Nhân Quả Giàu và Nghèo

Thuyết giảng: Thượng Tọa Thích Chân Quang

 

  

Hôm nay chúng ta trao đổi với nhau một đề tài rất là thấp mà rất là gần gũi là Nhân Quả của việc Giàu và Nghèo. Tuyệt đối không có ai tên nghèo cả vì sao vậy,vì cha mẹ mình không ai muốn cho mình nghèo ai cũng gửi gắm những hi vọng,bởi vì chính cha mẹ mình cũng khoái giàu nữa,nên cũng muốn giàu,nhưng mà không phải lúc nào ta sống trên đời ta cũng được giàu có nhiều người cũng rất khó khăn trong cuộc sống và nhiều người cũng hết sức cố gắng để thoát khỏi thân phận nghèo hèn của mình để bằng mặt bằng mày với mọi người nhưng không phải luôn luôn thành công,có cái gì đó luôn luôn ngăn cản ta,nhiều rồi thì ta gọi là một số phận,cái số phận đó đến nỗi mà nó hiện lên khuân mặt hay tướng ta nó quy định mà ông thầy bói ông nhìn thấy luôn,nhìn mặt là ông nói: Cái người này đến nữa giàu,cái người  này đến nữa nghèo thấy mồ,nhìn ra luôn. Đến nỗi thầy không biết bói mà thầy nhìn thấy cũng sơ sơ,nên nói là cái gì đó nó in lên cuộc đời ta in lên tướng mạo của ta,in lên thân phận của ta,đó là điều ta khó vùng vẫy ta khó thoát ra được,những đạo khác gọi là định mệnh nhưng mà đạo Phật gọi là Nghiệp là Nhân Quả nên hôm nay ta bàn với nhau cái Nhân Quả như thế nào và ta sẽ chuyển cái Nhân Quả đó như thế nào chứ không ai muốn mình nghèo,thầy cũng không muốn Phật tử nghèo,chúng ta muốn ai cũng đầy đủ có ăn có mặc và những người chung quanh mình đều có ăn có mặc nhưng mà cái giàu nghèo nó phức tạp vô cùng,nó theo Nghiệp mà Phật đã dạy thực là một điều khó khăn chứ không đơn giản. Ví dụ ta cứ hiểu đơn giản cái người này giàu là đời xưa bố thí nghèo,người này nghèo là tại đời xưa bỏn xẻn,nhưng thực ra Nghiệp không đơn giản như vậy,Nghiệp phức tạp nhiều hơn ta nghĩ,không chỉ đơn giản là bố thí nhiều là giàu,có những người đời xưa bố thí nhiều mà lại rất nghèo,vì vậy hôm nay ta bàn với nhau nhiều góc cạnh như vậy để ta sáng ra,từ đây ta sống cuộc sống kỹ hơn đúng hơn và chuyển cái Nghiệp giàu nghèo của mình. Người giàu được cái gì và người nghèo không được cái gì? Người giàu được nhiều tiền,chính cái nhiều tiện này ta được nhiều chọn lựa trong cuộc sống của mình,cái thứ hai là cái người ta thèm,chứ thực sự tiền chưa là gì hết,tiền chