Kinh Hồi Dương Nhân Quả

 

KINH HỒI DƯƠNG NHÂN QUẢ

SỰ TÍCH LÂM TỰ KỲ

BỊ QUỶ BẮT LẦM, SỐNG LẠI THUẬT CHUYỆN ÂM PHỦ

 

 

 

NHÂN QUẢ LỤC LINH NGHIỆM KÝ

(Biên các sự linh nghiệm Kinh Nhân Quả này)

 

 

1. Uông Nguyên ở huyện Tiền Đường, mẹ già, còn y đã ba mươi tuổi mà không con, cha là ông Tịnh Hư, tính khắc bản kinh Hồi Dương Nhân Quả, chưa khắc đặng mà mãn phần. Uông Nguyên muốn cầu cho mẹ đặng sống lâu và cầu con luôn thể, nên bán ruộng mà mướn khắc bản.

Mới khắc nửa cuốn, mà vợ đã có thai đẻ con trai. Rủ thêm các vị háo thiện Ngại Khởi v.v..., phụ tiền in tới muôn cuốn mà cho người. Đêm kia Uông Nguyên chiêm bao thấy hồn cha về khen rằng: "Con noi ý cha, cha đã siêu thăng về cõi Thiên Đường. Còn mẹ người sẽ trường thọ. Các vị phụ in, đều đứng tên vào sổ Thiên Tào." Sau gia đạo càng ngày càng khá, mẹ sống gần trăm tuổi.

 

2. Triệu Bích đi thi đậu về, thấy hồn vợ hiện dọc đường đón chồng khóc rằng: "Thiếp hay sát sanh, thường làm nham cua lắm. Nay hồn xuống âm phủ, phạt bỏ vào núi Giải San, bầy cua kẹp ngày đêm khổ sở. Tại âm phủ trọng kinh Hồi Dương Nhân Quả lắm. Tôi xin cho hiện hồn về, cậy tả bảy cuốn cho người mà chuộc tội." Triệu Bích về tới nhà mới hay vợ chết đã chôn rồi. Liền sao tả kinh này, mới được hai bổn mà cho lần. Kế đi viếng mả vợ gặp ông già xưng là thần núi nói rằng: "Vợ ngươi nhờ phước cho kinh, đã đặng đầu thai rồi."

 

3. Vương Phụng là thầy thuốc huyện Thoại An, cữ sát sanh, lại phóng sanh nữa và hay mướn khắc các bản kinh khuyến thiện. Ngày kia bệnh ngặt, chiêm bao thấy hai quỷ sứ bắt hồn dẫn đi đặng nửa đường, ngó lên thinh không có ba vị, một vị mặc áo vàng nói rằng: "Ấy là Vương Phụng hay khắc bản kinh in cho thiên hạ, mau thả hồn ra." Hai quỷ y lời. Vương Phụng tỉnh dậy thuật chuyện, mạnh giỏi như thường, nên lo việc in kinh làm lành. Sau tu thành Tiên.

4. Dương Sâm là tấn sĩ ở huyện Huỳnh Nham. Lúc chưa thi đậu, thấy trong làng khắc bản kinh Cảm Ứng và kinh Hồi Dương Nhân Quả mà in cho người. Dương Sâm xét mình ít tiền thấy tấm bản số 17 chưa khắc, xin chịu tiền nội một tấm ấy. Tối chiêm bao thấy ông thần mách bảo rằng: "Cho chàng trúng theo số bản kinh." Sau thi đậu tấn sĩ thứ 17. Lấy đó mà suy: khắc bản kinh không luận tiền nhiều ít, quý tại lòng thành.

 

5. Phương Thời Khả ở huyện Hưu Ninh, nhà nghèo mà hay bệnh. Gặp người lạ nói rằng: "Ngươi nghèo mà không con, số có 36 tuổi. Nếu muốn đặng phước, thì phải làm lành." Thời Khả về ráng sức khắc các bản kinh, quyết in cho thiên hạ. Khắc mới phân nửa, bệnh giảm năm phần, khắc rồi thì hết bệnh. Sau sanh hai người con trai, lớn đều vinh hiển. Thời Khả cũng đặng sống lâu.

 

6. Trần Tòng Hiên ở huyện Ngô Môn, năm Canh Ngũ trào vua Gia Khánh, tháng mười một nội xóm trong thành bị lửa cháy. Người trên thành ngó thấy có một người lớn cao, đứng trên nóc nhà Tòng Hiên mà chữa lửa. Ai nấy đồng lấy làm lạ. Không bao lâu các nhà xung quanh đều bị cháy hết, trừ ra một nhà Tòng Hiên khỏi cháy! Ai nấy đều hỏi thăm vì cớ nào mà khỏi bị hỏa hoạn? Tòng Hiên nói:

"Trong nhà có bản Cảm Ứng và bản kinh Hồi Dương Nhân Quả, không biết phải nhờ đó mà khỏi chăng?"

 

7. Huyện Tiền Đường có ông văn học giỏi là Hứa Đình Du, hay tụng kinh Cảm Ứng, để thờ trên bàn, lối xóm coi theo mà ở. Đêm nọ ăn cướp tới dộng cửa, chúng nó xây xẩm, không thấy đường mà vô, hoảng hồn bườm hết. Sáng Đình Du hay sự ấy, càng cám ơn thần, khắc bản ấn thí, nhà càng khá hơn.

 

8. Cống Sanh (cử nhân) họ Uông, ở huyện Lục Hiệp, ngày nọ chiêm bao thấy vào chùa ông Văn Xương Đế Quân, có đôi liễn:

Thiên thượng chủ ti hữu nhãn, đơn khán tâm điều: Nhơn gian văn tự vô quyền, toàn bằng âm đức.

Nôm:

Chủ tể trên trời có mắt, cứ ngó lương tâm:

Văn chương dưới thế không quyền, trọn nhờ âm đức.

Họ Uông ý muốn khắc câu đối đó vô thiện thơ (kinh) mà cho đời hiểu sự chiêm bao thấy liễn Đế Quân nhất định sự đậu rớt như vầy mà sửa lòng. Bỗng thấy ông thần bước ra vòng tay nói rằng: "Lệ thường in một trăm cuốn thiện thơ cho người, thì sống thêm một kỷ (12 tuổi). Nếu in thêm đôi liễn này vào, cho đời rõ tích thần thánh thưởng phạt, tin mà sửa lòng, phước thọ nhiều lắm."

 

9. Tạ Thiệu Thuyên ở huyện Huyễn Bình bốn mươi tuổi mà không con, lấy làm rầu lắm. Có người khuyên y cho vay đừng ăn lời nặng, ráng làm nhiều việc lành, và khắc bản in kinh cho người mà cầu con thì đặng. Thiệu Thuyên tin lời làm liền. Vợ bệnh yếu đặng mạnh, sau sanh ba đứa con trai đều mạnh mẽ. Vợ chồng tin sự linh nghiệm nên làm lành thập bội hơn.

 

10. Họ Ngô ở Hàng Châu làm chức võ, sức mạnh đánh quờn hay lắm. Ngày nào cũng xúi chúng kiện thưa và ra tay giúp sức. Ngày kia họ Ngô đi với chúng bạn, ngồi nghỉ tại cầu Liên Kiều, gần cửa chùa có một người đương coi đọc kinh Hồi Dương Nhân Quả. Họ Ngô cười và ngạo rằng:

"Kinh ấy là nói gạt đàn ông dốt, đàn bà quê, chớ như bậc văn học viên quan lẽ nào chịu đọc và khen ngợi! Tức cười cho ông văn học ngày trước, bày đặt điều huyễn hoặc làm chi?" Nói chưa dứt lời, vùng té nhào hộc máu cả chén! Bạn hữu hỏi thăm, họ Ngô nói: "Thấy con quỷ lên cốt đứng dựa bàn thần, nạt lớn một tiếng, hết hồn mà té." Cách ba ngày sau họ Ngô thác. Trương Đảng Ngọc ở huyện Tiền Đường thấy tận mắt mà thuật chuyện ấy lại.

 

11. Niên hiệu Gia Khánh, năm thứ 12, Trương Tử Anh có một đứa con trai lên bông bệnh nghịch. Mấy thầy thuốc chạy hết. Tùng cậy họ Khuôn thỉnh Tiên, đặng xin toa thuốc. Uống tuy khá mà mông còn lở lầy. Thỉnh Tiên nữa.

Ngài cho toa thuốc rắc và dặn như vầy: "Đứa nhỏ này số vắn, tuy cho thuốc lành mạnh, sau cũng khó nuôi. Ngươi phải ráng làm phước, cầu trời cho thêm tuổi. Nhóm Nghê Tượng Hồng ở ấp này mới khắc bản Hồi Dương Nhân Quả, ngươi phải phát tâm in ba trăm cuốn mà cho người thì nuôi đứa con ấy mới được." Tử Anh y lời, thiệt con mạnh.

 

12. Kim Biên Tam tự Chấn Tổ, ở huyện Hữu Ninh. Thuở nay làm điều chi cũng giữ theo kinh Cảm Ứng với kinh Hồi Dương Nhân Quả làm gốc. Nếu gặp ai làm dữ, thì hết sức giảng dạy khuyên can. Mùa thu năm Giáp Tuất, đi qua đò xứ Nghiêm Lăng, sông Thất Lý, bị bão lớn quá gãy bánh lái hư ghe thiếu chút mà chìm đò. Bộ hành ai nấy kinh hãi. Xảy đâu ngó thấy trong đám mây đen có ông thần bận giáp vàng tay cầm cờ đỏ, phất và nói lớn rằng: "Trong đò này có ba người tu theo kinh Cảm Ứng với kinh Hồi Dương Nhân Quả, phải bảo hộ cho an." Các người trong đò đều xúm lại, vì đồng nghe đồng thấy. Chủ đò hỏi thăm nội bộ hành trong đò có ai tu theo kinh Cảm Ứng với kinh Hồi Dương Nhân Quả. Thì có họ Hứa ở phủ Nam Xương, họ Du ở huyện Gia Hưng, với ông Kim Chấn Tổ là ba vị.

 

13. Cung Giai Dĩnh ở huyện Võ Lâm, vợ là Lý Thị, mang bệnh bĩ mãn (lớn bụng) hai mươi năm, mỗi lần đau bụng gần chết, cũng giống bệnh cổ trướng, uống các thứ thuốc không hết. Giai Dĩnh vào chùa Văn Xương Đế Quân lạy vái, nguyện khắc bản kinh Âm Chất và kinh Hồi Dương Nhân Quả, in với các thiện thơ cho người vái cho vợ lành bệnh. Hèn lâu Lý Thị mới mạnh. Còn em ruột là Cung Giai Úy, vợ là Từ Thị nghén song thai, giờ Thìn đẻ một đứa, còn một đứa trong bụng tới giờ Dậu mà chưa ra, mẹ con mệt xỉu, nội nhà hãi kinh. Giai Úy vào chùa Văn Xương, quỳ lạy nguyện in thí kinh Âm Chất chú giải, với Hồi Dương Nhân Quả, năm trăm bộ cầu cho vợ sanh thai mạnh khoẻ.

Thiệt sanh mau mắn mẹ con đều bình an. Còn người chú là Cung Chương đau bệnh trĩ (ghẻ dưới giang môn), mấy năm ngồi thì đau nhức. Lạy Văn Xương Đế Quân, cầu cho hết bệnh thì in kinh. Vái rồi lạnh mình bắt run như rét, trong bụng lạnh ngắt như uống nước đá lần lần hết bệnh.

 

14. Quan hình thơ là Thẩm Lộc Minh ở huyện Trát, phụng chỉ về Kinh đô, vợ phát bệnh nặng. Lộc Minh lạy cầu Văn Xương Đế Quân xin cải ác tùng thiện lo khắc bản in kinh. Người nhà vào chùa kêu Lộc Minh nói bà đã tắt hơi. Lộc Minh về nhà, vợ sống lại nói: "Thiếp bị quỷ bắt dẫn đi, nửa đường gặp ông Thần, xưng là Trị Nhật Công Tào, nói rằng người chồng có vái nên Đế Quân bảo tha về."  Nhằm ngày 19 tháng 6, Đạo quang năm thứ ba.

 

15. Hạ Chi sanh ở huyện Trường Giang, ngụ Kinh đô nhớ mẹ già ở nhà 70 tuổi. Rằm tháng bảy, năm Quý Mão vào lạy Đế Quân, nguyện in kinh Âm Chất với kinh Hồi Dương Nhân Quả cho đời, cầu mẹ trường thọ mạnh khỏe. Không bao lâu đặng thơ nhà gửi qua nói: "Mẹ đau phát bối đã lâu, rằm tháng bảy vùng hết."

 

16. Lưu Quân An ở xứ Dương Châu, làm chức tùng sự theo quan Lại Bộ. Mẹ theo ở Kinh Đô, phát bệnh mê mẩn, Quân An ở xa chùa Văn Đế, nên chồng ghế lên cho cao, đầu canh năm lên ghế cao, lạy ngay phía chùa Văn Xương Đế Quân, cầu cho mẹ mạnh, thì khắc bản in kinh cho thiên hạ, giây phút bà mẹ tỉnh hồn nói rằng: "Ta bị một con quỷ bắt đi theo cả trăm tội nhân bỏ tóc xõa, mặt mày lem luốc.

Xảy gặp ông thầy chạy đến nói rằng vâng lệnh Văn Xương Đế Quân bảo tha một ta về, nên mới tỉnh lại." Nói rồi khỏe lần, không uống thuốc mà mạnh.

 

 

 

 

KINH HỒI DƯƠNG NHÂN QUẢ

 

SỰ TÍCH LÂM TỰ KỲ

BỊ QUỶ BẮT LẦM, SỐNG LẠI THUẬT CHUYỆN ÂM PHỦ

VUA NHỨT ĐIỆN XỬ 43 ÁN, NHỜ UỐNG PHÁT HUỆ MỚI NHỚ

 

Trong tỉnh Hồ Quảng có huyện Hiếu Cảm, tại làng Lê Thọ có một người học nho, họ Lâm tên Tự Kỳ, thuở nay ăn chay cữ sát sanh , hôm mai thường tung kinh Kim Cang , song không hiểu nghĩa lý trong kinh cho hết. Tánh ở công bình hiền hậu. Xóm làng đều kính trọng người.

 

Nhằm bữa mồng hai tháng ba, năm Mậu-ngũ, trào vua Gia-Khánh, Lâm Tự Kỳ dậy sớm thắp hương cúng lạy. Xảy đâu mấy con quỉ vật Tự Kỳ mà bắt hồn dẫn đi; đem đến miểu ông Địa sở tại xem xét rồi. Qua bữa sau giải tới miểu Thành Hoàng (là ông thần đình sở tại) xem xét nữa, nội ngày ấy giải đến đền vua Tây Nhạc, là chỗ hội các hồn mới chết, phỏng là ba bốn trăm hồn, vua Tây Nhạc phê nhận các tờ rồi giải qua Đô-thống-ti xử đoán. Bữa thứ ba mới tới Đô thống ti đủ mặt Lâm Tự Kỳ, thấy các hổn đều mang gông xiếng áo quần rách rưới. Quỉ xứ lùa hết vào dinh Chưỡng án phán quan (ông phán quan coi các án) mà phát đính bài mỗi hồn, đeo trên cổ, có đề phạm những tội gì. Tới phiên kêu tên Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ, huyện Hiếu Cảm đeo đính bài bốn chữ "ác phạm ngưu đồ" (nghĩa là tên tội phạm hàng trâu ), quĩ dẫn hồn Lâm Tự Kỳ vào hầu tra. Phán quan xem thấy trên đầu Lâm Tự Kỳ có chiếu hào quang nhấp nháng. Phán quan hỏi: " Người làm hàng bấy lâu, giết bao nhiêu trâu ? ". Tự Kỳ bẩm rằng: " Mô Phật tôi thuở nay không giết trâu nào hết. Phán quan nói: ngươi không giết trâu sao đeo đính bài, trên tên họ ngươi có bốn chữ "ác phạm ngưu đồ ? ". Mà ngươi phải ở làng Lý Thọ chăng ?". Tự Kỳ bẩm: "Tôi ở làng Lê Thọ, chớ không phải làng Lý Thọ". Phán quan hỏi: " Ngươi mấy mươi tuổi ? ". Bẩm rằng: "Tôi đã bốn mươi mốt tuổi. "Hỏi: " Sanh tháng ngày giờ nào? " Bẩm: " Sanh nhằm giờ Thìn, mồng ba tháng giêng. "Phán quan tra bộ rồi nói: Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ số tới 78 tuổi, cớ nào bắt tới làm chi! Vả lại: họ tên trong bộ tuy trùng tiếng trên đính bài, mà chữ không trùng, tên làng cũng đồng âm mà bất đồng tự. Huống chi chi ngày sanh tháng đẻ khác nhau. Nhà ngươi là Lâm Tự Kỳ ở làng Lê Thọ, còn ta sai bắt tên hàng trâu là Lăng Sỉ Kỳ ở làng Lý Thọ kìa. Bởi nó mới 36 tuổi, làm hàng giết trâu chó phỏng vài trăm con. Hỡi còn tội khác kể không xiết, nên đáng đoạ tam đồ, là hành hình ba cách: trấn nước, đốt nấu dầu, đâm chém bằm xắt, kêu là thuỷ đồ, hoả đồ, đao đồ. Còn ngươi có chiếu hào quang trên đầu, chắc là ngươi làm lành tụng kinh kệ. " Bẩm rằng: "Tôi thuở nay không làm điều chi lành lắm, song chẳng dám làm việc dữ. Từ mười bảy tuổi ăn chay, đến nay đã hai mươi mấy năm, thường ngày dầu mắc việc chi gấp lắm, cũng lo tụng cho rồi một cuốn kinh Kim Cang, và niệm Di Đà vài trăm câu, rồi mới làm công việc. "Phán quan nói: "Như vậy thì là người lành: quỉ xứ bắt lầm một người thường cũng có tội, huống chi là người lành! Vả lại Thổ địa sở tại, với các vị thần xem xét đều sơ lầm, cũng có lỗi nữa, việc nầy quan hệ, chẳng phải nhỏ đâu! Vậy thời thiện-nhơn hãy ngồi đỡ mái tây, đợi tôi tâu cho vua hay, rồi sẽ đưa về dương thế ." ( Nghĩa là hườn hồn sống lại ) . Xảy có hai người đồng tử mặc áo xanh dắt hồn Tự Kỳ đến nhà khách mái tây. Thấy trên tấm biển đề bốn chữ "Tây Phương chú tiết " : (Nghĩa là chỗ ở tạm mà đợi rước về Tây phương cho rõ ràng tiết nghĩa), lại có đối liễn cột cái như vậy:

 

Đại trượng phu, thủ bất khai sanh tử lộ.

Kỳ nam tử, song mi số phá lợi danh quan.

 

THÍCH NÔM: Đứng bực trượng phu chí cả, thông hiểu sự sống làm thì thác có báo ứng vầ phần hồn, nên không dám làm dữ, mà lại làm lành nhờ thần sau. Còn nam nhi cao kỳ thông thái ấy, sự danh lợi thì mất đức hạnh nên không lòng tham danh lợi, lo tu nhơn tích đức cho phần hồn.

 

Khi ấy, Tự Kỳ vào trong nhà khách, thấy có ba người; một gái, hai trai, đều ăn mặc theo đạo sĩ (thầy pháp tàu) tay cầm xâu chuỗi lần, đồng đứng dậy, chắp tay mời ngồi. Đồng tử nói : "Thiện sĩ ngồi chờ một chút, đợi vua ngự sẽ vời ". Giây phút nghe ba tiếng trông mở cửa đền. Đồng tử đến vời Tự Kỳ đến cửa đền, thấy trên cửa ngõ có treo tấm biển ngang, đề mười một chữ: Kinh châu đẳng xứ sanh hồn thiện ác đô thống ti.

 

NGHĨA LÀ: Sở đô thống ti coi xử hồn dữ lành Kinh châu.

 

Cửa ngõ đề đôi liễng rằng:

Âm dương bổn vô dị lý. Cảm ứng xát hữu minh trưng.

 

NÔM: Âm dương vốn không khác lý. Cảm ứng thiệt có quả tang.

Đối liễng trên cột như vầy :

 

Gian hùng đáo thử, năng bất tâm hàn.

Thiện sĩ lâm tư, tự nhiên khí tráng.

 

NÔM: Gian hùng đến đó sao khỏi lòng nao.

Lương thiện vào đây tự nhiên hơi khoẻ.

 

Vảo cửa trong, thấy treo tấm biển bốn chữ.

 

Phước thiện hạo dâm .

 

NGHĨA LÀ: Thưởng người lương thiện, phạt tội tà dâm.

 

Và đôi liễng như vầy:

 

Nghiệt cảnh phân minh xảo kế thiên ban nam tế yểm.

Dạ đài thê sở công hầu cực phẩm bất tương nhiên.

 

NÔM : Gông báu sáng loà, xảo kế nhiều bề không thể giấu.

Để cầm thảm khổ, công hầu tột bực chẳng hề dung.

 

Đôi liễng nữa rằng:

 

Thiên đường hữu lộ chi tu ốc lậu đổ thanh nhiên.

Địa ngục vô nôm chỉ vị thốn tâm da ám địa.

 

 

NÔM: Thiên đường có nẻo thẳng, cho hay nhà kín thấy trời xanh.

Địa ngục không ngõ ra, cũng bởi tấc lòng theo đất tối.

 

NGHĨA LÀ: Trong nhà kín nhà tối, coi như ban ngày, không dám làm quấy thì đặng lên Thiên đường. Nếu không lòng tối tăm, hay tính mưu thầm kế trộm, cơ xão độc ác, thì sa địa ngục.

 

Vào tới đơn trì (sân sơn son), trên treo bốn biểu chữ Tam vô tư đường (nhà ba đều không tư).

 

Kinh Lễ Ký nói: Thiên vô tư phúc, địa vô tư tải, nhựt nguyệt vô tư chiếu. Nghĩa là: Trời không che riêng, đất không chỗ riêng, nhựt nguyệt không chiếu riêng).

 

Đôi liễng như vầy :

Sanh bình nhứt vị hồ hành, kham thán tín tâm bất cập tảo.

Kim nhựt thiên ban thọ khổ, cự tư hồi thủ khước hiềm trì.

 

 

Nôm: Bấy lâu một thói hàm hồ, tiếc nhẽ lòng tin khôn kịp sớm.

Thuở nay nhiều bề chịu khổ, thương ôi dạ ấy kiến ra chầy!

Trông xa đôi liễn trên cột như vầy:

Đối Quỉ sát, Dạ xoa, mạc quái đương tiền nhan diệt ác.

Thượng đao sơn, kim thọ; phương trì tích nhựt niêm đầu sai.

Nôm: Ngó Quỉ sứ, Dạ xoa, chớ trách cõi này nhiều mặt dữ.

Lên đao san kim thọ(1), mới hay thuở trước tấc lòng sai.

Trên cao có treo tấm bảng bốn chữ:

Thưởng khách hình oai. (Thưởng người lành, phạt kẻ

oai dữ).

Phía đông treo tấm biển bảy chữ;

Tân thiết vô gián tăng nho ngục.

Kim thọ là cây có buộc nhiều gươm trên các nhánh, quăng tội nhân lên.

nghĩa là: Mới lập thêm ngục hành không hở, là hành rồi cách này, day hành cách khác, để trị tội sãi tu giả, sẽ hại đời.

Đôi liễn dài hai bên như vầy:

Thọ Bồ Tát giới, âm tá không môn ngu kỳ, vương pháp nhiêu, Phật pháp bất nhiêu.

Đọc thánh hiền thơ, phản tương nho thuật sát nhân, thế võng lậu, thiên võng bất lậu.

Dịch nôm: Đọc kinh Bồ Tát, thầm ở chùa chiền dối thế, phép vua dung, phép Phật chẳng dung.

Học sách thánh hiền, dám đem chữ nghĩa hại người, lưới đời lọt, chớ lưới trời không lọt. Ấy là hành tội sãi tu dối và kẻ học hay đặt đơn hại

người.

 

Lúc ấy các hồn đều quỳ dưới thềm, Phán quan thâu giấy tờ tâu rành sự bắt lầm, v.v... Tần Quảng Vương xem rồi phán rằng: "Người này quả thiệt hiền lành lại ăn chay tụng kinh, vả lại chưa tới số, đáng cho huờn hồn. Sai quỷ dạ xoa mau mau bắt hàng trâu là Lăng Sĩ Kỳ ở làng Lý Thọ đến đây! Còn bốn quỷ dạ xoa bắt lầm, xử trượng mỗi tên tám chục roi, rồi giam lại sẽ kêu án. Lỗi Thổ Địa tại làng chỉ đi bắt lầm, ta cũng dâng sớ cho Ngọc Đế phạt tội." Rồi phán hỏi Tự Kỳ rằng: "Ngươi bấy lâu tụng Kinh chi?" Tự Kỳ tâu: "Tụng Kinh Kim Cang."

Phán: "Hay lắm! Mà tụng đặng bao nhiêu cuốn?"

Tâu: "Tôi không nhớ song tôi ăn chay hăm mấy năm, còn tụng kinh mười bảy năm."

Vua truyền Phán quan tra coi tụng đặng bao nhiêu cuốn. Phán quan giở bộ đếm cộng đặng ba ngàn năm trăm lẻ ba cuốn. Phán rằng: "Số ngươi còn nhiều, ước tụng cũng dư một tạng (một tạng là 5848 cuốn). Mà ngươi có rõ nghĩa lý trong kinh chăng?" Tâu: "Tôi không hiểu nghĩa cho hết."

Phán: "Nếu hiểu nghĩa kinh mà ở theo và khuyên người nữa thì công đức lường không xiết. Chớ như tụng không thì công đức mười phần đặng có ba phần."

Tự Kỳ tâu: "Mướn người tụng kinh thế cho mình có đặng phước chăng?"

Phán: "Mướn người tụng, mười phần, đặng có một phần phước. Nhưng mà còn hơn kẻ không tụng. Khi trước ngươi tụng Kim cang, chưa khỏi sai xiển. Lúc đương tụng trong lòng không ròng thanh tịnh, hoặc nhớ mấy việc này việc kia. Ấy là miệng tụng lấy có mười phần được phước không đặng hai ba phần. Vậy từ rày sắp sau phải ráng sức suy nghĩ cho thông nghĩa lý, miệng tụng lòng tưởng. Gặp ai

cũng giảng bốn câu kệ trong kinh Kim Cang, thì mới có trông về Tây phương đặng." Phán Quan tâu: "Người này cách thế gian đã năm ngày

tim phải lạnh, chắc trong nhà đã liệm rồi e khó sống lại.

Nếu Ngọc Đế tra ra, ắt không tiện lắm. Xin vương gia cho huờn hồn sớm sớm."

Vua phán rằng: "Không hề chi. Ngày mùng 2, 12, 22, ngày mùng 5, rằm, 25, mùng 8, 18, 28 đều là ngày lệ xử các phạm hồn tại đây. Nay là ngày mùng 8 cũng nhằm kỳ xử.

Ta thấy người đời không tin nhân quả báo ứng, dễ khinh lời Thánh, chê bai Tam Bảo (là Phật Pháp Tăng: Phật, kinh luật, thầy tu), các tội ấy rất nhiều. Nay cầm thiện sĩ một ngày, xem ta xử đoán lành dữ, nữa sống lại, thuật chuyện cho người đời nghe. Mau cho thiện sĩ uống một huờn thuốc Noãn Tâm này thì trái tim ấm tới bảy ngày." Rồi phán rằng: "Phàm các hồn đến cửa nhứt này, quá bảy ngày mới giải qua chín vua Thập điện, thì sống lại không đặng."

Tự Kỳ tâu: "Vì cớ nào mái tây có nhà khách gọi là n"Tây phương chú tiết", người phàm đến đó đặng chăng?" Vua phán: "Không phải đến đặng. Phàm người thác

đem hồn tới vua Tây Nhạc xem xét, phê rồi mới giải đến đây, trẫm xét rõ đáng luân hồi mới phê vào tờ rồi giải qua Đông Nhạc xem rõ mới phát một tờ rồi gửi qua Tây Nhạc xem rõ mới phát lệnh cho đi đầu thai, hồn ấy mới đặng đầu thai. Còn trừ ra ai trọn lành không dữ, hoặc ăn chay tụng kinh chơn tu thì trẫm không phép xử đoán, nên cho ở tạm mé tây, đợi trẫm viết triệu Kim đồng Ngọc nữ, đem tàng phướn báu rước hồn lên thiên đường."

Tâu: "Sao gọi là thiên đường?" Phán: "Cõi thiên đường sáng láng rộng ngay. Nếu lòng ai sáng láng ở rộng rãi ngay thẳng, thì hồn lên thiên

đường." Tâu: "Còn địa ngục thể nào?"

Phán: "Chốn địa ngục thấp dơ đen tối. Nếu ai lòng ở hèn hạ, nhơ nhớp, xấu xa mê muội, thì hồn sa địa ngục." Tâu: "Những hồn lên thiên đường, hoặc sa địa ngục có

luân hồi (đầu thai) chăng?" Phán: "Đã lên thiên đường, hoặc sa địa ngục đâu còn

đầu thai, song cũng có khi vì chưa đúng bực cũng còn đầu thai nữa."

Tâu: "Như vậy, bực nào phải luân hồi?" Phán: "Trong một ngàn người, may một hai người lên thiên đường. Còn ngàn người phỏng vài trăm người bị cầm địa ngục. Còn bao nhiêu đều luân hồi hết. Bởi vì ai trọn lành, không phạm một điều dữ, mới đặng lên thiên đường. Nếu ai trọn dữ không làm một điều lành, mới cầm địa ngục.

Còn ai không lành không dữ, hoặc nửa lành nửa dữ, đều phải đầu thai."

Tâu: "Hoặc kẻ trước làm lành, sau làm dữ hoặc người trước làm dữ sau làm lành, có kẻ dữ nhiều lành ít, kẻ thì dữ ít lành nhiều, vương gia xử làm sao?"

Phán: "Trước làm lành, sau sanh dữ, thì ghi dữ, chẳng ghi lành. Trước làm dữ, sau chừa lỗi làm lành thì ghi lành chẳng ghi dữ. Còn dữ nhiều lành ít, đem lành trừ dữ, còn bao nhiêu dữ, thì hành mà trả hoạ. Dữ ít lành nhiều, thì đem dữ trừ lành, còn dư bao nhiêu lành thì trả phước."

Tâu: "Nếu ghi dữ chẳng ghi lành, thì những kẻ trước làm lành, sau làm dữ, cũng như người trọn dữ một thứ. Còn ghi lành chẳng ghi dữ, thì những kẻ trước dữ sau lành, cũng như người trọn lành một thứ, không phải chẳng chia nặng

nhẹ sao?" Phán: "Chẳng phải nói như vậy! Bởi người làm lành chẳng trọn, thì Ngọc Đế ghét lắm, cho nên ghi dữ, chẳng ghi lành, song không phải chẳng kể sự lành của nó đâu, nhưng tính giảm hết phân nửa việc lành. Còn kẻ ăn năn chừa lỗi, thì Ngọc Đế thương lắm, nên ghi lành chẳng ghi dữ, song chẳng phải không ghi dữ chút nào, nhưng mà giảm phân nửa việc dữ."

Tâu: "Tôi thường thấy người lành mà bị nghèo nàn, còn kẻ dữ lại đặng giàu sang. Trời báo ứng không rõ ràng nên người hiểu chẳng thấu!"

Phán: "Người lành mắc họa e mặt lành mà lòng chẳng lành. Kẻ dữ mà đặng phước, e mặt dữ mà trong lòng không dữ. Thượng Đế trọng thiệt tình, chớ không cần sự làm mặt bề ngoài. Bởi làm mặt bề ngoài thì dối người đặng, chớ lòng dối Trời sao đặng. Xưa nay quả báo chắc không lầm, song việc nhân quả báo ứng có nhiều cách. Có khi dữ lành kiếp trước, mới trả đời nay. Lành dữ đời nay, kiếp sau mới

trả. Hoặc đời nào trả theo đời nấy, có khi mới làm lành dữ mà trả lập tức nhãn tiền. Còn như ngươi nói: "Dữ đặng phước, lành mắc họa" là bởi làm lành, làm dữ đời nay chưa bao nhiêu, mà mắc trả lành lớn dữ lớn kiếp trước chưa rồi, làm sao ngươi hiểu thấu. Bởi vì trả kiếp trước của chúng nó, lành cho hưởng phước, dữ cho mắc họa, cho dứt nợ kiếp trước. Rồi mới xét lành dữ đời nay thiệt giả, nhiều ít, lớn

nhỏ, trừ cấn, hoặc trả lại đời nay, hoặc để dành kiếp sau, hoặc trả cho con cháu nó. Việc báo ứng theo luật âm, hoặc sớm muộn, hoặc kín đáo, hoặc rõ ràng chắc không sai một mảy. Thiên lý nhiệm mầu, ngươi biết sao thấu?"

Tâu: "Sao gọi là đời nay mà chịu trả nhân quả kiếp trước?"

Phán: "Như con nít mà bị té sông, lửa cháy, bị đâm chém, bị tật bịnh hoặc cọp ăn, rắn cắn, ngựa đạp, xe cán trâu báng, hoặc các việc rủi ro, v..v..., thì đời nay nó đã biết làm điều chi dữ đâu mà bị trả họa, đó là trả họa kiếp trước.

Lại còn học trò mới đôi mươi mà đi thi đỗ, hoặc là con dòng mà đặng thế chức, hoặc hưởng tổ ấm, phụ ấm, hoặc các việc may mắn thinh không, v.v... thì đời nay tuy chưa làm lành, mà đặng hưởng phước, ấy là trả lành kiếp trước. Coi đó mà suy, thì hiểu: lành mà mắc họa, dữ mà đặng phước, là tại cớ ấy."

Tâu: "Nếu người lành lên thiên đường hết, cũng không luân hồi thì trong đám đầu thai chẳng là không có người lành sao? Còn kẻ dữ đều cầm địa ngục, cũng không luân hồi thì trong đám đầu thai đều không có kẻ dữ rồi!"

Phán: "Người lành cũng có khi luân hồi một khi là mười phần lành, còn chưa trọn lành một phần, thì cũng cho đầu thai xuống cõi trần chịu cực một phen, cũng như tu thêm cho trọn lành, rồi mới được về thiên đường, ấy là trời lấy lòng tốt mà bó buộc người lành đó. Còn kẻ dữ có khi một đôi người đặng luân hồi, là vì mười phần dữ chưa trọn, nên còn dung chế, cũng cho luân hồi, chịu cực khổ trăm bề

hành phạt một phen cho đến thế làm cho biết ăn năn chừa lỗi, ấy cũng nhân từ của Thượng Đế như lòng mẹ thương con không nỡ giết đứa dữ."

Tâu: "Bắt người lành đi đầu thai thì người lành khổ lắm! Còn kẻ dữ cũng được đầu thai, thì kẻ dữ rất may chăng? Sao Trời không phân biệt?"

Phán: "Không phải vậy đâu. Cho người lành đầu thai hưởng giàu sang vinh hiển là thiên đường tại đời sao gọi chịu khổ? Còn cho kẻ dữ đầu thai chịu khó hèn tai nạn,

cũng như địa ngục tại dương gian sao gọi rất may? Huống chi người lành hưởng cảnh thuận, nếu tu nhân tích đức thêm thì lên thiên đường. Nếu hưởng phúc giàu sang mà làm dữ quá, trừ hết phước dư tội thì cũng không siêu được. Nếu kẻ

dữ bị cảnh nghịch tai nạn mà biết ăn năn vì lỗi trước lo tu đền tội, thì cũng hết khổ, bằng không tu thì đọa địa ngục đã ưng, hết trông đầu thai nữa. Coi đó thì đủ biết họa phúc tuy là trời định song lòng người lành dữ cũng đổi dời việc, may rủi tuy bởi số phần, mà lòng người ở dữ lành cũng bởi số mạng. Cho nên họa phúc số mạng không chắc gì, do tại làm lành làm dữ mà đổi dời hoài."

