vô cùng hoan hỉ, họ bèn thuê một người chuyên môn bắt lươn, đem theo những trúm, rổ, đến chùa ấy mua tất cả hàng vạn con lươn kia, rồi đem chúng ra ngoài sông lớn thả ra.

 

Sau đó, hai người cũng quên bẵng sự kiện ấy, nhưng vào một đêm Thu khuya khoắc, cả hai người đều nằm mộng, trong giấc mộng họ thấy một vị thần minh nói với họ một cách nghiêm chỉnh: "Bấy lâu nay hai vị thi không đậu, nhưng công đức phóng sinh vô cùng thù thắng, do thế, hy vọng trong kỳ thi này hai vị sẽ trúng tuyển, cho nên tôi đến báo tin vui cùng hai vị".

 

Qua giấc mộng lạ lùng ấy, khiến hai người nửa tin, nửa ngờ. Nhưng quả thực lời mách bảo của thần minh ấy vốn không hư dối, cho nên vào mùa Thu năm nay, Đào, Trương hai người hiển nhiên thi đậu.

 

 

Cứu Rùa Được Phong Thần

 

Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển.

 

Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: "Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?"

 

Khổng Du bvèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.

 

Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.

 

Vua liền bảo với quần thần: "Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm."

 

Hồn Lên Cõi Trời

 

Ngày xưa, tại một vùng kia, có một viên tiểu lại họ Trương vốn là người phụ tá cho quan Huyện. Ông Trương tính tình ôn hòa nhưng cương trực, ưa làm việc thiện, thường dùng số tiền lương của mình đến lò sát sinh, mua những con vật sắp bị giết đem về để nuôi chúng.

 

Tuy là một viên quan tiểu lại, nhưng gia cảnh của ông cũng khá giả, mỗi ngày trở nên giàu có, con cháu đông đúc vui vầy. Do đó, việc làm phúc thiện của ông không bị gián đoạn mà càng ngày càng thêm gia tăng. Về sau, đến tuổi về hưu, ông trở về sống với gia đình, mỗi khi thấy con vật nào chết, ông liền đem chôn cất tử tế. Những người hàng xóm thấy thế, cho ông là một tên gàn điên, nhưng ông vẫn thản nhiên, mặc cho thiên hạ đàm tiếu, chẳng cần quan tâm đến. Trái lại, ông thường dạy con cháu không được sát sinh, và khuyên cả nhà đều ăn chay lạt.

 

Vì ông đã từng cứu sống sinh vật rất nhiều nên đến tuổi cổ lai hy (bảy mươi tuổi) mà sức lực của ông vẫn khang kiện như người còn trẻ. Về cuối đời, lúc ông răm tuổi, một hôm ông cho gọi người nhà tập họp lại, với gương mặt tươi sáng, tinh thần quắc thước, ông nói với mọi người: "Cả đời ta từng phóng sinh rất nhiều, chứa đức sâu dày, nên nay Thiên đế cho người đến rước. Nhà họ Trương ta từ nay trở đi ngày càng thịnh vượng, con cháu đều đựơc vui hưỡng tuổi trời. Sau khi ta qua đời, các ngươi phải vâng lời di chúc, không được hại vật sát sinh".

 

Nói xong thì từ từ nhắm mắt. Mọi người nghe trên không trung tiếng nhạc kêu vang, âm thanh rất êm tai. Tiếng nhạc ấy mỗi lúc mỗi gần, con cháu trong nhà đều ngước mắt lên xem. Thế rồi, chẳng mấy chốc, tiếng nhạc lại xa dần. Mọi người nhìn lại ông, thì thấy ông đã vĩnh viễn an giấc ngàn thu nhưng dung nhan vẫn như người còn sống. Tin ông chết loan đến triều đình, nhà vua bèn gia phong ông tước hiệu Viên ngoại lang. Về sau, con cháu ông nhiều đời đều dốc long làm theo lời di huấn.

