KINH NHẤT THIẾT NHƯ LAI TÂM

 
BÍ MẬT TOÀN THÂN XÁ LỢI 
BẢO KHIẾP ẤN ĐÀ-LA-NI

Hán dịch: Bất Không - Amogha






Như thật tôi nghe, một thời đức Phật ở tại nước Ma-Già-Đà trong vườn vô cấu ao bửu quang-minh, cùng đại Bồ Tát và đại Thanh Văn, Thiên Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A-Tu-La, Ca-Lâu-La, Khẩn-Na-La, Ma-Hầu-La-Già, người cùng phi nhân.v.v. vô lượng trăm ngàn trước sau đoanh vây nhiểu.

Lúc bấy giờ trong chúng có đại Bà-la-môn tên là Vô Cấu Diệu Quang, đa văn thông huệ, mọi người ưa mến,  thường tu hành thập thiện, quý kính tam bảo, tâm lành ân trọng, trí huệ vi tế, thường hằng muốn cho hết thảy chúng sanh được viên mãn lợi lành, giàu lớn phong nhiêu.

Bấy giờ Bà-la-môn Vô Cấu Diệu Quang từ tòa đứng dậy, qua đến chổ Phật, nhiểu Phật bảy vòng, đem các hương hoa phụng dâng Thế Tôn Diệu y vô giá, chuỗi ngọc anh-lạc, trân châu quý giá dâng lên đức Phật, đảnh lễ hai chân rồi lui ngồi một bên mà thưa thỉnh rằng: " Cúi mong Đức Thế-Tôn và cùng các đại chúng, ngày mai buổi sáng, đến vào nhà con, thọ sự cúng dường của con."

Lúc bấy giờ Đức Thế-Tôn lặng thinh hứa khả và Vô Cấu Diệu Quang Bà-la-môn biết Phật thọ thỉnh liền trở về nhà, ngay trong đêm ấy rộng bày thi thiết trăm vị ăn uống cao lương mỹ vị, lau quét điện đường, treo các tràng phan, bảo cái, đến sáng xong rồi cùng các quyến thuộc cầm các hương hoa và các âm nhạc đến chỗ Đức Như-Lai mà bạch Phật rằng :

" Đã đến giờ cúi mong Ngài giáng lâm." Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nhỏ nhẹ dặn dò, an ủi Bà-la-môn Vô Cấu Diệu Quang kia và bảo khắp đại chúng và tuyên bố rằng :

"Các ông đều nên qua đến nhà Bà-la-môn kia để nhiếp thọ sự cúng dường vì muốn cho Bà-la-môn này được đại lợi ích."

Sau đó, Đức Thế-Tôn liền từ tòa đứng dậy, vừa đứng khỏi tòa, từ thân Phật tuôn ra các thứ  hào-quang sáng, các sắc mầu nhiệm xen nhau chiếu soi khắp mười phương làm kinh giác hết thảy, nhiên hậu mới đi. Lúc ấy Bà-la-môn đem lòng thành kính, cầm các hương hoa mầu nhiệm, cùng các quyến thuộc và thiên long bát bộ, Thích Phạm, Tứ Vương đi trước sửa sang đường sá phụng dẫn Như-Lai.

Đức Thế-Tôn, ra đi không xa, đến trong một khu vườn gọi là Phong Tài. Trong vườn kia, có một cổ tháp xưa hư nát, rơi rớt, gai góc mọc đầy, cỏ cây che lấp, cửa nẻo gạch ngói vùi lấp, dường như gò đất. Bấy giờ Đức Thế-Tôn dời gót, bước qua chỗ tháp. Trên tháp bỗng phóng đại hào quang chiếu sáng rực rỡ, trong đất phát ra tiếng khen ngợi rằng : 

 

"Lành thay, lành thay, các hạnh làm ngày nay của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm cảnh giới cực thiện."

