Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh 

giảng giải


1

Lời DẪN NHẬP

* Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh là hệ tư tưởng Đại thừa tối

thượng. Hệ tư tưởng chỉ dành để riêng cho những người CHỦNG TÁNH

ĐẠI THỪA. Người Đại thừa nghe là hoan hỷ, là tiếp thu phấn khởi nhẹ

nhàng. Chợt bừng tỉnh, tưởng như mình từ ngục tối vô minh dày đặc

bỗng được ra và tung tăng dưới ánh trời xuân muôn hồng nghìn tía. Rồi

tự thấy mình như đang trút bỏ từng gùi, từng gánh nặng sầu khổ ưu tư.

Họ nhận rõ ra căn, trần, thức, giới chỉ là “trò ảo hóa” của kiếp phù sinh.

Thân và tâm người con Phật lúc bấy giờ thanh thoát, nhẹ nhàng lạ

thường, rồi tự hỏi: có phải chăng đây là hiện tượng “Giải thoát, Niết

bàn” mà Phật, tổ đã truyền trao? Dạy bảo?.

* Người chủng tánh Tiểu thừa; Thanh văn, Duyên giác nghe nhưng

chưa hiểu thấu suốt, chưa tường tận nghĩa lý thẳm sâu trên đường tu

học, thiền định quán chiếu, họ chỉ là người NHU THUẬN NHẪN. Nghe

giáo lý Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật họ không sợ hãi, không tránh né,

không thấy mình tuyệt phận lạc lõng như ngoại đạo phàm phu, nhưng

so với trình độ VÔ SANH PHÁP NHẪN của chủng tánh Đại thừa, họ tự

thấy mình chưa với tới.

* Chủng tánh phàm phu ngoại đạo đem tư tưởng Đại thừa Kim

Cang Bát Nhã Ba La Mật mà thí nghiệm, sẽ thấy và biết rõ y như đem

hàn thử biểu vào nơi tòa nhà đã mở máy lạnh (máy điều hòa hàn nhiệt

không khí) chỉ số nhiệt độ tăng giảm thấy rõ tức thì. Lại như viêm độ kế

thả vào khạp nước muối, chỉ số độ mặn lạt xuống lên từng sát na khi

người ta thêm bớt nước.

Người chủng tánh phàm phu ngoại đạo họ rất “sợ” tư tưởng Kim

Cang Bát Nhã Ba La Mật Đại thừa, họ tối kỵ nguồn giáo lý Bát Nhã như

người bị nhặm mắt sợ ánh sáng mặt trời. Trải qua bao nhiêu thế hệ dài

lâu cho đến thế kỷ 21 ngày nay, sự hù dọa, sự truyền bá của họ hết

sức ngây thơ, hết sức vô lý, vậy mà tác hại của sự đầu độc đó cản trở

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh

2

quá nhiều trên bước đường tu học chánh pháp của Tăng Ni trẻ và Phật

tử cư sĩ.

Họ tuyên truyền rằng:

- Thọ trì đọc tụng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật chùa sẽ

nghèo nàn không người đến cúng bái, cây cối vườn chùa sẽ

khô héo tiêu điều ...

- Phật tử cư sĩ đọc tụng kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật trở

thành người NGÃ MẠN CỐNG CAO. Thần Kim Cang vận chuyển

nhà cửa xào xáo, vườn tược hoa màu khô héo, cây cối tiêu

điều, làm ăn sa sút v.v...

Hai thí dụ điển hình nói trên, người có chủng tánh phàm phu ngoại

đạo, họ vì lẽ gì xin mọi người tự hiểu. Điểm trọng tâm và chủ đích của

họ là họ rất sợ nguồn giáo lý Đại thừa Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật phổ

biến trên đời. Bởi vì, giáo lý Đại thừa Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật truyền

bá lan rộng, sẽ dập tắt những tư tưởng mê tín dị đoan, huyễn hoặc

hoang đường. Cho nên, bộ phận người làm ăn bằng nghề ấy, họ xem

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh là nguồn tư tưởng đối lập với họ, phải

một mất một còn, ví như cần bảo vệ nhà tối thì phải hủy diệt bóng đèn

cao áp!

CHỦNG TÁNH PHÀM PHU nghe Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật mà

tâm không bực bội, không phỉ báng, không cự tuyệt, lòng tự nhủ lòng:

“Mình chưa làm được”! Đấy là người có được ÂM HƯỞNG NHẪN, hạt

giống đã được nằm trong nền đất ướt, tương lai sẽ thành cây, dây hoa

quả!

Đáng thương cho ai tự tạo cho mình là kẻ NHẤT XIỂN ĐỀ!

Viết tại LIỄU LIỄU ĐƯỜNG

Đồi Tà Dương – Lạc Sơn

Lâm Đồng, ngày 02 – 02 – 2009

Mùng 08 – 01 – Kỷ Sửu.

THÍCH TỪ THÔNG lão Hòa thượng

Pháp hiệu : Như Huyễn Thiền sư

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh

3

PHẦN I

VĂN – TƯ – TU

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh

4

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh

5

KIM CANG BÁT NHÃ BA-LA-MẬT KINH

MA HA BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH

Đời Diêu Tần Tam tạng Pháp sư

CƯU MA LA THẬP Hán dịch

Thế kỷ 21

Pháp sư THÍCH TỪ THÔNG Việt dịch

NHƯ HUYỄN Thiền sư Trực chỉ đề cương

CHƯƠNG MỘT

SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY

Lời tự thuật của thầy Khất sĩ A Nan:

Thời điểm này Phật và các đệ tử xuất gia 1.250 thầy Tỳ kheo tạm trú tại

vùng lãnh thổ Xá Vệ đại thành.

Hôm nay đến giờ khất thực, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Xá

Vệ hóa trai, như pháp khất thực, Thế tôn xin thức ăn theo thứ tự của gia cư, mà

không có ý niệm lựa chọn. Khất thực xong trở về trụ xứ dùng cơm. Độ ngọ xong

Thế Tôn chỉnh sửa y phục, rửa chân rồi trải tọa cụ mà ngồi.

..

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh

6

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Đọc kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa người đệ tử Phật hồi đầu phản

tỉnh ra, rằng đức THÍCH CA MÂU NI Phật chỉ là một con người, một con người

của đất nước Ấn Độ thời xa xưa ấy và cũng là một con người như một con

người trong 8,4 tỷ người, các nhà nhân số học thống kê tổng thể đến thời

điểm năm 2008 này.

Trước khi là Phật, người là một hoàng tử, sống trong chế độ xã hội giai

cấp nghiệt ngã vì sự phân biệt kỳ thị giữa người và người. Thích Ca, một dòng

dõi đứng vào hạng hai (Sát đế lỵ) trong bốn giai cấp.

Hoàng tử Tất Đạt Đa từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc được Tôn là PHẬT,

vẫn là một con người không gì thêm bớt, nghĩa là nhân thân của Phật vẫn là

một thân thể ngũ quan tứ chi bên ngoài, ngũ tạng lục phủ ở trong... Từ khi mới

sanh, vẫn hai mắt, hai tay, hai chân... Nói theo kinh Phật, trước ngày thành

Phật, thân ngũ uẩn của người hoàn toàn là một người như tất cả mọi người.

Phật không có lúc nào một mắt, ba mắt, bốn mắt, tám mắt, mười sáu mắt, cả

trăm mắt, cả ngàn mắt, hay nhiều hơn nữa bao giờ. Phật cũng chỉ một đầu,

không có lúc nào hai đầu, bốn đầu, tám đầu, mười một đầu, hay nhiều đầu

hơn nữa bao giờ. Phật chỉ có hai tay từ khai sanh ra, rồi xuất gia, rồi học đạo,

hành đạo, rồi trở thành Phật, thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Đến lúc viên

tịch cũng chỉ là chiếc thân ngũ ấm, thất đại như lúc sơ sanh, không có lúc nào

bốn tay, tám tay, mười tám tay, cả trăm tay, cả ngàn tay, hay nhiều tay hơn

nữa bao giờ...

Sau khi xuất gia, trước khi thành Phật, Người là một khất sĩ. Hàng đệ tử

xuất gia, tại gia tứ chúng nghe thời pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa qua bộ kinh

này là thành quả HOA TRÁI sau thời điểm SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY của Tăng

đoàn KHẤT SĨ * !

* TĂNG ĐOÀN KHẤT SĨ: Đi khất thực thường ngày, Phật là một khất sĩ trong Tăng đoàn. Bác sĩ,

nghệ sĩ, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ... nếu có cũng vứt bỏ bằng cấp ở nhà không

được đem khoa trương khoác lác trong Tăng đoàn, rằng ta là TIẾN SĨ PHẬT HỌC A,B,C hay tiến

sĩ D...

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 7

CHƯƠNG HAI

NHÂN DUYÊN ĐỀ KHỞI

Trưởng lão Tu Bồ Đề thỉnh vấn:

Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu, Như Lai luôn luôn thương xót chúng sanh và

luôn luôn mong muốn dạy bảo nâng đỡ một cách tốt nhất cho các hàng Bồ tát.

Vậy con xin hỏi Thế Tôn: Người thiện nam, người thiện nữ họ phát tâm muốn

được quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thì phải hàng phục tâm như thế

nào? Họ phải trụ tâm cách sao?

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Đệ tử Phật, ngoài danh từ TỨ CHÚNG thông thường, còn thành phần tứ

chúng thứ hai, đó là: Phát khởi chúng, Đương cơ chúng, Kiết duyên chúng và

Ảnh hưởng chúng.

Trưởng lão Tu Bồ Đề, ở kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Thầy đóng vai

“Phát khởi chúng”. Thầy là người đại phát đoan, đặt vấn đề, nêu ra câu hỏi.

Tu Bồ Đề: Trung Hoa dịch KHÔNG SANH. Thầy có hạt giống Đại thừa lớn,

nhiều, rộng, mạnh đã từng tiếp thu chân lý “KHÔNG”, thể KHÔNG của hiện

tượng vạn vật (vạn pháp).

Tu Bồ Đề chủng tử Đại thừa, cho nên thay mặt tứ chúng nêu hỏi Phật

cách tu hành của Đại thừa Bồ tát. Ở trong kinh này, không đề cập giáo lý các

thừa khác.

A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ: Trung Hoa dịch VÔ THƯỢNG CHÁNH

ĐẲNG CHÁNH GIÁC, tức là quả vị Phật. Tu hành giác ngộ chân lý đến trình độ

quả vị này là tột cao không còn trên (vô thượng). Quả vị Phật còn gọi đơn

giản là : VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ.

Quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là đích đến của Bồ tát, của mọi

người phát tâm đi theo con đường Phật.

Muốn hái quả, tất phải gieo hạt trồng cây. Không gieo nhân, tất không

bao giờ có cây và trái, đó là lý sự bình thường. Đạo Phật có nền giáo lý VÔ

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 8

THƯỢNG THÂM THÂM VI DIỆU PHÁP, nhưng “diệu pháp” cũng không tách rời

hiện tượng vạn hữu sanh hóa ở thế gian.

Trọng tâm của chương này, thầy Tu Bồ Đề nêu hai câu hỏi, mà lời giải

đáp dạy bảo của Phật gồm tất cả pháp môn tu trong TAM TẠNG GIÁO ĐIỂN

“Tam thời ngũ giáo”, “Ngũ thời bát giáo”. Nói rốt lại: giáo lý kinh này bao hàm,

cô đọng, đúc kết trọn tôn chỉ, mục đích tinh yếu mà đức Phật giáo hóa suốt

49 năm!

Hai câu hỏi ấy:

1. VÂN HÀ ƯNG TRỤ?

2. VÂN HÀ HÀNG PHỤC KỲ TÂM?

Hàng Bồ tát đệ tử chúng con và chúng sanh đời sau phải:

* Trụ tâm như thế nào?

* Hàng phục tâm như thế nào?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 9

CHƯƠNG BA

HÀNG PHỤC TÂM

Phật dạy:

Này, Tu Bồ Đề! Chúng sanh đại thể có mười loại sanh, như: Thai, trứng, ẩm

ướt, biến hóa, có chất, không chất, có tưởng, không tưởng, không phải có

tưởng, không phải không có tưởng. Bồ tát nên giúp đưa chúng đi vào Niết bàn

trọn vẹn. Giúp và đưa vô lượng vô số vô biên chúng sanh ấy mà đừng chấp

mắc, đừng thấy có chúng sanh nào do mình giúp. Vì sao vậy?

Tu Bồ Đề! Thầy cần lưu ý: Bồ tát mà còn thấy có tướng NGÃ, tướng NHƠN,

tướng CHÚNG SANH, tướng THỌ GIẢ không phải là Bồ tát thật!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Bồ tát phát tâm muốn tu hành thành Phật nên làm hai việc:

Một, Khéo hàng phục tâm

Hai, Học cách trụ tâm

.. Hàng phục tâm bằng cách nào?

Hàng phục bằng cách “diệt hết” và “độ tận” mười loại chúng sanh. Giúp

chúng sanh, đưa chúng sanh, khiến cho mười loại chúng sanh vào cõi Niết bàn

tịch diệt. Việc làm đó có khó lắm không?

Khó mà không khó. Có chí thì nên, có phát tâm thì được. Bởi vì, dù mười

loại, nhưng chúng vẫn là CHÚNG SANH mượn các duyên mà sanh không có

thật tánh.

- Thai sanh

- Noãn sanh

- Thấp sanh

- Hóa sanh

Động vật thể

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 10

- Thai sanh

- Noãn sanh

- Thấp sanh

- Hóa sanh

- Thực vật thể

- Khoáng vật thể

- Vô sắc

- Hữu tưởng

- Vô tưởng Phi vật thể

- Phi hữu tưởng

- Phi vô tưởng

Xem đồ biểu, ta thấy mười loại chúng sanh chỉ là sản phẩm duyên sanh

của bốn loại vật thể. Nói ngược lại, bốn loại vật thể đều là hiện tượng duyên

sanh. Mười loại chúng sanh chỉ là nương gá các duyên mà sanh. Nhìn bằng

tuệ nhãn, thấy rõ, biết rõ chúng không phải thật có. Rồi Bồ tát tự nhủ lòng, tự

quán chiếu tư duy: HỮU TÌNH, VÔ TÌNH gồm trong bốn thứ vật thể, mười loại

chúng sanh, đều là duyên sanh giả hợp, đúng như lời dạy của Như Lai:

CHÚNG SANH GIẢ NHƯ LAI THUYẾT TỨC PHI CHÚNG SANH THỊ DANH CHÚNG

SANH.

Chúng sanh: Lúc thuyết pháp đức Phật thường gọi chúng đệ tử, hay

những người nghe pháp với danh xưng CHÚNG SANH. Từ CHÚNG SANH bao

hàm chứa đựng ý nghĩa thâm thúy vô biên. Một từ CHÚNG SANH, vừa là một

danh xưng thay cho hết thảy đối tượng cả hữu tình lẫn vô tình mà đức Phật

đang đối thoại, vừa giới thiệu một nền giáo lý thậm thâm vi diệu, rằng hết

thảy thế gian, vũ trụ nhơn sinh cùng chung chân lý GIẢ CHÚNG DUYÊN NHI

SANH. Mượn các duyên nương gá các chất, hòa hợp các yếu tố, tích lũy

nhiều dữ kiện, cô đọng nhiều tánh khí, hợp thành một chỉnh thể nào đó hiện

hữu trước sự thấy nghe hiểu biết của động vật cao cấp được gọi là CON

NGƯỜI ! Do vậy cái từ CHÚNG SANH của đạo Phật không ám chỉ cho con

người, cho những người đối diện nghe pháp, cũng không phải con người đối

thoại trước Phật. Từ CHÚNG SANH của đạo Phật ám chỉ tất cả những gì đã có,

đang có, sẽ có trong vũ trụ bao la vô tận này. Tổng quát mà nói, CHÚNG

SANH có hai loại:

1) Hữu tình chúng sanh

2) Vô tình chúng sanh

Từ hai căn bản ấy chuyển biến vận động duyên khởi ra bốn hình thái:

1) Động vật thể ; Con người, thượng cầm, hạ thú, thủy, lục, phi, hành...

2) Thực vật thể : Cỏ, cây lùm rừng, ngũ quả, lục cốc...

Động vật thể

- Hữu sắc

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 11

3) Khoáng vật thể: Kim, thạch, thủy, hỏa, thổ...

4) Phi vật thể : Thanh, hương, vị, xúc, pháp...

Do có nguồn gốc như vậy, cho nên Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh, Phật

dạy cho các đệ tử học kỹ CHÂN LÝ của CHÂN LÝ thông qua CHÂN LÝ PHỦ

ĐỊNH trong kinh đó là chữ “PHI” Ví dụ: CHÚNG SANH GIẢ NHƯ LAI THUYẾT TỨC

PHI CHÚNG SANH.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 12

CHƯƠNG BỐN

TRỤ TÂM VÀO BỐ THÍ BA LA MẬT

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Đối với hiện tượng hữu vi vạn pháp “ƯNG VÔ SỞ TRỤ” nghĩa là

buông bỏ hết! Bố thí hết!

Bố thí cách sao?

- Tâm ly sắc, buông bỏ vật chất

- Tâm ly thanh, buông bỏ âm thanh

- Tâm ly hương, buông bỏ hương thơm

- Tâm ly vị, buông bỏ vị ngon

- Tâm ly xúc, buông bỏ khoái cảm

- Tâm ly pháp, buông bỏ niệm lự viễn vong...

* Tu Bồ Đề! Hãy trụ tâm bằng cách vô trụ, hãy giữ tâm buông bỏ bằng

cách buông bỏ. Bồ tát nên an trụ tâm như vậy. Đó là cách BỐ THÍ BA LA MẬT

của Bồ tát. Bố thí Ba la mật phước đức lớn, hư không mười phương không thể

sánh bằng. Tu Bồ Đề! Bồ tát nên trụ tâm như vậy mà tu hành!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Mọi người ai cũng có khả năng thiền định tư duy; sau khi thiền định tư

duy người ta thấy rõ nỗi khổ đau của đời người do hai thứ chấp; tên gọi khác

nhau, tựu trung tương quang ba cặp phạm trù về chấp:

- Chấp ngã - Chấp pháp

Chủ thể chấp - Chấp căn Đối tượng chấp - Chấp trần

- Chấp tâm - Chấp cảnh

Chủ thể chấp tên gọi có ba, thật lý không hai. Ba trong một, một trong

ba. Đối tượng chấp cũng vậy.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 13

* Người đệ tử Phật muốn có một tâm trí (không nên nói “tâm hồn”) thanh

thoát, an lạc; muốn thọ dụng Niết bàn hãy tu tập pháp xả ly. Vận dụng

huyễn tâm LY huyễn cảnh, dùng huyễn trí LY huyễn tâm, dùng huyễn không

LY huyễn trí, thành tựu như huyễn tam muội. Lúc bấy giờ tâm cảnh vẫn còn

đó mà tâm thiền giả đã viễn LY, thiền giả trở thành người không dính dáng với

hiện tượng vạn pháp, thiền giả được thọ dụng Niết bàn bất ly ư đương xứ.

“Ngã pháp”, “căn trần”, “tâm cảnh” không tương quan tác động được nhau.

Bấy giờ thiền giả là người “BẤT TRỤ Ư TƯỚNG, NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG.

* Đây là pháp tu bố thí của người đệ tử Phật. Bố thí như vậy Phật gọi BỐ

THÍ BA LA MẬT. Tu hạnh Bố thí Ba La Mật là hạnh đệ nhất trong lục Ba La Mật.

Chương này, đức Phật đáp câu hỏi thứ hai của ông Tu Bồ Đề. Đức Phật

dạy phương cách“An trụ tâm” của Bồ tát: Rằng phải nên bố thí, để đổi lấy

Niết bàn vô trụ xứ! Bố thí NGÃ CHẤP, bố thí PHÁP CHẤP, bố thí LỤC CĂN, bố thí

LỤC TRẦN, bố thí NỘI TÂM, bố thí NGOẠI CẢNH. Bố thí như vậy gọi là Bố thí BẤT

TRỤ Ư TƯỚNG, Bố thí Ba La Mật!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 14

CHƯƠNG NĂM

THẤY THÂN PHẬT

CHƯA HẲN ĐÃ THẤY ĐƯỢC NHƯ LAI PHẬT

Đức Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! thầy hiểu thế nào? Nhìn thấy tướng mạo qua sắc thân Phật, có

thể gọi đó là thấy được Như Lai Phật chăng?

- Tu Bồ Đề thưa: Theo con hiểu, không thể! Thấy tướng mạo qua sắc thân

Phật không thể gọi là người thấy Như Lai Phật. Vì sao? Vì Như Lai từng dạy: Sắc

thân, tướng mạo là một hợp thể duyên sanh, gọi là thân, tướng vậy thôi, nó

không có tự tánh chơn thật!

Phật dạy tiếp: Hể cái gì có tướng mạo có hình dáng, kích thước đều “hư

vọng”. Rời bỏ tánh thấy hư vọng ấy mới thấy NHƯ LAI PHẬT!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Nói về thân Phật chỉ có Thiền sư chính hiệu hoặc nhà Phật học thuộc

hàng “Cao tăng thạc đức” mới hiểu rõ. Ngoài ra không mấy ai hiểu đúng Phật

là người thế nào! Như Lai Phật là thế nào! Thân tướng Phật là thế nào! Sắc

thân Phật là thế nào!... Bởi vì muốn biết Phật phải học, phải thiền định tư duy

từ một thân đến ba thân, từ ba thân đến mười thân, rồi từ mười thân tư duy

thiền định, Thiền sư sẽ thấy và biết về thân Phật vô lượng vô biên thân.

Vì vậy, thấy sắc thân ngũ uẩn của Phật không phải thấy Phật; thấy sắc

thân 32 tướng cũng không phải thấy Phật, thấy Phật cốt làm bằng đồng, đất,

gỗ, đá, xi măng cốt thép hoặc vẽ hoặc thêu càng không tương quan chút

nào với Phật.

“Mời ông bà lên chùa lễ Phật”

“Lên chùa lễ Phật đi con”!

Hởi ôi! thật đáng thương!

Người mời lễ Phật cũng như người được lễ Phật vĩnh viễn không hề biết,

không hề thấy Phật, càng không hề biết Như Lai là thế nào!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 15

CHƯƠNG SÁU

GIÁO LÝ DÙ THẬM THÂM SIÊU TUYỆT

HẬU THẾ VẪN CÓ NGƯỜI NGHE HIỂU

Tu Bồ Đề thưa:

Bạch Thế Tôn! Cú nghĩa Như Lai vừa dạy quá cao sâu. Biết đâu chúng

sanh đời sau họ không đủ sức tiếp thu và tin nhận thì sao?

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy chớ lo điều đó. Sau Như Lai diệt độ, một trăm, hai trăm, ba,

bốn, năm trăm năm về sau vẫn có người nghe hiểu tiếp thu tốt, thậm chí rất tốt!

Nhưng này, Như Lai nói cho thầy biết: Những chúng sanh ấy do họ đã trồng gốc

rễ cây lành rồi, không phải họ trồng trong một đức Phật hoặc hai, ba, bốn, năm

Phật mà họ đã trồng trong vô lượng ngàn muôn ức đức Phật rồi. Cho nên, nghe

là họ đã tin liền.

Này Tu Bồ Đề! Những chúng sanh có khả năng tin hiểu như vậy, Như Lai

đều biết hết, thấy hết và biết rằng phước đức mà họ được, lớn nhiều vô lượng

vô biên. Vì sao vậy? Vì chúng sanh ấy không bị mắc vào bốn tướng: Chấp ngã,

chấp nhơn, chấp chúng sanh và chấp thọ giả, cho nên họ mới tin nỗi điều đó.

Và người ấy cũng không vướng mắc vào ý niệm chấp, pháp này là đúng,

pháp kia không đúng!

Vì sao vậy? Tu Bồ Đề! Bởi nếu chúng sanh bảo thủ chấp một tướng thì

đương nhiên trở thành chấp đủ bốn tướng NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ GIẢ.

Chấp pháp đó là đúng cũng tức là chấp NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ

GIẢ.

Chấp pháp kia là sai cũng là chấp NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ GIẢ.

Thế nên, Như Lai dạy: Pháp sai không chấp thủ đã đành mà pháp đúng

cũng không nên bảo thủ.

Này, Tu Bồ Đề và tất cả các thầy Tỳ kheo đệ tử của ta! Giáo pháp mà

Như Lai dạy ví như thuyền bè, người trí nương thuyền bè để qua sông, qua đến

bờ kia rồi thì tự tại thong dong, người trí không khư khư ôm giữ thuyền bè nữa.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 16

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Hậu thế vẫn không hiếm người nghe hiểu tu tập theo giáo lý thậm thâm:

Bát Nhã Ba La Mật Kinh. Vì cớ sao?

Bởi vì chúng sanh quá khứ đã có tri kiến Phật, có khả năng thành Phật,

có Phật tánh; chúng sanh hiện tại cũng có tri kiến Phật, có khả năng thành

Phật, có Phật tánh, cho nên nghe hiểu được kinh này. Chúng sanh hậu thế

cũng có tri kiến Phật, có khả năng thành Phật, có Phật tánh, vì vậy vẫn có

người thọ trì đọc tụng tin hiểu được kinh này.

* Tuy nhiên, người nghe hiểu ham mộ kinh này, nên biết rằng người đó

đã có trồng sâu gốc rễ cây lành chớ chẳng phải bỗng dưng mà được. Do họ

trồng sâu căn lành với nhiều đời, nhiều Phật, cho nên người này viễn ly nhiều

thứ chấp. Họ xa lìa tướng NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ GIẢ. Họ xa lìa chấp

đây đúng kia sai, đây nên lấy kia nên bỏ... Do vậy mà họ tin hiểu ái mộ kinh

Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật nầy. Bởi vì, nếu người nào còn chấp một tướng

thì hiển nhiên bị vướng vào bốn tướng chấp, người đó sẽ không thể nghe hiểu

và ái mộ kinh này.

Thế cho nên học Phật, tu Phật, pháp sai bỏ đã đành mà pháp đúng

cũng không để lòng bảo thủ! Ví như dùng thuyền bè để qua sông, lên bờ rồi

người trí không cất giữ thuyền bè nữa.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 17

CHƯƠNG BẢY

QUẢ A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ

CHỈ LÀ DANH NGÔN

NHƯ LAI PHƯƠNG TIỆN NÓI

Đức Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Như Lai có đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Theo chỗ hiểu của con qua quá trình tu học thì không có

cái danh vị cố định tên A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề và cũng không có

pháp nào cố định trong những pháp Như Lai đã thuyết. Vì sao vậy? Bởi lẽ pháp

mà Như Lai thuyết đều không nên bảo thủ hoặc phân biệt chấp nê rằng: đây là

phi pháp (sai), kia là không phi pháp (đúng). Tại sao? Tại vì chỉ một pháp vô vi

Phật thuyết ra cho hàng đệ tử tu hành, vậy mà kẻ thì chứng quả Thánh, người

chỉ đến bậc hiền!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nói giảng lược Quả Vô

Thượng Bồ Đề. Người Phật tử bình thường, hay hạng Tu sĩ tầm thường, ai cũng

tưởng rằng: có cái “QUẢ” tên ấy để cho Phật “CHỨNG ĐẮC”. Không phải vậy,

Phật không có CHỨNG, không có ĐẮC gì cả. Người đệ tử Phật nói Phật có

CHỨNG có ĐẮC người đó không xứng đáng là đệ tử Phật, mà còn là người phỉ

báng Phật dù họ không có ác ý!

* Bởi lẽ: Phật mà thấy rằng mình có CHỨNG QUẢ thì không còn là Phật

nữa rồi, vì phạm vào “chấp”!”ta đã...thành Phật”...

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 18

CHƯƠNG TÁM

PHƯỚC ĐỨC CHỈ LÀ DANH NGÔN

NHƯ LAI PHƯƠNG TIỆN NÓI

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! thầy nghĩ thế nào? Giả sử ai đó có thất bảo thật nhiều, đầy cả

tam thiên đại thiên thế giới, đem hết ra làm việc bố thí. Theo ý thầy, người đó

phước đức có được nhiều không?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Theo chỗ hiểu của con; tại vì

phước đức không tự tánh cố định, cho nên Như Lai nói người ấy phước đức

nhiều.

Phật dạy:

Đúng vậy, Tu Bồ Đề!

Này, Tu Bồ Đề! nếu có người nào thọ trì đọc tụng kinh này mà không nhớ

được nhiều, chỉ nhớ chừng một bài kệ bốn câu nào đó, rồi vì người khác mà

truyền đạt diễn nói, thì phước đức của người này nhiều hơn người dùng thất

bảo bố thí như đã nói trên.

Bởi vì sao? Tu Bồ Đề, bởi vì tất cả chư Phật và pháp A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề Phật, đều từ kinh này có ra.

Này, Tu Bồ Đề! nói là “Phật pháp” sự thật chẳng có Phật pháp gì cả, mà

gọi là “Phật pháp” vậy thôi!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Người thế gian biết đến chùa, được qui y Tam bảo thì không một ai

không ham mê, không mong cầu phước đức. Chỉ có bậc chân Thiền sư,

những bậc thạc đức cao Tăng mới vượt ra sự ham mê sự mong cầu ấy.

* Bởi vì phước đức không có tự tánh chơn thật, nó chỉ là một “biểu ngôn”

phương tiện của Như Lai! Đố ai chỉ ra nó? Hình dáng? Không có. Kích thước?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 19

Không. Qui mô? Không. Vĩ mô? Không. Màu sắc? Không. Trọng lượng? Không!

Không và không tất cả!

* Vậy mà ai thọ trì đọc tụng, rồi vì người truyền bá ý thú kinh Kim Cang

Bát Nhã Ba La Mật này chừng bốn câu kệ nào đó, phước đức của người này

nếu lấy sự rộng lớn của hư không cũng không thể so sánh. Bởi vì tất cả chư

Phật và pháp của chư Phật diễn đạt truyền bá đều từ kinh này mà ra.

Nói là nói vậy thôi, chứ nếu nói đúng chân lý thì chẳng có Như Lai nào

thành Phật, cũng chẳng có Phật nào nói pháp, dù được gọi là “chánh pháp”

Tu Bồ Đề ạ! Bởi vì ... thôi ... không ... nói ... nữa...!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 20

CHƯƠNG CHÍN

BỐN QUẢ THANH VĂN CHỈ LÀ DANH NGÔN

NHƯ LAI PHƯƠNG TIỆN NÓI

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Theo ý thầy hiểu thế nào? Người Tu Đà Hoàn họ có nghĩ rằng họ

chứng được quả Tu Đà Hoàn không?

- Bạch Thế Tôn! Không. Bởi vì Tu Đà Hoàn gọi là “Nhập lưu” nhưng sự thật

không có gì gọi là nhập lưu cả.

- Tư Đà Hàm gọi là “Nhất vãng lai” sự thật không có vãng lai gì, mà gọi là

“Nhất vãng lai” vậy thôi.

- A Na Hàm gọi là “Bất lai” nhưng sự thật họ chẳng nghĩ rằng họ được quả

Bất lai. Bởi vì họ không hề có bất lai, bất khứ gì. Họ biết đó là danh ngôn giả

đặt, là phương tiện của Như Lai gọi vậy thôi.

- Đến như hàng A La Hán, họ cũng chẳng có ý niệm rằng mình chứng đạo

A La Hán. Bởi vì không có đạo pháp nào cố định là A La Hán cả. Vì sao? Bạch

Thế Tôn! Vì nếu người A La Hán có ý nghĩ rằng mình được quả A La Hán, thì

ngay ý nghĩ đó, đã bị vướng mắc vào bốn đối tượng chấp: NGÃ, NHƠN,

CHÚNG SANH, THỌ GIẢ và cũng ngay lúc đó họ không còn là A La Hán được

nữa rồi!

Bạch Thế Tôn! Tự thân con được Phật khen là Tỳ kheo đắc “Vô tránh tam

muội”, là người đứng đầu trong các Tỳ kheo, là người ly dục bậc nhất trong

hàng A La Hán.

Bạch Thế Tôn! Nếu con có khởi ý niệm rằng con chứng đạo quả A La Hán,

chắc hẳn thế Tôn chẳng khen Tu Bồ Đề là Tỳ kheo ưa tịch tĩnh, thích sống một

mình. tại vì con không có ý nghĩ về con như vậy cho nên Như Lai mới khen Tu

Bồ Đề là người ưa thích tịch tĩnh, thích sống một mình.

..

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 21

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán đó là bốn quả vị nói lên sự

thành công của người đệ tử Phật trên quá trình học đạo, hành đạo và “đắc

đạo”. Bốn quả vị đó kinh điển gọi “TỨ QUẢ THANH VĂN” thành phần này chủ

yếu “nghe pháp” mà ngộ đạo đắc quả.

Ngộ đạo, đắc đạo, chứng quả là những danh từ ngôn thuyết phương

tiện tạm mượn để khi thì ám tỷ, khi thì hiển thị, khi thì khai đạo ... một pháp môn,

một đường lối tu tập. Thế cho nên danh ngôn chỉ là giả lập, chỉ là phương tiện

là ngón tay chỉ trăng, ngón tay không bao giờ là trăng được.

Đệ tử Phật, nếu người tâm cởi mở thì tu tập tiến mau, còn người tâm

chấp chặt thì tu tiến chậm. Chấp thị phi nhơn ngã cần cởi mở xả bỏ đã đành,

mà chấp ta là người tu giỏi, tu kỹ, ta ngộ đạo, ta đắc đạo, ta đã chứng quả

cũng phải xả bỏ. Bởi vì Chấp một tiếng TA là vướng mắc NGƯỜI, TỤI NÓ,

CHÚNG BÂY rồi.

Thế cho nên, người học đạo tu hành cẩn thận giáo lý Bát Nhã Ba La Mật

Đa này.

* Đương cơ và đối tượng thời pháp Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa này

là Bồ tát đại thừa. Dù vậy, học Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa thì lại không

phải vậy. Vì Thế Tôn dạy: “Vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết”. “Nhất thiết

thánh hiền giai dĩ, vô vi pháp nhi hữu sai biệt”! Người Thanh văn TỨ QUẢ càng

phải khắc kỹ về ý niệm: “Tu”, “hành”, “chứng”, “đắc” của mình!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 22

CHƯƠNG MƯỜI

ĐỪNG THẤY CÓ CHỨNG ĐẮC

ĐỪNG KHỞI NIỆM THIẾT LẬP TRANG NGHIÊM CÕI PHẬT

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! theo ý thầy, thầy nhận hiểu thế nào? Xưa kia ở vào thời Phật

Nhiên Đăng, ta tu hành đối với quả vị ta có chứng đắc gì chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu; lúc Như Lai ở chỗ Phật Nhiên

Đăng, Như Lai không hề thấy có chứng đắc.

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! thầy hiểu thế nào? Bồ tát có thiết lập và trang nghiêm cõi Phật

cho mình chăng?

Tu Bồ Đề thưa:

Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao vậy? Bởi vì gọi là thiết lập trang nghiêm, thực

ra Bồ tát không có thiết lập trang nghiêm gì cả, mà gọi là thiết lập trang

nghiêm vậy thôi.

Vì vậy cho nên, này Tu Bồ Đề! các Bồ tát cũng như hàng đại Bồ tát nên

khởi tâm thanh tịnh như vậy, không nên sanh tâm dính mắc sắc, không nên

sanh tâm dính mắc thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mà nên kích khởi sanh tâm “vô

sở trụ” đừng cho dính mắc

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Đời quá khứ cũng như hiện tại và tương lai, trên đường tu học, hành

đạo không được nghĩ rằng ta có ĐẮC ĐẠO, ta được CHỨNG QUẢ ... Bởi vì có ý

nghĩ như vậy tức là ta đã vướng mắc CHẤP NGÃ rồi...

* Trên bước đường học đạo, hành đạo cũng không nên khởi tâm niệm

thiết lập cõi Phật trang nghiêm cho TA. Không nên có ý nghĩ xây dựng cho TA

cõi TỊNH ĐỘ ... Bởi vì mười phương cõi nước không có một khoảnh đất nào

thanh tịnh để cho TA xây hay thiết lập.

* Khởi ý niệm “ta thiết lập” trang nghiêm cõi Phật cho TA, ngay khi đó

không còn là Thanh văn, mất chất Bồ tát rồi, vì đã rơi vào bốn tướng CHẤP.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 23

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

BỐ THÍ PHÁP TRUYỀN BÁ

KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH

PHƯỚC ĐỨC HƠN BỐ THÍ TÀI.

Phật bảo:

Tu Bồ Đề! Như Lai hỏi thật thầy: Giả sử có người thiện nam hay thiện nữ

dùng thất bảo nhiều như số cát sông Hằng, và đầy khắp cả tam thiên đại thiên

thế giới mà bố thí. Thầy nghĩ sao? Người đó phước đức có nhiều không?

Tu Bồ Đề thưa: Rất nhiều, bạch Thế Tôn

Phật dạy:

Này, Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào ở trong kinh này tâm

đắc và thọ trì chừng bốn câu kệ... rồi vì người giảng nói, phước đức của người

này nhiều hơn người bố thí thất bảo như đã nói trên.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! tùy sự ghi nhớ kinh nhiều hay ít, thậm chí diễn giải

bài kệ chừng bốn câu. Nên biết, trụ xứ đó, tất cả thế gian; trời, người, A Tu La

v.v... đều nên cúng dường như cúng dường tháp điện của Phật. Huống chi

người tín thọ, hành trì giáo nghĩa của toàn kinh. Tu Bồ Đề! thầy nên biết, người

ấy đã thành tựu pháp tu, tối thượng hy hữu! Và kinh KIM CANG BÁT NHÃ BA LA

MẬT này ở nơi nào có, thì nơi ấy có Phật và hàng đệ tử đạo cao đức lớn của

Phật quang lâm.

..

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 24

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Bố thí tiền tài vật dụng, cứu ngặt chứ không thể cứu nghèo. Nếu cho

nhiều tiền có vốn làm giàu thì cứu nghèo chứ không thể cứu khổ. “Nhà giàu

cũng khóc...” là chuyện có thật.

* Truyền bá kinh Kim Cang Bát Nhã là trừ khổ, cứu khổ, giải khổ cho con

người là việc có thật. Thế cho nên giáo lý kinh này rất là quí hiếm. Chẳng

những trừ khổ, cứu khổ, giải khổ mà còn cho sự an vui, nếu tu hành tốt sẽ đạt

đến đỉnh cao Bồ đề, Niết bàn vô thượng!

Do vậy, kinh nói: Chỗ nào có kinh này, trời người nên cúng dường xem

như cúng tháp điện Phật. chỗ nào có kinh này là có Phật và hàng đại đệ tử

của Phật quang lâm ngự ở nơi đó. Thật đấy, thiền định đi, rồi sẽ thấy biết rõ

điều đó.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 25

CHƯƠNG MƯỜI HAI

TÊN KINH LÀ PHƯƠNG TIỆN HUYỄN DANH

THUYẾT PHÁP LÀ PHƯƠNG TIỆN NHƯ LAI HUYỄN THUYẾT!

Bấy giờ thầy Tu Bồ Đề thưa hỏi: Bạch Thế Tôn! Kinh Phật đang dạy đây, tên

gọi là gì? Để chúng con biết mà phụng trì?

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Kinh này tên gọi KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT, thầy

nên phụng trì danh tự ấy. Vì cớ sao? Tu Bồ Đề, thầy nên hiểu: Phật nói”Kim Cang

Bát Nhã Ba La Mật “ sự thật rõ ra, không có “Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật gì cả,

mà huyễn gọi “Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật” vậy thôi.

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Như Lai có thuyết pháp không?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! theo chỗ hiểu của con, Như Lai không có

thuyết pháp!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Kim cang hay Kim cương, một khoáng chất cứng hơn sắt thép và các

thứ đá khác.

Bát nhã là trí tuệ, thứ trí tuệ trên hết các thứ trí tuệ khôn ngoan hiểu biết

về vật chất hữu vi ở trần thế. Thứ trí tuệ của con người GIẢI THOÁT hoàn toàn

mọi vướng bận khổ đau trên thế cuộc.

Ba La Mật có nghĩa hoàn bị, tuyệt đỉnh, là rốt ráo, ví như dụng cụ viên qui

quay lấy vòng tròn rồi thì không có cái gì tròn hơn nữa được.

* Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là kinh dạy cho con người bồi dưỡng trí

tuệ, tư duy thiền định, quán chiếu nội tâm, suy nghiệm ngoại vật, nhận thức

sự vật một cách tinh tường viên mãn, không còn thứ trí tuệ, thứ hiểu biết nào

trên. Đó là KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH. Các đệ tử Phật nên phụng trì

kinh này, bồi dưỡng cho mình trí tuệ GIẢI THOÁT VIÊN MÃN ấy.

* Nói là nói vậy thôi! Chứ lời nói của Như Lai cũng chỉ là một huyễn ngôn

huyễn thuyết như các ngôn thuyết khác. Nói Như Lai thuyết pháp đúng lý

chơn mà suy, có pháp nào riêng của Như Lai đâu! Tại vì sự vật hiện tượng nó

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 26

sanh như vậy, nó trụ như vậy, nó dị như vậy và nó diệt như vậy, Như Lai cũng

nói nó sanh như vậy, nó trụ như vậy, nó dị như vậy và nó diệt như vậy. Thế

thôi!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 27

CHƯƠNG MƯỜI BA

VI TRẦN VÀ THẾ GIỚI NÓI MỘT THÌ SAI

NÓI HAI KHÔNG ĐÚNG

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Theo ý thầy, thầy hiểu thế nào? Số vi trần của thế giới tam thiên

đại thiên có nhiều chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Phật dạy: Này, Tu Bồ Đề! Những vi trần ấy Như Lai nói không phải vi trần,

gọi đó là vi trần vậy thôi. Thế giới cũng vậy. Như Lai gọi thế giới nhưng không

có gì thế giới cả mà gọi là thế giới vậy thôi.

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Hãy học thiền, học tư duy, học quán chiếu. Đối tượng thiền; Một thật to

là thế giới là lục địa là quả cầu. Hai thật nhỏ: là vi trần, là thủy trần, là lân hư

trần. Vậy mà chúng nó làm “trở thành” nhau được qua chân lý NHÂN DUYÊN

SANH.

* Do nhân duyên thế giới hoá thành vi trần. Do nhân duyên vi trần đóng

khối thành thế giới.

Do nhân duyên từ con người có phân người. Do nhân duyên phân người

thành dinh dưỡng nuôi con người xuyên qua cải rau hoa quả!...

Đệ tử Phật hãy học tham thiền đi..! Rồi các vị sẽ có AN LẠC TỰ TẠI không

bao giờ bị cướp mất!...

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 28

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

THẤY THÂN 32 TƯỚNG CỦA PHẬT CHƯA PHẢI THẤY PHẬT

CÀNG CHƯA THẤY BIẾT NHƯ LAI

Đức Phật bảo:

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Có thể nhìn vào thân 32 tướng của Phật, gọi

là thấy Như Lai chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Không! Bạch Thế Tôn, không thể nhìn thân 32 tướng mà cho

là thấy Như Lai Phật. Tại sao vậy? Vì Như Lai dạy: 32 tướng không phải tướng

chắc thật, tại vì thầy tướng số họ gọi 32 tướng vậy thôi.

Phật dạy tiếp:

Này, Tu Bồ Đề! Giả sử có kẻ thiện nam, người thiện nữ nào đem thân

mạng nhiều như số cát sông Hằng để bố thí, nhưng nếu có người ở nơi kinh này

nghe hiểu thọ trì, rồi vì người giảng nói truyền đạt rộng ra, khoảng chừng bài kệ

bốn câu nào đó, phước đức người này nhiều không thua người bố thí thân

mạng nói trên.

Thầy Tu Bồ Đề nghe Phật dạy đến đây, nhận thức rõ nghĩa thú sâu xa mầu

nhiệm của kinh này, rơi nước mắt, không cầm được khóc, rồi bạch Phật rằng:

Thưa Thế Tôn! Rất hy hữu! Phật nói KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT kinh, nghĩa lý

thậm thâm vô cùng. Từ khi tu học cho đến khi con được tuệ nhãn, con chưa

từng được nghe kinh điển thậm thâm như vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu người nào nghe kinh này mà lòng tin trong sáng, thì

chắc chắn tỏ ngộ được THẬT TƯỚNG! Và nên biết rằng, người ấy thành tựu

công đức hy hữu bậc nhất.

..

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 29

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Theo giáo lý Đạo Phật, thân ngũ ấm là thân phàm phu, thân của tất cả

mọi con người. Thân ngũ uẩn thất đại cũng chẳng có gì là Phật. thế thì tại sao

thân 32 tướng lại là Như Lai? Giã sử thân ai đó 30, 31 hoặc 33, 34 tướng có thể

là Như Lai được không? Trên tinh thần của Đạo Phật, không có rắc rối về vấn

đề thân và tướng như vậy. Đạo Phật không chấp nhận thầy tướng, thầy số,

thầy bói, thầy cúng ... Thế cho nên, dạy các hàng đệ tử Phật, muốn thấy

Phật biết Như Lai. Không được nhìn Phật, Như Lai qua tướng 29, 30, 32, 34,... gì

ráo. Giả sử thấy người nào đó có 80, 90, 120 tướng đi nữa cũng không vì thầy

tướng nói có nhiều tướng mà là Phật là Như Lai! Phật, Như Lai căn cứ trí giác

ngộ, hạnh giải thoát, không căn cứ ở thân và tướng.

Có một số người ngoại đạo họ tưởng tượng, họ chạm trổ những thân

tướng hơn chục đầu, cả ngàn tay, cả ngàn con mắt... Như Lai không có vậy!

Người đệ tử chân chính của Phật nghĩ sao?

Do lẽ đó, người đệ tử Phật, tại gia cũng như xuất gia muốn thấy biết Như

Lai, Phật không y cứ nơi Thân và Tướng.

“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng

Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến NHƯ LAI”

Vì vậy ở chương này, đức Phật mượn một đối trọng lạ thường vô tiền

khoáng hậu, để so sánh công lao và phước đức.

Đem thân mạng của chính mình như số cát sông Hằng bố thí để cầu

phước, so với người nghe hiểu giáo nghĩa kinh này, rồi diễn đạt truyền bá

giảng giải, đánh đổ mổ xẻ gột rửa những bộ óc có hạt giống mê tín, dị đoan

huyễn hoặc hoang đường về đức Phật về đạo Phật về Thế Tôn Như Lai ...

Người làm được việc này, truyền bá tư tưởng Bát Nhã Ba La Mật kinh, phước

đức nhiều hơn người bố thí thân mạng nhiều như cát sông Hằng.

Do vậy khi nghe đoạn này, thầy Tu Bồ Đề rơi nước mắt khóc trước Phật.

Rằng từ khi con được tuệ nhãn đến nay con mới nghe giáo lý thậm thâm Kim

Cang Bát Nhã Ba La Mật này. Người nghe mà hiểu được hành được rõ là

hạng người hy hữu ở trần gian. Chắc chắn người đó là người thâm ngộ THỰC

TƯỚNG các pháp!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 30

CHƯƠNG MƯỜI LĂM

THẬT TƯỚNG VẪN PHÓNG XẢ

NHƯ PHÓNG XẢ PHÁP HỮU VI!

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu “Thật tướng” cũng chỉ là “VÔ

TƯỚNG” không có tự tánh chơn thật, vì vậy Như Lai gọi là THẬT TƯỚNG!

Bạch Thế Tôn! Hôm nay nghe kinh điển này, con tin hiểu và thọ trì không

lấy làm khó; Bốn, năm trăm năm về sau, nếu có chúng sanh nghe mà tin hiểu

thọ trì, ấy là người hy hữu bậc nhất! Vì sao vậy? Vì người đó không còn chấp

tướng NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH và THỌ GIẢ. Do đâu biết? Do vì người đó biết

Ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng đều “phi tướng”

(huyễn vọng). Nói thế nghĩa là sao? Nghĩa là hễ ai ly hết thảy Tướng, thì những

người đó chính là Phật!

Đức Phật khen: Đúng vậy! Đúng vậy! Này, Tu Bồ Đề! Nếu có người nghe

kinh này mà lòng không ngỡ ngàng, không sợ hãi. Nên biết, đó là thành phần

hy hữu trên đời!

Tu Bồ Đề! Thầy nên nhớ: Như Lai nói Bố thí ba la mật, sự thật không bố thí

ba la mật gì cả, mà gọi bố thí ba la mật.

Này, Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục ba la mật, Như Lai nói chẳng nhẫn nhục ba la

mật, mà gọi nhẫn nhục ba la mật. Vì sao nói như thế?

Phật bảo:

Này, Tu Bồ Đề! Nhớ kiếp xưa kia, ta bị vua Ca Lợi cắt xẻo từng phần thân

thể. Lúc bấy giờ, ta không có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng

thọ giả. Vì sao biết? Vì lúc đó thân thể ta bị cắt xẻo từng phần mà thân tâm ta

bất động. Nếu ta còn tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả,

thì lúc đó ta đã khởi tâm sân hận rồi!

Tu Bồ Đề! Lại nhớ thuở quá khứ, một giai đoạn cả năm trăm năm, ta là

một ông tiên tu hạnh nhẫn nhục. Thời gian dài đó ta không có tướng ngã, tướng

nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả.

Thế cho nên, Tu Bồ Đề! Bồ tát nên ly tất cả tướng, phát tâm A Nậu Đa La

Tam Miệu Tam Bồ Đề. Không nên sanh tâm trụ sắc, không sanh tâm trụ thanh,

hương, vị, xúc, pháp; nên sanh tâm “vô trụ”. Tâm có trụ tức là đã phạm sai lầm!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 31

Thế cho nên Như Lai dạy: Người phát tâm Bồ tát, tu bố thí không sanh tâm trụ

sắc. Tu Bồ Đề! Bồ tát vì lợi ích chúng sanh nên bố thí như vậy. Bởi Như Lai nói:

Tất cả chúng sanh không phải thật có chúng sanh! Như Lai cũng lại nói: Tất cả

các tướng không phải thật có các tướng. Tu Bồ Đề! Lời nói của Như Lai là chơn

ngữ, thật ngữ, bất dị ngữ, bất cuống ngữ (chơn chánh, thật lý không thay đổi,

trước sau khoảng giữa cũng vậy, không dối gạt phỉnh phờ).

Này, Tu Bồ Đề! Pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Như Lai được,

pháp ấy không thật, không hư. Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ tát trụ chấp ở pháp làm

việc bố thí, như đi vào hang tối không thấy được gì. Nếu Bồ tát tâm không trụ

chấp ở pháp mà làm việc bố thí, như người sáng mắt đi dưới ánh mặt trời, vạn

vật đều thấy rõ hết.

Tu Bồ Đề! Hiện tại cũng như tương lai, nếu có thiện nam hay thiện nữ ở nơi

kinh này thọ trì đọc tụng, Như Lai dùng trí tuệ Phật biết rõ người đó, thấy rõ

người đó, rằng họ có được công đức vô lượng vô biên.

Tu Bồ Đề! Hãy suy gẫm lời dạy của Như Lai! Giả sử có kẻ thiện nam hay

người thiện nữ, buổi sáng đem thân mình nhiều như số cát sông Hằng bố thí;

ban trưa lại đem thân mình nhiều như số cát sông Hằng bố thí; buổi chiều lại

cũng đem thân mình nhiều như số cát sông Hằng bố thí. Bố thí như thế trải qua

trăm kiếp, ngàn muôn ức kiếp. Nhưng nếu có người nghe kinh này mà tín tâm

không chao động, không chống trái, không sợ hãi, nghi ngờ, phước đức của

người này hơn người bố thí thân mạng đã nói trên. Còn nói chi người nghe rồi

tâm đắc, thọ trì, đọc tụng, vì người giảng thuyết, phước đức của họ ngôn từ

không sao nói hết được!

Này, Tu Bồ Đề! Bất luận ở đâu, xứ nào có kinh này, tất cả thế gian trời,

người, A Tu La hãy nên cúng dường. Và xem chỗ ấy như tháp điện Phật, cung

kính, đãnh lễ, nhiễu quanh, dùng hương hoa tung rải cúng dường nơi đó!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Theo giáo lý đạo Phật dạy: Hiện tượng sự vật ngàn sai muôn khác,

không ai biết hết tên của chúng, dù tên đó cũng chỉ là ai đó đặt ra. Đến thế

kỷ 21 này, các nhà khoa học khái quát phân loại chúng thành bốn thể: Động

vật thể, Thực vật thể, Khoáng vật thể và Phi vật thể.

* Giáo lý đạo Phật gọi chung các vật thể ấy là Pháp hữu vi, mà hữu vi

pháp thì không thật, toàn bộ đều như mộng, như ảo... Người tu hành không

tinh tiến, không khéo thiền định tư duy quán chiếu, dù 95 hay 120 tuổi cũng

không nhận biết “thật tướng” của hữu vi là thế nào?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 32

Thế cho nên, thiền giả nhận biết thật tướng đã là khó, CHỨNG NHẬP

“Thật tướng lại là một việc khó hơn nhiều, vậy mà khi đã chứng được thật

tướng rồi lại cũng phải xả bỏ như xả bỏ các pháp hữu vi. Vì thật tướng tức thị

PHI TƯỚNG! “Trụ vào THẬT TƯỚNG vẫn là trụ một cách sai lầm như trụ pháp hữu

vi vậy (nhược tâm hữu trụ tắc vi phi trụ).

Đức Phật kể lại chuyện xưa, rằng hồi đó người bị vua Ca Lợi cắt xẻo từng

phần thân thể mà người không giận không oán thù. Thời gian tu tiên cả 500

năm nhẫn nhục ... thiền định đến nỗi chim lót ổ trên đầu ... Nhìn bằng nhục

nhãn ai cũng nói tiền thân Phật tu hạnh bố thí ba la mật, thí cả thân mạng,

người tu hạnh nhẫn nhục ba la mật, cam chịu sự khổ đau cùng cực mà không

sân hận, không tham tiếc ...

Đức Phật đã từng dạy: Người nào nghe kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

này mà tâm ưa thích, lòng không chống trái ngỡ ngàng, dùng tuệ nhãn, tuệ

nhĩ để thấy nghe sẽ nhận rõ ra rằng, tiền thân Phật lúc ấy chẳng tu BỐ THÍ BA

LA MẬT gì đâu! Người chỉ tu hạnh Bồ tát là VÔ NGÃ TƯỚNG, VÔ NHƠN TƯỚNG,

VÔ CHÚNG SANH TƯỚNG và VÔ THỌ GIẢ TƯỚNG vậy thôi! Vã lại khi tu Bồ tát

hạnh người đã ý thức rõ: Tất cả chúng sanh PHI chúng sanh, tất cả các tướng

PHI tướng. Cho nên giữ gìn chánh niệm ƯNG VÔ SỞ TRỤ mà vẫn ly TỨ TƯỚNG

vậy thôi! Tất cả ý tứ nói trên là chơn ngữ, thật ngữ của Như Lai.

* Cho đến như Quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề của Phật chứng

đắc vẫn không được gọi là THẬT. Tuy nhiên, cũng không được nói HƯ! Tại vì

những gì thuộc về Hữu vi pháp, có nói gì cũng không trúng!

* Thế cho nên, ai nghe hiểu, tin nhận, thọ trì, truyền đạt. Phước đức lớn,

ngôn từ không nói được.

Kinh này ở đâu coi như tháp miếy Phật ở đó, nên kính ngưỡng tôn trọng

cúng dường.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 33

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

TRÌ KINH TIÊU NGHIỆP CHƯỚNG

TỨC THÂN THÀNH PHẬT.

Đức Phật bảo: Này nữa, Tu Bồ Đề! Nếu có kẻ thiện nam, người thiện nữ thọ

trì đọc tụng kinh này mà bị người ta xem thường khinh rẻ, là tại vì túc nghiệp

của người ấy nặng quá, đáng đọa đường ác, nhưng do hiện nay bị người đời

xem thường, khinh rẻ mà túc nghiệp được tiêu hết và sẽ tiến tới chứng quả A

Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ đề.

Tu Bồ Đề! Nhớ chuyện xa xưa cách nay vô luợng vô biên a tăng kỳ kiếp,

trước thời Phật Nhiên Đăng, ta từng gặp cả tám trăm bốn ngàn vạn ức na do

tha (vô số kể) chư Phật, ta đã cúng dường, phụng sự không hề bê trễ sơ suất.

Nhưng nếu đời sau có người nào nghe kinh này tâm đắc, hoan hỷ thọ trì đọc

tụng, công đức của ta trước kia đem so sánh, không bằng một phần trăm,

ngàn, ức, triệu, cho đến không có con số để so sánh được.

Này, Tu Bồ Đề! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ở đời sau, ai thọ trì đọc tụng

kinh này, công đức của họ nếu ta nói rõ và đầy đủ e có người nghe rồi, tâm họ

sanh cuồng loạn, hồ nghi không tin nỗi! Tu Bồ Đề! Thầy nên học và nhớ! Kinh

này nghĩa lý vượt ngoài sự nghĩ bàn, cho nên quả báo không thể nghĩ bàn!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Đã là nghiệp chướng thì nghiệp chướng hiện đời hay nghiệp chướng

đời trước chẳng khác gì nhau, chỉ là kết quả sai trái vặt vãnh của thân khẩu ý.

Còn cái thứ xem thường khinh rẻ của người đời chỉ là gió thoảng bên tai,

không thể là một đối trọng khổ đau đối với thứ trí tuệ Ba La Mật!

* Nghe kinh này mà tâm đắc, mà ái mộ, mà ưa thích đọc tụng thọ trì thì

những thứ “nghiệp chướng” tức PHI NGHIỆP CHƯỚNG; những thứ “khinh tiện”

tức PHI KHINH TIỆN kia, như tuyết đá bỏ vào chảo nước sôi tiêu tan không còn

xác gợn. Lúc bấy giờ ví như nhà tối mở toang cửa dưới ánh sáng ban trưa. Lật

chậu úp lên thì chốn chốn một thứ ban ngày rạng rỡ.

“Thực tánh vô minh tức Phật tánh

Ảo hóa không thân tức pháp thân”

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 34

Nghe kinh tiêu nghiệp chướng, tức thân thành Phật là một chân lý có

chân lý!

CHƯƠNG MƯỜI BẢY

VÔ NGÃ, VÔ NHƠN, VÔ CHÚNG SANH, VÔ THỌ GIẢ,

VÔ NGÔN, VÔ HÀNH, VÔ ĐẮC, VÔ CHỨNG, VÔ TU

LÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC NHƯ LAI TÁI KHẲNG ĐỊNH ... ĐINH NINH...

Bấy giờ thầy Tu Bồ Đề lại bạch với đức Phật rằng:

Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ họ phát tâm A Nậu Đa La

Tam Miệu Tam Bồ Đề phải trụ tâm như thế nào? Phải hàng phục tâm như thế

nào?

Phật dạy! Này, Tu Bồ Đề! Kẻ thiện nam hay người thiện nữ phát tâm A Nậu

Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nên khởi tâm niệm rằng: Ta sẽ hóa độ hết thảy

chúng sanh. Hóa độ hết thảy chúng sanh rồi, mà không thấy mình là người hóa

độ. Tại sao thế? Tu Bồ Đề! Thầy nên nhớ: Nếu Bồ tát mà còn chấp tướng ngã,

tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả thì không phải Bồ tát.

Này, Tu Bồ Đề! Thật ra, không có pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề

để cho ai đó phát tâm.

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Như Lai ở vào thời Phật Nhiên Đăng xa xưa

ấy, có “Pháp” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề để cho Như Lai đắc chăng?