 

Tuổi Thọ Có Thể Tăng Thêm

 

Viên Lưu Trang vốn là một chuyên gia xem tướng. Một hôm có vị đại thần dẫn con đến nhờ ông đoán tướng. Viên xem tướng xong, biết đứa bé này vài năm sau sẽ chết, nên dùng lời nói thẳng bảo cho vị quan kia hay. Đương nhiên tâm tư vị quan ấy rất đau khổ nên vẻ mặt trông vô cùng thê thảm. Trên đường trở về, có một vị Hòa thượng gặp ông, thấy thế hỏi: "Ngài có điều chi sầu não mà trông thê lương như vậy?". Hòa Thượng hỏi xong liền xem tướng đứa bé, lập tức hiểu ra cớ sự, bèn nói: "Trong đời này chỉ có âm đức mới cứu vãn được số mạng của con ông. Nhưng cơ duyên để thực hiện âm đức cũng không phải dễ, thiết nghĩ không gì hơn là tùy thời phóng sinh thì may ra mới tạo được phước lành".

 

Tin lời Hòa thượng, viên quan kia liền phát nguyện phóng sinh, làm đựơc ít năm thì sau đó Hòa thượng gặp lại cha con ông, ngạc nhiên nói: "Thật lạ lùng thay, nếu không làm nhiều việc thiện thì mạng sống không thể tăng thêm như vậy!"

 

Viên quan ấy lại tiếp tục gia tăng công việc phóng sinh. Phàm điều gì có lợi ích cho sinh linh thì ông đều nỗ lực thực hiện. Nhờ cứu hộ sinh mệnh không kể số lượng, nên người con rốt cuộc không xảy ra việc gì. Vị thầy tướng kia cứ đinh ninh việc mình đoán là đúng không sai chạy chút nào. Thế rồi, mấy năm sau ông gặp lại cha con vị quan kia mới phát hiện là sách tướng có chỗ còn khiếm khuyết, liền nhất định khuyên người nhà làm việc thiện và phóng sinh; vì cho rằng có làm như vậy mới tăng thêm tuổi thọ và phúc đức lâu dài.

 

 

Phóng Sinh Tăng Tuổi Thọ

 

Vào đời Tiền Đường, Thái thú Đồ Cầm Ô một hôm bỗng nhiên mắc bệnh ngay kịch, thấy thuốc lại bốc nhầm thuốc nên tính mệnh cơ hồ sắp tuyệt. Ông bèn tự phát nguyện: "Tôi nguyện lấy việc giúp người, làm lợi cho đời để sám hối, ngoài ra các việc khác tôi không thiết tha gì nữa".

 

Thế rồi, một hôm ông nằm mộng thấy đức Quan Âm Đại Sĩ đến nói: "Đời trước ngươi làm quan tại nước Sở, khi gặp việc công tỏ ra quá nghiêm khắc nên làm tổn thương đến đức nhân từ, nhưng vì không có ý riêng tư nên chỉ giảm trừ bổng lộc mà thôi. Hơn nữa, vì thường sát hại sinh linh nên bị quả báo đoản mệnh, cũng may là trong lúc lâm trọng bệnh, ngươi đã phát guyện kiên cố, mỗi nguyện đều lập chí cứu đời, lợi người, không một mảy may oán hận nên cõi U minh đã dùng phước của ngươi để khấu trừ, nhờ đó mà có lợi cho ngươi. Chỉ có cái âm đức phóng sinh mạng sống mới có thể làm tăng thêm tuổi thọ của chính mình, lại còn tăng thêm lộc vị, ngươi phải thận trọng cố gắng mà tiếp tục thực hiện".

 

Sau khi tỉnh giấc, ông bảo người nhà không đựơc sát sinh, lại còn xuất tiền ra mua loại vật phóng sinh, nên ngay mùa Đông năm ấy được thăng chức và có lệnh thuyên chuyển đến làm Thái tú Cửu Giang. Đến mùa Xuân năm thứ hai thì ông hoàn toàn khỏe mạnh. Thái thú cảm niệm sự vĩ đại của Phật pháp nên lấy sự tự lợi, lợi tha làm đại nguyện, dạy người khác phóng sinh, không được sát sinh, ăn chay lạt, đối xử với người cực kỳ khoan hậu, công chính mà không khắt khe. Về sau, ông hưởng được tuổi thọ khá cao, không bệnh mà mất.

 

 

Tạo Hóa Vãn Hồi

 

Đời nhà Nguyên có một nhà triệu phú gia tài hàng trăm vạn, nhưng không có con; vợ chồng thường than thở về số phận cô quả của mình. Vợ chồng tìm đủ trăm phương ngàn kế chỉ mong cầu có con mà rốt cuộc không sinh được đứa nào.