Bấy giờ Đức Thế-Tôn đảnh lễ tháp mục kia, nhiễu quanh ba vòng, cởi y trên thân phủ lên tháp ấy, đôi mắt rơi lệ, rồi ngài mỉm cười. Đương khi ấy mười phương chư Phật xem thấy cũng đều rơi lệ và phóng hào quang đến chiếu nơi tháp ấy. Thấy thế Đại chúng kinh ngạc đổi sắc, cùng nhau cầu Phật giải điều nghi ấy. Bấy giờ Kim Cang Thủ Bồ Tát cũng đều rơi lệ oai quang hừng hẩy như lửa đỏ, cầm chày múa quanh, qua đến chỗ Phật, bạch Đức Thế-Tôn rằng : "Nhơn duyên này thế nào mà hiện ánh tướng hào quang ấy? Cớ chi Đức Như Lai rơi lệ như thế? Mười phương chư Phật cũng lại phóng hào quang tướng sáng hiện tiền. Cúi mong Đức Như-Lai đối với đại chúng mà giải nghi cho." Bấy giờ Đức Phật dạy:

"Này Kim Cang Thủ: Đại toàn thân xá lợi của Như Lai tích chứa trong bảo tháp này. Tất cả Như Lai vô lượng cu chi Tâm Đà-La-Ni mật ấn pháp yếu nay cũng ở trong ấy. Này Kim Cang Thủ : vì có pháp yếu này ở trong đó cho nên tháp này biến thành trùng điệp dày kín như đống hột mè, câu chi trăm nghìn thân Như Lai. Phải biết cũng như đống hạt mè, trăm ngàn câu chi (ức) toàn thân xá lợi của Như Lai tập họp trong đó. Cho đến tám vạn bốn nghìn kinh điển chính pháp cũng tích chứa trong đó, ngàn vạn cu chi Như Lai đảnh tướng cũng ở trong đó, trùng điệp như hạt mè nối nhau. Do việc mầu nhiệm ấy cho nên tháp này có đại thần thông thù thắng oai đức, có thể ban phát mọi sự tốt lành cho toàn cõi thế gian."

Bấy giờ đại chúng nghe Phật nói thế đều xa lìa được trần cấu, dứt các phiền não, được pháp nhãn tịnh, đồng thời các chúng được lợi ích cũng khác nhau. Có người chứng được tu đà hoàn quả, A-na-hàm, A la hán quả, có kẻ chứng được Bích-chi Phật,  có kẻ nhập địa Bồ Tát, hoặc đắc A-bệ-bạc-trí ( Bồ-tát bất thối ), Tác-bà nhả trí ( Nhất thiết trí ) rồi lại có vị chứng được Sơ-địa, Nhị-địa cho đến Thập-địa, hoặc có vị đầy đủ sáu Ba-la-mật. Bà-la-môn kia cũng lìa được trần cấu và chứng ngũ thần thông. Bấy giờ Kim Cang Thủ thấy việc đặc biệt ít có này bạch Đức Phật rằng: "Thật mầu nhiệm thay, thật là lạ thay! Chỉ nghe việc này mà còn thu hoạch công đức thù thắng như thế, huống nữa nghe được thâm lý, chí tâm khởi lòng tin thì đắc biết bao là công đức!". Phật dạy: "Này ông Kim Cang Thủ, ông hãy lắng nghe:

Đời sau nếu có kẻ trai lành, người gái tín và bốn bộ đệ tử của ta: Phát tâm chép viết một cuốn kinh này, tức là đồng bằng chép viết chín mươi chín trăm nghìn vạn cu chi hết thảy kinh điển của Như Lai đã nói và cũng được tất cả các đức Như Lai gia trì hộ niệm thương yêu như đôi tròng mắt, cũng như mẹ hiền thương con trẻ. Nếu người đọc tụng một quyển kinh này liền bằng đọc tụng quá khứ, hiện tại, vị lai kinh điển của chư Phật. Do như thế đó nên chín mươi chín trăm nghìn vạn cu chi hết thảy Như Lai ứng chánh đẳng giác kín khắp không chỗ hở, cũng như hạt mè trùng điệp, đến đây ngày đêm hiện thân gia trì cho người đó. Vô số hằng hà sa hết thảy các đức Như Lai như thế, trước tụ tập chưa đi, số sau trùng điệp lại đến, đi phút chốc rồi trở lại, ví như cát mịn trong dòng nước cuồn cuộn không lúc nào dừng nghỉ. Nếu có người lấy hương hoa, tràng hoa hay y phục tuyệt diệu trang nghiêm đầy đủ để cúng dường kinh này, cũng như trước mười phương chín mươi chín trăm nghìn vạn cu chi Đức Như Lai mà cúng dường hương hoa cõi trời, y phục trang nghiêm, đầy đủ thất bảo, chất cao như núi Tu Di thì phước lành hai bên đều giống nhau không khác."

Lúc bấy giờ, thiên long bát bộ, người cùng phi nhơn nghe lời nói ấy rồi, mỗi mỗi đều cho là hy hữu lạ thường, cùng nhau thốt lên rằng: "Lạ thay oai đức đống đất mục nát này, chỉ do  thần lực của Như Lai gia trì mà có thần biến." Kim Cang Thủ lại bạch Đức Phật rằng: "Kính thưa Thế-Tôn, vì nhân duyên gì mà thất bảo tháp lại hiện thành đống đất?"

Phậy dạy: "Này Kim Cang Thủ! Đây không phải là đống đất mà là đại bảo tháp rất vi diệu. Do nghiệp quả của các chúng sanh kém thiếu cho nên ẩn che mà không hiện. Do tháp ẩn che toàn thân bất hoại của Như Lai, chẳng lẽ Kim Cang tạng thân của Như Lai mà có thể hoại sao? Sau khi ta diệt độ, đời mạt pháp, gặp thời bức bách, chúng sanh tập hành phi pháp đáng đọa địa ngục, không tin tam bảo, không trồng căn lành, vì nhơn duyên đó nên Phật pháp phải ẩn mất. Tuy thế tháp vẫn bền chắc không hoại diệt do thần lực của Như Lai đã gia trì. Chúng sanh vô trí bị hoặc chướng che lấp, có trân bảo mà không biết sử dụng. Vì việc ấy cho nên ta rơi lệ, các Đức Như Lai kia cũng đều rơi lệ.”  Lại nữa Phật dạy: 

"Này Kim Cang Thủ! Nếu có chúng sanh biên chép kinh này để trong tháp, tháp đó tức là Kim Cang Tạng thân của hết thảy Như Lai, cũng là bảo tháp của tất cả Như Lai Tâm-Đà-La-Ni bí mật gia trì, cũng là bảo tháp của chín mươi chín trăm ngàn vạn cu chi Như Lai  Phật đảnh, Phật nhãn; tức là hết thảy Như Lai đại thần lực đã gia hộ.

Nếu trong Phật tượng, trong tháp nhiều từng mà an trí kinh này, tức như tượng kia do bảy báu mà thành, linh nghiệm ứng tâm,  không nguyện gì mà không viên mãn. Với tháp báu ấy dùng tán cái lọng tàn, hoặc màn trướng, hoặc luân đường, hoặc mâm đồng cúng dường, hoặc treo chuông linh dưới mái hiên, hoặc tùy sức bày biện bốn bên bằng đất hoặc bằng gỗ đá, hoặc gạch nung, do oai lực của kinh tự thành thất bảo. Hết thảy Như Lai đối với kinh điển này gia thêm phần oai lực cho tháp kia.

Lấy chân ngôn gia trì không ngừng nghỉ. Nếu có hữu tình đối với tháp này dùng một cây hương, một cành hoa lễ bái cúng dường thì tám chục ức kiếp sanh tử trọng tội thảy đều tiêu diệt, sống khỏi tai ương, chết sanh cõi Phật. Nếu có hữu tình đáng đọa Địa-ngục A-tỳ; nếu đối với tháp này một phen lễ bái, một lần hửu nhiễu thì  cửa địa ngục đóng bít, đường Bồ-đề mở thông. Nơi bảo tháp và hình tượng,  thần lực của tất cả Như Lai đã gia hộ. Chỗ  ấy không bị gió bão, sấm sét làm hại, không bị độc xà, rắn rít bồ cạp, độc trùng, độc thú làm tổn thương, không bị sư tử, voi điên, cọp beo, dã cang, ong nhện làm thương hại, cũng không bị dược xoa, la sát, bộ đa ma, tỳ xá gia, ly mỵ, vọng lượng điên cuồng lo sợ, cũng không bị tất cả các bịnh lạnh nóng, bịnh ghẻ lở, ung thư nhọt bướu, phong hủi làm nhiểu bịnh. Nếu có người tạm thấy tháp này thì có thể trừ các tai nạn. Chỗ ấy cũng không có người ngựa, lục súc, đồng tử, đồng nữ, các hoạn dịch bịnh, không bị hoạch tử yểu vong, không bị trộm cướp oán thù xâm hại, cũng không bị lo buồn đói khát thiếu thốn, ếm mị trù rủa, không thể rình tìm hảm hại. Tứ đại Thiên vương cùng các quyến thuộc ngày đêm hộ vệ. Hai mươi tám bộ đại dược xoa tướng, Nhựt nguyệt ngũ tinh, trang vân tuệ tinh ngày đêm hộ trì. Tất cả long vương cho thêm tinh khí, thuận thời mưa xuống, tất cả các chư thiên cùng đao lợi thiên ba thời giáng đến để mà cúng dường. Tất cả chư thiên ba thời vân tập, ca ngâm triều nhiễu lễ tạ chiêm ngưỡng. Thích đề hoàn nhơn cùng các thiên nữ ngày đêm ba thời giáng xuống cùng dường. Chổ kia tức là hết thảy Như Lai hộ niệm gia trì. Vì trong tháp để kinh này nên được như thế. Nếu có người làm tháp lấy đất đá, gỗ, vàng bạc, đồng chì, chép thần chú nầy để trong ấy, vừa an trí xong, tháp kia tức biến thành bảy báu, trên dưới bực thềm lộ bày dù lọng, chuông linh, luân đường thuần là bảy báu. Tháp kia là hiện tướng bốn phương Như Lai. Do pháp yếu đó nên hết thảy Như Lai kiên trụ hộ trì ngày đêm không rời. Tháp bảy báu kia là Diệu Bảo Tàng toàn thân xá lợi. Vi Oai lực của thần chú vọt cao, cao đến cung trời Sắc Cứu Cánh (A-Ca-Ni trà thiên hay Akanishtha).  Tháp trong suốt, đứng trơ trọi, tất cả chư thiên ngày đêm chiêm ngưỡng thủ hộ cúng dường. Kim Cang Thủ thưa rằng: "Vì nhơn duyên gì mà tháp này thú thắng công đức như thế?" Phật dạy: "Phải biết là nhờ thần lực bảo kiếp ấn Đà-La-Ni này".  Kim Cang Thủ thưa rằng: "Cúi mong Đức Như Lai thương xót chúng con nói Đa-La-Ni ấy."

Phật dạy: "Hãy lắng nghe suy nghĩ, chớ nên quên lãng! Hiện tại vị lai hết thảy Như Lai quang nghi phân thân, quá khứ chư Phật toàn thân xá lợi đều nhờ  Bảo Kiếp ấn Đà-La-Ni này. Ba thân của các đức Như Lai cũng ở trong ấy."

Lúc bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói Đà-La-Ni rằng:

Namo Sedeligya Devi Kanam, (Na mô xe đi li gi a,đê vi ca năm,)

Sarva Tathagatanam, (sạc voa ta thá ga ta năm, )

Om Bhuvibha Vadhavari, ( om, bu vi ba va ta va ri)

Vachari Vachatai, (Va sa ri va sa tai,)

Suru Suru Dhara Dhara, (su ru su ru, ta ra ta ra,)

Sarva Tathagata (sạc voa ta thá ga ta)

Dhatudhari, Padma ( đa tu đa ri, pát ma.)

Bhavati Jayavari, Muri Smara. (Ba va ti, gia da va ri, mu đ ri, s ma ra.)