Bạch Thế Tôn: Không, Tu Bồ Đề thưa. Theo chỗ con hiểu ý nghĩa Phật nói;

thời điểm Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, không có “Pháp” hay “Quả” A Nậu

Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề để cho Như Lai đắc.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy, Tu Bồ Đề! Quả thật không có “Pháp” hay

“Quả” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nào Như Lai chứng đắc cả!

Này, Tu Bồ Đề! Nếu có pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề để Như Lai

chứng đắc, ắt hẳn Phật Nhiên Đăng chẳng thọ ký cho ta rằng: Đời tương lai

thầy sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Sự thật, do không có gì chứng đắc A

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 35

Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thế cho nên Nhiên Đăng Phật thọ ký cho ta

rằng: thầy ở hậu thế sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni .

Tu Bồ Đề! Như Lai không hề chứng đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ

Đề.

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ! Như Lai có nghĩa là “bản thể

như như” của vạn pháp. Nếu ai nói Như Lai đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam

Bồ Đề là không đúng. Thật tế, không có pháp hay quả vị A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề Như Lai chứng đắc. Vì sao vậy? Vì quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam

Bồ Đề Như Lai được, không thật cũng không hư. Vì thế cho nên Như Lai nói: Tất

cả các pháp đều là Phật pháp.

Này, Tu Bồ Đề! Nói tất cả pháp, thật lý không có tất cả pháp, gọi là tất cả

pháp vậy thôi! Ví như con người khôn lớn vậy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Như Lai nói con người khôn lớn, thật lý không

có con người khôn lớn, gọi khôn lớn vậy thôi.

Tu Bồ Đề! Bồ tát cũng như vậy. Nếu Bồ tát khởi niệm rằng: “Ta sẽ tế độ

chúng sanh”; khởi tâm như thế, không gọi là Bồ tát. Vì cớ sao?

Tu Bồ Đề! Thật lý, không có chức danh, không có “pháp” gọi là Bồ tát. Vì

vậy, cho nên Phật nói: Tất cả pháp không NGÃ, không NHƠN, không CHÚNG

SANH, không THỌ GIẢ.

Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát khởi niệm: rằng Ta sẽ thiết lập và trang nghiêm cõi

Phật; khởi tâm niệm như thế, không thể gọi là Bồ tát. Tại sao vậy? Tại vì Như Lai

dạy: Người thiết lập trang nghiêm cõi Phật, không thấy mình trang nghiêm thiết

lập, gọi là thiết lập trang nghiêm vậy thôi.

Này, Tu Bồ Đề! Nếu người hiểu kỹ thông suốt “Vô ngã” “Vô pháp” (không

ngã, không pháp) Như Lai gọi đó “Bồ tát Thật nghĩa”*!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

- Hàng phục tâm, không chấp ta hàng phục.

- Đã trụ tâm, không trách ta có cách trụ tâm tốt.

- Diệt độ chúng sanh, không chấp ta giúp họ.

- Chúng sanh diệt độ, không chấp ta đã thi ân.

* Trái với thật nghĩa, Bồ tát giả danh

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 36

- Sinh hoạt ngang rộng, không chấp không gian chứa đựng.

- Trưởng thành nhỏ lớn, không chấp thời gian dưỡng nuôi.

- Dù nói chân lý, không chấp ta đã nói gì.

- Hành các hạnh lành, không chấp có phước đức.

- Dù đã giải thoát, không chấp ta đắc Niết bàn.

- Dù giác ngộ không trên, không chấp ta chứng quả Phật.

- Dù gọi Như Lai, không chấp có “ông” NHƯ LAI qua tướng mạo.

- Dù gọi “Qủa” A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ, không chấp đó là

một cảnh ... một nơi ... một sự vật ...

- Dù nói vạn PHÁP, không chấp pháp một.

- Dù nói các PHÁP đều là PHẬT PHÁP, không chấp PHẬT PHÁP là PHÁP có

thật.

- Nói núi kia cao rộng, không chấp cao rộng của núi.

- Thằng A khôn lớn, không chấp cái khôn lớn của thằng A.

Ở chương này khái quát lại một số ý tứ Phật vừa dạy bảo, khẳng định

dặn dò những điểm trên đường tu tập Bồ tát phải ghi nhớ.

Nói gì cũng không trúng, là trúng

Viết gì cũng không trúng, là trúng

Nghĩ gì cũng không trúng, là trúng.

N.H.T.S

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 37

CHƯƠNG MƯỜI TÁM

NHƯ LAI CHỈ CẦN MỘT ĐÔI MẮT

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Theo ý thầy, thầy hiểu thế nào? Như Lai có nhục nhãn không?

- Có. Bạch Thế Tôn!

- Như Lai có Pháp nhãn không?

- Có. Bạch Thế Tôn!

- Như Lai có Tuệ nhãn không?

- Có. Bạch Thế Tôn?

- Như Lai có Phật nhãn không?

- Có. Bạch Thế Tôn!

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ thế nào? Như trong sông Hằng kia có cát,

Phật có nói đó là cát không?

- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy, Phật nói đó là cát.

- Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ thế nào? Giả sử trong một sông Hằng có cát, số

sông Hằng nhiều bằng số cát ấy, số cát trong những sông Hằng kia, thầy nghĩ

có nhiều chăng?

- Nhiều không nói được. Bạch Thế Tôn!

- Tu Bồ Đề! Thế giới chư Phật cũng nhiều như vậy. Ấy thế mà bao nhiêu

tâm của chúng sanh trong vô lượng thế giới của chư Phật đó, Như Lai đều biết

hết. Làm sao mà biết hết? Tại vì Như Lai nói tâm, thật lý chẳng có tâm, gọi là

tâm vậy thôi! Tại sao lạ vậy?

Này, Tu Bồ Đề! Tại vì Tâm tìm ở quá khứ không có! Tìm Tâm ở hiện tại

không có! Và Tâm tìm ở vị lai lại càng không có!...

..

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 38

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết suốt hằng hà sa số bất khả

thuyết thế giới chư Phật mười phương.

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết hết thảy tâm chúng sanh ở cõi

Phật mười phương ấy.

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết suốt chân lý vũ trụ: không gian

vô cực, thời gian vô cùng.

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết rõ pháp giới chúng sanh có “ba

căn cơ” và “năm chủng tánh”.

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết rõ muốn hóa đạo chúng sanh

cần phương tiện triển khai: NGŨ THỪA PHẬT GIÁO giữa lòng chân lý “ĐẠO BỔN

VÔ NGÔN”

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết rõ: chúng sanh nhiều vượt ra

ngoài lượng số, Như Lai sử dụng ngôn từ “vô lượng vô biên”, rồi Như Lai lại biết

rõ chẳng thật có một chúng sanh nào!

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết rõ tam thiên đại thiên thế giới là

ngôn từ phương tiện của Phật, nào có tam thiên đại thiên thế giới gì đâu!

* Chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết rõ lục đạo tam đồ mà Phật nói,

chẳng khác trước đám người say ngủ Như Lai kể chuyện một giấc chiêm

bao!...

* Cũng chỉ cần một đôi mắt, NHƯ LAI thấy biết rõ tất cả pháp hữu vi như:

- Chiêm bao

- Ảo ảnh

- Bọt nước

- Bóng dáng lờ mờ

- Sương móc bình minh

- Điện nhoáng mưa mù

- Như khúc xạ nắng trưa

- Thành xây khói biếc

- Bóng trăng đáy nước

- Vật sắc trong gương.

Vậy mà sau Như Lai diệt độ chẳng nhớ rõ thời gian, người ta nói có một

người mệnh danh đệ tử Phật, người ấy có hơn chục cái đầu, có ngàn cánh

tay, ngàn con mắt, khiến Như Lai phải thiền định nhiều đêm dưới ánh trăng

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 39

ngà của núi rừng cô tịch, tư duy xem người đệ tử ấy dùng mắt để trông ngó

gì, tay để cầm giữ ôm đồm gì? mà cần mắt, cần tay nhiều đến thế?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 40

CHƯƠNG MƯỜI CHÍN

PHƯỚC ĐỨC MỘT DANH NGÔN TRỪU TƯỢNG

DANH NGÔN GIẢ LẬP

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Ý thầy thế nào? Giả dụ có người giàu có, thất bảo của họ chất

chứa đầy cả thế giới tam thiên đại thiên, họ đem ra bố thí. Theo thầy, việc làm

của người đó, phước đức nhiều không?

Bạch Thế Tôn! Việc làm đó, phước đức rất nhiều. Tu Bồ Đề thưa.

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Nếu phước đức có thật Như Lai không nói phước đức

nhiều, vì phước đức không thật nên Như Lai nói phước đức nhiều.

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* “Phước đức” là một danh ngôn trừu tượng không ai thấy biết nó là gì?

Vậy mà nội đạo cũng như ngoại đạo, nhiều thành phần nhân loại, quí mến

nhiều tôn giáo khác nhau, đều ham thích ưa chuộng phước đức. Bởi vì nghe

cái từ PHƯỚC ĐỨC, dường như cái âm ba, cái tia sáng của danh ngôn ấy, gợi

cho con người một cảm nhận thánh thiện, an lành, khó tả ...

Thế cho nên, nghe và ham PHƯỚC ĐỨC không phải là một tật xấu, càng

không phải là một cái tội. Trái lại, nó còn vun vén bồi dưỡng tánh tốt và hạnh

lành cho con người. Đời sống của người có phước đức là một đời AN CƯ LẠC

NGHIỆP đấy.

Nói PHƯỚC ĐỨC MỘT DANH NGÔN TRỪU TƯỢNG nhằm nhắn nhủ dặn dò

người đệ tử Phật làm lành, làm phước, làm đức mà không để tâm CHẤP ở

công hạnh mình làm. Đòi nó thì nó không có; không đòi thì phước đức tự nó

biểu hiện ra! Bởi vì, phước đức tức “PHI” phước đức tánh, tức là phước đức

không có một tự tánh chơn thật nào.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 41

CHƯƠNG HAI MƯƠI

NHƯỢC KIẾN CHƯ TƯỚNG PHI TƯỚNG

TỨC KIẾN NHƯ LAI

(Thấy tất cả tướng như không thấy gì hết là người thấy Như Lai Phật)

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Hàng đệ tử Phật muốn thấy Phật, nhìn vào

sắc thân cụ túc của Phật, có thể gọi là thấy Phật không?

Tu Bồ Đề thưa: Không! Bạch Thế Tôn. Không thể nhìn vào sắc thân cụ túc

gọi là thấy Như Lai được. Vì sao? Vì Như Lai nói: Sắc thân cụ túc, thật lý chẳng

cụ túc, Như Lai gọi sắc thân cụ túc vậy thôi!

Còn nữa, Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ sao? Muốn thấy Như Lai, có thể nhìn vào

các tướng cụ túc của thân Phật, gọi là thấy Như Lai chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Không, Bạch Thế Tôn! Thấy các tướng cụ túc ở thân Phật,

không thể gọi là thấy Như Lai. Vì cớ sao? Vì Như Lai nói các tướng cụ túc, thật lý

không các tướng cụ túc, gọi là các tướng cụ túc vậy thôi!

..

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Phật có nghĩa là người Giác ngộ chân lý tột đỉnh cao không còn giác

ngộ cách nào cao hơn nữa! Cho nên PHẬT gọi là VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, bậc

GIÁC NGỘ KHÔNG TRÊN.

* NHƯ LAI có nghĩa là BẢN THỂ NHƯ NHƯ CHÂN THẬT của hiện tượng vạn

pháp. Nói cách khác, NHƯ LAI tức là PHÁP THÂN PHẬT. Pháp thân Phật, tức là

tự tánh thanh tịnh bản nhiên của vạn pháp. Dùng trí tuệ thiền định tư duy

nhận thức thấy biết và sống đúng sống hòa hợp với tánh thanh tịnh ấy, người

đó là người thấy Như Lai.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 42

* Một là PHẬT

* Hai, NHƯ LAI

Nếu có ai đó muốn biết, muốn chiêm ngưỡng PHẬT, chiêm ngưỡng NHƯ

LAI y cứ hình tướng, tượng, tượng vẽ, tượng thêu, tượng trổ, tượng nắn, tượng

đúc ... đương nhiên và hoàn toàn không tương quan với PHẬT với NHƯ LAI. Giả

dụ hồi Phật tại thế chưa viên tịch mà trông nhìn thấy PHẬT, NHƯ LAI qua sắc

thân “ngũ uẩn, thất đại”, thân “tam thập nhị tướng” thân “bát thập tùy hình

hảo”... Thấy rõ ràng, thấy ngay lúc đi, lúc đứng, lúc nằm, lúc ngồi, khi nói, khi

nín, khi động, khi tịnh ... Dù ai đó có gặp, có thấy, có biết rõ ràng như vậy,

nhưng ở hệ tư tưởng tối thượng Đại thừa của kinh KIM CANG BÁT NHÃ BA LA

MẬT ĐA này, đức Phật dạy: THẤY bằng cái thấy như vậy, không được gọi là

“được THẤY NHƯ LAI, PHẬT”.

Đệ tử Phật phải tu học thiền định, phải thực hành thiền định mới có cơ

hội gặp thấy NHƯ LAI, thấy PHẬT.

“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng

Nhược kiến chư tướng PHI TƯỚNG tức kiến Như Lai”.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 43

CHƯƠNG HAI MƯƠI MỐT

NHƯ LAI CHẲNG CÓ PHÁP RIÊNG ĐỂ THUYẾT

(Đừng nói Như Lai có nói pháp)

Phật dạy:

Này, Tu Bồ Đề! Thầy đừng nghĩ, Như Lai có ý niệm, rằng Như Lai có

thuyết pháp. Thầy đừng có ý nghĩ như vậy. Bởi cớ sao? Bởi nếu ai đó

nói Như Lai có thuyết pháp, thì đó chính là người phỉ báng Như Lai. Vì

người đó hoàn toàn không hiểu gì về pháp mà Như Lai nói! Tu Bồ Đề!

Nói rằng thuyết pháp, thật lý Như Lai không có pháp gì để thuyết.

Bấy giờ, thầy Huệ Mạng Tu Bồ Đề bạch Phật: Thế Tôn! Liệu chúng

sanh đời vị lai nghe kinh nghĩa quá cao sâu này, họ có tin và tiếp nhận

nổi không?

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Họ không là chúng sanh, nhưng họ cũng

không phải không chúng sanh! Vì cớ sao? Tu Bồ Đề! Người chúng sanh

mà Như Lai gọi chúng sanh ấy, họ không là chúng sanh, Như Lai gọi

chúng sanh, vậy thôi!

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Đệ tử Phật, nhiều người tự tin mình hiểu khá nhiều về đức Phật:

Rằng sau khi thành Đạo (thành Phật) khởi đầu ý nguyện lợi tha hóa đạo

chúng sanh, trước hết Phật đến Lộc Dã Uyển gặp gỡ năm bạn đồng tu

ngày trước đó là nhóm A Nhã Kiều Trần Như, A Thấp Bệ ... Thập Lực Ca

Diếp. Người ta nói ở pháp hội đầu tiên này đức Phật trình bày, thuyết

về TỨ DIỆU ĐẾ PHÁP, năm huynh đệ Kiều Trần Như nghe hết sức hoan

hỷ, tâm đắc lời vàng của Phật, cả năm huynh đệ cùng đắc A La Hán

quả. Cái từ TAM BẢO được hình thành, xuất xứ tại Pháp Hội này. Rồi

tiếng lành đồn xa. Đức Thế Tôn cũng như các đệ tử người, cùng thực

hiện tôn chỉ VÔ NGÃ VỊ THA và lối sống: NHẤT BÁT THIÊN GIA PHẠN ... cho

phạm hạnh người khất sĩ. Suốt 49 năm, cuộc đời khất sĩ rày đó mai đây,

ai cần điều lành thì chỉ bảo, thấy việc tổn thương đau khổ dạy cách

lánh đi ... Việc làm của Phật đem lại sự AN LẠC cho cuộc sống của

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 44

chúng sanh. Người ta gọi sự chỉ bảo, sự khuyên răn ấy là: PHẬT THUYẾT

PHÁP .

* Ở chương này, Như Lai nói Như Lai không có thuyết pháp, ai nói

Như Lai có thuyết pháp là người phỉ báng Phật. Và Như Lai cũng chẳng

có độ chúng sanh nào tất cả!

Thiền định tư duy, quán chiếu lời Phật dạy ở kinh này với những

nghĩa lý “vô thượng thậm thâm vi diệu”:

1) Nếu Như Lai nói pháp, thì Như Lai vướng vào CHẤP “năng

thuyết”, “năng độ”.

2) Nếu có chúng sanh nghe pháp, Như Lai vướng mắc CHẤP “sở

độ”, “người được độ”

3) Chúng sanh tức PHI CHÚNG SANH vậy thì thuyết pháp độ ai?

Độ cái gì? Vướng mắc CHÚNG SANH tướng!

4) PHÁP BỔN VÔ PHÁP PHÁP, vậy thì pháp của Như Lai ở đâu có

ra? Ở đâu tồn tại? Vướng chấp THỌ GIẢ TƯỚNG!

5) Như Lai không hề có PHÁP của Như Lai để dành riêng cho Như

Lai thuyết.

• Sanh diệt tứ đế thuyết tại Lộc Dã Uyển lần đầu sau khi

thành Phật, không phải của Phật.

• Vô sanh tứ đế không phải pháp của Phật

• Vô lượng tứ đế không phải pháp của Phật

• Vô tác tứ đế không phải pháp của Phật

• Thập nhị nhân duyên:

Vô minh – Hành – Thức – Danh sắc – Lục nhập – Xúc –

Thọ – Ái – Thủ – Hữu – Sanh – Lão tử – Ưu bi khổ não,

không phải riêng của Phật.

• Lục độ:

Bố thí – Trì giớ – Nhẫn nhục – Tinh tấn – Thiền định – Trí

tuệ không phải của Phật sáng chế.

• Vô thường – Khổ – Vô ngã – Bất tịnh

• Thường – Lạc – Ngã – Tịnh

• Không – Vô tướng – Vô nguyện

• Trí đức – Đoạn đức – Pháp thân đức

• Căn – Trần – Thức – Giới

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 45

* Nói gọn lại:

• Dù giáo lý TAM THỜI NGŨ GIÁO

• Hay NGŨ THỜI BÁT GIÁO

Nhất nhất không có PHÁP và nhất là PHÁP RIÊNG của Như Lai để

Như Lai nói.

Đừng nói Như Lai có thuyết pháp.

Tất cả việc tương quan TAM GIỚI thì không phải sở trường hay thiện

nghệ của Như Lai. Dù Như Lai có nói, có làm đó cũng chỉ là “CHƠI”!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 46

CHƯƠNG HAI MƯƠI HAI

NHƯ LAI KHÔNG HỀ CHỨNG ĐẮC QUẢ VỊ!

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Phật đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề là không có chứng đắc sao?

Phật bảo: Đúng vậy, Tu bồ Đề!

Này, Tu Bồ Đề! Đối với A Nậu Đa La Tam Miệu Tam bồ Đề quả, ta

không hề có “đắc” một tí ti nào, gọi là “đắc” A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề, vậy thôi!

Còn nữa, Tu Bồ Đề! A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là một danh

ngôn, tên gọi tánh bình đẳng giữa các pháp. Pháp đó bình đẳng và

bình đẳng, trong đó không có xen ý niệm phân biệt cao thấp... gọi là A

Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do vì không ngã, không nhơn, không

chúng sanh, không thọ giả, do tu tất cả thiện pháp gọi là “đắc” A Nậu

Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề!

Tu Bồ Đề! Nói “thiện pháp” thật lý, không thiện pháp gì, Như Lai gọi

thiện pháp vậy thôi!

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Thông thường, tuyệt đại đa số những người có tương quan hiểu

biết đạo Phật ít nhiều, hoặc một số nam nữ cư sĩ, thậm chí một số Tăng

Ni khất sĩ đều hiểu rằng, đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Hoàng tử đi tu

và đã thành công, người đã CHỨNG QUẢ. Quả đó có tên VÔ THƯỢNG

BỒ ĐỀ hay VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC (A Nậu Đa La Tam

Miệu Tam Bồ Đề)

Học Đại thừa liễu nghĩa Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Phật

dạy: Đừng nói, đừng nghĩ Phật có CHỨNG ĐẮC. Hiểu biết như vậy mới

là “đệ tử Phật”, người đệ tử ấy chắc chắn có được sự giải thoát giác

ngộ của đạo Phật.