 

Tâu: "Như vậy thiên đường, địa ngục, siêu đọa là tại lòng người muốn, tự do làm chủ. Nếu tôi là người không làm chủ cái tâm tôi, ấy là: Thiên đường nọ, có đàng chẳng bước; Địa ngục kia, không cửa lại tìm!"

Phán: "Phải, xét lại người là người sẽ lên Tây Phương, nên lòng mau tỉnh như vậy." Nói chuyện dứt lời rồi, Phán quan tâu: "Các phạm hồn tựu đủ hầu tra." Vua xem lời phê của Tây Nhạc rằng: "Bọn Từ Húc cộng 752 hồn, đáng đầu thai." Vua đều phê cho chúng nó được giải qua vua Đông Nhạc lãnh tờ đầu thai hưởng phước. Coi lời phê trọn lành ba hồn được siêu, kể ra sau đây:

 

1. Một nàng thiện nữ là Liễu Thị, chí hiếu với mẹ chồng nuôi đau cực khổ lại hay bố thí cho kẻ tù ăn: xuất tiền sửa cầu đắp đường, làm nhiều việc lành, không nói một lời tổn đức, chẳng làm một điều chi hung dữ, lại ăn thập trai đã năm mười năm và hay tụng kinh Phổ Môn nữa.

 

2. Một người thiện dân là Dương Thăng, thảo cha mẹ, thương anh chị em, cung kính kẻ lớn, ở nhơn từ rộng rãi hay thương người. Không ăn gian một đồng tiền, chẳng tham lam ngàn lượng bạc. Cứu người ngặt nghèo, giúp người nguy cấp. Vài trăm người nhờ ơn giúp dùm, mấy chục nhà nhờ tay cứu sống. Công ơn bố thí lớn lắm.

 

3. Một vị thiện sĩ là Trương Quan Diện ở huyện Võ Lăng, tuy nhà nghèo mà thủ phận, cực khổ mà bền lòng. Đặt sách vài trăm cuốn, đều nói chuyện khuyên đời. Dạy học trò giữ nhân nghĩa làm đầu, kết bạn hữu ngay tín làm gốc. Tuy chẳng ăn lạt, mà lòng lành như ăn chay. Tuy chẳng niệm kinh, mà lời hiền như niệm kệ, lòng mình đều sạch sẽ, lời nói chẳng dữ hung. Ba vị ấy đều đáng đầu thai về Tây Phương, được liên hoa hóa thân dực thượng (như Na Tra khỏi cha mẹ sanh

nữa).

 

Vua xem lời phê của vua Tây Nhạc rồi phán rằng: Mau vời Kim đồng, Ngọc nữ đem tàng phướn báu xuống rước ba hồn đưa về Tây Phương (Kim đồng rước hồn nam, Ngọc nữ rước hồn nữ), còn tại ti này, phải nổi trống trỗi nhạc, thắp hương chưng hoa, sắp đặt hạt tiên mà đưa ba vị ấy. Còn các hồn phạm tội, chiếu y theo số thứ tự trong đính bài, dẫn vào trẫm xử."

 

 

 

Án thứ nhất: Phán quan tâu rằng: “Hồn phạm số thứ nhất là họ Dư, ở huyện Huỳnh Châu, tú tài thi đỗ cử nhân, hai khóa không đậu tiến sĩ, đặng bổ chức tri huyện Huyện Tú Thủy trào Thanh, lên lần tới chức Chủ Sự ở sở Hình Bộ, sau làm chức Lang Trung sở Công Bộ, lại qua sang chức Thị Lang ở Bộ Hộ rồi qua sở Lại Bộ đặng năm tháng mới thác. Tra án tên phạm này từ hồi đỗ tú tài tới làm huyện, không làm một mảy lành, đến làm sở Hình Bộ, giết oan 13 mạng. Làm sở Công Bộ ăn hối lộ rất nhiều. Làm sở Hộ Bộ ăn hối lộ nhiều bạc lắm. Sau lên sở Lại Bộ càng dạn hơn nữa bán chức quan mà ăn, miễn đầy túi mình không cần ai khóc. Tội này đáng đọa địa ngục A Tỳ, không đặng đầu thai”.

 

Dư đứng dậy bái và tâu rằng: “Tôi đã làm quan lớn, xin vương gia châm chế cho tôi còn thể diện”.

 

Vua nạt mà phán rằng: “Khốn kiếp! Dương gian trọng người chức lớn, tại âm phủ trọng đức chứ không trọng tước quyền; kẻ đức hạnh lớn, dầu ăn mày trẫm cũng kính lễ. Nay người còn ỷ thế làm quan mà cự với trẫm sao? Quỷ dạ xoa lấy chùy sắt mà đập đứa khốn này cho chí tử”.

 

Họ Dư tâu rằng: “Tôi có ăn thập trai, tụng kinh Chuẩn Đề”.

 

Phán rằng: “Ngươi ăn thập trai niệm kinh chú Chuẩn Đề, mà cầu công danh bền bỉ. Ngươi phải hiểu nghĩa hai chữ Chuẩn Đề. Phàm người muốn cầu giàu sang công danh, hoặc cầu con cầu thọ, thì phải chừa mười điều dữ là: chẳng kính trời đất, chẳng kính tam quan, chẳng thảo cha mẹ, chẳng thuận anh em, chẳng ngay vua chủ, chẳng tin thiệt, chẳng lễ nghi, chẳng xử nghĩa phải, chẳng thanh liêm trong sạch, chẳng biết hổ thẹn. Đã chừa 10 điều dữ ấy, lại còn theo luật Công- Quá- Cách, mỗi ngày tụng kinh cảm ứng cho nhớ mà sửa lòng, không dám hở một bữa, chẳng dám tính một điều trái lẽ. Như vậy thì ăn thập trai, niệm chú Chuẩn Đề cảm động lòng trời. Còn ngươi bấy lâu làm dữ nhiều điều, cứ bia tiếng Chuẩn Đề, mà trông trả phúc, mà trông trả phúc, là theo ngọn, chẳng gốc, mà giữ cảm động vào đâu? Nhằm ngày thập trai, ngươi quên ăn mặn lỡ bữa khác ăn trai mà trừ, hoặc đám tiệc chúng ép thì ngươi đình ngày chay mà ăn mặn. Nếu thế hoặc xả thì không phải lòng thành, còn chi kể nữa? Ăn thập chay như ngươi đó lại càng thêm tội, đừng cãi nhiều lời. Mau dẫn nó qua A Tỳ địa ngục”.

 

 

Án thứ 2:  Kêu số thứ nhì họ Tần, ở huyện Hớn Dương. Tú tài thi đậu tới tiến sĩ, làm quan tri phủ Thái nguyên, ba năm mới thác. Phạm đồ này khinh dễ luật Thiên Đình, không kể mạng người, trấn nhậm ba năm, ăn hối lộ tới mười mấy muôn lượng, không cần việc nước. Đời nay ngươi đặng thi đỗ làm quan, là vì kiếp trước là thầy chùa, có công dọn đường núi và đắp lề vài trăm trượng (vài ngàn thước mộc). Nào hay đời nay đổi lòng tới thế mà phụ ơn Ngọc Đế ban thưởng.

 

Phán quan đọc án rồi, họ Tần tâu: “Tôi khi sống mê muội, không dè có việc Địa Phủ xử tội như vậy. Nay mới ăn năn tỉnh lại. Trong nhà tôi còn vài muôn lượng bạc. Nay thấy đền vua hư cũ, dưới thềm nhiều hồn đói rách. Tôi tình nguyện dâng hết bạc mà tu bổ đền vua, còn dư mà bố thí cho hồn đói mà đền tội, chẳng biết ý vua thế nào?”

 

Phán rằng: “Nay ngươi ăn năn đã muộn quá! Đền âm phủ của trẫm, há dùng của vạy tà mà tu bổ sao? Còn ngạ quỷ (ma đói) là tại chúng nó khi sống làm dữ nay phải chịu khổ, ai cầu bố thí cho nhọc công. Huongs chi lúc ngươi còn sống, hay kiếm mưu này kế kia mà thâu của cho nhiều, nào có thương ai đói mà bố thí. Phải chi ngươi làm  phước cho sớm, thì đã tiêu tội rồi, đâu có ngày nay mắc án. Mà lại vài muôn lượng đó, có phải của ngươi sao? Mười mấy năm trước, trẫm đã cho oan gia đầu thai làm bốn trai hai gái của ngươi, ngươi thác chưa đầy hai tháng, chúng nó theo điếm đàng, bài bạc đã phá hết ráo sự sản rồi; ít lâu đây con trai ngươi sẽ đi trộm cướp, con gái ngươi sẽ vào lầu xanh, làm hư tiếng tông môn nhục nhã!” Họ Tần nghe qua động lòng khóc ngất, tiếng rống ồ ồ! Quỉ sứ lấy chùy đồng đập đùa, té xỉu tại đất! Giây phút tỉnh hồn, bị dẫn qua địa ngục.

 

Án thứ 3: Phán quan truyền dẫn hồn kế đó vào nữa. đọc án rằng: “Phạm hồn họ Triệu ở huyện Huỳnh Châu trước làm thơ lại (thơ ký), sau lên chức huyện thừa tại huyện Vĩnh Bình mới chết. Hồi 18 tuổi làm dữ rất nhiều. Đến làm quan, ăn của chúng, hại mạng dân. Sai thâu thuế kẹp khảo dân nghèo, lo vừa ý quan trên, khắc bạc dân dưới. Đáng ghét hai khoản này: Đi xét án nhân mạng, cứ theo tiền mà làm án thiệt giả, nghĩa là lo bạc thì quả bị giết cũng gọi tự vận, không lo bạc thì tự vận cũng vu người giết. Còn xử điền thổ, hễ ai lo nhiều bạc thì đặng ruộng đất, nên trong túi tham, đựng vài ngàn lượng vàng. Bởi cớ ấy, khi còn sống đã phạt tuyệt tự, mà chưa hết tội. Nay trước nấu dầu mà rửa hờn cho dân, rồi sẽ cầm địa ngục A Tỳ, không đặng đầu thai nữa”.

 

Họ Triệu tâu: “Lời xưa nói: Vì nghèo mới làm quan. Như vậy ăn của dân cũng là phải. Nếu buộc sự hối lộ mà làm tội thì kẻ làm quan lấy chi mà nuôi gia quyến và đãi quan khách, của đâu mà đi lễ cho quan trên?”

 

Phán: “Như minh oan cho người, hoặc lấy lẽ ngay mà xử cho đúng phép công bình theo luật lệ, kẻ khỏi hàm oan, người ngay khỏi bị hại, người cám ơn vì xử công minh, nếu chúng nó giàu có cám ơn, nên vui lòng mà cho tới bạc ngàn mình cũng không lỗi. Chớ như không lợi ích cho người chút nào, lập thế này bày mưu nọ mà ăn của người hoặc bó buộc kể ơn ra giá, xách bức cho người phải lo, dầu ăn một đồng tiền cũng có tội. Khác nào bênh vực cho kẻ vạy, làm cho ra ngay mà ăn tiền thì oan ức cho người ngay lắm tội biết bao nhiêu. Ngươi thử nghĩ, những của ngươi ăn đó có phải nghĩa công bình chăng? Người ta vui lòng tình nguyện đền ơn cho ngươi chăng? Có đáng công ơn theo nghĩa theo lẽ minh oan, tự nhiên mà người cho chăng? Ngươi còn già miệng mà chữa mình sao?”

 

Họ Triệu tâu: “Tôi có ăn chay vía Tam Quan (là ba rằm lớn, tam ngươn, rằm tháng giêng vía Thiên Quan, rằm tháng bảy vía Địa Quan, rằm tháng mười vía Thủy Quan) thật là trông ba vị Tam Quan Đại Đế bảo hộ. Nào hay bây giờ bị hoạn nạn này, ba vị Tam Quan Đại Đế, sao chẳng đến mà cứu tôi!”

 

Phán rằng: “Lời nói dữ ấy, tội đáng bằng hai, lấy bàn tay sắt vả miệng nó mười hai cái. Ba vị Tam Quan Đại Đế là Thiên Quan, Địa Quan, Thủy Quan, ba vị thần ngay thẳng phò hộ người lành. Người làm lành, tuy chẳng ăn vía ba rằm lớn, Ngài cũng cho thêm phước, há bảo hộ người là bọn không nhân nghĩa sao? Nếu ngươi làm lành mà ăn chay, thì chay ấy giúp thêm việc lành. Nếu làm dữ mà ăn chay, là giới việc ăn chay mà làm dữ, sao dám nói hồ đồ? Truyền dẫn qua địa ngục”.

 

 

Án thứ 4: Phán quan đọc án kế: “Họ Châu ở huyện Đông Thành qua ngụ đất Hớn Ngẫu, nổi lò thợ bạc, hay chế bạc thấp, bạc giả mà hại người mất tình nghĩa, hư thể diện, làm tội nhiều điều. Trừ ra một tội đáng ghét là: Một người buôn bán ở huyện Ky Thủy, đem một trăm ba chục lượng bạc lọc có dư, mướn y nấu ra bạc chín (nghĩa là bạc mười nấu ra bạc chín, chín chỉ bạc pha một chỉ đồng). Nó lấy hết phân nửa bạc lọc, pha đồng phân nửa, nấu ra bạc năm. Kẻ buôn bán lầm, sau buôn bán nửa đường mới hay bạc năm, bị lỗ khánh tận mà chết. Tuy người ăn gian sáu chục lượng bạc lọc, bị thời khí uống thuốc đã tiêu hết bạc, mà tội vẫn còn. Tra bộ trọn đời ngươi, không có điều lành mà trừ cấn. Nên truyền dẫn qua hỏa thành (thành lửa) mà thiêu trọn một tháng, cho người bớt tức. Rồi giam vào địa ngục, không đặng luân hồi”.

 

Án thứ 5: Phán quan đọc án kế: “Họ Tiền, ở huyện Ma Thành xóm Trịnh gia, làm cai trong huyện ấy. Cả đời nay nó xúi chúng kiện thưa mà ăn chia của đem lo. Nó có xúi người cháu chồng kiện thím dâu mà thủ tiết, đoạt sự sản của thím dâu, mà ăn lo lót (ăn chia) hơn năm trăm lượng bạc. Tiết phụ bị ức hiếp, tức mình phát bịnh mà chết! Huống chi còn nhiều tội dữ khác lẽ nào mà đặng đầu thai, dẫn nó quăng lên núi đao mà trị tội”.

 

Họ Tiền tâu: “tôi có cử sát sanh sáu bảy năm, nhờ ơn vua dung chế”.

 

Phán: “Ngươi đừng nói khào! Đã biết cử sát sanh là việc lành, sao ngươi biết tiếc mạng vật mà chẳng thương mạng người? Ngươi thuở nay xúi kiện cáo, tranh đua việc phải quấy, hại chẳng biết mấy mạng, cứu sống mạng vật mà giết mạng người, ấy là không phân gốc ngọn lớn nhỏ. Thượng đế có vì sự nhỏ mọn đó mà tha tội lớn hay sao? Huống chi ngươi cử sát sanh mà làm mặt tối, mua danh lành, chớ không phải lương tâm chẳng nỡ. Song ngươi kêu nài lắm trâm tha khỏi cầm ngục đao sơn, cho được đầu thai, mà phải làm con nhà nghèo, mang hai tật câm và quáng, đi ăn mày trọn đời, nếu biết thân mà giữ bổn phận, đền tội mãn đời, sau sẽ nghĩ lại”.

 

Án thứ 6: Phán quan đọc án kế: “Họ Thơ ở phủ Thừa Thiên, con chức điền sử, bổ làm thơ lại (thơ ký) tại phủ. Ba mươi tuổi mà chết. Hồi xuân xanh đánh bóng quyến người, phá của chúng, hại mạng người không biết bao nhiêu, tuy tại chúng nó đắm sa, song cũng tại ngươi tham của mà quyến luyến, không thể nào dung tội ngươi được. Huống chi ngươi trưởng thành lại càng đắm sa tửu sắc, lấy vợ con người, chẳng biết bao nhiêu mà kể. Nếu nàng nào không thuận thì lấy thế quan mà vu họa hại người! Cho nên vào nhà nào, phụ nữ cũng sợ oai mà chịu hiếp. Tội dâm ác thái quá, giết cũng chưa vừa, đáng giam vào địa ngục đao kim”.

 

Phán quan tâu: “Tên tội này có hiếu với mẹ lắm. Mẹ ngoài sáu mươi tuổi đau nặng. Y sắc thuốc nếm rồi mới dâng, đêm nằm không cởi dây nịt. Vài tháng như vậy, cơn mẹ bịnh ngặt, không ăn đặng, y cắt thịt bắp vế nấu cho mẹ uống đỡ nước cho bổ, sống rán vài ngày. Như vậy cũng nên rộng dung chút đỉnh”.

 

Phán: “Thượng Đế tuy ghét tội dâm ác lắm mà rất trọng con thảo. Bởi nó biết nuôi cha mẹ là hiếu, mà chẳng biết phải giữ mình mới trọn hiếu. Trẫm tha khỏi cầm ngục đao kim, lại đặng luân hồi, song làm điếm lầu xanh mà đền tội dâm ác. Nếu sau biết ăn năn sẽ nghị lại”. Phán rồi cấp điệp (giấy) cho qua vua Đông Nhạc mà đầu thai.

 

 

Án thứ 7: Phán quan đọc án kế: “Họ Tôn ở huyện Võ Xưng 19 tuổi cải họ Trưng, đi lính hầu tại phủ, đã hay bợ đỡ quan phủ, lại thạo mua việc. Lớn mật dạn dĩ, gian hùng hẳn hòi. Hầu việc các dinh, ông quan nào cũng bị y nói gạt hết. Đến nỗi mạng người sống thác, đều tại tay y; việc làm phải quấy đặng thất, đều tại miệng nó. Sự dữ đã đầy, tội đếm không hết. Luận tội dương gian khó thứ, luật hình âm phủ không dung. Mau dẫn quan địa ngục đao sơn”.

 

Họ Tôn tâu: “Tôi có cúng năm chục lượng bạc mà thếp vàng cho Phật tại chùa Báo Ân. Lại cúng bạc dầu thắp đèn lưu ly bàn Phật tới ba năm. Vả lại mỗi tháng mồng một và ngày rằm tôi đều ăn chay, niệm Phật Di Đà một ngàn câu”.

 

Phán: “Đồ khốn này! Nếu làm dữ, sau biết ăn năn chừa lỗi, làm phúc niệm Phật Trời thì Trời tha tội. Có đâu mượn tiếng cúng chùa niệm Phật, mà làm dữ thẳng tay, Phật Di Đà há giúp sức cho ngươi làm dữ sao? Ví dụ: kẻ vì tửu sắc, sanh bệnh, uống thuốc bổ dưỡng lại. Nếu bỏ tửu sắc, thì uống mới hay. Nếu mê sa tửu sắc như xưa, thuốc bổ sao cho lại tửu sắc? Lẽ nào thuốc giúp sức cho kẻ tửu sắc nổi? Dẫn nó qua địa ngục cho mau, đừng để cãi rán”.

 

Án thứ 8: Phán quan đọc án kế: “Họ Ngô, ở huyện Huỳnh Cang hồi nhỏ đi học, thi khoa tú tài không đậu, học qua nghề viết đơn mướn”.

 

Vua phán: “Xưa nay kẻ viết đơn thưa kiện, không ai hiền lành bao giờ”. Họ Ngô tâu: “Tôi là kẻ đại thơ, cứ việc thế cho kẻ dốt, chớ không làm điều chi dữ”.

 

Phán: “Kẻ bố thí, phước chẳng tại của mà tại lòng; kẻ chém giết, tội chẳng tại gươm mà tại ý. Ngươi đã viết đơn kiện cáo, trong ý tính nói bó buộc cho gắt như muôn ngọn lửa cháy lan khó dập. Nghiên mực độc hơn ao huyết, ngòi viết bén quá lưỡi gươm. Đặt một chữ, phá nhà người ta rất dễ; sửa một nét, giết mạng chúng như chơi. Dưới lưỡi độc, đủ đồ roi kẹp; trên tờ đơn, đều cửa ngục hình. Sửa đi còn sửa cho hay, buộc trước lại buộc sau cho gắt! Kẻ quả tang muốn bắt cho mau, người không tội quyết gài cho mắc. Có khi trợ tiên cáo mà nói gian, gặp lúc binh bị cáo mà ngoái lại. Có khi bày chước quỷ, làm bộ giết bị mà hại tiên (nguyên cáo). Nhiều lúc đặt lời ma túy, làm bộ giết tiên mà hại bị. Lòng độc ác như yêu khó độ, mưu sâu tợ quỷ khó mò. Kể sao xiết sự tội ác của ngươi, mau dẫn nó qua mổ bụng rút ruột, hành cho đủ tam đồ, rồi sẽ đày nơi địa ngục”.

 

 

Án thứ 9:  “Họ Trần ở Huyện Ky Thủy bị án ăn trộm”. Vua xem án rồi phán rằng: “Người may đặng làm người, sao theo trộm cướp?”

Họ Trần tâu: “Tôi hồi nhỏ thiếu ăn thiếu mặc, cha mẹ em út kêu đói như bộng, vả lại năm thất mùa, lúa gạo mắc, sưu cao thuế nặng, cùng chẳng đã mới đi ăn cướp!”

Vua ngó Phán quan mà phán rằng: “Người này tuy là ăn trộm, song nói cũng phải lẽ. Hãy tra bộ sổ cho kỹ, coi làm các án ra thế nào?”


Phán quan tra bộ rồi tâu rằng: “Họ Trần có giựt đồ của kẻ buôn bán đi qua núi Mai Lãnh, tại Huyện Ky Thủy. Sau khi bị bắt nguội, giải đến quan huyện họ Từ, vốn là người ở huyện Ngô, phủ Tô Châu, truyền y viết lời khai. Họ Trần viết bài thơ như vầy:


Bất tu hiệp tát, bất tu xảo,

Nễ tỉ xuyên du, thuật cánh cao!

Xa thủ, thủ nhơn can dữ não.

Mãn xang đô thị sát nhơn đao!

Tạm dịch:

Lựa là kẹp khảo, lựa là tra

Chước nhiệm nhà người, xảo quá ta

Tay xá móc gan rồi lấy huyết

Gươm đao đầy bụng mở hằng hà


Quan huyện họ Từ xem thơ, rồi nói với các thơ lại rằng: “Chúng ta thiệt cũng như ăn cướp, còn muốn xử tội ăn cướp sao? Các thơ ký cai bếp quân lính đều đi bắt đàu này đầu kia, mà kiếm chác cho ta, thì cũng như bọn lâu la kiếm của tang cho chủ trại! Chi bằng ăn năn cho sớm, lo tu nhân tích đức mà nhờ thân sau cho khỏi mắc đọa”. Các người nha dịch đều bẩm rằng: “Chúng tôi đã tập quen thói dữ rồi, vả lại bị nuôi gia quyến khó nổi ăn năn chừa lỗi!” Họ Trần nói: “Có khó chi kẻ tu thân phải có can đảm, trí tuệ khác hơn người thường, cũng sấn sướt mạnh mẽ như lòng đứa ăn cướp, thì mới nên việc. Đứa trộm cướp dạn dĩ không sợ mới phá cửa mà giựt của người, dễ như trở tay, muốn làm sao thì làm vậy. Nếu quyết hồi tâm đi tu, thì cũng phải can đảm sấn sướt như vậy thì dữ nào bỏ không rồi, lành nào mà làm không đặng!” Nói rồi ngâm bài kệ như vầy (Nho kêu thi, Phật kêu kệ):


Càm đao bổn bất dẫn nhơn hung

Pháp khánh bất hội giáo nhơn thiện

Cang đao, pháp khánh lượng vô tình

Chỉ thử nhứt tâm phân lưỡng nguyện

Hướng lai thất cước tự du du

Kim nhật hồi đầu giai chiến chiến

Cải ác tùng thiện hữu hà nan

Tác đạo vi quan cu mạc luyến.

Tạm dịch:

Cương trừng há giục người làm dữ

Chuông tự nào khuyên thế ở lành?

Chuông kim vốn không hiền với độc,

Tánh tình sẵn có trược cùng thanh,

Xưa mê ngủ gục say vô độ,

Nay tỉnh ăn năn sợ thất thanh

Chừa lỗi, hồi tâm tu dễ quá,

Ăn lo, ăn cướp bỏ thì thành.

Khi ấy nội nha môn nhiều kẻ hồi tâm, từ chức đi tu mười mấy người”.


Phán: “Quả có công đức ấy, đủ chuộc tội trước; huống chi lấy của, chớ chưa hại mạng người đáng giảm tội phân nửa. Đáng ghét tội gian dâm, vì no ấm có dư mà sanh sự. Phải suy phân đạo tặc, bởi đói nghèo không đủ mà liều thân. Sự cùng mà biến, tội cũng đặng dung. Tha tội họ Trần, cho giấy qua Vua Đông Nhạc, lãnh phần đầu thai làm thầy chùa du phương tại núi Thiên Thai. Nếu chịu khổ hạnh tu hành, sau sẽ siêu độ”.

 

Án thứ 10: Phán quan đọc án kế: “Họ Trần ở Huyện Viên Dương, tự hồi nhỏ hoang đàng, làm biếng, hủy của, làm cho cha mẹ đói lạnh cực khổ, ưu phiền, sanh bịnh mà thác, vì con không cần kiệm mà dưỡng nuôi, còn nó tới 49 cũng chết đói”.

 

Phán: “Tuy ngươi không làm điều chi dữ lắm, nhưng mà làm biếng lại xài lớn. Xưa nay đứa trộm cướp chẳng phải ham giết người lại đốt nhà làm chi, đều bởi làm biếng lại xài to, túng cùng mới biến ra nghề ấy. Cho nên siêng làm và tiện tặn, thiệt là cội rễ nên nhà, mà cũng là gốc trau mình sửa chữa. Kẻ có nhơn, người quân tử, ai cũng cần kiệm. Tại người không siêng làm, mà chẳng tiết kiệm, để cho cha mẹ đói lạnh mà thác. Như vậy không cần kiệm tuy là lỗi nhỏ mà tội không nuôi cha mẹ là bất hiếu khó dung. Dẫn nó qua pháp trường, mổ bụng lắt bao tử và móc ruột mà trị tội xài lớn. Rút cho hết các sợi làm biếng, mà trị tội bất cần. Nay cha nó đã đầu thai làm chức thơ lại tại huyện Thường Châu, ở sau chợ Tây Môn, cho nó đầu thai làm heo của cha nó, dặng bán lấy tiền mà trừ tội bất hiếu đời trước”.

 

Án thứ 11: Phán quan đọc án kế: “Họ Khương ở Châu Hưng quốc, là nhà giàu bất nhơn, năm mươi mốt tuổi bị dân nghèo là họ Hồ giết. Họ Khương giàu lớn hơn nội châu ấy, vựa lúa mà bán cho các lái khắp nơi. Nội xứ chết đói vì trong năm thất mùa, họ Khương chẳng thí cho nhà nghèo một nắm lúa gạo. Khi ấy quan phủ, quan huyện cho mời, bảo bố thí cho dân đói, y lo hối lộ cho khỏi bố thí. Đến nỗi bà con hoạn nạn chết đói, y cũng không ngó tới”

Phán: “Ngươi bình sanh trọng tiền bạc, chẳng hề cho ai vay mượn, lòng ở khắc bạc gắt gớm độc hơn tội giết người, không thể nào dung đặng”.

 

Tâu: “Tôi mới biết gắt gao rít róng mắc tội nơi luật trời. Xin vương gia tha tôi về, đặng tôi cải ác tùng thiện, xuất hết tiền của lúa gạo mà bố thí cho dân nghèo. Xin vua rộng lòng y tấu”.

 

Phán: “Ngươi còn trông sống lại hay sao? Kho lẫm trong nhà còn thuộc về của ngươi hay sao? Con cái ngươi đều là oan gia, thiệt con đòi nợ chưa đầy một năm nó đã phá hết sự sản, không còn sót món nào!”

 

Khương nghe rõ khóc ròng than rằng: “Tôi bấy lâu chắc mót quyết để lâu dài. Cùng chẳng đã xuất một đồng điếu mua củi, hoặc mua rau cải cũng còn tiếc lắm. Ai dè con là tội báo cừu nhơn đầu thai vào mà phá hết sự sản tức biết chừng nào!”

 

Phán: “Cái tộ gắt gớm cũng như tham gian. Trước giam theo ngạ quỷ, bỏ đói cho lâu. Sau sẽ cho đầu thai làm ăn mày, chịu đói rách  mà đền tội bỏ đãy buộc chặt”.

 

Án thứ 12: Phán quan đọc án kế: “Họ Doãn ở huyện Quy Đức làm thầy thuốc mập mờ, hốt thuốc phạm chết vừa nam vừa nữ cộng mười một mạng. Tánh hảo ăn thịt trâu lắm, bữa nào cũng có thịt trâu mới chịu cầm đũa tội ấy cũng nhiều, Tuy trốn khỏi tội dương gian, chớ lánh sao cho khỏi luật âm phủ”.

Phán: “Phạt nó làm trâu đầu thai mười một kiếp, mà trừ tội phạm thuốc mười một người”.

 

Án thứ 13: Phán quan đọc án kế: “Họ Lý ở huyện Thần Châu, ròng làm nghề mai mối. Miễn có tiền mướn mà ăn, thì quyết dụ gạt con gái nhà lành, ở đợ, làm bé mà chẳng động lòng thương. Đến nỗi làm mai con nít cho ông già, cột mối bà già cho trai nhỏ, bọn ấy không vừa ý, tức mình phát bệnh mà chết hết bảy người, vì không thể sanh đẻ nối đời đặng”.

Phán: “Bởi tội y nói xảo mà rù quyến gạt người, nên bị án nặng. Truyền cắt lưỡi, bẻ răng, bỏ xuống hầm đời đời, cho oan hồn bớt tức”.

 

Án thứ 14: Phán quan đọc án kế: “Họ Phùng ở huyện Miễn Dương là tên tá điền, năm nào cũng giấu bớt lúa mà đong chút đỉnh. Nếu năm nào mà trúng mùa, thì đem lúa ngâm nước một đêm mới đong lúa ruộng. Chủ điền tức mình, lấy ruộng lại cho người khác mướn, nó cũng mướn thầy kiện không chịu giao. Nếu làm ra lẽ, để cho người khác mần, thì tới khi gieo mạ, giống lúa sớm nó lén vãi lúa muộn vào, hoặc lúa muộn, vãi lén lúa sớm vô, lộn lạo cho thất mùa, phải cho nó mướn. Tội hung dữ ngang ngược thái quá không phải tầm thường. Đáng phạt đầu thai làm đứa ăn mày bại xuội, mà đền tội ngang tàng kiếp trước”.

Họ Phùng tâu: “Tôi có thấy chỉ dụ của Vương gia, phàm dân ruộng rẫy, đều cần kiệm cực nhọc, dầu có tội gì nhỏ mọn đều rộng dung. Vậy xin vương gia ân xá”.

 

Phán: “Kẻ lo làm ruộng, tay chân mỏi nhọc không hở, ăn uống cực khổ dư ra thì bán cho đời, thiên hạ đều nhờ công lao kẻ làm ruộng. Vậy mới có công với đời, nên tha lỗi nhỏ. Có đâu tham gian độc dữ như ngươi, đừng có nói nhiều chuyện, quỷ sứ dẫn giải đi cho mau”.

 

Án thứ 15: Phán quan đọc án kế: “Họ Uông ở huyện Than Âm, cha nó ăn chay làm lành, nó chẳng nghe lời cha dạy. Cả đời làm nghề đánh cá, mỗi ngày bắt cá trạch, lươn, tôm, trạnh cua đinh, khong biết bao nhiêu mà kể. Cha nó có quở la thì nó cự và mắng lại như cơm bữa. Song nó có hiếu với mẹ lắm, mẹ nó dau, thì lo chạy thang thuốc, nuôi dưỡng hết lòng. Bởi cớ ấy, nên Táo Quân có tâu với Thượng đế xin trừ án nặng”.

Vua ngó Phán quan mà phán rằng: “Tên này trái lòng nhân của Thượng đế, vì lòng Trời muốn người vật sanh ra cho nhiều không muốn giết hại”. Rồi day lại, phán quở rằng: “Loài cá trạnh cừu oán chi với ngươi, nếu có việc chi phải lẽ như là cúng ông bà, nuôi cha mẹ, cùng chẳng đã bắt đỡ mà dùng. Vậy nên Đức Khổng Tử câu mà chẳng lưỡi cũng là thể theo lòng nhân của trời. Nếu chài lưới đánh như ngươi, mà nhiều người làm như vậy, thì không còn sót tôm cá lươn trạnh. Nếu tính mỗi mạng vật, cho người đầu thai mà thường mạng, thì muôn đời chẳng dứt nợ oan trái ấy. Lại thêm mắng cha, tội lớn thấu trời, mau dẫn qua địa ngục”.

 

Phán quan tâu: “Vương gia thường trọng chữ hiếu, tên này cơn mẹ bệnh, nuôi dưỡng lo chạy hết lòng, khi mẹ liệt, nó lóc thịt bắp vế cho mẹ ăn bổ cầm hơi, cũng nên trừ cấn”.

 

Phán: “Bất hiếu với cha, mà chí hiếu với mẹ, trẫm cũng rộng lượng cho trừ. Tính một tội đánh cá, cho đầu thai làm đứa hung hoang, hai mươi tuổi bị quan xử trảm”.

 

Án thứ 16: Phán quan đọc án kế: “Họ Trần ở Hớn Trấn, lòng xảo trá mưu kế không lo nghề nghiệp làm ăn. Hằng ngày rủ ren con em nhà lương thiện đánh bài bạc mà lấy xâu và ăn gian ăn lận nữa, đến nỗi nhiều người tán gia bại sản, mà thói dữ cũng không chừa. Lại lập thế bắt con gái nhà nghèo làm hầu thiếp (như lập thế tiền trái hậu mãi). Hai tội nhập một nặng nề”.

Vua phán: “Nghề bài bạc hại người độc hơn nước lửa trộm cướp. Nếu bị thua quá, thì phải bỏ nghề nghiệp, đổi lòng ngay, gái trai cũng hư danh thất tiết, tới nỗi an gia sản, liều thân mạng. Ngươi tai mắt không thiếu, đủ tay đủ chân, sao không học nghề nghiệp làm ăn ngay thẳng, mà chi độ cho qua ngày. Trên làm tên dân không phạm luật triều đình, dưới làm người phải, khỏi nhơ danh tổ phụ. Lẽ nào dùng tai mắt mà làm quấy, lo mưu kế mà gạt người. Cái thân hữu dụng, làm tội vô cùng. Khác nào: ăn thịt người cho no bụng, phá nhà chúng đặng vui lòng. Cho hay: quỷ thần giận ghét tội không dung, trời đất xây vần oan phải trả. Tuy phạt người tuyệt tự, trừ mưu bắt chúng mà làm hầu. Chớ tội chứa cờ bạc, không thể nào trừ đặng. Quỷ sứ chặt mười ngón và hai tay, rồi mổ bụng móc tim rút ruột. Rốt lại cầm hoài nơi địa ngục, không đặng đầu thai”.

 

Họ Trần tâu: “Tôi tối dạ đi học không nên, tập bài bạc kiếm tiền dễ lắm. Lỡ vào nghề đó, sanh gian sanh lận. Song ăn thì vùa, thua thì trả, hai bên tình nguyện như nhau, Chớ tôi không giựt của, xin Vương gia dung thứ”.

 

Phán rằng: “Rủ ren kẻ thiệt thà, ăn gian ăn lận, dầu anh em cũng quyết lột da, huong chi bằng hữu mà không mổ mật. Khiến người mất của, ngươi mới đẹp lòng. Ai dại gì tình nguyện đem của mà cho ngươi, cũng tại ngươi lập thế thần mà đánh bẫy, ngoài chuốc ngót nói lời ngon ngọt, làm như thiết nghĩa ruột rà, nào là đãi ăn, nào là phục rượu, nào là đem nữ sắc mà quyến luyến cho mê sa. Ấy là trăm mưu ngàn kế mà gạt người, tội ác dường này mà bỏ luật dung tha sao cho đặng? Quỷ sứ cứ việc dẫn nó đi”.

 

Án thứ 17: Phán quan đọc án kế: “Họ Lý ở huyện Hoành Dương đi lính tập theo quân du kích. Còn họ Du, huyện Huỳnh Mai cũng đi lính tập theo sở cầm cờ đánh trống. CÒn họ Thanh cũng ở huyện Huỳnh Mai, là lính pháo thủ của quan đề đốc họ Lý tự Giang Tư. Ba tên ấy đều có đánh giặc”.

Vua phán rằng: “Quân lính trong đội ngũ chinh chiến, tay cầm gươm súng, lòng tập hung hăng, thắng trận thì bắt vợ con người ta, thậm chí ăn thịt người nữa. Tội ấy chẳng hèn đồng quăng lên ngục Đao sơn cho đáng kiếp”.

 

Phán quan tâu rằng: “Họ Thanh lúc phá thành Dương Châu, bắt dặng ba người mà chẳng giết. Bắt đặng hai người đàn bà mà chẳng động tới, đều trả lại cho chồng: hai người chồng đền ơn bạc tiền, y cũng không chịu lấy. Hai khoản ấy phước phần chẳng nhỏ. Huống chi mỗi tháng ngày rằm với mồng một, ăn chay tụng bảy biến kinh Cao Vương”.

 

Phán: “Có công đức như vậy, trẫm cũng đáng kính đáng khen, cấp điệp cho họ Thanh, qua vua Đông Nhạc, mà đầu thai làm chức quan văn thất phẩm, sống bảy mươi chín tuổi, không bịnh mà mãn phần, con cháu hai đời đều đặng công danh vinh hiển. Còn hai linh hồn kia xử y án trước”.

 

Án thứ 18: Phán quan đọc án kế: “Nàng Tiền Mẫu Nương ở huyện Gia Ngư, ghen dữ và ngỗ nghịch với cha mẹ chồng, cũng đáng cầm ngục A Tỳ, còn luận lành dữ nó làm chi nữa”.

Nàng Mẫu Nương tâu: “Tôi không dám bất hiếu với cha mẹ chồng, mà tôi còn ăn chay bố thí nhiều lắm”.

 

Phán: “Dầu ăn chay bố thí như vậy, cũng không chuộc nổi tội bất hiếu với cha mẹ chồng. Song nghĩ người ăn chay bố thí, nên tha tội xa giã mà thôi, giải qua giam vào địa ngục không đặng đầu thai mà răn những nàng dâu ngỗ nghịch”

 

Án thứ 19: Phán quan đọc án: “Nàng Châu Tú Nương, ở phủ Thừa Thiên, có chồng mà lấy trai, ấy là tội nặng. Lại thêm hại một mạng tớ gái”.

Phán: “Đàn bà có đức chính chuyên một chồng. Tính nết phụ nữ, phải hiền hậu lành, mới phải đàn bà đức hạnh. Ngươi là con khốn, không biết xấu hổ, không giữ chính chuyên, lấy trai lang chạ, là bởi ham ăn làm biếng, không lo việc nữ công, ăn no ở không, mơ tưởng việc dâm dục, tham ăn thịt, mê uống rượu, lại đánh bóng trang điểm, bán dạng thuyền quyên, làm cho trai mê mẩn mang tiếng xấu danh nhơ, mi đã thất tiết xấu xa, hại chồng mi mang nhục, hư thể diện cha mẹ tông môn của mi, không cần con cháu hổ thẹn. Tuy đội lốt người, mà khác nào súc vật. Lại còn độc ác, hại mạng tớ gái. Sao không biết xét, tớ gái cũng có cha mẹ sinh thành, bởi kiếp trước nó không tu, nên đời nay hèn hạ. Mi nết xấu cũng như là đứa hèn, mà được sai khiến đứa hèn là quá phép, nỡ nào không có lương tâm, mà đành đoạn hại mạng nó? Mau nấu dầu mà trị tội lấy trai và cho hồn oan con tớ hết tức. Rồi cầm hoài địa ngục không đặng đầu thai”.

 

Án thứ 20: Phán quan đọc án kế: “Nàng Thành Sửu Nương huyện Thanh Âm hay xúi chị em bạn dâu lối xóm rầy lộn, hại con gái xóm ấy hàm oan tức mình thắt họng mà chết. Lại hay bảo mấy nàng thủ tiết lấy chồng. Đẻ con gái năm lần, đều trấn nước chết hết”.

Phán: “Hại một mạng người dưng thì thường mạng một kiếp; nếu mà hại một mạng ruột thịt, phải thường mạng hai kiếp. Truyền Quỷ sứ dẫn hồn con ma thắt họng, và năm con ma da nhỏ, kéo nó xuống ao nước, cho bớt giận một hồi. Rồi bắt lên, cắt lưỡi, mổ bụng, móc ruột, không cho đầu thai, cầm hoài nơi địa ngục, mà trừ cái tội khuyên tiết phụ cải giá và xúi chúng rầy rà”.

 

Sửu nương tâu: “Chẳng phải tôi ham khuyên cải giá làm chi. Bởi thấy chúng nó còn tơ mà nghèo khổ lại không con, thủ tiết ích gì, chi bằng cải giá cho qua ngày: ấy là lòng tốt của tôi”.

 

Phán rằng: “Ác phụ không biết phải quấy! Đàn bà may rủi một đời, nếu chồng thác, thì phải thủ tiết, Thượng đế càng kính vì tiết phụ, dầu có chết đói, ngàn muôn năm cũng ngợi danh thơm. Nếu nó muốn tái tiện, ngươi cũng phải cản trở, mới là lòng tốt. Sao bảo nó cải giá, làm cho nó mang tiếng thất tiết trọn đời. Ngươi đừng cãi sướt nữa! Mau giải đi hành tội”.

 

 

Án thứ 21: Phán quan đọc án kế: “Lý Khải Nương là con đầy tớ nhà Mễ. Làm đổ gạo trong bếp, dính trên miệng lò, hủy hoại của trời hơn mấy năm, kể chẳng xiết (là đổ đồ ăn). Hay ăn vụng ăn cắp của chủ, mà đổ thừa cho người, hại con đầy tớ khác phải đòn, hay láy bậy và dắt trai vào nhà, tư tình với chủ gái, tội ấy đã nhiều. Lại hay cải giá, tính đã ba đời chồng, tội nặng quá lẽ”.

Phán: “Ngươi kiếp trước làm nhiều điều dữ, nên phạt người làm tôi mọi. Sao không biết xét, tuy là người mà làm mọi cũng như ngạ quỷ, súc sanh bị cầm địa ngục, ba điều khổ ấy, hãy còn chưa biết ăn năn lo tu mà nhờ kiếp khác”.

 

Phán quan tâu: “Mọi gái cũng con người, sao gồm ngạ quỷ súc sanh địa ngục?”. Phán: “Tôi mọi ăn uống không đặng tử tế, khác nào ma đói. Không ai lễ mà đãi, khác nào súc sanh. Không có được chồng sanh con, thường bị cấm cố, khác nào cầm ngục. Nay không chừa lỗi, còn xử thêm cách nào, phải hành cho đủ tam đồ mới đáng, không đặng đầu thai”.

 

Án thứ 22: Phán quan đọc án kế: “Lưu Thất Nương ở huyện Quế Lâm bốn mươi tuổi mà không con, tính đa dâm và ghen lắm! Chồng muốn cưới thiếp. Thất Nương không cho. Chồng lén cưới vợ bé, gửi lối xóm. Thất Nương hay tin bắt vợ bé đặng, lấy bàn ủi ủi phỏng mình, lở thúi mà chết!”.

Phán: “Cấm chồng cưới, cho tuyệt tự thờ mình, lợi ích chi đó. Huống chi hành hình cách thảm mà giết người, chắc dung không đặng”.

 

Thất Nương tâu: “Đàn ông không con, cho phép cưới thiếp, còn đàn bà không con, chẳng cho cải giá, việc ấy mất công bình, thiệt xử hiếp tôi lắm”.

 

Phán: “Loài súc sanh không biết hổ ngươi, hãy còn cãi rán! Buong lời nói hư phong hóa, không biết hồi sống mi kiềm chế chồng mi ra thế nào? Tính đa dâm ghen tương như mi, đáng phạt đầu thai làm con điếm, ba mươi tuổi mắc ghẻ độc thúi lầy cả thân mình, bỏ thây dọc đường, chó heo ăn thịt cho bõ ghét”.

 

 

Án thứ 23: Phán quan đọc án kế: “Tào Thị là gái xằng, ở huyện Ngô Giang là kế thất họ Chữ ở quận Trường Sa. Họ Chữ thác sớm. Tào Thị khắc khổ con ghẻ trăm bề. Các việc ăn mặc đều thua con chung. Tới lúc tương phân thì chia phần hơn phần tốt cho con mình. Lại khắc khổ dâu ghẻ, tới nỗi tức tối sinh bệnh mà chết!”

Phán: “Con ghẻ thờ mẹ ghẻ có hiếu cũng như thờ mẹ đẻ một thể. Sao mẹ ghẻ khắc khổ con ghẻ dâu ghẻ đến thế, thiệt là lòng như cầm thú, đáng đầu thai làm súc vật mới đáng tội”

 

Phán quan tâu: “Tào Thị đến già lòng thành niệm Phật và ăn chay cử sát sanh ba năm ăn năn đền tội, cầu siêu độ phần hồn”. Phán: “Vậy thì khỏi đầu thai làm súc vật, song phải luân hồi là tôi mọi con dâu ghẻ, mà đền tội trọn đời”.

 

Án thứ 24: Phán quan đọc án kế: “Mười lăm vị hòa thượng phạm tội dữ”. Vua phán: “Các sãi xuất gia đi tu, lẽ thì thành làm phật tổ, cớ nào đeo đính bài tội dữ?”

Mười lăm hòa thượng tâu: “Nhờ vương gia từ bi dung thứ”.

 

Phán rằng: “Các sãi có hay tờ điệp của Phật Thích Ca mới gửi đến đây chăng?”

 

Đồng tâu: “Chúng tôi chưa hay”.

 

Vua mở điệp văn đọc lớn rằng: “Chùa chiền đời nay đã biến hư lắm, mối đạo Phật lưu truyền đã mỏn rồi, như ngọn đèn gần tắt. Các sãi tuy tiếng đi tu, thiệt nhiều người dối tệ. Trong một ngàn hòa thượng, lựa đặng chừng một hai người xứng đáng, không hổ thẹn mà thôi! Cõi âm phủ phải tra xét cho hẳn hòi, đừng lầm các sãi dối thế”.

 

Đọc rồi phán rằng: “Các sãi đã thấy điều luật của các sãi tại cửa này chăng?”

 

Đồng tâu: “chưa thấy”.

 

Phán rằng: “Để trẫm giảng các tội án trong điều lệ tu hành cho mà nghe. Các sãi tuy đi tu, mà trong lòng khác nhau hết: Có kẻ cư nghịch với cha mẹ, giận lẫy mà đi tu, là tội bất hiếu lớn thứ nhất, còn nói làm chi! Có kẻ giận anh em vợ con mà đi tu. Có kẻ bị cách xấu, mắc cỡ mà đi tu. Có kẻ quyết trốn xâu lậu thuế, vì đói rách mà đi tu. Có kẻ mê cảnh chùa tốt mà đi tu. Có kẻ mê mấy sãi nhỏ có bóng sắc muốn nhập vào cặp xách mới đi tu. Có kẻ ham làm chức hòa thượng sang trọng mà đi tu. Có kẻ mồ côi không ai nuôi mà đi tu. Có kẻ vô hậu không ai hoạn dưỡng mà đi tu. Có kẻ ngán việc đời là cuộc giả, mộ đạo Phật là siêu độ linh hồn mà đi tu. Các sãi ai tu về cớ nào thì khai thiệt?” Các hòa thượng đồng tâu: “Xin vương gia từ bi thẩm xét, thiệt chúng tôi ngán việc đời, nên xuất gia đầu Phật mà cầu siêu độ linh hồn, chớ không có ý chi khác”.

 

Phán: “Các sãi đời nào xưng tội, mấy thuở chịu khai!” Truyền chỉ Phán quan dẫn các sãi đến đài Nghiệt Cảnh chiếu thử. Nguyên tại Nhứt điện là cửa đền thứ nhất, vua Tần Quảng có lập cái đài Nghiệt Cảnh phía bên hữu cái điện chánh. Đài ấy cao mười một thước, trên có treo cái mặt kiếng Nghiệt Cảnh lớn mười người ôm mới giáp vòng bề tròn treo kiếng qua hướng Đông, trên giá treo mặt kiếng ấy có đề bảy chữ rằng:

 

Nghiệt Cảnh đài tiền, vô hảo nhân

Thích nôm: Trước đài Nghiệt Cảnh không người lành

 

Các hồn chối án, thì quỷ sứ dẫn lên đài, mà ngó vô mặt kiếng, thì thấy hiện nguyên hình từ nhỏ tới chết, làm những việc chi đều ứng hiện hình thù như hát bóng đủ lớp, nhớ lại nên chối không đặng. Vua Tần Quảng mới y luật mà xử, hoặc giải qua chín cửa đền khác, v…v… (8 cửa có ngục mà thôi).

 

Khi ấy các sãi, từ người soi kiếng đủ mặt rồi coi lại không có thầy nào chân tu mộ đạo cho thiệt tình! Coi ra ba sãi ăn mặn uống rượu. Một sãi tà dâm, hãm hiếp. Bốn sãi mê các đạo nhỏ thanh sắc. Bốn sãi tham bạc, ăn gian của chùa. Trừ ra có ba sãi, cứ sớm tối tụng kinh, công phu cất chùa, lên cốt Phật, lo làm công quả trong chùa, chớ không thông mùi đạo.

 

Vua cười ngất phán rằng: “Hèn chi Đức Thế Tôn quở trách các ngươi làm hư trong đạo Phật!” Liền phạt một sãi gian dâm với bốn sãi mê đạo chúng thanh sắc, cộng một bọn tà dâm năm sãi, đồng giam vào ngục Tăng nho mới lập, không đặng luân hồi. Còn bốn sãi rượu thịt, đầu thai làm heo bà kia ăn cám hèm cho đã. Lại còn bốn sãi ăn gian của chùa, phạt làm lừa ba đời, chở đồ đi xa mà đền ơn cho các chủ bố thí (vì tham của nên cho chở đồ nhiều mới toại chí!) Trừ ra ba sãi thiệt thà, tuy quyết chí đi tu mà chưa thông đạo vị, nên cho đầu thai làm thầy chùa mà tu nữa; nếu siêng tu hành rõ thấu ba bực thì cũng được khỏi đọa. Đều giải qua vua Đông Nhạc (vua thứ mười- Chuyển Luân Vương) đi đầu thai.

 

 

Án thứ 25: Phán quan đọc án kế: “Họ Gia ở huyện Văn Mộng đưa đò dọc sông Bà Dương. Tháng chạp năm Nhâm Thân, lén giết một người bộ hành lấy đặng ba mươi lăm lượng, vị chúng cáo, quan tra không đủ cớ tha về. Sau mang bệnh nghèo khổ, đi ăn mày. Tới 38 tuổi, biết tội mình mới đi tu. Cứu trùng, kiến nhiều lắm, lượm giấy chữ cũng nhiều. Ăn chay làm lành thường bữa tụng kinh niệm Phật. Tu hai mươi năm như vậy, mà cầu tiêu tội sát nhân, và nhờ phúc kiếp sau”. Phán: “May ngươi ăn chay làm lành, niệm Phật tụng kinh sám hối (ăn năn cầu tiêu tội). Huống chi đã phạt làm ăn mày, đày đọa đến kiếp, nên trừ tội giết người mà lấy của”. Họ Gia tâu: “Tôi trước đại phạm tội, sau ăn năn tu hành. Xin vương gia xét lẽ cho tôi nhờ”. Phán: “Ngươi hãy đứng một bên, đợi trẫm xử án khác rồi sẽ định”.

 

Án thứ 26: Phán quan đọc án kế: “Họ Lâm huyện Bành Thạch ông cha có làm phước giúp người. Còn họ Lâm kiếp trước là thầy tu, ăn chay bố thí 545 đôi giày rơm, trời lạnh bố thí cộng 65 chiếc chiếu. Nên đời nay 23 tuổi mà thi đỗ cử nhân, đậu rồi không giữ lòng lành. Tư tình với Kim Thục Cô, là gái ở một xóm rồi bỏ, nàng ấy tức mình thắt họng mà chết. Vả lại nết tham, lãnh việc kiện mướn, đem mối kiện thưa. Ra vào chốn nha môn lo lót cho chúng, bởi cớ ấy, giựt được vài trăm mẫu ruộng trong làng. Ăn thập trai chưa đầy một tháng ngã. Lại nói: Dẫu ngã mà kiếp sau làm ăn mày cũng chịu. Quan Âm, Chuẩn Đề đã phú Táo Quân dâng sớ tâu trên Ngọc Đế phân: Bỏ lệ chay kỳ là phạm luật Phật, nên phạt tội”.

Vua phán: “Ngươi nhờ đức tổ phụ và kiếp trước có tu, mà thi đỗ cử nhân đáng lẽ tu thêm phước đức. Nào hay mê muội hung hăng làm dữ, lại nói ngã chay, nguyện làm ăn mày. Đáng lẽ cho hành đủ tam đồ. Song nghĩ ngươi thờ Quan Đế với thờ Quan Âm hết lòng thành kính, nên nay xử trảm, cho đặng luân hồi, thay hồn đổi xác, nhập vô thây ăn mày là họ Gia y theo lời nguyện. Còn Kim Thục Cô đã đầu thai rồi làm con mọi xóm đồng. Ngày kia người đi xin cơm tại nhà chủ nó cho nó đánh chết ngươi mà thường mạng thắt cổ hồi đó. Còn họ Gia (coi án trước) nhập vào xác họ Lâm đặng làm cử nhân, sống hưởng phước tới bảy mươi tuổi”.

 

Án thứ 27: Phán quan xướng danh rằng: “Tội hồn họ Hàng mười bốn tuổi”.

Phán rằng: “Thằng nhỏ này, làm những tội chi?”.

 

Phán quan tâu: “Thằng này tuy còn nhỏ, mà chửi cha mắng mẹ hoài hoài. Tội hỗn ấy là tại cha mẹ nó cưng quá, nên nó quen nết hỗn hào, mang tội bất hiếu thấu trời. Khi nó đi học, đạp giấy chữ tính tới 37.500 chữ có dư. Thường khi nó ăn cơm đem đổ chỗ nhơ uế nữa”.

 

Phán: “Con nít không biết gì, ấy tại cha mẹ nó hư, thương là hại nó. Đã phạm luật trời, không lẽ dung đặng. Quỷ dạ xoa giải nó qua thành lửa mà đốt, không đặng đầu thai”.

 

Án thứ 28: Phán quan đọc án kế: “Họ Châu ở huyện Tiêu Lương, làm hàng trâu bò. Họ Thẩm ở huyện Thạch Thủ làm hàng chó. Họ Dương ở huyện Gia Ngư, làm hàng heo”.

Phán: “Ba tên làm hàng này, đáng quăng vào Đao sơn địa ngục”.

 

Họ Dương khóc mà tâu rằng: “Tôi có ăn chay ba năm theo kinh Huyết Bồn. Vả lại làm hàng heo, nhẹ tội hơn hàng trâu bò và hàng chó. Xin vương gia xét lẽ tôi nhờ”.

 

Phán: “Ngươi ăn chay theo kinh Huyết Bồn mà cầu cho ai?” Tâu: “Tôi cầu cho mẹ tiêu tội”. Phán: “Tuy theo kinh ấy là phi lý, huyễn hoặc, mà lòng có hiếu đáng khen. Song ngươi có hiếu với mẹ, sao không bắt chước lòng nhân của Trời ưa sống, mà làm hàng heo?”

 

Tâu: “Xin vương gia xét lại, bởi cha tôi bảo nên phải làm. Vả lại heo là thú người hoạn dưỡng mà ăn thịt không công lao với đời. Huống chi làm hàng heo chẳng ít, ăn thịt heo lại nhiều, xin vương gia rộng lượng”.

 

Phán: “Ngươi ăn chay theo kinh Huyết Bồn mà có tụng chăng?”

 

Tâu: “Có tụng”.

 

Phán: “Người sau bày đặt kinh Huyết Bồn, chớ không phải của Tiên Phật đặt, phải chi ngươi tụng Kim Cang, chẳng những hồn mẹ ngươi tiêu tội, vong hồn ba đời cũng được nhờ. Ngươi có hiếu tụng kinh, trẫm trừ tội làm hàng heo, cho qua Đông Nhạc, đầu thai làm con trai mần ăn. Còn hàng trâu bò và hàng chó lại đây. Trâu bò cày ruộng mới có lúa cho đời, chó giữ nhà mới còn đồ cho chủ. Chúng nó đều có công với đời, ngươi giết vật có công, không thể tha tội. Phán quan tra thử chúng nó giết bao nhiêu chó, bao nhiêu trâu bò cày ruộng?”

 

Phán quan tra bộ rồi tâu: “Họ Châu làm hàng 72 con trâu. Họ Thẩm làm hàng hết 187 con chó”. Phán: “Hàng trâu đầu thai làm trâu 72 kiếp, hàng chó đầu thai làm chó 187 kiếp, thường mạng cho đủ số, rồi giam vào ngục ngạ quỷ (ma đói) không đặng đầu thai”.

 

Án thứ 29: Phán quan đọc án kế: “Họ Vưu ở huyện Thạch Thủ, mới học làm thầy địa lý. Họ Hà ở huyện Võ Lăng làm thầy coi số và coi tướng”.

Phán: “Thầy địa lý mập mờ chỉ xấu là tốt, tốt gọi xấu, làm sái cách địa lý. Còn coi số coi tướng, nếu coi không thấu, cũng đoán họa phước không nhằm mà khoe thiên văn. Coi số coi tướng có sái cũng không đến đỗi hại người mà phải mắc tội nơi trời. Còn thầy địa lý lôi thôi tuy không mắc tội nơi trời mà làm thiệt hại cho người, là dời đổi tốn hao, lại làm sái động địa cho người mắc họa, hoặc hư nhà hại mạng, tuyệt tự, mới là tội lớn, chớ gạt người mà ăn tiền là tội nhỏ. Như vậy phải tính nó mà làm hại bao nhiêu nhà, thì bắt nó đầu thai làm súc vật mà bồi thường cho đủ số, rồi sẽ cầm hoài nơi ngục A Tỳ. Còn thầy coi số coi tướng, quen thói nói lừa, gạt chúng mà ăn tiền, sau lưng người lại giận cho ít tiền mà mắng lén. Chẳng hề dạy ai làm lành cho khỏi họa mà đặng phước. Phạt nó đầu thai làm thằng câm mà đi ăn mày tới ba mươi tuổi chịu lạnh và chết đói. Rồi sẽ nghị lại”.

 

Án thứ 30: Phán quan đọc án kế: “Bảy tên học trò phạm tội, tên thứ nhất họ Văn ở huyện Bành Trạch….”.

Phán rằng: “Bảy tên phạm đồng lên đây. Trẫm coi các ngươi đều là ăn học hồi nhỏ, lo thi đậu mà hưởng sang giàu, song có hiểu chút đỉnh đạo lý thánh hiền chăng?”

 

Các trò tâu: “Cha mẹ với anh tôi dạy chúng tôi hồi bé, lo học mà đi thi, trông thi đỗ cho vinh hiển, ở nhà tốt, sắm đất ruộng cho nhiều. Thầy chúng tôi cũng dạy cách ấy mà thôi, nên chúng tôi không thông đạo lý thánh hiền”.

 

Phán: “Trẫm nghĩ các ngươi đều có căn trước, thiệt là rất may. Thứ nhất đặng may làm trai. Thứ nhì may không tàn tật. Thứ ba may đặng tánh thông minh. Thứ tư may đặng khóa đậu vào trường chánh. Đặng bốn điều may ấy mà quên căn tu kiếp trước. Sao chẳng nghĩ đã đứng vào nghề sĩ, là hơn nghề nông, nghề công, nghề thương. Bởi nghề nông rán sức làm ruộng rẫy, thức khuya dậy sớm cực khổ, tay chân chẳng rảnh, ăn uống rồi, còn dư bao nhiêu thì bán cho người ăn, ai ăn hột cơm của nhà nông, đều là nhờ nông phu đổ mồ hôi xót con mắt, mới có của ấy. Còn nghề công làm ra các đồ khí dụng mà bán cho người, thiên hạ đều nhờ cả. Còn nghề thương xuống biển lên nguồn, chở chuyên hàng hóa, mà bán cho đời dùng, khỏi thiếu. Như vậy ba nghề ấy đều có công với người. Còn các ngươi chiếm nghề đứng đầu là nhất sĩ, có công chi với đời chăng? Các ngươi hiểu nghĩa lý chữ nhu là thế nào chăng? Bởi chữ nhân với chữ nhu bởi người phải cầu nhất sĩ mà nhờ. Song người cầu mà nhờ các ngươi sự gì có ích cho đời việc chi? Té ra các ngươi mỗi ngày làm hao của trời đất, xài tiền bạc hàng vải của triều đình. Biết các việc chơi bời, khảy đàn, đánh cờ, làm thơ, uống rượu. Ăn bận cho nhủn nha, dạo chơi cho khoái lạc. Lại còn ra vào chốn nha môn, lãnh phần lo lót, hăm dọa hàng xóm, ngay sửa ra vạy, vạy sửa ra ngay, làm mất lẽ công bình, các độc ác hại đời chẳng kể xiết! Nếu thời may thi đỗ làm quan đặng quyền cai trị thì thừa dịp ỷ thế cho đầy túi tham. Mượn cái oai triều đình, trổ cái tài chủ trại. Trên dối chúa, dưới hại dân. Chúa thánh ban ơn rộng, bị ăn gian nên lê thứ hết nhờ. Dân nghèo chịu thuế sưu, vì hà lạm nên triều đình thiếu dụng. Trăm mưu nghìn kế cho lợi nhà mập thây chớ không lo bày việc lợi dân, mà sử phong cho hết tệ. Thức khuya dậy sớm mà lo lập thế an dân, như cố ý câu lưu mà chờ hối lộ. Không cần lễ nghĩ, chẳng hề tu đức thanh liêm, mảng cậy oai quyền không thẹn làm điều tà vạy, sao chẳng nhớ: người xưa làm chức tú tài đã lo đời, cứ gánh vác việc thiên hạ. Còn các người đậu chức tú tài thì mong ăn của thiên hạ cho lợi mình! Còn sự này đáng ghét lắm: bình thường hay khoe mình là trung hiếu liêm sĩ, thấy ai làm một điều chẳng ngay thì mắng nhiếc quá sức! tới phiên mình thì quên trung hiếu liêm sĩ, bỏ trôi theo dòng nước, khi trước mắng người không ngay, nay ở vậy không cần ai mắng! Sao gọi là biết tu ố, mà xưng biết sĩ!”

Có một trò tâu rằng: “Tôi có công dạy học trò, cũng hữu ích cho thế”.

 

Phán: “Ngươi quả thực như đức Thánh Mạnh Tử lấy hiếu đễ trung tín mà dạy học trò sao? Chẳng qua là bậc dung sư, dạy cầm chừng mà hại đệ tử, cả ngày lo ăn thịt, nhậu rượu cho say; không công mà hưởng lộc, tội lỗi chẳng ít, còn kể công sao? Ngươi phải họ Ngu ở huyện Tương Dương chăng?”

 

Tâu: “Phải”

 

Phán: “Ngươi là thầy dậy học, sao còn dốt quá, lời không thông. Có kẻ hỏi ngươi rằng: Sát sinh có tội chăng? Ngươi nói: Không tội gì. Kinh Phật nói: Bất sanh bất diệt, nghĩa là không sát sanh thì nó chẳng đặng đầu thai kiếp khác! Ngươi mượn chữ kinh mà thích nghĩa bướng, mà xúi chúng sát sanh, thì mang thêm ba tội nặng. Một là mượn câu kinh mà thích nghĩa bướng. Bởi ngươi không hiểu nghĩa bất sanh là không đầu thai nữa, còn chữ bất diệt là không thác, nghĩa là nói tu có trí tuệ, có công quả lớn đức hạn lớn, về Tây phương đặng liên hoa hóa thân chẳng đầu thai, theo bậc vãng sanh tịnh độ, mà cũng không thác nữa. Phật gọi là chứng quả niết bàn. Chớ không phải nói nghĩa kỳ chướng dốt nát, giảng ngược như ngươi!Còn tội thứ nhì là xúi cho chúng sát sanh, những kẻ dốt ưa sát hại, nghe ngươi giảng vậy, nó càng sát sanh hơn nữa. Tội thứ ba là nói nghĩa ngược ngạo không rành. Nếu nói nghĩa ngươi thích đó, thì là bất diệt bất sanh mới phải. Sao câu kinh nói: Bất sanh bất diệt, mà ngươi dám thích nghĩa nghịch tự như vậy? Huống chi thuở nay, ngươi biếm nhẽ Thánh hiền Tiên Phật, kể tội không xiết! Học trò phạm các tội khác còn thương tình dung chế đặng. Trừ ra ba tội chê bai ba vị tổ tam giáo (Khổng Tử, Thái Thượng, Thích Ca) thì thiên luật không dung. Quỉ dạ xoa, dẫn họ Ngu đến làng Ác Khuyển, cho bầy chó dữ xé thây mà trị tội kiêu ngạo tam giáo. Còn một trò này hay đặt thơ huê nguyệt, ca huê tình, nói dâm cho trai ái động lòng sanh dâm loạn mới hư phong tục; tội ấy nặng nề, trước đánh tám chục roi sắt, rồi kéo lưỡi cắt môi, cầm hoài nơi ngục với họ Ngu. Còn năm người tùy theo tội nặng nhẹ, cho đi đầu thai. Ba người tội nặng cho đầu thai làm lừa, làm chó. Còn hai người tội nhẹ đầu thai tàn tật, câm, bại, đui, cùi. Đến lãnh tờ, giải qua vua Đông Nhạc, đi đầu thai lập tức”.

 

Án thứ 31: Phán quan đọc án kế: “Họ Viên ở huyện Quan San, lập tiệm cầm đồ, ăn lời quá phép, mà không chế 1 ly. Còn trong nhà cho vay, cho giạ non, thâu giạ già. Trong tiệm dùng cân hai đáy (trái cân), cho ra thì dùng trái cân nhẹ, thâu vô đổi trái cân nặng. Bởi cớ ấy nên giàu bằng nhà nước. Làm cho trời giận thần hờn. Bị hỏa tinh đốt nhà là lửa trời sa cháy tiêu sự sản. Ba mươi lăm tuổi chết yểu, vợ con cũng thổ huyết chết luôn!”

Phán: “Ăn lời quá phép, đã phạm tội nơi trời, huống chi cân lận, đong nhẹ giạ già giạ non, lường gạt của chúng cho nặng túi tham. Tưởng gạt chúng hóa ra gạt mình, mong hại đời chẳng ngờ hại mạng. Cả đời lường gạt của chúng mà còn hay không? Chẳng giữ lương tâm, ba đời chịu khổ. Tuy bị cháy nhà cửa mà chưa hết tội. Giao tờ qua vua Đông Nhạc, phạt đầu thai làm ngựa trạm thơ, bị chúng cỡi mãi đánh hoài, chạy lao quá cho tới chết. Đầu thai làm ngựa ba kiếp như vậy, mới đặng đầu thai làm người nghèo”.

 

Án thứ 32: Phán quan đọc án kế: “Họ Hồng ở huyện Thiện Hưng cha làm chức điển lại, ở huyện Võ Xương, hồi nhỏ họ Hồng bị cha không ưa, tức mình cạo tóc vô chùa. Sau phạm luật về thế để tóc, ngã mặn như kẻ ở thế tục. Gặp ai cũng xảo, không tiếng thật thà. Sau lưng hay nói hành việc của chúng! Hay kẻ vạch sự tư tình của người và nói chuyện phụ nữ hoa nguyệt, xúi giục gây gổ, thêm thừa thêu dệt nhiều điều, làm những chuyện trái phép”.

Phán: “Tên này tội nặng khó dung”. Phán quan tâu: “Tên này không dữ chi lắm, chỉ ác khẩu mà thôi”. Phán: “Tội ác khẩu có ba điều, tên này gồm hết. Nói láo về sự tục tĩu, là phạm chữ dâm sĩ, bất thông như đứa điên. Nói láo thêm thừa cho chúng giận nhau mà đâm chém. Nói láo gạt người mà lấy của, phạm chữ gian tham. Té ra một sự nói xảo, mà gây ra chữ dâm, chữ si, chữ sân, chữ sài, chữ tham, chữ gian đạo. Phán quan còn gọi tội ác khẩu là tội nhỏ sao? Truyền xẻ miệng bớt môi, khẻ răng, kéo lưỡi mà hành tội ác khẩu, tuy còn sống đã phạt tuyệt tự, mà chưa hết tội, nay phạt cầm hoài địa ngục, không đặng luân hồi”.

 

 

Án thứ 33: Phán quan đọc án kế: “Vợ họ Uông là nàng Trình Thị ở huyện Giang Hạ, nguyên kiếp trước ăn chay, cử sát sanh, làm lành, hay bố thí, có hiếu với mẹ chồng, nuôi đau hết lòng hết sức, bởi chưa đủ công hạnh, nên cho đầu thai kiếp này mà hưởng phú quý làm con nhà quan giàu; lại gặp chồng lương thiện sanh ba trai hai gái, định số sẽ sống 82 tuổi, không bệnh mà mãn phần. Không dè bị cha mẹ cưng quá, vì con quan, nên quen thói đỏng đảnh hồi nhỏ, nhà có tôi tớ, nên quen thói làm chủ nhà hay mắng nhiếc hành hạ kẻ dưới tay, tập tánh đã quen, nên độc dữ lắm; đến khi có chồng hiền hậu thì ỷ thế giàu sang nên chuyên quyền, hiếp chồng quá lẽ. Vả lại quen thói ăn sung sướng, nên sát sanh hại mạng rất nhiều. Cho vay ăn lời quá phép, khắc khổ tá điền, đã bắt làm công không, thất mùa cũng không châm chế chút nào! Thuở nay chẳng hề bố thí cho bà con nghèo đồng điếu nào, có đâu bố thí cho người dưng. Ngày nào cũng chửi tôi tớ. Đánh chết tớ gái là Vương Nguyệt Mai, lại còn khoét mắt tớ trai là Trương Hưng Nhi bị đau nhức tới chết. Lại còn phạt tớ gái là Ngô Hà Hương, bắt ăn đậu nành sống cả tô sình bụng ba ngày mà chết! Còn nhiều đứa tớ khác bị thương tích, tai mũi chân tay môi miệng đều tì vết! Có kẻ đem sự báo ứng nhân quả mà khuyên giải thì Trình Thị ỷ con nhà lớn quan to, nên mắng nhiếc kẻ giảng nhân quả và nói rằng: “Ta giàu sang, cơm no ấm áo, con cháu đầy nhà, ta thuở nay lại mấy bố thí cho ai, mà phước đó? Ai tin ngươi nói phải tu nhân tích đức mới sống lâu tới bảy tám mươi?” Nói rồi đuổi đi lập tức. Mấy lời ấy Táo Quân cũng tâu tới Thiên đình, và lại mỗi tháng chạy tờ về Cửu Thiên Tư Mạng chánh, đều biên tội Trình Thị đã nhiều. Các hồn oan cũng cáo nữa. Ngọc Đế truyền bớt ba kỷ, cho bắt hồn Trình Thị đặng trị tội nên mới 46 tuổi mà chết”.

Phán rằng: “Không kính trọng chồng, là tội thứ nhất theo luật trời không tha đặng. Huống chi độc dữ khắc khổ tôi tớ, hại oan ba mạng. Tánh độc dữ hơn cọp không phải lòng người, đáng cầm địa ngục, không đặng đầu thai nữa”. Phán quan tâu: “Trình Thị nguyên kiếp trước tu hành có hiếu với mẹ chồng lắm. Còn đời nay người con gái lớn Trình Thị, thấy người mẹ hỗn với cha, và ở độc dữ, nên tu hành tụng kinh niệm Phật, làm phước bố thí, mà cầu cho mẹ tiêu tội, cũng như tu thế cho mẹ nó. Vậy xin vương gia cho luân hồi trả quả, chừng hết nợ trước sẽ xử nữa”.

 

Phán: “Nếu con gái nó tu thế như vậy, thì trẫm tha tội cầm ngục, cho đặng luân hồi. Kiếp thứ nhất cho nó đầu thai làm đàn bà nghèo khổ đói rách cả đời, cho hồn Hà Hương vào bụng nó làm quỷ thai đau đớn đến kiếp, tới ba năm phát bệnh điên mổ bụng mình và cắt ruột mà chết, đặng trả quả bắt Hà Hương ăn đậu nành sống sình bụng mà chết. Kiếp thứ nhì, đầu thai làm con câm, ghẻ chốc cùng mình đi xin tới 50 tuổi, ăn cắp gạo nhà họ Trương, bị con gái họ Trương (là hồn Vương Nguyệt Mai đầu thai) đánh chết, mà đền mạng oan kiếp trước. Kiếp thứ ba, làm con gái 18 tuổi, bị du côn (là hồn Trương Hưng Nhi đầu thai) đâm đui cặp mắt và đứt gân, lết ngoài chợ xin ăn tới chết, thì trừ mới rồi ba mạng. Trong ba kiếp ấy hành tội câm, ghẻ, đói, lạnh, cực khổ, đi xin, là đền tội hiếp chồng và làm giàu bất nhân đó. Như trong ba kiếp chịu khổ, biết ăn năn ở hiền lành, thì sẽ châm chế cho kiếp khác”. Trình Thị tâu rằng: “Chồng tôi khờ dại tệ quá, chẳng biết lo việc nhà, tôi không rầy sao đặng? Xin Vương gia xét lẽ phải mà thứ dung”.

 

Phán: “Đàn bà có đạo tam tùng, khi còn ở nhà, tùng quyền cha mẹ, xuất giá tùng quyền chồng, chồng thác tùng quyền con trai, phần phụ nữ không đặng làm chủ. Chồng ngươi là kẻ hiền hậu, ngươi lại chê rằng khờ dại, mà hỗn hào khi dễ trăm bề. Đến nước này, mà ngươi còn chưa biết tội sao?”

 

Trình Thị tâu rằng: “Tội tôi hỗn với chồng đã đáng. Còn như đánh tôi chửi tớ, là tại chúng nó làm công việc không xong, mà lại ăn vụng làm biếng trăm bề hư hết. Vả lại chúng nó tánh ở ngang ngạnh, là tại chúng nó không vâng theo, ngu mê ám chướng không hiểu việc chi. Tại chúng nó chướng như vậy, là nó bảo phải đánh nó, xin vương gia xét lại”.

 

Phán: “Thuở nay kẻ hầu hạ, tâm tánh chúng nó không phải như người bậc thượng: hoặc là hồn cầm thú đầu thai, hoặc người dữ đầu thai lại, bị mất tánh thông minh, phú tánh ngu độn theo kẻ hạ tiện; vả lại đầu thai làm con nhà hèn hạ dốt nát, thì tánh nó thô tục ngang dọc, cứng đầu cứng cổ, ngu mê ám chướng, là lẽ trời định tự nhiên. Mình là người bề trên, cơn bình phải thủng thẳng mà dạy dỗ, đến việc làm, phải thích nghĩa cho rành, và dặn đi dặn lại. Dầu chúng nó lầm lỗi, cũng tùy tội nặng nhẹ mà răn, lẽ nào nóng nảy mà đánh chửi mãi, đánh quá cho chúng nó hoảng hồn phát điên. Sao chẳng xét, chúng nó cũng là con cái nhà lành, vì nghèo quá mới cắt ruột mà bán cho mình làm tôi mọi, tuy tiếng là thầy với tớ, chúng nó cũng như con cái trong nhà, việc ăn mặc, đau mạnh, khỏe mệt mình phải biết thương chúng nó. Bởi cớ ấy tớ trai cũng như con trai nuôi, tớ gái cũng như con gái nuôi. Lẽ nào ở độc mà khắc khổ? Giả tỉ con gái ngươi bị người đánh chửi, ngươi có đau lòng hay không? Còn ngươi cho tôi tớ ăn không no, mặc không lành, lại nỡ lòng hành hình trái phép, hại tới ba mạng. Thiệt là không sợ luật trời, còn dám nhiều điều cãi lẽ. Mau dẫn nó đi đầu thai”.

 

Án thứ 34: Phán quan đọc án kế: “Họ Châu ở huyện Hớn Dương, từ hồi nhỏ lập tiệm bán hàng xén, các trái cây, đồ dồng thiếc và các món nhỏ mọn lẻ loi. Thường dùng giấy chữ mà gói các món đồ bán. Bình thường hay lấy giấy chữ mà chùi bàn ghế, chỗ nào nhơ uế, cũng lấy giấy chữ mà chùi, và quét đổ nơi hầm dơ 24 năm như vậy.

Còn vợ họ Huỳnh là Khương Thị, ở huyện Hiếu Cảm có 2 đứa con đi học, mỗi ngày Khương Thị lấy giấy lộn (giấy chữ) để dành bồi hồ bao độn đáy giày, hoặc đi sông, bồi vách, hoặc cuốn làm rọi để hút thuốc, hoặc vò cho nhừ làm chó lén, hoặc để nhúm lửa; như vậy năm năm.

 

Còn họ Mai ở huyện Táo Dương, là tú tài dạy học trò hay đạp giấy chữ, các học trò bắt chước, cũng hủy giấy chữ, chẳng biết trọng chữ, lấy chùi đồ, hoặc đốt mà hút thuốc, làm thường vậy đến 22 năm. Ba tên phạm ấy đồng tội”.

 

Phán: “Trong sách có chữ trời đất quỷ thần, tên ông bà cha mẹ, trong giấy chữ đều có. Nếu không chữ, thì đạo lý chẳng rành, sao có kinh sách? Nếu đạp hủy giấy chữ, cũng như đạp hủy trời đất, quỷ thần, thánh hiền, ông bà, cha mẹ. Họ Mai nhờ chữ nghĩa mà hiển vinh, nhờ chữ nghĩa mà no ấm, mà dám đạp hủy giấy chữ 22 năm, cho các học trò bắt chước, tội ấy về người hết. Ba phạm ấy đều bị cầm nơi địa ngục không đặng luân hồi”.

 

 

Án thứ 35: Phán quan đọc án kế: “Họ Dư ở huyện Miễn Dương nhà cũng khá, mà ở bất hiếu. Nuôi vợ con ăn mỹ vị, bận đồ tốt. Còn cha mẹ bận lấy có. Cha mẹ phiền trách, nó trả lời rằng: Cha mẹ để gia sản chi đó, mà bắt lỗi nuôi ăn mặc không xứng đáng? Nó lại mắng thêm, làm cho cha mẹ nó buồn rầu tức tối trọn đời”.

Phán: “Họ Dư tuy dốt, há không biết ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng, trở lại trách cha mẹ không sự sản, không nuôi cha mẹ, mà lại nuôi vợ con tử tế. Nếu vậy vợ con có để gia sản cho ngươi sao? Ngươi bất hiếu thiệt không bằng súc vật. Phạt nó đầu thai làm trâu ba kiếp, ra sức cày ruộng mà nuôi thiên hạ, chết rồi còn bị chúng xẻ thây, mà đền tội bất hiếu”. Phán quan tâu: “Tên phạm này có xí được một trăm lượng bạc, cho lại kẻ làm mất, đền ơn nó cũng không ăn nên kẻ rủi mất bạc trở ra may, nội nhà khỏi hại. Âm chất ấy cũng đáng chế bớt tội ngỗ ngịch”. Phán: “Như vậy thì chết khỏi làm trâu ba kiếp, cho đầu thai làm ăn mày chết đói hai kiếp. Nếu biết tu sẽ hay”.

 

Án thứ 36: Phán quan đọc án kế: “Vợ họ Lý là Trần Thị, ở huyện Huỳnh Mai, thủ tiết, mà bất hiếu với cha mẹ chồng. Cha chồng bóng quáng, mẹ chồng phong bại, Trần Thị cho ăn mặc lấy có, đến đỗi đói lạnh mà chết”.

Phán: “Đàn bà có chồng thì tùng quyền chồng, cha mẹ chồng là cha mẹ ngươi. Ngươi đã biết thủ tiết, thì phải ở có hiếu với cha mẹ chồng, thay mặt cho chồng mà nuôi cha mẹ, thì tiết hiếu song toàn. Thời khi còn sống vua quan phong tặng, thác rồi lại đặng thành thần; mới là trọn lành, thần kiêng quỷ sợ. Sao lại phạm tội bất hiếu, đáng đọa địa ngục, không đặng đầu thai”. Phán quan tâu: “Nàng này giá chồng hồi còn xuân, thủ tiết ba mươi mấy năm cực khổ, xin vương gia châm cho đặng luân hồi”. Phán: “Trẫm cũng vì sự thủ tiết, mở đường mọn cho nó đặng đầu thai làm heo cho chúng phân thây, mà trừ tội bất hiếu cha mẹ chồng”.

 

Án thứ 37: Phán quan đọc án kế: “Họ Hồ ở huyện Lâm Lương đậu tú tài, tánh ở độc bạc, hay nghe lời vợ mà ngỗ nghịch song thân. Lại thấy anh em thật thà dốt nát, nên chia phần ăn để ruộng hèn, nhà xấu, đầy tớ dở cho người anh. Còn chia phần ăn cho người em rồi, sau em thác, em dâu là Lý Thị không con, nên nuôi con người anh cả làm con mà lập tự cho chồng. Họ Hồ muốn đoạt gia sản của em dâu, nói vu oan rằng: Lý Thị tiếng thủ tiết mà tư tình chửa hoang, dựng đứng đủ cớ. Lại mướn bà mụ nghiệm xét, cũng nói Lý Thị thiệt có thai. Lý Thị tức mình, mổ bụng trước mặt quan mà chết, làm cho nhiều người chứng ăn tiền, đều mắc họa với bà mụ. Như vậy họ Hồ bị ba tội nặng, mau xử mà răn đời”.

Phán: “Họ Hồ đậu tú tài thì đã thông kinh Thi, kinh Lễ, sao mà bất hiếu bất đễ tới thế?”.

 

Tâu: “Tôi hồi còn nhỏ có học kinh Thi, kinh Lễ cũng biết hiếu cha mẹ, thương anh em. Tại vợ tôi học hay mà ở độc, nó xúi các việc bất hiếu bất đễ. Tôi dại nghe lời, nhờ vương gia rộng dung”.

 

Phán: “Tội vợ ngươi Mã Thị, ông Táo và du thần, tâu cáo nơi thiên đình đã lâu, tự nhiên phạt tội một cách nặng nề. Ngươi há chẳng biết: chồng cầm quyền vợ, vợ phải nghe lời chồng dạy, lẽ nào chồng nghe lời vợ dạy hay sao? Nếu ngươi thiệt tình hiếu đễ. Vợ ngươi lẽ nào dám bất hiếu bất đễ. Nay ngươi bất hiếu với cha mẹ, khi anh bất thông hiếp em dâu thất thế mà còn nỡ nào vu oan làm bức cho tiết phụ liều mình? Thiệt tánh độc hơn rắn bồ cạp, không bằng loài chó heo. Phạt đọa địa ngục A- Tỳ, hành tội liền liền, quăng lên núi đao, rồi bỏ xuống ao nước sôi, xay giã nấu dầu, thiêu ra tro, rồi hườn hình lại, như vậy luôn luôn, không đặng đầu thai nữa”.

 

Án thứ 38: Phán quan đọc án kế: “Họ Lưu ở huyện Bành Ly, hồi nhỏ học thợ mộc, hay ếm hại chủ nhà, hai mươi năm như vậy. Hay chửi mưa nắng, vì hư việc của nó”.

Phán: “Ngươi làm thợ mộc, ếm hại chủ nhà. Tuy ngươi ếm người không nổi, song cái lòng độc ác của ngươi, quỷ thần đã ghét lắm. Huống chi mưa gió mây sấm trời đất đều do các vị thần linh cai trị. Sao ngươi dám mắng mưa chửi gió xúc phạm trời đất thần linh. Cớ nào ở độc và điên cuồng đến thế? Trời sai thiên lôi đánh ngươi chết, mà trừ chưa hết tội. Nay phạt ngươi làm ăn mày câm và điếc, mãn kiếp chết xuống đây sẽ hay”.

 

 

Án thứ 39: Phán quan đọc án kế: “Họ Từ nước Vệ, huyện Kim Sàn. Hồi nhỏ ngang dọc, không tin sự báo ứng tội phước nên không kính thánh thần. Gặp thầy chùa, thầy tu hoặc ăn mày, đều không bố thí, mà lại mắng thêm. Lòng ở bất nhân, hay giết rùa, đập rắn, giết loại trùng dế rất nhiều. Say rượu hay phá quán, đánh lộn ngoài chợ. Lúc say rượu kia, đánh chết đứa con đẻ mà không biết thương”.

Phán: “Không có lòng nhân thương xót, là chẳng phải con người. Rất đỗi thấy đứa con nít nhỏ, bò gần miệng giếng lòng còn thương, bất nhẫn mà bồng ra cho xa, huongs chi con đẻ của mình mà đánh chết? Hùm dữ còn chẳng nỡ ăn thịt con, lòng thằng này thiệt độc hơn cọp, tuy ở dương gian đã bị cầm ngục cho tới rũ tù, nay nấu dầu mà đốt cho đáng đời, rồi sẽ đi đầu thai làm súc vật”.

 

Án thứ 40: Phán quan đọc án kế: “Họ Nhan ở huyện Quan Hóa, tánh ở không tốt, hay giấu việc của người, thuật việc hư của chúng. Kể nói cho sướng miệng, không cần việc có việc không. Muốn đọc cho trúng câu, chẳng kể nói chơi nói thiệt. Làm cho đàn ông con trai mất tiếng khen, đàn bà con gái mang danh xấu, những tội ấy kể không xiết, nghị phạt tội cho mau”.

Phán rằng: “Họ Nhan là mặt người nói ngay, không cần danh tiếng chúng. Tội độc ác quá rồi, giam vào ngục cắt lưỡi”.

 

Án thứ 40: Phán quan đọc án kế: “Họ Nhan ở huyện Quan Hóa, tánh ở không tốt, hay giấu việc của người, thuật việc hư của chúng. Kể nói cho sướng miệng, không cần việc có việc không. Muốn đọc cho trúng câu, chẳng kể nói chơi nói thiệt. Làm cho đàn ông con trai mất tiếng khen, đàn bà con gái mang danh xấu, những tội ấy kể không xiết, nghị phạt tội cho mau”.

Phán rằng: “Họ Nhan là mặt người nói ngay, không cần danh tiếng chúng. Tội độc ác quá rồi, giam vào ngục cắt lưỡi”.

 

Án thứ 41: Phán quan đọc án kế: “Họ Giám ở huyện Nghị Thành, đậu Tú tài, có khoa ngôn ngữ, hay kiêu ngạo mắng nhiếc người và nói trây nói nhớp theo việc tục tĩu. Thường lấy các câu trong kinh sách, nói bức khúc, thích nghĩa bậy mà cười, đáng tội lắm”.

Phán: “Ngươi đọc sách thánh hiền, lại diễu lời thánh hiền. Có tài trí thông minh, không giúp việc phải, lại đem tài trí mà giễu cợt, nói kiêu ngạo cho trời đất ghét, mà tổn đức mình, làm chúng cười một chút, không ích chi cho mình, thiệt là ngu quá! Cho đầu thai làm đứa ăn mày câm cho hết nói nữa!” Phán quan tâu: “Họ Nhan với họ Giám, đều phạm khẩu quá, tội ấy cũng nhỏ xin Vương gia rộng dung.”

 

Phán: “Tội lời nói tuy là nhỏ mọn, nhưng mà bày sự tư, tỏ sự kín của người và lại chưa dọ cho chắc nghe lưu truyền mà nói ra như mắt thấy. Những người hay nói chắc, không vị không giấu, mà nói bóng gió điều chi, ai cũng tin chắc. Huống chi thiên hạ ưa nghe chuyện mới chuyện lạ, phân nửa không tin, chớ tin cũng hết phân nửa, làm cho người hư danh xấu tiết, đến nỗi trên ông cha mang nhục, dưới con cháu hổ hang. Có khi nói chúng tức tối hổ thẹn mà liều mình, tội lớn vô cùng, sao gọi là lỗi nhỏ”. Phán rồi y án, không chế chút nào.

 

 

Án thứ 42: Phán quan đọc án kế: “Vợ họ Chúc là nàng Cát thị ở huyện Dực Dương. Tánh hay nghi ngờ, lòng ở độc hiểm hay xui chúng rầy rà, làm cho bà con rời rã, như là: cha con mẹ con bỏ nhau anh em vợ chồng xa nhau. Phàm gặp đàn ông con trai cũng nghi, nếu gặp sự chi mất lòng, thì vu oan cho người ấy là loạn luân. Gặp phụ nữ cũng sanh nghi, nếu bất bình thì vu oan rằng nàng ấy ngoại tình lang chạ. Những gái đồng trinh hoặc người thủ tiết, đều bị nó vu oan, dẫu bà con hoặc chí thân, nó cũng không chừa nữa. Nó vu cho Chương thị, Chương thị tức mình phát bịnh thác! Lại nói vu oan cho người em trai chàng hàng bên chồng rằng chú ấy muốn lấy con gái! Người em chồng tức mình, nhảy xuống sông mà trầm mình. Mau định tội răn đời”.