Tathagata Dharma Chakra,(Ta thá ga ta , đa ra ma, cha ca ra )

Pravarttana Vajri.( pra va tóa na va giơ ri )

Bodhi Pana Rumkara Rumkriti,( Bô đi pa na , rum ka ra, rum k ri ti,)

Sarva Tathagata Dhistite, (sạc voa, ta thá ga ta đí s ti tê)

Bodhaya Bodhaya, ( Bốt đa da , bốt đa da, )

Bodhi Bodhi,( bô đi bô đi, )

Buddhya Buddhya, (bút đi da, bút đi da,)

Samboddhani Samboddhaya. ( sam bốt đa ni, sam bốt đá da )

Chala Chala Chalamtu, (Cha ra cha ra cha ram tu,)

Sarva Varanani, ( sạc voa va ra na ni,)

Sarva Papavigate, (sạc voa pa pa vi ga tê )

Huru Huru ( Hu ru hu ru )

Sarva Sukhavigati,( sạc voa, su kha vi ga ti,)

Sarva Tathagata Haridaya ( sạc voa, ta thá ga ta, ha ri đá da,)

Vajrani, (va gi ra ni,)

Sambhara Sambhara ( sam ba ra sam ba ra )

Sarva Tathagata Suhaya,( sạc voa ta thá ga ta, su ha da,)

Dharani Mudri, ( đà ra ni , mú đ ri ,)

Buddhi Subuddhi, ( bút đi, su bút đi, )

Sarva Tathagata Dhistita, (sạc voa Ta thá ga ta, đí s ti ta )

dhatu Garbhe Svaha, ( đa tu gáp bê, sơ vóa ha )

Samaya Dhistite Svaha, ( sa ma da dí sti tê, sơ vóa ha,)

Sarva Tathagata Haridaya, ( sạc voa ta thá ga ta Ha ri đá da,)

Dhatu Mudri Svaha, (đa tu, mú đ ri, sơ vóa ha, )

Supra Tishita ( su p ra, tí si ta,)

Stubhe Tathagata Dhistite, (s tú bê, ta thá ga ta đí sti tê,)

Huru Huru ( hu ru, hu ru )

Hum Hum Svaha, ( Hum hum sơ vóa ha)

Om Sarva Tathagata Usnisa,( Om, sạc voa , ta thá ga ta , u s ní sa,)

Dhatumudrani, (đa tu mú đ ra ni,)

Sarva Tathagatatam ( sạc voa, ta tha ga tam )

Sadhatu vibhusita Dhistite (sa đa tu vi bu si ta Đí s ti tê, )

Hum Hum Svaha. ( hum hum sơ vóa ha )


 

( Tụng 7 hoặc 21 lần )

Lúc bấy giờ, Phật nói thần chú ấy rồi, chư Phật Như Lai, từ trong đống đất phát ra tiếng khen rằng: "Lành thay ! Lành thay ! Thích Ca Thế Tôn, vì lợi ích chúng sanh không nơi nương tựa mà xuất thế trong đời ác trược để diễn nói pháp sâu mầu, pháp yếu như thế trường tồn lâu dài ở thế gian, nhiều lợi ích rộng lớn, an ổn vui thích."

Bấy giờ Phật dạy Kim Cang Thủ rằng: "Hãy lắng nghe pháp yếu như thế, thần lực vô cùng, lợi ích vô biên, ví như trên cây có treo ngọc Như ý Bảo châu thường mưa tất cả trân bảo, thỏa mãn tất cả mong cầu. Ta nay chỉ lược một phần trong vạn phần, ông nên nhớ giữ gìn vì lợi ích hết thảy. Nếu có người ác chết đọa địa ngục, thọ khổ vô gián, không có ngày ra khỏi, nếu có con cháu của người ấy xưng tên của vong nhơn, tụng thần chú ở trên vừa xong bảy lần, thì ở địa ngục nước đồng sôi, hòn sắt nóng bỗng nhiên biến thành ao nước mát có đầy đủ tám thứ công đức, liền sanh hoa sen đỡ chân người ấy, tàng báu che đầu. Cửa địa ngục phá nát, đạo bồ đề khai mở, hoa sen kia bay thẳng về thế giới Cực Lạc, Nhứt thiết chủng trí tự nhiên hiện phát, vui sướng vô cùng, được ngôi vị bổ xứ.