Vô thượng Bồ đề là “Bình đẳng vô hữu cao hạ” là “Tu nhất thiết

thiện pháp” chớ nó chẳng “quả” chẳng “vị” gì cả. Con người ly “tứ

tướng” gọi là “Vô thượng Bồ đề” vậy thôi.

Thiện pháp cũng không có thật! Cần phải xã ly không CHẤP.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 47

CHƯƠNG HAI MƯƠI BA

TRÌ KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT PHƯỚC LỚN HƠN BỐ THÍ TÀI

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Giả dụ có người giàu lớn, thất bảo chứa chất như núi Tu

Di, đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới, đem dùng làm việc bố thí. Nếu

lại có người ham mộ kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, thọ trì, đọc tụng,

vì người diễn thuyết chừng bốn câu kệ nào đó, phước đức của tài thí

vô lượng vô số nói trên, không bằng một phần trăm, một phần ngàn,

một phần vạn ức, cho đến không thể dùng toán số mà thí dụ được!

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Trì kinh Kim Cang Bát Nhã là bồi dưỡng trí đức đến tột đỉnh cao. Trí

đức đến tột đỉnh cao thì đoạn đức đồng thời thành tựu. Ví như hễ có

nước chảy đến đâu thì tánh ướt của nước đến đó.

Trí đức, nói cách khác là Bát nhã hay Bồ đề

Đoạn đức, nói cách khác là Giải thoát hay Niết bàn.

Một đức Phật, một Như Lai PHÁP THÂN do trí đức, đoạn đức cộng

lại, hay do Bồ đề và Niết bàn cộng lại.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 48

CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN

NHƯ LAI KHÔNG CÓ ĐỘ CHÚNG SANH, VÌ KHÔNG CÓ CHÚNG SANH NHƯ LAI ĐỘ!

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy chớ nghĩ rằng Như Lai có ý niệm Như Lai sẽ độ

chúng sanh! Tu Bồ Đề! Thầy đừng nghĩ như vậy! Vì cớ sao? Vì thật lý

không có chúng sanh Như Lai độ. Vì nếu có chúng sanh Như Lai độ, hóa

ra Như Lai thấy có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Tu Bồ Đề! Thầy nên

nhớ: Như Lai nói có ngã, nhưng không có thật ngã, tại vì phàm phu cho

là có ngã mà thôi!

Tu Bồ Đề! Gọi phàm phu, thật lý Như Lai nói không phàm phu, gọi

phàm phu, vậy thôi!

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Như Lai không bao giờ khởi niệm TA độ chúng sanh. Bởi vì Như Lai

đã vĩnh ly NGÃ tướng.

* Như Lai đã dạy: Gọi là “chúng sanh” tức “PHI chúng sanh” nghĩa

là chúng sanh chỉ là một trong vạn pháp “hữu vi huyễn hóa” không có

tự thể chúng sanh chơn thật để Như Lai độ, vì Như Lai đã vĩnh ly NGÃ

tướng, NHƠN tướng, CHÚNG SANH tướng, THỌ GIẢ tướng tự lâu rồi!

* NGÃ tướng mà Như Lai đề cập thật lý có “ngã tướng” gì đâu! Tại

vì phàm phu tham đắm TA, TÔI, TAO . của TA của TÔI của TAO. Do vậy

sanh đau khổ cho tự thân, cho gia đình, cho xã hội ... Như Lai gọi tánh

CHẤP, sanh ra nguyên nhân đau khổ ấy qua cái danh từ CHẤP NGÃ.

Thật lý mà suy NGÃ chẳng có cái gì!

* PHÀM PHU, Như Lai dạy không có tánh cố định phàm phu, ngày

nào họ giác ngộ, tỉnh thức thì họ là HIỀN, THÁNH., thậm chí, họ là PHẬT.

PHẬT xuất thân từ phàm phu. Khi toàn giác, trí tuệ thanh tịnh, gạn lọc

hết mê mờ, người đời gọi là PHẬT. Vì vậy Như lai dạy: phàm phu tức PHI

phàm phu!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 49

CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM

NHỚ TƯỞNG NHƯ LAI KHÔNG NHẬN THỨC NHƯ LAI QUA ÂM THANH

VÀ SẮC TƯỚNG

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Ý thầy hiểu thế nào? Khi nhớ tưởng Như lai có thể quán

chiếu qua thân 32 tướng của Phật được chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Được! Nhớ Như Lai có thể quán tưởng

qua thân 32 tướng của Phật.

Phật dạy: Này, Tu Bồ Đề! Nếu quán tưởng Như Lai qua sắc thân 32

tướng, vậy là Chuyển Luân Thánh Vương tức thị Như Lai sao? Bởi vì

Chuyển Luân Thánh Vương thân có 32 tướng.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Con đã hiểu ý Phật rồi! Không nên

quán tưởng qua thân 32 tướng của Phật mà cho rằng: để đỡ nhớ Như

Lai!

Bấy giờ đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Vin sắc chất thấy ta

Nương âm thanh tìm ta

Người tu hành sai lạc

Không gặp được Như Lai.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Do kinh nghiệm, người xưa họ phát ngôn táo bạo, ai đó có thể

cho là sử dụng một hình dung quá ư cường điệu! Họ nói”

“Cổ nhơn hình tợ thú, tâm hữu đại thánh đức”

“Kim nhơn biểu tợ nhơn, thú tâm an khả trắc”

Có nghĩa là: Người xưa, đời sống của họ mộc mạc đơn sơ cho nên

dáng mạo không đẹp, trông cục mịch xù xì như thú vật, vậy mà tâm

của họ là tâm đức, tâm của đại thánh nhơn.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 50

Người đời nay, trông dáng vẻ đẹp đẽ phương phi, quí phái và sang

trọng mà tâm nham hiểm độc ác, tâm như rắn độc, như sài lang hổ báo

không lường biết! Tục ngữ có câu:

“Người mà khẩu Phật tâm xà

Công danh sự nghiệp chỉ là phù du”

* Nhìn người qua sắc diện, qua ngôn ngữ âm thanh, qua vẻ đẹp

tướng mạo, qua tác phong hiền thục, có thể lầm không hối kịp.

* Thương tưởng Phật, quí kính Phật qua âm thanh, qua 32 tướng,

qua tám mươi vẻ đẹp của thầy tướng phịa ra ... Hởi ôi! Người đệ tử

đáng thương ấy, sẽ không thọ dụng được chút hương vị giải thoát nào

của đạo Phật.

* Đừng tin ở nơi SẮC TƯỚNG

Đừng tin ở nơi LẬP HẠNH ...

Đừng tin ở SỰ NGHIỆP NGUY NGA ...

* Tin sai Phật pháp tu hành tà đạo, không thể thấy biết Như Lai,

Phật.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 51

CHƯƠNG HAI MƯƠI SÁU

HIỆN TƯỢNG VẠN PHÁP CHUYỂN BIẾN THAY ĐỔI LƯỢNG, DẦN DẦN

THAY ĐỔI CHẤT, CÓ RA HIỆN TƯỢNG MỚI.

Phật bảo:

Tu Bồ Đề! Thầy chớ cho Như Lai có ý nghĩ: Rằng, Như Lai phải chán

ghét “sắc thân cụ túc” để được “đắc” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ

Đề! Tu Bồ Đề! Thầy đừng bao giờ nghĩ như thế: Rằng, Như Lai phải từ bỏ

“tướng thân cụ túc” mới “đắc” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề!

Tu Bồ Đề! Nếu thầy khởi ý niệm như thế, hóa ra người phát tâm A

Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, là người nói vạn pháp có chấm dứt, là

người phải trốn tránh, sợ hãi trước sự chuyển hóa đổi thay của hiện

tượng vạn hữu (vạn pháp)? Đừng nên có ý nghĩ như vậy! Vì cớ sao? Vì

phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm, là người không bao giờ

chấp nhận chủ thuyết: Hiện tượng vạn pháp có “diệt vong thật” để rồi

tự sanh hiện tượng vạn pháp “mới“.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Như Lai không cần “diệt” bỏ cái tướng thân “ngũ uẩn, thất đại”

để có “quả vị mới” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề hay Bồ đề Niết

bàn vô thượng!

* Thật là một nền giáo lý vô tiền khoáng hậu. Thảo nào có người

hiểu biết, họ nói Phật là nhà khoa học, vật lý học, triết học, duy vật

biện chứng học. Rồi, động vật thể, thực vật thể, khoáng vật thể, phi vật

thể ... môn nào Phật cũng đã chỉ vẻ ra rồi. Hèn chi, những đệ tử trí thức

của Phật, tôn người là “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, vô cùng

chính xác.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 52

* Rõ ra, Lục Tổ Huệ Năng là người chứng ngộ chân lý, có thật

chứng, cho nên người phát kiến nói ra bài kệ.

“Phật pháp tại thế gian

“Bất ly thế gian giác

“Ly thế mích Bồ đề

“Kháp như cầu thố giốc”

Hay quá! Thành Phật ngay con người ngũ uẩn thất đại còn y!

* Chỉ cần học:

“Dục thủ nhất thừa, vật ố lục trần

“Lục trần bất ố, hoàn đồng Chánh Giác”.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 53

CHƯƠNG HAI MƯƠI BẢY

LẠI VẤN ĐỀ PHƯỚC ĐỨC

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy hãy lắng lòng nghe, tư duy sâu sắc lời Như Lai sắp

nói: Tu Bồ Đề! Giả sử có Bồ tát sử dụng thất bảo nhiều như số cát của

sông Hằng, chứa đựng đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới, đem ra

làm việc bố thí, ai cũng có thể hiểu phước đức Bồ tát ấy khó mà nói

nhiều đến cỡ nào! Nhưng này, Tu Bồ Đề! Như Lai nói cho thầy biết: Nếu

có người thiện nam, thiện nữ nào, biết TẤT CẢ PHÁP VÔ NGÃ, và thâm

nhập chuyển hóa thành tiến trình tam nhẫn. Phước đức người này

được nhiều hơn phước đức của Bồ tát bố thí vật chất như đã nói trên!

Thầy Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Bồ tát không thọ phước đức là

thế nào?

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Bồ tát làm việc phước đức không có tâm

chấp mắc, không tham cầu phước báo, không tự đắc, tự hào công

việc mình làm, gọi là Bồt tát “bất thọ phước đức”.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Đọc, nghe, xem học Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh, đến

chương này, vấn đề phước đức lớn nhỏ, nhiều ít, thọ không thọ, lấy

không lấy ... người trí đã gột rửa tẩy sạch từ lâu trong trí của mình rồi.

* Chẳng những thế, mà còn hồi tưởng thuở thơ ngây chưa học,

chưa hiểu giáo lý Phật, hồi ấy mình bị ham hố, bị mong cầu, bị thèm

thuồng, chấp mắc. Có lúc tự cảm thấy bị buồn phiền chỉ vì cái từ

PHƯỚC ĐỨC và ham thọ PHƯỚC ĐỨC quá nhiều!

* Bây giờ thì biết rồi! Hễ làm lành thì AN LẠC thân tâm. Nghe, học,

hành theo kinh thì nghiệp chướng tiêu trừ, có nhẹ nhàng, có hạnh phúc.

Không đòi, không “thọ” gì cả!

* Điều trọng đại ở chương này, nghe kinh chuyển hóa ý và lời kinh

thành một tiến trình tam nhẫn:

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 54

1) Nghe kinh mà lòng không bỡ ngỡ bất bình, đó là bước một ta có

được ÂM HƯỞNG NHẪN.

2) Nghe kinh thấy lòng thích thú, nhẹ nhàng và tâm đắc, ấy là ta

tiến được bậc hai NHU THUẬN NHẪN.

3) Nghe kinh tỏ ngộ chân lý qua những giờ phút thiền định tư duy,

quán chiếu, tận đáy lòng nhận thức rõ thật tánh duyên sanh của vạn

pháp: Sanh không thật sanh; Diệt không thật diệt! Sanh diệt, diệt sanh vô

cùng vô cực. Đó là kết quả của giác ngộ, đạt đến trình độ VÔ SANH

PHÁP NHẪN, THỨ BA!

“HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH”

“BẤT THOÁI BỒ TÁT VI BẠN LỮ” rồi !

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 55

CHƯƠNG HAI MƯƠI TÁM

NHƯ LAI PHÁP THÂN

Phật dạy: Này, Tu Bồ Đề! Nếu có người hiểu NHƯ LAI qua các

tướng biểu hiện: Đi, đứng, nằm, ngồi ... người ấy không hiểu NHƯ LAI

đúng ý nghĩa Như Lai muốn nói. Vậy là thế nào?

Tu Bồ Đề! Như Lai phải được hiểu VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ

cố danh NHƯ LAI. Như Lai có nghĩa là bản thể chơn như của vạn pháp.

Không đi đâu, không đến đâu mà đến khắp chỗ rồi.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

“Thí như hư không, thể phi quần tướng bất cự chư tướng phát huy”.

Ví như hư không, không đi, không đến nơi đâu, mà đâu đâu không chỗ

nào thiếu vắng hư không. Như Lai là bản thể chân như của vạn pháp.

Phải hiểu NHƯ LAI qua PHÁP THÂN “Biến nhất thiết xứ”!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 56

CHƯƠNG HAI MƯƠI CHÍN

THẾ GIỚI VÀ VI TRẦN KHÔNG PHẢI HAI NHƯNG NÓI MỘT KHÔNG TRÚNG.

Phật bảo:

Tu Bồ Đề! Giả dụ có thiện nam, thiện nữ nào đó, họ lấy thế giới

tam thiên, nghiền nát thành vi trần. Ý thầy nghĩ thế nào? Những vi trần

kia có nhiều lắm không?

Tu Bồ Đề thưa: Rất nhiều, bạch Thế Tôn! Vì sao vậy? Vì nếu những

vi trần kia nhiều thật, Như Lai ắt hẳn chẳng nói vi trần nhiều, thật lý vi

trần chẳng có nhiều, gọi vi trần nhiều vậy thôi!

Thế Tôn! Như Lai đã nói tam thiên đại thiên thế giới, thật lý chẳng

có thế giới, gọi thế giới vậy thôi. Vì cớ sao? Vì thế giới hiện có, chỉ là

tướng hợp một (nhồi vi trần thành khối) Như Lai nói tướng hợp một ấy,

thật lý chẳng có hợp, gọi là hợp một vậy thôi.

Tu Bồ Đề! Tướng hợp một nói gì cũng không trúng. Tại vì phàm phu

phân biệt chấp mắc: là vi trần là thế giới. Hai danh ngôn đó do nhìn khi

nhồi lại, lúc nghiền ra, vậy thôi.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Gọi là thế giới, dù gần dù xa, dù lớn, dù nhỏ, dù hành tinh hay

định tinh, thế giới vẫn là một pháp. Thậm chí tam thiên đại thiên thế giới

cũng là một pháp trong vạn pháp.

* Thế cho nên, không vì thế giới rộng lớn mà vượt ngoài sự chi phối

của chân lý vô ngã vô thường. Không vì thế giới tồn tại lâu xa mà ra

ngoài tính duyên sanh của vạn pháp.

* Thấy thế giới có một rộng, to do nhìn bên mặt “hợp” khi vi trần

đóng cục thành một khối.

* Thấy vi trần nhiều, do nhìn bên mặt “ly” lúc thế giới bị nghiền nát

ra thành tro bụi.

Do vậy, thế giới một là một của nhiều.Vi trần nhiều là nhiều của

một. Vạn pháp sanh nhau, vạn pháp “là” nhau. Một là tất cả, tất cả là

một.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 57

CHƯƠNG BA MƯƠI

TỨ TƯỚNG MÀ NHƯ LAI ĐỀ CẬP DO TÙY THUẬN NGÔN NGỮ PHÀM PHU

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Giả sử có người cho rằng Phật nói có “ngã kiến, nhơn

kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến” thật! Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ sao? Người

đó có hiểu đúng ý và nghĩa qua lời nói của Như Lai không?

Tu Bồ Đề thưa: Không đúng, Bạch Thế Tôn! Người đó hiểu hoàn

toàn không đúng cả ý cả nghĩa trong lời dạy của Như Lai. Vì sao biết?

Bởi Như Lai nói: Ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Thật

lý, không có ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Như Lai

tùy tục mà nói: “Ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến” vậy

thôi !

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Vào khoảng thế kỷ 20, phong tục của người Việt Nam, cụ Bà

cũng như cụ Ông đều thích ăn trầu. Cho nên, hễ có khách đến nhà mời

ăn trầu cái đã. Do vậy mà tục ngữ thời xưa ấy có câu “Miếng trầu là

đầu câu chuyện”, rồi sau đó tâm sự hàn huyên ..., nếu khách không

được mời đãi “miếng trầu” tự nó có nghĩa là chủ nhà không mặn mà

với ta trong buổi gặp gở thăm viếng ...

Ở kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Phật dạy pháp tu tối thượng

thừa này, ngay từ chương đầu đến chương cuối, đối tượng diệt trừ hóa

giải, gột rửa thân tâm Phật dạy đó là TỨ TƯỚNG. Vậy có thơ rằng:

Tứ tướng đường hướng tiến tu

Mong qua biển khổ đừng ngu vương vào

Ngã, nhơn ảo ảnh phù du

Chúng sanh, thọ giả lao tù trần gian

Thế cho nên Như Lai dạy: Ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh

tướng, thọ giả tướng tức thị PHI tướng. Phàm phu chấp bốn danh ngôn

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 58

như vậy, Như Lai tùy thuận ngôn thuyết phàm phu để chỉ sự hư giả, sự

trống rỗng của bốn tướng ấy!

Người đệ tử Phật học tu, nếu không để tâm hóa giải, không phát ý

viễn ly TỨ TƯỚNG thì giống như “Đầu trò tiếp khách” mà “trầu không có”

kia vậy.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 59

CHƯƠNG BA MƯƠI MỐT

HÃY NHÌN VẠN PHÁP QUA TINH THẦN THẬP NHƯ THỊ CỦA TỰ NÓ

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy nên minh tâm khắc cốt điều vi mật hôm nay, Như

Lai long trọng chỉ bày:

Này, Tu Bồ Đề! Người phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm

đối với tất cả pháp, nên nhận thức qua tinh thần NHƯ THỊ của vạn pháp

“NHƯ THỊ TRI, NHƯ THỊ KIẾN, NHƯ THỊ TÍN GIẢI” đừng khởi tâm phân biệt ở

pháp.

Vì sao vậy? Tu Bồ Đề! Gọi là “pháp tướng, thật lý, chẳng có “pháp

tướng”, gọi pháp tướng vậy thôi.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Ở đây Phật dạy có ba cách NHƯ THỊ: Như thị tri, như thị kiến, như

thị tín giải ... có nghĩa hãy biết bằng cái biết “vô phân biệt”, thấy bằng

cái thấy “vô phân biệt”, tin hiểu bằng cái tin hiểu “vô phân biệt”.

* Ở kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa đức Phật dạy hãy nhìn vạn

pháp qua THẬP NHƯ THỊ: Như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị

lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo,

như thị bổn mạc cứu cánh. Cắt nghĩa khái quát giản đơn: Nhìn vào một

cành hoa thấy sao biết vậy, không xen phân biệt nhận thức đánh giá

của TA vào. Nhìn muôn vật cũng như vậy, không xen sự phân biệt, sự

đánh giá rồi CHẤP MẮC, rồi vui buồn, rồi đau khổ ...

* Hãy nhìn vạn pháp với tinh thần THẬP NHƯ THỊ bạn sẽ AN LẠC

trong cuộc sống!