Phán: “Cát thị tánh hay hồ nghi, lòng độc như rắn bò cạp, lưỡi bén như gươm, lại chúng hư danh liều mạng. Trong đám phụ nữ có loài bất lương ấy, không còn án nào mà hơn nữa . Truyền cắt lưỡi, đục răng, cắt môi cầm tại ngục A tì mà hành mãi, không đặng đầu thai. Phán quan thâu hồn đứa con trai với đứa con gái nó, cho hết dòng thèo lẻo”.

Phán quan tâu: “Chồng nó là họ Lương, hiền hậu làm lành, có khắc bản kinh Cảm Ứng in mà cho người, tới 7.534 cuốn, khuyên dạy người đời, cải ác tùng thiện công đức rất lớn, nỡ tuyệt hậu người”. Phán: “Nghĩ chồng ngươi hiền lành, người lành phải có hậu, nên tha cho hai đứa con. Còn ngươi tội ác thái quá, cầm ngục hoài không luân hồi”

 

Án thứ 43: Phán qua đọc án kế: “Phan thị nhan sắc xinh tốt mà tham dâm, chê chồng xấu tướng, lộn chồng lấy các tay điếm đàng, thả lắm đau ghẻ lở mình mà chết”

 

Phán: “Nhơn duyên trời định, có số giàu nghèo. Ngươi là đàn bà xấu nết, không biết hổ thẹn, chê chồng xấu mà lộn chồng, lại ngoại tình lang chạ. Thấy chúng giàu sang, tức mình nghèo khó, ỷ mình bóng sắc, chê chồng xấu xa không xét nết lăng loàn mà chê chân chất, chê chồng già mà mê chồng trẻ, trách cha mẹ định không xứng lứa vừa đôi. Thờ chồng không trọn đạo, hoang nết chẳng nên người. Đứng đường bán dạng thuyền quyên, đánh bóng nhem trai hoang đảng. Tội tà dâm đại ác không dung. Phạt đầu thai làm heo nái hai kiếp, cho đáng tội lộn chồng, rồi sẽ xử nữa. Truyền quỉ sứ cho máy răng sắt nhai nó, rồi cho đầu thai”.

 

 

Phán quan tâu rằng:'Hai mươi ba khoản ác phạm cộng 43 án đã xử rồi. Còn Thiện sĩ Lâm tự Kỳ bị bắt lầm bây giờ tính lẽ nào? Vua Tần Quảng đòi hồn lâm tự Kỳ lại, phán rằng: 'Nay đưa ngươi hườn hồn, phải rán lấy lòng thành tu hành cho sấn sướt, trẫm nãy giờ xử các án đó, ngươi đều hiểu chăng? Tự Kỳ tâu rằng :' Tôi thấy đủ ' phán: 'Các sai dịch, đưa hồn thiện sĩ qua vua Đông nhạc, lãnh phê hồi dương đặng thiện sĩ thuật lại cho đời nghe các án trẫm xử đó. 'Tự Kỳ tâu: ' Tôi tối dạ nhớ các án không rành. ' Vua ngó phán quan mà phán rằng: ' Cho thiện sĩ một hườn thuốc phát huệ ngậm trong miệng mà hồi dương, thì nhớ đủ điều không sót. 'Tự Kỳ lãnh huờn thuốc phát huện rồi tâu rằng:' Tôi cám ơn vương gia cho sống lại, từ nầy tới, quyết ý tu hành song chưa biết cách tu hành đạo đức lóp lang điều nào làm trước cho trúng cách?'

Tần quảng Vương phán rằng:  Đạo là đạo ngũ đạt: chúa tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bằng hữu, cũng trong năm bực ngũ luân chớ không điều chi lạ. Sao gọi đạo chúa tôi: Phàm làm quan thì trước phải ngay chúa thương dân, ở trong trào, hoặc trấn cõi ngoài, điều giữ theo luật cho xứng chức phận, hết lòng hết sức cứ lẽ công bình mà quên tự vị, lo việc nước mà quên việc nhà, ấy là theo bực chức phận. Còn dân giả thì lo cho đủ sưu thuế, không phạm phép nước, giữ bổn phận thảo thuận ngay chính, thiệt thà chắc chắn, giữ theo lẽ nghĩa nhà ở nhơn nhường. Khuyên dạy quê khờ, giữ gìn phong hoá, ấy là tu bực chúa tôi. Còn đạo cha con, làm cha nuôi con thì phải dạy, thương con phải cho nó cần lao. Hoặc dạy sách kinh cho thông đạo lý, hoặc dạy ruộng rẩy buôn bán nghề nghiệp làm ăn; chẳng nên cưng hư, cho lập lũ tửu sắc hoang đàng bài bạc. Còn làm con, lo nuôi dưỡng kính yêu cha mẹ, việc lớn thì lo ăn học nên danh cho cha mẹ vinh hiển, ở thanh liêm ngay thẳng cho cha mẹ được tiếng khen. Kế đó phải rán hết sức hết lòng mà nuôi cha mẹ, ăn mặc cho xứng đáng, tuỳ theo sức mình giàu nghèo; giàu sang thì dưng mùi ngon ngọt và chiều lòn cho cha mẹ vui lòng, đừng để cha mẹ bất bình mới trọn thảo ; nếu nghèo khó dầu muối dưa hẩm hút, cũng nuôi cho cha mẹ đẹp lòng, liều thân trâu ngựa mà đền cúc dục. Dẫu nghèo cũng hết lòng cung kính cha mẹ, chớ ỷ một sự nuôi, mà không kính lễ. Còn phải biết thân vóc nầy là thịt xương của cha mẹ chia cho, nên phải thủ thân chẳng dám huỷ hoại thân thể, và cũng không dám làm quấy cho nhục cái vóc của cha mẹ sanh thành, mới là trọn thảo. Ấy là đạo cha con như vậy. Còn đạo chồng vợ phải phân biệt chồng lo việc ngoài, vợ lo việc trong cho trúng cách. Chồng cầm quyền vợ, song phải lấy lễ nghĩa mà đãi nhau đừng bỏ phép mà mầy tao mi tớ. Hoặc chồng ỷ quyền mà đánh hiếp vợ, hoặc vợ vô lễ mà sỉ nhục chồng. Chồng trọng vợ tại đức hạnh, chẳng nên mê sắc, vợ kính chồng như thờ chúa phải giữ đạo tôi. Vợ chồng thuận hoà, thì nên gia đao. Chồng dạy vợ hiền kỉnh cha mẹ chồng, cho dâu sẽ bắt chước. Hoà thuận chị em bạn dâu, thì trong nhà hết sanh nghi. Chồng dạy phải thì vợ nghe, mới gọi xướng tuỳ trọn đạo. Ấy là tu việc chồng vợ, còn như anh chị em cũng một chỗ mà ra, một máu một thịt như tay chơn, thể các nhánh cây một gốc, nếu anh đau như em đau, coi như một vóc, dầu sự may sự rủi, sự vui sự buồn, cũng chung cùng nhau một thể.

Như cha mẹ còn mà anh em hoà thuận thương yêu nhau, thì cha mẹ vui mừng lắm. Tuy cha mẹ đã khuất, ngó tháy anh em, cũng như thấy cha mẹ, thương anh em cũng như thương cha mẹ . Bởi vậy tuy anh em bất hoà mặc lòng, nếu người dưng đánh anh em, cũng nóng ra mà binh vực, lấy đó mà suy, thì anh em là thiết lắm . Nói tắt một điều: cha mẹ anh em là trời định, không đổi dời đặng. Còn vợ con là ở sau, tại nơi người định, nên đổi dời đặng.Vì vậy chẳng khá trọng vợ con mà khinh anh em, chớ khá vị tình sau maquền nghĩa trước, thì tu việc anh em rồi. Còn bậu bạn cũng đứng vô năm bực nhơn luân là cớ nào vậy? Mình chưa làm việc lỗi, nhờ bạn trách mới bỏ. Việc nên hư lợi hại phải quấy của mình, có khi cha mẹ vợ con nói không được, vì không nỡ nói, mà bạn dám nói. Việc tâm phúc của mình, có khi cha mẹ vợ con nói không được, mà bạn dám nói. Có việc cấp nạn, cha mẹ vợ con cứu không được, mà bạn lo được cứu được. Cho nên con người không nên chẳng có bạn đạo nghĩa. Cho nên kết bạn, nói phải chắc chắn nhìn lời : lâu ngày cũng chẳng quên nhau. Lo việc cho bạn, cứu cấp cho bạn. Mình ở cho trọn đạo với bằng hữu, tự nhien bằng hữu giúp ích lợi cho mình. Tu xong cái đạo bằng hữu, năm bực đạo nhơn luan trọn rồi. Xin thiện sĩ rán lên một bực. Ấy là lời quê cạn của trẫm, truyên dạy người đời, nghe cho mau hiểu rán sức mà làm. Nói tắt một điều, người tu hành chẳng luận bỏ nhà hay ở nhà, gái trai già trẻ, cũng không luận sang hèn giàu nghèo, hoặc trôi nổi hoạn nạn, không người nào mà tu chẳng được, không chỗ nào mà tu chẳng được, không thuở nào mà tu chẳng được. Tại nơi mình tuỳ theo bổn phận, trong lòng cho an. Mình có dư, coi như còn thiếu, chớ sanh lòng kiêu căng xài phí quá chừng. Mình tuy thiếu, coi như có dư, đừng sanh dạ tham lam ước mơ quá lẽ. Ở với người, cứ một chữ DUNG, trị trong nhà nhớ trăm câu NHỊN.

Nếu ai ở điều chi quấy quá, mình hết lòng tìm kiếm cho ra chỗ phải của người. Mình ở điều chi phải nhiều, mình hết sức xét suy cho ra chỗ phải còn thiếu. Lo cần kiệm là đầu sanh lý, giữ hiếu đễ là cội tu thân. Lại còn bố thí giúp đời, làm lành chẳng mỏi. Làm đặng vậy trọn đời; gìn chay tốt không gìn cũng tốt, niệm Phật linh, Không niệm cũng linh. 'Tự Kỳ: 'Phải có của mới bố thí đặng, nghèo mới biết làm sao? 'Phán rằng: Sự bố thí chẳng phải rặt ròng có của, lấy của bố thí là thí cho kẻ nghèo ngặt. Nếu sức mình không dư, mà cho kẻ đói một chén cơm, cho kẻ khát một bát nước, cũng gọi là bố thí. Hãy còn nhiều cách bố thí mà không tốn của. Như kẻ đương lo sợ, mình dùng lời dịu giải khuyên cho hết sợ, gọi là vô uý bố thí.

Còn những người mê đắm, không biết ăn năn, mình khuyên giải cho tỉnh lại hết lầm, gọi là vi pháp bố thí. Nếu có việc chi tiện cho đời, thì mình ra sức, việc bất tiện mình lo dùm cho mên, gọi là phương tiện bố thí. Nếu người ta tranh đua, thưa kiện, mà mình thích giải hoà, gọi là giải kiết bố thí. Trong lòng bất nhẫn hay thương người, gọi là tâm điều bố thí. Các điều đã nói đó, là bố thí lời nói với công làm lựa phải có tiền bố thí'. Tự Kỳ tâu: Cứ theo thầy chùa nói: phải ăn chay niệm Phật mới gọi là tu hành.' Phán rằng:' Ăn chay niệm Phật, là ép xác sửa lòng. Chớ ăn chay có ích chi cho Phật. Còn niệm Phật lại lợi chi cho đời, Miễn là làm mười điều lành, lánh mười điều dữ, thì đủ rồi. Nếu ăn chay niệm Phật mà mười điều dữ không bỏ,mười điều lành không làm, chẳng những không phước không công mà lại nhiều tội nhiều lỗi. Vậy chớ mười mấy sãi hồi nãy, cũng ăn chay niêm Phật , mà cũng bị giam Địa ngục, ấy là không phải chơn tu, Nếu chơn tu thì sửa mình giữ đạo là thứ nhất, bố thí ăn chay thứ nhì. Cái nào cũng quí tại chữ tâm: bố thí khó tại lòng nhơn, không khó đều ra của ăn chay khó tại lòng chánh, không khó miệng cữ kiêng. Cho nên nhà nghèo bố thí một đồng tiền, cầm đáng ngàn đồng nhà giàu có. Nhà giàu có ăn chay một bữa, cũng bằng chay một tháng nhà nghèo, là lấy chỗ khó ít nhiều mà tính phước, nếu rán chịu khó cho lắm, mới thiệt lòng thành tu hành.'Tự Kỳ tâu: Sao gọi trong kinh Kim cang có bốn câu kệ quí?' Phán :' Nghĩa nầy mắc lắm, trẩm giảng ký, thiện sĩ nhớ cho rành, Kinh Kim Cang 32 phần, phần thứ năm:

Phật cáo Tu bồ đề: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai .'

Nghĩa là: Phật Thích Ca dạy ông Tu bồ Đề rằng: Phàm việc chi có hình tướng đều là sự huyễn sự dối. Nếu thấy cái tướng nào không phải tướng, thì là thấy Phật như lai. 'Bởi Phật không chịu hình tướng, không bày điện, cứ không ngỡ là quí .

Phần thứ ba dạy phép không tâm (trong lòng không);

Tu bồ Đề nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhơn tướng chúng sanh tướng thọ giả tướng, tức phi Bồ tát.

Nghĩa là: Nếu phật Bồ tát, mà có ngã tướng là lòng tham, nhơn tướng là lòng sân giận, chúng sanh tướng là lòng si mê bất thông, thọ giả tướng là lòng nịnh ái đắm sa, thì không phải là Phật Bồ tát '. Vì trong lòng không 4 điều ấy.

Phần thứ 26 giảng phép không có thân (mình không).

Nhĩ thời Thế tôn, nhi thuyết kệ ngôn :

Nhược dĩ sắc kiến dĩ âm thinh câu ngã.

Thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.

Khi ấy Phật Thế tôn ( Thích Ca) ngâm bốn câu kệ rằng:

'Nếu lấy hình tướng có sắc mà muốn thấy ta, hoặc lấy âm nhạc tiếng ca ngậm mà muốn thấy ta thì người ấy làm đạo tà. chẳng thấy Phật Như Lai đặng'. Phật dụng cái tâm thanh tịnh vô hình, chớ không ưa hình tướng.

Phần 32 (phần rốt) dạy phép không việc đời:

Nhứt thiết hữu vi phát, như mộng huyễn bào ảnh,

Như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quan.

Nghĩa là : Hết thảy các việc có hình làm ra thì giả như chiêm bao, bọt nước, cái bóng của mình như móc sa trên ngọn cỏ, như chớp nháng đều không bền lâu, thấy đó mất '. Các việc hữu tình, đều hư huyễn như vậy, nên Phật trọng vô hình.

Trong phần ấy, Phật có dạy câu nầy:

Bất thủ ư tướng, như bất động.

Nghĩa là: ' Chẳng dùng binh tướng, trơ trơ chẳng bận lòng.

Lại trong phần 18, Phật dạy bỏ ba lòng:

Tu bồ Đề, quá khứ tâm, bắt khả đắc.

Hiện tại tâm, bất khả đắc.

Vị lại tâm, bất khả đắc.

Nghĩa là:'Không nên nhớ chuyện đã qua. Còn hiện tại bây giờ, không nên vọng tưởng. Sẽ đến đừng mơ ước'. Phải để tâm cho thanh tịnh thì không tội, mới đặng theo Phật Như Lai, Phật xưng là Như Lai vì trong phần 29, Phật Thích Ca nói : Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai. Chữ Như Lai là tự nhiên cái tâm, không phải ở đâu mà đến và cũng chẳng đi đâu. Nên gọi tự nhiên như vậy.

Vua Tần Quảng thích nghĩa các bài kệ và các câu yếu lý trong kinh Kim Cang, rồi phán rằng: "Nếu thiện sĩ về tụng thêm cho đủ một tạng kinh Kim Cang (5818 biến) và đem các bài kệ ấy giải nghĩa cho người nghe hiểu đạo Phật, không cần cúng chùa, quý tại chừa tham sân si bốn tội và bỏ ba cái lòng vọng tưởng tà vạy, là sửa lòng tu mình, khỏi tội đặng thành chánh quả, ít nữa cũng được hưởng phước kiếp sau. Nếu người nghe mà cải ác tùng thiện, thì công của thiện sĩ lường không xiết, sẽ đặng siêu thăng."

Tự Kỳ tạ ơn, rồi tâu rằng: "Tôi cám ơn vương gia cho sống lại và nhờ ơn dạy bảo, thắp hương mà lạy hoài đền ơn cũng không xứng. Còn các vị thần sở tại chỉ lầm, e bị tội lỗi xin vương gia rộng dung cho chư thần."

Phán: "Trẫm y lời miễn chấp. Thiện sĩ hồi hương ráng hết lòng làm lành, nhớ lời trẫm dặn." Phán rồi truyền bốn quỷ sứ đưa hồn Tự Kỳ về tới cõi dương gian, giao cho các thần sở tại, đem hồn cho nhập xác.

Khi ấy Lâm Tự Kỳ sống lại, như tỉnh giấc chiêm bao, kêu tiểu đồng, người nhà xúm lại cho uống nước trà, trong miệng Tự Kỳ bay ra mùi thơm lạ (ấy là hơi thuốc Phát Huệ). Xóm làng tới thăm đông lắm, đều hỏi thăm việc âm phủ mà nghe, vì từ xưa đến nay, chưa thấy ai thác đi sống lại. Tự Kỳ bảo đem giấy mực lại, vẽ hình vua Tần Quảng với phán quan xử 43 án. Rồi để các án theo họa đồ, gọi là cuốn Hồi Dương Nhân Quả. Ai nấy xem đều thấy hãi kinh, nội châu huyện quan dân đều đến xem sự lạ, thấy xử các án công bình, mới biết từ xưa đến nay, sự báo ứng không sai một mảy, mới tin địa ngục rõ ràng, không phải hồ nghi huyễn hoặc, nên nhiều người cải ác tùng thiện. Trong lúc ấy nhằm ngày mùng chín tháng ba, năm Mậu Ngũ, trong niên hiệu vua Gia Khánh trào Thanh. Lâm Tự Kỳ với người háo thiện sao lục cuốn này cho thiên hạ coi, đưa đậu tiền mướn khắc bản, v.v...