Lại có chúng sanh tội báo sâu nặng trăm bệnh chiêu nhóm đến thân, tâm thần đau khổ bức bách. Tụng thần chú này hai mươi mốt biến, trăm bệnh vạn não một thời tiêu diệt, thọ mạng diên trường phước đức vô tận.

Nếu có người vì nghiệp đời trước xan tham cho nên sanh trong nhà bần cùng áo không đủ che thân, cơm không đủ no miệng, ốm gầy xấu xí, mọi người khinh chê. Người ấy xấu hổ vào núi bẻ những hoa thơm đặc biệt, hoặc mài cây mục để lấy hương thơm, qua đến tháp ( tháp để kinh này ) lễ bái cúng dường, nhiễu quanh bảy vòng rơi lệ hối lỗi. Do sức thần chú và oai Đức của linh tháp diệt được quả báo nghèo cùng, phước báu giàu sangbỗng đến, bảy báu tuôn như mưa không còn thiếu thốn. Khi ấy chỉ nên cúng dường Phật pháp và bố thí cho kẻ nghèo cùng, nếu còn tham lam lẫn tích chứa thì tài bảo tự nhiên mất.

Nếu có người vì muốn trồng căn lành, tùy phần tạo tháp, dùng  hoặc bùn hoặc sành, tùy sức bày biện, lớn như trái yêm ma (xoài) cao bốn đốt tay, chép viết thần chú an trí trong tháp kia rồi dâng hương hoa lễ bái cúng dường, nhờ chú lực kia và lòng tín thành, từ trong tháp nhỏ xuất ra mùi đại hương thơm kia trùm che như mây trời, hào quang chu biến khắp pháp giới, rộng làm Phật sự, được các công đức như trên đã nói.

Tóm lại mà nói, không có nguyện gì mà không viên mãn. Nếu trong đời mạt pháp, bốn chúng đệ tử, thiện nam tín nữ, vì đạo vô thượng tận lực tạo tháp an trí thần chú, công đức tạo được nói không thể hết.

Nếu có người cầu phước đến chổ tháp kia đem một cành hoa thơm, một nén hương quí, lễ bái cúng dường, nhiễu quanh hành đạo, do công đức ấy quan chức quyến cao không cầu mà tự đến, sống lâu giàu có không mong mà tự tăng, oan gia trộm cướp không đánh mà tự chạy, oán niệm trù rủa không ếm mà trở về gốc. Dịch bệnh tà khí không lánh mà tự tránh, chồng hiền vợ thảo không cầu mà tự được, trai hiền, gái đẹp không cầu mà tự sanh. Tất cả sở nguyện tùy ý đẩy đủ.

Nếu những loài chim quạ, sẻ, tu hú, cú, bồ câu lâm li, chó sói, dã can, muỗi mòng, kiến, ruồi chạm đến hình tháp, đạp cỏ trên nền tháp, liền phá được các hoặc chướng, giác ngộ vô minh, liền nhập vào cõi Phật lãnh thọ pháp tài, huống là những người hoặc thấy hình tháp, hoặc nghe tiếng chuông khua, hoặc nghe danh tháp kia thì tội chướng thảy đều tiêu diệt, sở cầu như ý, hiện đời an ổn, sau sanh Cực Lạc. Hoặc có người tùy sức lấy một hòn đá kê chỗ tháp bị nghiêng, do công đức này, tăng phước, thọ mạng lâu dài, sau khi mạng chung, tái sanh làm chuyển luân vương.

Nếu sau khi ta diệt độ, bốn chúng để tử đối nơi trước tháp, muốn cứu giúp cõi khổ này thì nên cúng dường hương hoa, chí tâm phát nguyện tụng niệm thần chú, vân vân, từng chữ từng câu, phóng đại hào quang chiếu đến tam đồ khổ, khổ não liền tan, chúng sanh ấy thoát khổ, mầm Phật liền sanh, tùy ý vãng sanh mười phương tịnh độ.