Bởi vì, PHÁP TƯỚNG do nhận thức phân biệt CHẤP MẮC của con

người. Nhận thức bằng Bát Nhã Ba La Mật thì “PHI” tất cả, có pháp

tướng nào chẳng là “DUYÊN SANH NHƯ HUYỄN”! Tức không!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 60

CHƯƠNG BA MƯƠI HAI

LẠI VẤN ĐỀ THÍ PHÁP THÍ TÀI PHƯỚC NHIỀU PHƯỚC ÍT

Phật bảo:

Tu Bồ Đề! Thầy nên lóng nghe, khéo tư duy lời Như Lai nói: Nếu có

người giàu của cải vật chất thất bảo, chứa đầy khắp cả vô lượng vô

số thế giới, đem ra làm việc bố thí. Tu Bồ Đề! Ai nghe cũng hiểu rằng

người thí chủ kia phước đức nhiều vô lượng vô biên. Nhưng này, Tu Bồ

Đề! Nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ, phát Bồ đề tâm thọ trì đọc

tụng kinh này, khoảng chừng bài kệ bốn câu, rồi vì người diễn thuyết,

phước đức người này nhiều hơn người bố thí thất bảo nói trên!

Vậy, vì người diễn thuyết những gì? Nên nói với họ điều chi?

Nên nói với họ rằng:

KHÔNG CHẤP THỦ HIỆN TƯỚNG!

HÃY NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG!

Vì sao? Bởi vì:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bào, ảnh

Như lộ và như điện

Nên quán chiếu thường xuyên

Sẽ vượt ra khổ ách.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

* Tiền tài, sự nghiệp lớn lao rộng nhiều, chủ yếu để cung cấp phục

vụ cho con người được an vui sung sướng, người đời gọi là hạnh phúc.

Điều đó có thật, so với người nghèo nàn, đương nhiên phải cực nhọc và

ưu tư ...Nhưng tiền tài sự nghiệp thất bảo dù có lớn lao đi nữa cũng

không đem lại an lạc hạnh phúc chơn thật bền chắc cho cuộc sống

của đời người. Thế cho nên, khách quan mà nhận xét: Tài thí chỉ cho vui

tạm bợ hiện tại, Pháp thí cho vui chơn thật Niết bàn. Pháp thí dạy người

BẤT THỦ Ư TƯỚNG, không chấp mắc một pháp nào trong vạn pháp, con

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 61

người sẽ an lạc, tự tại, tự do NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG, sống trong cảnh giới

CHƠN THƯỜNG, CHƠN LẠC, CHƠN NGÃ, CHƠN TỊNH vô trụ xứ Niết bàn,

* Hữu vi pháp, nào có giá trị gì?...

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 62

CHƯƠNG BA MƯƠI BA

(TÂM KINH)

VẠN PHÁP GIAI KHÔNG

Phật bảo:

Xá Lợi Phất! Thầy hãy lắng lòng nghe, hãy quan tâm tu học điều

Như Lai nói:

Xá Lợi Phất! Bồ tát thực hành tư duy quán chiếu sâu sắc KIM CANG

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH sẽ thấy rõ và biết NGŨ UẨN không tự

tánh, không thật chất, là một “SÁC THỦ THÚ” rỗng không, là một tổ hợp

ảo hóa của KHÔNG VÔ. Thế cho nên, Xá Lợi Phất! Thầy hãy khắc trí

minh tâm rằng:

SẮC chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác SẮC. SẮC là KHÔNG;

KHÔNG là SẮC

THỌ chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác THỌ. THỌ là KHÔNG;

KHÔNG là THỌ

TƯỞNG chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác TƯỞNG. TƯỞNG là

KHÔNG; KHÔNG là TƯỞNG

HÀNH chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác HÀNH. HÀNH là

KHÔNG; KHÔNG là HÀNH

THỨC chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác THỨC. THỨC là

KHÔNG; KHÔNG là THỨC. (Ngũ uẩn giai không)

Đức Phật dạy tiếp: Này Xá Lợi Phất! Thầy nên lưu ý.

KHÔNG mà Như Lai nói ở đây là: Không sanh, không diệt, không dơ,

không sạch, không thêm, không bớt.

Không SẮC, không THỌ, không TƯỞNG, không HÀNH, không THỨC.

Không NHÃN, không NHĨ, không TỶ, không THIỆT, không THÂN, không Ý.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 63

Không SẮC, không THANH, không HƯƠNG, không VỊ, không XÚC,

không PHÁP.

Sáu căn, sáu cảnh và sáu thức đều không.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

Thọ trì, đọc tụng, tư duy, quán chiếu cô đọng lại trong cái từ

“HÀNH THÂM”. Bồ tát nào HÀNH THÂM Bát Nhã Ba La Mật Đa sẽ thấy và

nhận thức tánh KHÔNG của NGŨ UẨN. Thấy biết nhận thức NGŨ UẨN

KHÔNG, Bồ tát giải quyết 50% tri kiến VÔ MINH trong cuộc sống. Người

đệ tử Phật ấy, liễu ngộ phân nữa vấn đề trọng đại nhất của đời con

người, mà thế tục gọi là NHÂN SANH QUAN.

Nếu Bồ tát thiền định tư duy quán chiếu “hành thâm” một tầng trí

tuệ sâu hơn, Bồ tát có thể giải quyết gọn 50% tri kiến VÔ MINH còn lại

mà người thế tục gọi là VŨ TRỤ QUAN.

Đệ tử Phật hãy tu học:

NGŨ UẨN GIAI KHÔNG!

Tu học hành thâm, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, tức là ta chịu

buông bỏ, chịu gột rửa, chịu loại trừ mọi nguyên nhân đau khổ rồi đấy!

Bởi vì, thấy biết được ngũ uẩn không thật có, nhận thức rằng ngũ uẩn

chỉ là huyễn có, chúng chỉ là SÁC THỦ THÚ rỗng tuếch, tồn tại với một

chỉnh thể không tự chủ, tự tại, tự do ...

Từ cơ sở “NGŨ UẨN KHÔNG”, người đệ tử Phật thiền định quán

chiếu suy tư:

* Ngũ uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn rỗng

không, không thật.

* Lục căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn

rỗng không, không thật.

* Lục cảnh: Sắc cảnh, thanh cảnh, hương cảnh, vị cảnh, xúc cảnh,

pháp cảnh rỗng không, không thật.

* Lục thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý

thức cũng rỗng không, không thật.

Từ cơ sở đó, Bồ tát xuất gia hay Bồ tát tại gia nhận thức và giác

ngộ rằng:

- Ngũ uẩn

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 64

- Lục căn

- Lục cảnh

- Lục thức

- Thập bát giới

Mười tám món riêng lẻ gọp lại đều KHÔNG (Huyễn có).

Cái từ KHÔNG, Phật dạy ở đây nhằm chỉ rõ cái tánh “không thật”

“huyễn có” của hiện tượng vạn hữu.

Động vật thể, thực vật thể, khoáng vật thể và phi vật thể, dù

chúng có sanh, diệt, dơ, sạch, thêm, bớt nhưng nhìn bằng tuệ nhãn

đều không thật. Bởi vì ngũ uẩn đã “không” thì không còn cái gì “có

thật”. Thế cho nên:

“Nói gì cũng không đúng, là đúng”

“Viết gì cũng không đúng, là đúng”

“Nghĩ gì cũng không đúng, là đúng”

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 65

CHƯƠNG BA MƯƠI BỐN

(TÂM KINH)

DUYÊN SANH NHƯ HUYỄN

Phật dạy: Xá Lợi Phất! Thầy hãy chín chắn lưu tâm, trực diện chân

lý mà nhìn:

Không có “VÔ MINH”, cũng không hết “vô minh”

Không có “HÀNH”, cũng không hết “hành”

Không có “THỨC”, cũng không hết “thức”

Không có “DANH SẮC”, cũng không hết “danh sắc”

Không có “LỤC NHẬP”, cũng không hết “lục nhập”

Không có “XÚC”, cũng không hết “xúc”

Không có “THO”, cũng không hết “thọ”

Không có “ÁI”, cũng không hết “ái”

Không có “THỦ”, cũng không hết “thủ”

Không có “HỮU”, cũng không hết “hữu”

Không có “SANH”, cũng không hết “sanh”

Không có “LÃO TỬ”, cũng không hết “lão tử”

Không KHỔ

Không TẬP

Không DIỆT

Không ĐẠO

Không người tu hành

Không người đắc quả

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 66

Do vì không SỞ ĐẮC, tâm Bồ tát không bị chướng ngại.

Do hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm Bồ tát không hề có sợ

hãi, viễn ly sự điên đảo của MỘNG(1) của TƯỞNG(2), thọ dụng Niết Bàn

ngay nơi ăn và chốn ở của mình.

Ba đời chư Phật cũng hành sử Bát Nhã Ba La Mật mà được Vô

Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Xá Lợi Phất! Thầy nên nhớ: Bát Nhã Ba La Mật Đa có thể sánh với

“chú đại thần”, “chú đại minh” của ngoại đạo tin tưởng. Hơn thế nữa,

có thể gọi đây là chú vô thượng, chú vô đẳng đẳng ... dứt lời so sánh.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh hay diệt trừ tất cả khổ đau một

cách chân thật không hề hư vọng!

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là nguồn giáo lý:

TỰ ĐỘ, ĐỘ THA, ĐỘ ĐÁO BỈ NGẠN, ĐỘ NHẤT THIẾT ĐÁO BỈ NGẠN,

VIÊN THÀNH VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.

***

TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG

“ĐẮC” hay “SỞ ĐẮC” là đối tượng CHẤP nặng nề, nó nhận chìm lôi

kéo con người trì trệ không giải thoát để vượt lên. Bởi lẽ: Nếu người đệ

tử Phật nhận thức NGŨ UẨN không tự tánh chơn thật, NGŨ UẨN GIAI

KHÔNG thì ý niệm ĐẮC hay SỞ ĐẮC không có lý do, không có cơ hội

nảy sanh.

Ý niệm ĐẮC hay SỞ ĐẮC sanh khởi ở lòng ta, tức là ta đã bằng

lòng, đã xác định VẠN PHÁP GIAI HỮU rồi.

Thế, có nghĩa là ta bị VẠN PHÁP HIỆN HỮU trói buộc ta rồi!

Tu Bồ tát hạnh y Bát Nhã Ba La Mật Đa: VÔ SỞ ĐẮC

Ba đời chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa: VÔ SỞ ĐẮC.

Thế Tôn dạy: Tất cả pháp không NGÃ, không NHƠN, không CHÚNG

SANH, không THỌ MẠNG.

(1) MỘNG: Ngủ nhắm mắt, cảnh vật hoàn toàn không, thấy có.

(2) TƯỞNG: Thức mở mắt, cảnh vật hoàn toàn giả, tưởng thật.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 67

CHƯƠNG BA MƯƠI LĂM

LỜI KẾT

Phật nói kinh này rồi, thời pháp Bát Nhã chấm dứt. Trưởng lão Tu Bồ

Đề và Trưởng lão Xá Lợi Phất cùng chư Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc,

Ưu bà di, tất cả thế gian, trời, người, A Tu La đã nghe Phật thuyết giảng

thảy đều đại hoan hỷ tin tưởng, thọ trì, nguyện y giáo phụng hành lời

Phật dạy!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa.

HẾT

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 68

PHẦN II

THỌ TRÌ - ĐỌC TỤNG

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 69

KIM CANG BÁT NHÃ BA-LA-MẬT KINH

MA HA BÁT NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH

Đời Diêu Tần Tam tạng Pháp sư

CƯU MA LA THẬP Hán dịch

Thế kỷ 21

Pháp sư THÍCH TỪ THÔNG Việt dịch

NHƯ HUYỄN Thiền sư Trực chỉ đề cương

LỜI TỰ THUẬT CỦA THẦY KHẤT SĨ A NAN

Thời điểm này Phật và các đệ tử xuất gia 1.250 thầy Tỳ kheo tạm

trú tại vùng lãnh thổ Xá Vệ đại thành.

Hôm nay đến giờ khất thực, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào

thành Xá Vệ hóa trai, như pháp khất thực, Thế tôn xin thức ăn theo thứ

tự của gia cư, mà không có ý niệm lựa chọn. Khất thực xong trở về trụ

xứ dùng cơm. Độ ngọ xong Thế Tôn chỉnh sửa y phục, rửa chân rồi trải

tọa cụ mà ngồi.

Trưởng lão Tu Bồ Đề thỉnh vấn:

Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu, Như Lai luôn luôn thương xót chúng

sanh và luôn luôn mong muốn dạy bảo nâng đở một cách tốt nhất cho

các hàng Bồ tát. Vậy con xin hỏi Thế Tôn: Người thiện nam, người thiện

nữ họ phát tâm muốn được quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thì

phải hàng phục Tâm như thế nào? Họ phải trụ tâm cách sao?

Phật dạy:

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 70

Này, Tu Bồ Đề! Chúng sanh đại thể có mười loại sanh, như: Thai,

trứng, ẩm ướt, biến hóa, có chất, không chất, có tưởng, không tưởng,

không phải có tưởng, không phải không có tưởng. Bồ tát nên giúp đưa

chúng đi vào Niết bàn trọn vẹn. Giúp và đưa vô lượng vô số vô biên

chúng sanh ấy mà đừng chấp mắc, đừng thấy có chúng sanh nào do

mình giúp. Vì sao vậy?

Tu Bồ Đề! Thầy cần lưu ý: Bồ tát mà còn thấy có tướng NGÃ,

tướng NHƠN, tướng CHÚNG SANH, tướng THỌ GIẢ không phải là Bồ tát

thật!

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Đối với hiện tượng hữu vi vạn pháp “ƯNG VÔ SỞ TRỤ”

nghĩa là buông bỏ hết! Bố thí hết!

Bố thí cách sao?

- Tâm ly sắc, buông bỏ vật chất

- Tâm ly thanh, buông bỏ âm thanh

- Tâm ly hương, buông bỏ hương thơm

- Tâm ly vị, buông bỏ vị ngon

- Tâm ly xúc, buông bỏ khoái cảm

- Tâm ly pháp, buông bỏ niệm lự viễn vong...

* Tu Bồ Đề! Hãy trụ tâm bằng cách vô trụ, hãy giữ tâm buông bỏ

bằng cách buông bỏ. Bồ tát nên an trụ tâm như vậy. Đó là cách BỐ THÍ

BA LA MẬT của Bồ tát. Bố thí Ba la mật phước đức lớn, hư không mười

phương không thể sánh bằng. Tu Bồ Đề! Bồ tát nên trụ tâm như vậy mà

tu hành!

Đức Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! thầy hiểu thế nào? Nhìn thấy tướng mạo qua sắc thân

Phật, có thể gọi đó là thấy được Như Lai Phật chăng?

- Tu Bồ Đề thưa: Theo con hiểu, không thể! Thấy tướng mạo qua

sắc thân Phật không thể gọi là người thấy Như Lai Phật. Vì sao? Vì Như

Lai từng dạy: Sắc thân, tướng mạo là một hợp thể duyên sanh, gọi là

thân, tướng vậy thôi, nó không có tự tánh chơn thật!

Phật dạy tiếp: Hể cái gì có tướng mạo có hình dáng, kích thước

đều “hư vọng”. Rời bỏ tánh thấy hư vọng ấy mới thấy NHƯ LAI PHẬT!

Tu Bồ Đề thưa:

Bạch Thế Tôn! Cú nghĩa Như Lai vừa dạy quá cao sâu. Biết đâu

chúng sanh đời sau họ không đủ sức tiếp thu và tin nhận thì sao?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 71

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy chớ lo điều đó. Sau Như Lai diệt độ, một trăm, hai

trăm, ba, bốn, năm trăm năm về sau vẫn có người nghe hiểu tiếp thu

tốt, thậm chí rất tốt! Nhưng này, Như Lai nói cho thầy biết: Những

chúng sanh ấy do họ đã trồng gốc rễ cây lành rồi, không phải họ trồng

trong một đức Phật hoặc hai, ba, bốn, năm Phật mà họ đã trồng trong

vô lượng ngàn muôn ức đức Phật rồi. Cho nên, nghe là họ đã tin liền.

Này Tu Bồ Đề! Những chúng sanh có khả năng tin hiểu như vậy,

Như Lai đều biết hết, thấy hết và biết rằng phước đức mà họ được, lớn

nhiều vô lượng vô biên. Vì sao vậy? Vì chúng sanh ấy không bị mắc vào

bốn tướng: Chấp ngã, chấp nhơn, chấp chúng sanh và chấp thọ giả,

cho nên họ mới tin nỗi điều đó. Và người ấy cũng không vướng mắc

vào ý niệm chấp, pháp này là đúng, pháp kia không đúng!

Vì sao vậy? Tu Bồ Đề! Bởi nếu chúng sanh bảo thủ chấp một tướng

thì đương nhiên trở thành chấp đủ bốn tướng NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH,

THỌ GIẢ.

Chấp pháp đó là đúng cũng tức là chấp NGÃ, NHƠN, CHÚNG

SANH, THỌ GIẢ.

Chấp pháp ấy là sai cũng là chấp NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ

GIẢ.

Thế nên, Như Lai dạy: Pháp sai không chấp thủ đã đành mà pháp

đúng cũng không nên bảo thủ.

Này, Tu Bồ Đề và tất cả các thầy Tỳ kheo đệ tử của ta! Giáo pháp

mà Như Lai dạy ví như thuyền bè, người trí nương thuyền bè để qua

sông, qua đến bờ kia rồi thì tự tại thong dong, người trí không khư khư

ôm giữ thuyền bè nữa.

Đức Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Như Lai có đắc quả A Nậu Đa La Tam

Miệu Tam Bồ Đề chăng? Như Lai có thuyết pháp chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Theo chỗ hiểu của con qua quá trình tu học thì

không có cái danh vị cố định tên A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề và

cũng không có pháp nào cố định trong những pháp Như Lai đã thuyết.

Vì sao vậy? Bởi lẽ pháp mà Như Lai thuyết đều không nên bảo thủ hoặc

phân biệt chấp nê rằng: đây là phi pháp (sai), kia là không phi pháp

(đúng). Tại sao? Tại vì chỉ một pháp vô vi Phật thuyết ra cho hàng đệ tử

tu hành, vậy mà kẻ thì chứng quả Thánh, người chỉ đến bậc hiền!

Phật hỏi:

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 72

Tu Bồ Đề! thầy nghĩ thế nào? Giả sử ai đó có thất bảo thật nhiều,

đầy cả tam thiên đại thiên thế giới, đem hết ra làm việc bố thí. Theo ý

thầy, người đó phước đức có được nhiều không?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Theo chỗ hiểu của con; tại

vì phước đức không tự tánh cố định, cho nên Như Lai nói người ấy

phước đức nhiều.

Phật dạy:

Đúng vậy, Tu Bồ Đề!

Này, Tu Bồ Đề! nếu có người nào thọ trì đọc tụng kinh này mà

không nhớ được nhiều, chỉ nhớ chừng một bài kệ bốn câu nào đó, rồi vì

người khác mà truyền đạt diễn nói, thì phước đức của người này nhiều

hơn người dùng thất bảo bố thí như đã nói trên.

Bởi vì sao? Tu Bồ Đề, bởi vì tất cả chư Phật và pháp A Nậu Đa La

Tam Miệu Tam Bồ Đề Phật, đều từ kinh này có ra.

Này, Tu Bồ Đề! nói là “Phật pháp” sự thật chẳng có Phật pháp gì

cả, mà gọi là “Phật pháp” vậy thôi!

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Theo ý thầy hiểu thế nào? Người Tu Đà Hoàn họ có nghĩ

rằng họ chứng được quả Tu Đà Hoàn không?

- Bạch Thế Tôn! Không. Bởi vì Tu Đà Hoàn gọi là “Nhập lưu” nhưng

sự thật không có gì gọi là nhập lưu cả.

- Tư Đà Hàm gọi là “Nhất vãng lai” sự thật không có vãng lai gì, mà

gọi là “Nhất vãng lai” vậy thôi.

- A Na Hàm gọi là “Bất lai” nhưng sự thật họ chẳng nghĩ rằng họ

được quả Bất lai. Bởi vì họ không hề có bất lai, bất khứ gì. Họ biết đó là

danh ngôn giả đặt, là phương tiện của Như Lai gọi vậy thôi.