 

Nghe nói có một vị Hòa thượng ở một ngôi chùa nọ biết được việc quá khứ, vị lai, lại đoán việc rất tài tình, do đó ông tìm đến để vấn kế. Hòa thượng xem qua tướng mạo, phán đoán các việc rồi nói với ông triệu phú: "Đời trước ông tạo nghiệp sát sinh rất nặng khiến cho các loài vật không thể bảo toàn được con cháu, do đó ngày nay ông bị quả báo này. Nếu muốn sám hối ông phải phóng sinh đủ tám trăm vạn sinh linh, mới chuộc được tội lỗi. Thảng hoặc, khi lỡ làm hại một con trùng, con kiến, thì phải phóng sinh hàng trăm mạng sống mới tiêu được tội lỗi và tái tạo công đức. Có như thế ông mới sinh được mộg đứa con ưu tú".

 

Nghe lời Hoà htượng trình bày, ông triệu phú rất cảm động, liền đến trước Phật phát nguyện không sát sinh. Sau khi trở về nhà, ông đổ của ra lo việc phóng sinh, lòng dạ chí thành, và thường đến các tự viện tham thiền, lễ Phật, hôm sớm rất chuyên cần. Mỗi lần ông phóng sinh vô số các con vật được thoát chết, số lượng ấy chưa được tám vạn con thì người vợ mang thai và chẳng bao lâu hạ sinh một đứa bé trai. Người con này về sau đậu đến Hiếu liêm rồi ra làm quan vinh hiển.

 

 

_______________________________________________________________-

 

Trên thế gian này hội từ thiện nhiều hơn hội Lưu Thủy, con người chỉ biết thương đồng loại mà không biết thương muôn loài, từ bi của Phật pháp trải đến muôn vật, từ con người đến muôn thú đều là chúng sinh trong cõi luân hồi, nay người (mai) mốt  thú, nếu thâm hiểu nghĩa luân hồi tất cứu trẻ sơ sinh, người già bệnh, người bần cùng hay cải thiện người ác đều đồng với hành phóng sinh. Từ thiện hàm nghĩa cứu tế những chúng sinh đau khổ và cần cứu ngay. Thử hỏi chúng sinh nào đau khổ nhất, nếu không là những chúng sinh mất thân người?, thử hỏi chúng sinh nào ngu muội và ác nhất (ác phải hiểu theo nghĩa không hề biết và hành được thiện pháp cứu giúp chúng sinh) nếu không là súc sinh, như thế phóng sinh há không phải là bao quát mọi thiện pháp khác sao? Vì thế mà Liên tông thập tổ Hành sách đại sư mới tuyên thuyết "trong muôn hạnh lành, phóng sinh là hạnh lớn hơn cả".


Lại chưa nói đến phóng sinh có lực cứu mạnh nhất, đó là khiến súc sinh trở lại thân nhân thiên, có duyên với Phật pháp là nhân để thành quả Phật sau này, một người nuôi trẻ mồ côi, giúp người tật bệnh, rất có phúc báo nhưng thiếu công đức độ sinh, họ có phúc cứu sinh mà không phải là công đức độ sinh. Xem ra ngoài pháp thí là công đức thứ nhất sau đến phóng sinh là công đức độ sinh, mà các từ thiện khác chưa hẳn đã có những công đức này.


Rất nhiều người không tin sâu pháp phóng sinh nên thường cho từ thiện vẫn hơn phóng sinh. Từ thiện là thiện pháp cứu khổ cứu nạn, phóng sinh là pháp tiếp dẫn của Phật Di Đà khiến chúng sinh chuyển đổi tâm linh và cảnh giới, thế nên được chư tổ Tịnh độ tuyên dương. Đa số đệ tử Phật thời nay không hiểu và nắm vững công đức phóng sinh và sự cần được cứu bằng phương pháp này của súc sinh, nên thờ ơ lãnh đạm không hề nhắc và dậy đồ chúng thường hành. Họ không hề hiểu biết phóng sinh bao quát cả từ thiện lẫn cứu độ, cả đời lẫn đạo, nguyên nhân cũng vì có cái nhìn thiển cận thấy người và vật vĩnh viễn là 2 loài khác nhau, và lực từ bi không đủ rải đến muôn loài. Họ cũng không nhận ra mối liên hệ nhân duyên giữa ta và muôn loài, họ cũng không tin vào lực quy y Tam bảo có thể cải thiện cảnh giới cho súc sinh, họ cũng không tin vào lực hộ niệm "niệm Phật danh" cho súc sinh được vãng sinh về lại cõi nhân thiên, họ nói họ tin người ngu kẻ ác nghe Phật danh khi lâm chung có thể vãng sinh mà lại không tin loài súc sinh ngu muội kia nghe Phật danh cũng được vãng sinh chuyển kiếp thoát khỏi tam ác đạo, như thế đức tin của họ vừa yếu kém vừa ác, vì không muốn cho súc sinh nghe Phật danh do tưởng rằng súc sinh có nghe cũng vô ích vì ngu muội, thế thì kẻ ngu gã ác khi lâm chung cũng không nên hộ niệm vì chẳng chút lợi ích?