Nếu có người đi thẳng lên chót núi cao chí tâm tụng chú, tầm mắt phóng đến chỗ nào như núi, hang, rừng, đồng suối, hồ sông, biển, trong ấy đã có những loài lông mao, lông vũ, vảy, vi sừng gạt đều tan hoặc chướng, giác ngộ vô minh hiển hiện ba món Phật tánh, rốt ráo an ở trong cõi đại niết bàn.

Nếu cùng người trì chú qua đến đạo lộ hoặc gió thổi chạm y, hoặc chân đạp trên dấu chân người kia, hoặc chỉ thấy mặt, hoặc thăm hỏi chốc lát, hết thảy người được gặp như thế, trọng tội đều tiêu diệt, trí huệ tối thượng viên mãn.

Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Kim Cang Thủ rằng: "Nay kinh điển bí mật thần chú này giao phó cho các ông, hãy tôn trọng hộ trì lưu bố trong thế gian, khiến cho sự truyền thọ đối với chúng sanh không được đoạn tuyệt."

Kim Cang Thủ thưa rằng: "Con nay may mắn được Đức Thế-Tôn giao phó, cúi mong Đức Thế-Tôn, chúng con vì muốn báo thâm trọng ân đức của Đức Thế-Tôn, ngày đêm hộ trì lưu bố, tuyên dương hết thảy cho dân gian.

Nếu có chúng sanh viết chép thọ trì, nhớ niệm không quên mất, chúng con sẽ sai khiến Thích, Phạm, tứ vương, long thần bát bộ ngày đêm thủ hộ không tạm bỏ rơi người trì chú này."

Phật dạy: "Lành thay Kim Cang Thủ! ông vì tất cả chúng sanh ở đời vị lai rộng làm đại lợi ích cho nên hộ trì pháp này khiến không đoạn dứt."

Bấy giờ Đức Thế-Tôn nói bảo kiếp ấn Đa-La-Ni, rộng làm Phật sự. Nhiên hậu qua nhà Bà-la-môn kia thọ các món cúng dường, khiến thời bấy giờ nhơn thiên thâu hoạch được đại phước đức.

Bấy giờ đại chúng tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di, thiên long, dạ xoa, càn thát bà, a-tu-la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la già, người cùng phi nhơn v.v.... đều đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

 


 http://www.herbalworldcenter.com/tantra/KinhNhatThietNhuLaiTamBiMatToanThanXaLoiBaoKhiepAnDaLaNi.htm

 

 **********************************************************************************************************

 

 

 

Arya Sarva Tathagata Adhisthana Hrdaya Guhya Dhatu Karanda Mudra Nama Dharani


Namas Triya-dhvikanam Sarva Tathagatanam. 
Om Bhuvi Bhavana Vare Vacale Vacatai. Curu Curu, Dhara Dhara, Sarva Tathagata Dhatu Dhare Padmam-bhavati Jaya Vare Mudre Smara. Sarva Tathagata Dharmacakra-pravartana. Vajra Bodhi-manda Alam-kara Alam-krte. Sarva Tathagata Adhisthite Bodhaya Bodhaya, Bodhi Bodhi, Buddhya Buddhya, Sam-bodhani Sam-bodhaya. Cala Cala Calantu Sarvavaranani. Sarva Papa Vigate Huru Huru Sarva Soka Vigate. Sarva Tathagata Hrdaya Vajrani. Sam-bhara Sambhara, Sarva Tathagata Guhya Dharani Mudre. Buddhi Su Buddhi. Sarva Tathagata Adhisthita Dhatu Garbhe Svaha. Samaya Adhisthite Svaha. Sarva Tathagata Hrdaya Dhatu Mudre Svaha. Su-pratisthita Stupe Tathagata Adhisthite Huru Huru Hum Hum Svaha. Om Sarva Tathagata Usnisa Dhatu Mudrani. Sarva Tathagatam Sad-dhatu Vi-bhusita Adhisthite Hum Hum Svaha.