- Đến như hàng A La Hán, họ cũng chẳng có ý niệm rằng mình

chứng đạo A La Hán. Bởi vì không có đạo pháp nào cố định là A La Hán

cả. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì nếu người A La Hán có ý nghĩ rằng mình

được quả A La Hán, thì ngay ý nghĩ đó, đã bị vướng mắc vào bốn đối

tượng chấp: NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH, THỌ GIẢ và cũng ngay lúc đó

họ không còn là A La Hán được nữa rồi!

Bạch Thế Tôn! Tự thân con được Phật khen là Tỳ kheo đắc “Vô

tránh tam muội”, là người đứng đầu trong các Tỳ kheo, là người ly dục

bậc nhất trong hàng A La Hán.

Bạch Thế Tôn! Nếu con có khởi ý niệm rằng con chứng đạo quả A

La Hán, chắc hẳn thế Tôn chẳng khen Tu Bồ Đề là Tỳ kheo ưa tịch tĩnh,

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 73

thích sống một mình. tại vì con không có ý nghĩ về con như vậy cho nên

Như Lai mới khen Tu Bồ Đề là người ưa thích tịch tĩnh, thích sống một

mình.

Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán đó là bốn quả vị nói

lên sự thành công của người đệ tử Phật trên quá trình học đạo, hành

đạo và “đắc đạo”. Bốn quả vị đó kinh điển gọi “TỨ QUẢ THANH VĂN”

thành phần này chủ yếu “nghe pháp” mà ngộ đạo đắc quả.

Ngộ đạo, đắc đạo, chứng quả là những danh từ ngôn thuyết

phương tiện tạm mượn để khi thì ám tỷ, khi thì hiển thị, khi thì khai đạo ...

một pháp môn, một đường lối tu tập. Thế cho nên danh ngôn chỉ là giả

lập, chỉ là phương tiện là ngón tay chỉ trăng, ngón tay không bao giờ là

trăng được.

Đệ tử Phật, nếu người tâm cởi mở thì tu tập tiến mau, còn người

tâm chấp chặc thì tu tiến chậm. Chấp thị phi nhơn ngã cần cởi mở xả

bỏ đã đành, mà chấp ta là người tu giỏi, tu kỷ, ta ngộ đạo, ta đắc đạo,

ta đã chứng quả cũng phải xả bỏ. Bởi vì Chấp một tiếng TA là vướng

mắc NGƯỜI, TỤI NÓ, CHÚNG BÂY rồi.

Thế cho nên, người học đạo tu hành cẩn thận giáo lý Bát Nhã Ba

La Mật Đa này.

* Đương cơ và đối tượng thời pháp Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Đa này là Bồ tát đại thừa. Dù vậy, học Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa

thì lại không phải vậy. Vì Thế Tôn dạy: “Vô hữu định pháp Như lai khả

thuyết”. “Nhất thiết thánh hiền giai dĩ, vô vi pháp nhi hữu sai biệt”! Người

Thanh văn TỨ QUẢ càng phải khắc kỹ về ý niệm: “Tu”, “hành”, “chứng”,

“đắc” của mình!

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! theo ý thầy, thầy nhận hiểu thế nào? Xưa kia ở vào thời

Phật Nhiên Đăng, ta tu hành đối với quả vị ta có chứng đắc gì chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu; lúc Như Lai ở chỗ Phật

Nhiên Đăng, Như Lai không hề thấy có chứng đắc.

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! thầy hiểu thế nào? Bồ tát có thiết lập và trang nghiêm

cõi Phật cho mình chăng?

Tu Bồ Đề thưa:

Bạch Thế Tôn! Không. Vì sao vậy? Bởi vì gọi là thiết lập trang

nghiêm, thực ra Bồ tát không có thiết lập trang nghiêm gì cả, mà gọi là

thiết lập trang nghiêm vậy thôi.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 74

Vì vậy cho nên, này Tu Bồ Đề! các Bồ tát cũng như hàng đại Bồ tát

nên khởi tâm thanh tịnh như vậy, không nên sanh tâm dính mắc sắc,

không nên sanh tâm dính mắc thanh, hương, vị, xúc, pháp. Mà nên kích

khởi sanh tâm “vô sở trụ” đừng cho dính mắc

Phật bảo:

Tu Bồ Đề! Như Lai hỏi thật thầy: Giả sử có người thiện nam hay

thiện nữ dùng thất bảo nhiều như số cát sông Hằng, và đầy khắp cả

tam thiên đại thiên thế giới mà bố thí. Thầy nghĩ sao? Người đó phước

đức có nhiều không?

Tu Bồ Đề thưa: Rất nhiều, bạch Thế Tôn

Phật dạy:

Này, Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào ở trong kinh

này tâm đắc và thọ trì chừng bốn câu kệ... rồi vì người giảng nói,

phước đức của người này nhiều hơn người bố thí thất bảo như đã nói

trên.

Lại nữa, này Tu Bồ Đề! tùy sự ghi nhớ kinh nhiều hay ít, thậm chí

diễn giải bài kệ chừng bốn câu. Nên biết, trụ xứ đó, tất cả thế gian; trời,

người, A Tu La v.v... đều nên cúng dường như cúng dường tháp điện

của Phật. Huống chi người tín thọ, hành trì giáo nghĩa của toàn kinh. Tu

Bồ Đề! thầy nên biết, người ấy đã thành tựu pháp tu, tối thượng hy hữu!

Và kinh KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT này ở nơi nào có, thì nơi ấy có

Phật và hàng đệ tử đạo cao đức lớn của Phật quang lâm.

Bấy giờ thầy Tu Bồ Đề thưa hỏi: Bạch Thế Tôn! Kinh Phật đang dạy

đây, tên gọi là gì? Để chúng con biết mà phụng trì?

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Kinh này tên gọi KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT,

thầy nên phụng trì danh tự ấy. Vì cớ sao? Tu Bồ Đề, thầy nên hiểu: Phật

nói”Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật “ sự thật rõ ra, không có “Kim Cang Bát

Nhã Ba La Mật gì cả, mà huyễn gọi “Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật” vậy

thôi.

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Như Lai có thuyết pháp

không?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! theo chỗ hiểu của con, Như Lai không

có thuyết pháp!

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Theo ý thầy, thầy hiểu thế nào? Số vi trần của thế giới

tam thiên đại thiên có nhiều chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 75

Phật dạy: Này, Tu Bồ Đề! Những vi trần ấy Như Lai nói không phải

vi trần, gọi đó là vi trần vậy thôi. Thế giới cũng vậy. Như Lai gọi thế giới

nhưng không có gì thế giới cả mà gọi là thế giới vậy thôi.

Đức Phật bảo:

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Có thể nhìn vào thân 32 tướng của

Phật, gọi là thấy Như Lai chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Không! Bạch Thế Tôn, không thể nhìn thân 32 tướng

mà cho là thấy Như Lai Phật. Tại sao vậy? Vì Như Lai dạy: 32 tướng

không phải tướng chắc thật, tại vì thầy tướng số họ gọi 32 tướng vậy

thôi.

Phật dạy tiếp:

Này, Tu Bồ Đề! Giả sử có kẻ thiện nam, người thiện nữ nào đem

thân mạng nhiều như số cát sông Hằng để bố thí, nhưng nếu có người ở

nơi kinh này nghe hiểu thọ trì, rồi vì người giảng nói truyền đạt rộng ra,

khoảng chừng bài kệ bốn câu nào đó, phước đức người này nhiều

không thua người bố thí thân mạng nói trên.

Thầy Tu Bồ Đề nghe Phật dạy đến đây, nhận thức rõ nghĩa thú sâu

xa mầu nhiệm của kinh này, rơi nước mắt, không cầm được khóc, rồi

bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Rất hy hữu! Phật nói KIM CANG BÁT NHÃ

BA LA MẬT kinh, nghĩa lý thậm thâm vô cùng. Từ khi tu học cho đến khi

con được tuệ nhãn, con chưa từng được nghe kinh điển thậm thâm như

vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu người nào nghe kinh này mà lòng tin trong sáng,

thì chắc chắn tỏ ngộ được THẬT TƯỚNG! Và nên biết rằng, người ấy

thành tựu công đức hy hữu bậc nhất.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Theo con hiểu “Thật tướng” cũng chỉ

là “VÔ TƯỚNG” không có tự tánh chơn thật, vì vậy Như Lai gọi là THẬT

TƯỚNG!

Bạch Thế Tôn! Hôm nay nghe kinh điển này, con tin hiểu và thọ trì

không lấy làm khó; Bốn, năm trăm năm về sau, nếu có chúng sanh

nghe mà tin hiểu thọ trì, ấy là người hy hữu bậc nhất! Vì sao vậy? Vì

người đó không còn chấp tướng NGÃ, NHƠN, CHÚNG SANH và THỌ GIẢ.

Do đâu biết? Do vì người đó biết Ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh

tướng, Thọ giả tướng đều “phi tướng” (huyễn vọng). Nói thế nghĩa là

sao? Nghĩa là hễ ai ly hết thảy Tướng, thì những người đó chính là Phật!

Đức Phật khen: Đúng vậy! Đúng vậy! Này, Tu Bồ Đề! Nếu có người

nghe kinh này mà lòng không ngỡ ngàng, không sợ hãi. Nên biết, đó là

thành phần hy hữu trên đời!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 76

Tu Bồ Đề! Thầy nên nhớ: Như Lai nói Bố thí ba la mật, sự thật không

bố thí ba la mật gì cả, mà gọi bố thí ba la mật.

Này, Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục ba la mật, Như Lai nói chẳng nhẫn nhục

ba la mật, mà gọi nhẫn nhục ba la mật. Vì sao nói như thế?

Phật bảo:

Này, Tu Bồ Đề! Nhớ kiếp xưa kia, ta bị vua Ca Lợi cắt xẻo từng

phần thân thể. Lúc bấy giờ, ta không có tướng ngã, tướng nhơn, tướng

chúng sanh, tướng thọ giả. Vì sao biết? Vì lúc đó thân thể ta bị cắt xẻo

từng phần mà thân tâm ta bất động. Nếu ta còn tướng ngã, tướng

nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thì lúc đó ta đã khởi tâm sân

hận rồi!

Tu Bồ Đề! Lại nhớ thuở quá khứ, một giai đoạn cả năm trăm năm,

ta là một ông tiên tu hạnh nhẫn nhục. Thời gian dài đó ta không có

tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả.

Thế cho nên, Tu Bồ Đề! Bồ tát nên ly tất cả tướng, phát tâm A Nậu

Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Không nên sanh tâm trụ sắc, không sanh

tâm trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp; nên sanh tâm “vô trụ”. Tâm có trụ

tức là đã phạm sai lầm! Thế cho nên Như Lai dạy: Người phát tâm Bồ

tát, tu bố thí không sanh tâm trụ sắc. Tu Bồ Đề! Bồ tát vì lợi ích chúng

sanh nên bố thí như vậy. Bởi Như Lai nói: Tất cả chúng sanh không phải

thật có chúng sanh! Như Lai cũng lại nói: Tất cả các tướng không phải

thật có các tướng. Tu Bồ Đề! Lời nói của Như Lai là chơn ngữ, thật ngữ,

bất dị ngữ, bất cuống ngữ (chơn chánh, thật lý không thay đổi, trước

sau khoảng giữa cũng vậy, không dối gạt phỉnh phờ).

Này, Tu Bồ Đề! Pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Như Lai

được, pháp ấy không thật, không hư. Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ tát trụ

chấp ở pháp làm việc bố thí, như đi vào hang tối không thấy được gì.

Nếu Bồ tát tâm không trụ chấp ở pháp mà làm việc bố thí, như người

sáng mắt đi dưới ánh mặt trời, vạn vật đều thấy rõ hết.

Tu Bồ Đề! Hiện tại cũng như tương lai, nếu có thiện nam hay thiện

nữ ở nơi kinh này thọ trì đọc tụng, Như Lai dùng trí tuệ Phật biết rõ người

đó, thấy rõ người đó, rằng họ có được công đức vô lượng vô biên.

Tu Bồ Đề! Hãy suy gẫm lời dạy của Như Lai! Giả sử có kẻ thiện nam

hay người thiện nữ, buổi sáng đem thân mình nhiều như số cát sông

Hằng bố thí; ban trưa lại đem thân mình nhiều như số cát sông Hằng bố

thí; buổi chiều lại cũng đem thân mình nhiều như số cát sông Hằng bố

thí. Bố thí như thế trải qua trăm kiếp, ngàn muôn ức kiếp. Nhưng nếu có

người nghe kinh này mà tín tâm không chao động, không chống trái,

không sợ hãi, nghi ngờ, phước đức của người này hơn người bố thí thân

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 77

mạng đã nói trên. Còn nói chi người nghe rồi tâm đắc, thọ trì, đọc tụng,

vì người giảng thuyết, phước đức của họ ngôn từ không sao nói hết

được!

Này, Tu Bồ Đề! Bất luận ở đâu, xứ nào có kinh này, tất cả thế gian

trời, người, A Tu La hãy nên cúng dường. Và xem chỗ ấy như tháp điện

Phật, cung kính, đãnh lễ, nhiễu quanh, dùng hương hoa tung rải cúng

dường nơi đó!

Đức Phật bảo: Này nữa, Tu Bồ Đề! Nếu có kẻ thiện nam, người

thiện nữ thọ trì đọc tụng kinh này mà bị người ta xem thường khinh rẻ, là

tại vì túc nghiệp của người ấy nặng quá, đáng đọa đường ác, nhưng

do hiện nay bị người đời xem thường, khinh rẻ mà túc nghiệp được tiêu

hết và sẽ tiến tới chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ đề.

Tu Bồ Đề! Nhớ chuyện xa xưa cách nay vô luợng vô biên a tăng kỳ

kiếp, trước thời Phật Nhiên Đăng, ta từng gặp cả tám trăm bốn ngàn

vạn ức na do tha (vô số kể) chư Phật, ta đã cúng dường, phụng sự

không hề bê trễ sơ suất. Nhưng nếu đời sau có người nào nghe kinh này

tâm đắc, hoan hỷ thọ trì đọc tụng, công đức của ta trước kia đem so

sánh, không bằng một phần trăm, ngàn, ức, triệu, cho đến không có

con số để so sánh được.

Này, Tu Bồ Đề! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn ở đời sau, ai thọ trì đọc

tụng kinh này, công đức của họ nếu ta nói rõ và đầy đủ e có người

nghe rồi, tâm họ sanh cuồng loạn, hồ nghi không tin nỗi! Tu Bồ Đề! Thầy

nên học và nhớ! Kinh này nghĩa lý vượt ngoài sự nghĩ bàn, cho nên quả

báo không thể nghĩ bàn!

Bấy giờ thầy Tu Bồ Đề lại bạch với đức Phật rằng:

Bạch Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ họ phát tâm A Nậu

Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề phải trụ tâm như thế nào? Phải hàng phục

tâm như thế nào?

Phật dạy! Này, Tu Bồ Đề! Kẻ thiện nam hay người thiện nữ phát

tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nên khởi tâm niệm rằng: Ta sẽ

hóa độ hết thảy chúng sanh. Hóa độ hết thảy chúng sanh rồi, mà

không thấy mình là người hóa độ. Tại sao thế? Tu Bồ Đề! Thầy nên nhớ:

Nếu Bồ tát mà còn chấp tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh,

tướng thọ giả thì không phải Bồ tát.

Này, Tu Bồ Đề! Thật ra, không có pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam

Bồ Đề để cho ai đó phát tâm.

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Như Lai ở vào thời Phật Nhiên Đăng

xa xưa ấy, có “Pháp” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề để cho Như Lai

đắc chăng?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 78

Bạch Thế Tôn: Không, Tu Bồ Đề thưa. Theo chỗ con hiểu ý nghĩa

Phật nói; thời điểm Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, không có “Pháp”

hay “Quả” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề để cho Như Lai đắc.

Phật dạy: Đúng vậy! Đúng vậy, Tu Bồ Đề! Quả thật không có

“Pháp” hay “Quả” A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nào Như Lai

chứng đắc cả!

Này, Tu Bồ Đề! Nếu có pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề để

Như Lai chứng đắc, ắt hẳn Phật Nhiên Đăng chẳng thọ ký cho ta rằng:

Đời tương lai thầy sẽ thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni. Sự thật, do không

có gì chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thế cho nên Nhiên

Đăng Phật thọ ký cho ta rằng: thầy ở hậu thế sẽ thành Phật hiệu Thích

Ca Mâu Ni .

Tu Bồ Đề! Như Lai không hề chứng đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề.

Phật dạy:

Tu Bồ Đề! Thầy hãy lắng nghe, khéo suy nghĩ! Như Lai có nghĩa là

“bản thể như như” của vạn pháp. Nếu ai nói Như Lai đắc quả A Nậu Đa

La Tam Miệu Tam Bồ Đề là không đúng. Thật tế, không có pháp hay

quả vị A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Như Lai chứng đắc. Vì sao vậy?

Vì quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Như Lai được, không thật

cũng không hư. Vì thế cho nên Như Lai nói: Tất cả các pháp đều là Phật

pháp.

Này, Tu Bồ Đề! Nói tất cả pháp, thật lý không có tất cả pháp, gọi

là tất cả pháp vậy thôi! Ví như con người khôn lớn vậy.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Như Lai nói con người khôn lớn, thật lý

không có con người khôn lớn, gọi khôn lớn vậy thôi.

Tu Bồ Đề! Bồ tát cũng như vậy. Nếu Bồ tát khởi niệm rằng: “Ta sẽ tế

độ chúng sanh”; khởi tâm như thế, không gọi là Bồ tát. Vì cớ sao?

Tu Bồ Đề! Thật lý, không có chức danh, không có “pháp” gọi là Bồ

tát. Vì vậy, cho nên Phật nói: Tất cả pháp không NGÃ, không NHƠN,

không CHÚNG SANH, không THỌ GIẢ.

Tu Bồ Đề! Nếu Bồ tát khởi niệm: rằng Ta sẽ thiết lập và trang

nghiêm cõi Phật; khởi tâm niệm như thế, không thể gọi là Bồ tát. Tại sao

vậy? Tại vì Như Lai dạy: Người thiết lập trang nghiêm cõi Phật, không

thấy mình trang nghiêm thiết lập, gọi là thiết lập trang nghiêm vậy thôi.

Này, Tu Bồ Đề! Nếu người hiểu kỹ thông suốt “Vô ngã” “Vô pháp”

(không ngã, không pháp) Như Lai gọi đó “Bồ tát Thật nghĩa”!

Phật hỏi:

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 79

Tu Bồ Đề! Theo ý thầy, thầy hiểu thế nào? Như Lai có nhục nhãn

không?

- Có. Bạch Thế Tôn!

- Như Lai có Pháp nhãn không?

- Có. Bạch Thế Tôn!

- Như Lai có Tuệ nhãn không?

- Có. Bạch Thế Tôn?

- Như Lai có Phật nhãn không?

- Có. Bạch Thế Tôn!

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ thế nào? Như trong sông Hằng kia

có cát, Phật có nói đó là cát không?

- Bạch Thế Tôn! Đúng vậy, Phật nói đó là cát.

- Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ thế nào? Giả sử trong một sông Hằng có cát,

số sông Hằng nhiều bằng số cát ấy, số cát trong những sông Hằng kia,

thầy nghĩ có nhiều chăng?

- Nhiều không nói được. Bạch Thế Tôn!

- Tu Bồ Đề! Thế giới chư Phật cũng nhiều như vậy. Ấy thế mà bao

nhiêu tâm của chúng sanh trong vô lượng thế giới của chư Phật đó,

Như Lai đều biết hết. Làm sao mà biết hết? Tại vì Như lai nói tâm, thật lý

chẳng có tâm, gọi là tâm vậy thôi! Tại sao lạ vậy?

Này, Tu Bồ Đề! Tại vì Tâm tìm ở quá khứ không có! Tìm Tâm ở hiện

tại không có! Và Tâm tìm ở vị lai lại càng không có!...

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Ý thầy thế nào? Giả dụ có người giàu có, thất bảo của

họ chất chứa đầy cả thế giới tam thiên đại thiên, họ đem ra bố thí.