Từ bi của người tu thường chỉ giới hạn nơi loài người, nên họ sẽ cảm động khi thấy người giúp người nhưng không đủ mạnh rải từ bi đến muôn loài để cảm động và tán thán người phóng sinh cứu độ chúng sinh. Đức Phật nói trong các bố thí, bố thí pháp là cao thượng và công đức nhất, nói như thế có nghĩa bố thí tài vật, giúp đỡ và nuôi dưỡng chúng sinh tuy có phúc báo nhưng kém bố thí pháp vì chỉ cứu giúp tạm thời mà không khai mở và kết nhân duyên Tam bảo cho chúng sinh, ta gọi đó là từ thiện, do vậy từ thiện có phúc báo nhân thiên nhưng không có công đức cứu độ như bố thí pháp.


Pháp phóng sinh vừa có từ thiện vừa thêm công đức cứu độ chuyển hóa nên là hạnh lành lớn nhất trong muôn hạnh lành, Liên tông thập tổ hiểu rõ công đức của vãng sinh nên tán thán hành phóng sinh, bởi chỉ có phóng sinh là mang lại kết quả lớn "vãng sinh về lại thân người" cho chúng sinh, một thân người hữu duyên với Phật pháp.


Phàm nhân một mặt ca ngợi pháp vãng sinh, mặt khác nghi ngờ pháp này qua hạnh phóng sinh, thực là niềm tin mơ hồ. Chính do vậy mà người hành từ thiện thì nhiều mà người phóng sinh vẫn ít.


Hành giải tương ưng với người tu Bồ tát đạo chính là giảng pháp trừ mê tình, cổ lệ tha nhân hành thiện pháp phóng sinh, từ thiện, khiến cho thiện pháp ngày một thêm lớn trong cõi bất thiện nghiệp, người hành thiện đông hơn kẻ làm ác, nhờ vậy ai ai cũng được nhờ, thiên hạ thái bình, cửa thường bỏ ngỏ, chúng sinh an lạc, người người hạnh phúc, đó không phải là nhân thành tựu tịnh độ sẽ đưa đến quả tùy nguyện vãng sinh sao?

 


Người tu học đời nay thiếu quán nhân duyên nên tu học mâu thuẫn, một mặt tu niệm Phật tam muội, một mặt niệm thế gian, gia đình việc làm, tài sản...quả là chẳng khác người nấu hắc thạch mật, vừa đốt lò vừa quạt cho mật nguội. Một mặt tin ta chỉ cần niệm Phật là vãng sinh mà không cần tu thiện cải ác, hay tu huệ trừ ngu, mặt khác không tin loài súc sinh nghe danh hiệu Phật được lợi ích vãng sinh cõi người, vì cho chúng ngu muội, thế thì do đâu người ngu lại có thể vãng sinh về cõi Phật? Thiếu quán nhân duyên không biết súc sinh kia từng làm thân bằng quyến thuộc của ta, nên khinh rẻ súc sinh, không hành một pháp nào đem lợi ích lại cho chúng. Thiếu quán nhân duyên nên hành sự và tư tưởng không quảng đại, ý tưởng hẹp hòi, hành động ích kỉ. Thiếu quán nhân duyên nên gọi phóng sinh là vứt tiền xuống nước, mà không hiểu đó là đem của cải vô thường chuyển thành công đức vô lậu. Tựu chung do thiếu sức quán nhân duyên mà một đời tu hành chẳng chân thật lợi ích cho chúng sinh, khác nào kẻ sơn dã ngồi kiệu gieo hạt. Đáng tiếc và đáng thương lắm thay!