 

Na Ma Tác Đát Lị Dã, Địa Vĩ Ca Nẩm Tát Bà Đát Tha Nghiệt Đa Nẩm Úm Bộ Vĩ Bà Phạ Na Phạ Lị, Phạ Dã Lê, Phạ Dã Trai, Tô Rô Tô Rô Đà Ra Đà Ra Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa, Đà Đổ Đà Lê Bát Na Mẩm Bà Phạ Đế Nhạ Dã Phạ Lê. Mẩu Đát Lê Tát Ma Ra Đát Tha Nghiệt Đa. Đạt Ma Chước Ca Ra Bát La Mật Lật Đa. Na Phạ Nhật La Mạo Địa Mản Noa, Lăng Ca Ra, Lăng Hật Rị Đế Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa Địa Sắc Sỉ Đế. Mạo Đà Giả, Mạo Đà Giả, Mậu Địa Mâu Địa, Một Đình Giả Một Đình Giả. Sám Mạo Đà Nể Sám Mạo Đà Giả, Giả Lả Giả Lả. Giả Nại Đô Tát Phạ Phạ Ra Nỏa Nể, Tát Phạ Bá Ba Vĩ Nghiệt Đế. Hô Rô, Hộ Rô Tát Phạ Thú Ca Nhị Nghiệt Đế. Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Hất Rị Ra, Tam Bà Ra, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Ngu Hế Giả Đà Ra ni Mẩu Niết Lê, Ra Một Duệ, Tô Một Đệ, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa Hật Phạ Hạ. Tô Bát La Để Sắc Sỉ Đa Tát Đổ Bế Đát Tha Nghiệt Đa Địa Sắc Sỉ Đế. Hộ Rô Hộ Rô Hồng Hồng Sa Phạ Ha.

Úm Tát Phạ, Đát Tha Nghiệt Đa, Ổ Sắc Xỉ Sa Đà Đổ Mẩu Nải Ra, Ni Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đơn Ta Đà Đổ Vỉ Bộ, Sử Đa Địa Sắc Sỉ Đế Hồng Hồng Sa Phạ Ha. 

 

 

Na mô tát đát lị dã, địa vĩ ca nẩm tát bà đát tha nghiệt đa nẩm. Úm bộ vĩ bà phạ na phạ lị, phạ dã lê phạ dã trai, tô rô tô rô, đà ra đà ra, tát phạ đát tha nghiệt đa, đà đổ đà lê bát na mẫu bà phạ đế nhạ dã phạ lê. Mẫu đát lê tát ma ra đát tha nghiệt đa. Đạt ma chước ca ra bát la mật lật đa. Na Phạ nhật la mạo địa mẩn noa, lăng ca ra lăng hật rị đế, tát phạ đát tha nghiệt đa, địa sắc xỉ đế.
_Mạo đà giã mạo đà giã, mậu địa mậu địa. Một đình giã một đình giã. Sám mạo đà nể, sám mạo đà giã. Giã lã giã lã, giả nại đô tát phạ, phạ ra nỏa nể, tát phạ bá ba vĩ nghiệt đế. Hộ rô hộ rô tát phạ thú ca nhị nghiệt đế, tát phạ đát tha nghiệt đa. Hất rị ra, tam bà ra, tát phạ đát tha nghiệt đa. Ngu hế giã đà ra ni mẫu niết lê, ra một duệ, tô một đệ, tát phạ đát tha nghiệt đa. Hật phạ hạ, tô bát la để, sắc xỉ sa đa tát đổ, bế đát tha nghiệt đa. Địa sắc xỉ đế, hộ rô hộ rô, hồng hồng ta phạ hạ.
_Úm tát phạ, đát tha nghiệt đâ, ô sắc xỉ sa đà đổ mẫu nài ra, ni tát phạ đát tha nghiệt đơn, ta đà đổ vĩ bộ, sử đa địa sắc xỉ đế, hồng hồng Sóa ha