Theo thầy, việc làm của người đó, phước đức nhiều không?

Bạch Thế Tôn! Việc làm đó, phước đức rất nhiều. Tu Bồ Đề thưa.

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Nếu phước đức có thật Như Lai không nói

phước đức nhiều, vì phước đức không thật nên Như Lai nói phước đức

nhiều.

Phật hỏi:

Tu Bồ Đề! Thầy hiểu thế nào? Hàng đệ tử Phật muốn thấy Phật,

nhìn vào sắc thân cụ túc của Phật, có thể gọi là thấy Phật không?

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 80

Tu Bồ Đề thưa: Không! Bạch Thế Tôn. Không thể nhìn vào sắc thân

cụ túc gọi là thấy Như Lai được. Vì sao? Vì Như Lai nói: Sắc thân cụ túc,

thật lý chẳng cụ túc, Như Lai gọi sắc thân cụ túc vậy thôi!

Còn nữa, Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ sao? Muốn thấy Như Lai, có thể nhìn

vào các tướng cụ túc của thân Phật, gọi là thấy Như Lai chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Không, Bạch Thế Tôn! Thấy các tướng cụ túc ở thân

Phật, không thể gọi là thấy Như Lai. Vì cớ sao? Vì Như lai nói các tướng

cụ túc, thật lý không các tướng cụ túc, gọi là các tướng cụ túc vậy

thôi!

Phật dạy:

Này, Tu Bồ Đề! Thầy đừng nghĩ, Như Lai có ý niệm, rằng Như Lai có

thuyết pháp. Thầy đừng có ý nghĩ như vậy. Bởi cớ sao? Bởi nếu ai đó

nói Như Lai có thuyết pháp, thì đó chính là người phỉ báng Như Lai. Vì

người đó hoàn toàn không hiểu gì về pháp mà như Lai nói! Tu Bồ Đề! Nói

rằng thuyết pháp, thật lý Như Lai không có pháp gì để thuyết.

Bấy giờ, thầy Huệ Mạng Tu Bồ Đề bạch Phật: Thế Tôn! Liệu chúng

sanh đời vị lai nghe kinh nghĩa quá cao sâu này, họ có tin và tiếp nhận

nỗi không?

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Họ không là chúng sanh, nhưng họ cũng

không phải không chúng sanh! Vì cớ sao? Tu Bồ Đề! Người chúng sanh

mà Như Lai gọi chúng sanh ấy, họ không là chúng sanh, Như Lai gọi

chúng sanh, vậy thôi!

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Phật đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề là không có chứng đắc sao?

Phật bảo: Đúng vậy, Tu bồ Đề!

Này, Tu Bồ Đề! Đối với A Nậu Đa La Tam Miệu Tam bồ Đề quả, ta

không hề có “đắc” một tí ti nào, gọi là “đắc” A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề, vậy thôi!

Còn nữa, Tu Bồ Đề! A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là một danh

ngôn, tên gọi tánh bình đẳng giữa các pháp. Pháp đó bình đẳng và

bình đẳng, trong đó không có xen ý niệm phân biệt cao thấp... gọi là A

Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Do vì không ngã, không nhơn, không

chúng sanh, không thọ giả, do tu tất cả thiện pháp gọi là “đắc” A Nậu

Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề!

Tu Bồ Đề! Nói “thiện pháp” thật lý, không thiện pháp gì, Như Lai gọi

thiện pháp vậy thôi!

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Giả dụ có người giàu lớn, thất bảo chứa chất

như núi Tu Di, đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới, đem dùng làm việc

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 81

bố thí. Nếu lại có người ham mộ kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, thọ

trì, đọc tụng, vì người diễn thuyết chừng bốn câu kệ nào đó, phước

đức của tài thí vô lượng vô số nói trên, không bằng một phần trăm, một

phần ngàn, một phần vạn ức, cho đến không thể dùng toán số mà thí

dụ được!

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Thầy chớ nghĩ rằng Như Lai có ý niệm Như Lai

sẽ độ chúng sanh! Tu Bồ Đề! Thầy đừng nghĩ như vậy! Vì cớ sao? Vì thật

lý không có chúng sanh Như Lai độ. Vì nếu có chúng sanh Như Lai độ,

hóa ra Như Lai thấy có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Tu Bồ Đề! Thầy

nên nhớ: Như Lai nói có ngã, nhưng không có thật ngã, tại vì phàm phu

cho là có ngã mà thôi!

Tu Bồ Đề! Gọi phàm phu, thật lý Như Lai nói không phàm phu, gọi

phàm phu, vậy thôi!

Phật hỏi: Tu Bồ Đề! Ý thầy hiểu thế nào? Khi nhớ tưởng Như lai có

thể quán chiếu qua thân 32 tướng của Phật được chăng?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Được! Nhớ Như Lai có thể quán tưởng

qua thân 32 tướng của Phật.

Phật dạy: Này, Tu Bồ Đề! Nếu quán tưởng Như Lai qua sắc thân 32

tướng, vậy là Chuyển Luân Thánh Vương tức thị Như Lai sao? Bởi vì

Chuyển Luân Thánh Vương thân có 32 tướng.

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Con đã hiểu ý Phật rồi! Không nên

quán tưởng qua thân 32 tướng của Phật mà cho rằng: để đỡ nhớ Như

Lai!

Bấy giờ đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Vin sắc chất thấy ta

Nương âm thanh tìm ta

Người tu hành sai lạc

Không gặp được Như Lai.

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Thầy chớ cho Như Lai có ý nghĩ: Rằng, Như Lai

phải chán ghét “sắc thân cụ túc” để được “đắc” A Nậu Đa La Tam

Miệu Tam Bồ Đề! Tu Bồ Đề! Thầy đừng bao giờ nghĩ như thế: Rằng, Như

Lai phải từ bỏ “tướng thân cụ túc” mới “đắc” A Nậu Đa La Tam Miệu

Tam Bồ Đề!

Tu Bồ Đề! Nếu thầy khởi ý niệm như thế, hóa ra người phát tâm A

Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, là người nói vạn pháp có chấm dứt, là

người phải trốn tránh, sợ hãi trước sự chuyển hóa đổi thay của hiện

tượng vạn hữu (vạn pháp)? Đừng nên có ý nghĩ như vậy! Vì cớ sao? Vì

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 82

phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm, là người không bao giờ

chấp nhận chủ thuyết: Hiện tượng vạn pháp có “diệt vong thật” để rồi

tự sanh hiện tượng vạn pháp “mới“.

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Thầy hãy lắng lòng nghe, tư duy sâu sắc lời

Như Lai sắp nói: Tu Bồ Đề! Giả sử có Bồ tát sử dụng thất bảo nhiều như

số cát của sông Hằng, chứa đựng đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới,

đem ra làm việc bố thí, ai cũng có thể hiểu phước đức Bồ tát ấy khó

mà nói nhiều đến cỡ nào! Nhưng này, Tu Bồ Đề! Như Lai nói cho thầy

biết: Nếu có người thiện nam, thiện nữ nào, biết TẤT CẢ PHÁP VÔ NGÃ,

và thâm nhập chuyển hóa thành tiến trình tam nhẫn. Phước đức người

này được nhiều hơn phước đức của Bồ tát bố thí vật chất như đã nói

trên!

Thầy Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn! Bồ tát không thọ phước đức là

thế nào?

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Bồ tát làm việc phước đức không có tâm

chấp mắc, không tham cầu phước báo, không tự đắc, tự hào công

việc mình làm, gọi là Bồt tát “bất thọ phước đức”.

Phật dạy: Này, Tu Bồ Đề! Nếu có người hiểu NHƯ LAI qua các

tướng biểu hiện: Đi, đứng, nằm, ngồi ... người ấy không hiểu NHƯ LAI

đúng ý nghĩa Như Lai muốn nói. Vậy là thế nào?

Tu Bồ Đề! Như Lai phải được hiểu VÔ SỞ TÙNG LAI, DIỆC VÔ SỞ KHỨ

cố danh NHƯ LAI. Như Lai có nghĩa là bản thể chơn như của vạn pháp.

Không đi đâu, không đến đâu mà đến khắp chỗ rồi.

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Giả dụ có thiện nam, thiện nữ nào đó, họ lấy

thế giới tam thiên, nghiền nát thành vi trần. Ý thầy nghĩ thế nào? Những

vi trần kia có nhiều lắm không?

Tu Bồ Đề thưa: Rất nhiều, bạch Thế Tôn! Vì sao vậy? Vì nếu những

vi trần kia nhiều thật, Như Lai ắt hẳn chẳng nói vi trần nhiều, thật lý vi

trần chẳng có nhiều, gọi vi trần nhiều vậy thôi!

Thế Tôn! Như Lai đã nói tam thiên đại thiên thế giới, thật lý chẳng

có thế giới, gọi thế giới vậy thôi. Vì cớ sao? Vì thế giới hiện có, chỉ là

tướng hợp một (nhồi vi trần thành khối) Như Lai nói tướng hợp một ấy,

thật lý chẳng có hợp, gọi là hợp một vậy thôi.

Tu Bồ Đề! Tướng hợp một nói gì cũng không trúng. Tại vì phàm phu

phân biệt chấp mắc: là vi trần là thế giới. Hai danh ngôn đó do nhìn khi

nhồi lại, lúc nghiền ra, vậy thôi.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 83

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Giả sử có người cho rằng Phật nói có “ngã

kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến” thật! Tu Bồ Đề! Thầy nghĩ

sao? Người đó có hiểu đúng ý và nghĩa qua lời nói của Như Lai không?

Tu Bồ Đề thưa: Không đúng, Bạch Thế Tôn! Người đó hiểu hoàn

toàn không đúng cả ý cả nghĩa trong lời dạy của Như Lai. Vì sao biết?

Bởi Như Lai nói: Ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Thật

lý, không có ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến. Như Lai

tùy tục mà nói: “Ngã kiến, nhơn kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến” vậy

thôi !

Phật dạy: Tu Bồ Đề! Thầy nên minh tâm khắc cốt điều vi mật hôm

nay, Như Lai long trọng chỉ bày:

Này, Tu Bồ Đề! Người phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Tâm

đối với tất cả pháp, nên nhận thức qua tinh thần NHƯ THỊ của vạn pháp

“NHƯ THỊ TRI, NHƯ THỊ KIẾN, NHƯ THỊ TÍN GIẢI” đừng khởi tâm phân biệt ở

pháp.

Vì sao vậy? Tu Bồ Đề! Gọi là “pháp tướng, thật lý, chẳng có “pháp

tướng”, gọi pháp tướng vậy thôi.

Phật bảo: Tu Bồ Đề! Thầy nên lóng nghe, khéo tư duy lời Như Lai nói:

Nếu có người giàu của cải vật chất thất bảo, chứa đầy khắp cả vô

lượng vô số thế giới, đem ra làm việc bố thí. Tu Bồ Đề! Ai nghe cũng hiểu

rằng người thí chủ kia phước đức nhiều vô lượng vô biên. Nhưng này, Tu

Bồ Đề! Nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ, phát Bồ đề tâm thọ trì đọc

tụng kinh này, khoảng chừng bài kệ bốn câu, rồi vì người diễn thuyết,

phước đức người này nhiều hơn người bố thí thất bảo nói trên!

Vậy, vì người diễn thuyết những gì? Nên nói với họ điều chi?

Nên nói với họ rằng:

KHÔNG CHẤP THỦ HIỆN TƯỚNG!

HÃY NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG!

Vì sao? Bởi vì:

Tất cả pháp hữu vi

Như mộng, huyễn, bào, ảnh

Như lộ và như điện

Nên quán chiếu thường xuyên

Sẽ vượt ra khổ ách.

Phật bảo: Xá Lợi Phất! Thầy hãy lắng lòng nghe, hãy quan tâm tu

học điều Như Lai nói:

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 84

Xá Lợi Phất! Bồ tát thực hành tư duy quán chiếu sâu sắc KIM CANG

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH sẽ thấy rõ và biết NGŨ UẨN không tự

tánh, không thật chất, là một “SÁC THỦ THÚ” rỗng không, là một tổ hợp

ảo hóa của KHÔNG VÔ. Thế cho nên, Xá Lợi Phất! Thầy hãy khắc trí

minh tâm rằng:

SẮC chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác SẮC. SẮC là KHÔNG;

KHÔNG là SẮC

THỌ chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác THỌ. THỌ là KHÔNG;

KHÔNG là THỌ

TƯỞNG chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác TƯỞNG. TƯỞNG là

KHÔNG; KHÔNG là TƯỞNG

HÀNH chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác HÀNH. HÀNH là

KHÔNG; KHÔNG là HÀNH

THỨC chẳng khác KHÔNG; KHÔNG chẳng khác THỨC. THỨC là

KHÔNG; KHÔNG là THỨC. (Ngũ uẩn giai không)

Đức Phật dạy tiếp: Này Xá Lợi Phất! Thầy nên lưu ý.

KHÔNG mà Như Lai nói ở đây là: Không sanh, không diệt, không dơ,

không sạch, không thêm, không bớt.

Không SẮC, không THỌ, không TƯỞNG, không HÀNH, không THỨC.

Không NHÃN, không NHĨ, không TỶ, không THIỆT, không THÂN, không Ý.

Không SẮC, không THANH, không HƯƠNG, không VỊ, không XÚC,

không PHÁP.

Sáu căn, sáu cảnh và sáu thức đều không.

Phật dạy: Xá Lợi Phất! Thầy hãy chín chắn lưu tâm, trực diện chân

lý mà nhìn:

Không có “VÔ MINH”, cũng không hết “vô minh”

Không có “HÀNH”, cũng không hết “hành”

Không có “THỨC”, cũng không hết “thức”

Không có “DANH SẮC”, cũng không hết “danh sắc”

Không có “LỤC NHẬP”, cũng không hết “lục nhập”

Không có “XÚC”, cũng không hết “xúc”

Không có “THO”, cũng không hết “thọ”

Không có “ÁI”, cũng không hết “ái”

Không có “THỦ”, cũng không hết “thủ”

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 85

Không có “HỮU”, cũng không hết “hữu”

Không có “SANH”, cũng không hết “sanh”

Không có “LÃO TỬ”, cũng không hết “lão tử”

Không KHỔ

Không TẬP

Không DIỆT

Không ĐẠO

Không người tu hành

Không người đắc quả

Do vì không SỞ ĐẮC, tâm Bồ tát không bị chướng ngại.

Do hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, tâm Bồ tát không hề có sợ

hãi, viễn ly sự điên đảo của MỘNG của TƯỞNG, thọ dụng Niết Bàn ngay

nơi ăn và chốn ở của mình.

Ba đời chư Phật cũng hành sử Bát Nhã Ba La Mật mà được Vô

Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Xá Lợi Phất! Thầy nên nhớ: Bát Nhã Ba La Mật Đa có thể sánh với

“chú đại thần”, “chú đại minh” của ngoại đạo tin tưởng. Hơn thế nữa,

có thể gọi đây là chú vô thượng, chú vô đẳng đẳng ... dứt lời so sánh.

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh hay diệt trừ tất cả khổ đau một

cách chân thật không hề hư vọng!

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là nguồn giáo lý:

TỰ ĐỘ, ĐỘ THA, ĐỘ ĐÁO BỈ NGẠN, ĐỘ NHẤT THIẾT ĐÁO BỈ NGẠN,

VIÊN THÀNH VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.

Phật nói kinh này rồi, thời pháp Bát Nhã chấm dứt. Trưởng lão Tu Bồ

Đề và Trưởng lão Xá Lợi Phất cùng chư Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc,

Ưu bà di, tất cả thế gian, trời, người, A Tu La đã nghe Phật thuyết giảng

thảy đều đại hoan hỷ tin tưởng, thọ trì, nguyện y giáo phụng hành lời

Phật dạy!

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 86

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 87

BẠT VĂN

* Đức Phật Thích Ca và chư Phật mười phương được ghi chép ở

các kinh, Phật thường tự ví mình với danh xưng: PHÁP VƯƠNG hoặc VÔ

THƯỢNG Y VƯƠNG.

- PHÁP VƯƠNG có nghĩa là “vua các pháp” là người tự tại tự chủ

trước vạn loại hữu tình chúng sanh và vô tình chúng sanh.

Chữ PHÁP bao hàm cả “hữu tình và vô tình”ấy.

Chữ VƯƠNG là một ẩn dụ, mượn công năng ý nghĩa tự tại tự chủ

của vua thời phong kiến chuyên chế.

- VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG cũng là một danh xưng ẩn dụ, trong danh

xưng này có ba dụng ý :

1) Phật muốn chúng sanh nhớ và hiểu cho Phật rằng: Phật là một

con người, một con người thôi, đừng bao giờ thần thánh hóa

đức Phật, để rồi lễ bái van xin cầu nguyện, để rồi trông chờ

mong đợi sự che chở sự ủng hộ, để rồi trông ngóng lòng lân

mẫn từ bi cứu giúp ban cho của Phật. Đừng đau buồn, thất

vọng; Phật xin được phép nói thẳng nói thật rằng: Phật không

làm được việc đó. Bởi vì, Phật không là một đấng thiêng liêng,

một đấng thần linh có quyền ban cho hay giúp đở.

2) Phật lưu ý chúng sanh rằng: Phật chỉ có thể xem mình và ví mình

như là một thầy thuốc, một thầy thuốc giỏi thật giỏi, giỏi không

ai có thể hơn. Điều này Phật nói ra với tất cả sự dè dặt và đảm

bảo lời nói danh dự của vị Y VƯƠNG VÔ THƯỢNG, của một Như

Lai Thế Tôn.

3) VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG, thầy thuốc giỏi, chẩn mạch đúng cách,

cho thuốc đúng người, trị lành đúng bệnh. Điều đó, thầy thuốc

giỏi đấng VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG làm được, nhưng lành bệnh

hay không còn tùy ở nơi người bệnh :

- Chịu uống thuốc hay không chịu uống

- Uống đúng chỉ định hay uống lấy lệ lấy lòng.

Uống qua loa “trả lễ” mà đòi lành bệnh là điều không hợp chân lý.

* Chánh pháp của Phật nói ra ghi thành kinh điển, được ví như đơn

thuốc (toa thuốc) của lương y. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh là một

bộ kinh cực thâm cực diệu. Ai hành thâm viên mãn “tức thân thành

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa 88

Phật”, con người đó là hiện thân của Bồ đề, Niết bàn như Phật Thích Ca

xưa kia.

Kim cang Bát Nhã Ba La Mật kinh là một đơn thuốc trị tận gốc rễ vô

minh, hóa giải hết mọi tình chấp nguyên nhân của đau thương sầu khổ

ở cõi trần ai.

Thọ dụng phương thang Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, xin đọc kỹ

hướng dẫn và lưu ý những điều dưới đây :

I ) CHỈ ĐỊNH

1. Chủng tánh Đại thừa

2. Có tâm ưa thích THIỀN NA, QUÁN CHIẾU

3. Từng nhận thức ít nhiều thế cuộc BỂ DÂU

4. Từng nhận thức ít nhiều bốn chân lý : VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ

NGÃ, BẤT TỊNH.

5. Có khả năng tư duy nhận thức VẠN PHÁP GIAI KHÔNG,

DUYÊN SANH NHƯ HUYỄN.

6. Không đồng thuận với Mê tín dị đoan, huyễn hoặc hoang

đường.

II) CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chủng tánh ngoại đạo phàm phu

2. Đam mê cúng lạy, cầu khẩn, van xin, tin tưởng huyễn

hoặc hoang đường, siêu hình vô căn cứ.

3. Không thích lý trí, si mê tình cảm, thích tâng bốc, chuộng

hư danh.

4. Đam mê vật chất trở thành vô liêm sỉ

5. Quá đam mê bản ngã và ngã sở hữu

6. Quá đam mê phú quí công danh

Rất mong mọi bệnh nhân may mắn gặp thầy giỏi thuốc hay, bệnh

chướng sớm tiêu trừ, đủ sức vượt qua :

Biển khổ mênh mông tình dậy sóng

Sông mê sâu thẩm ái lao xao.

N.H.T.S

--- HẾT ---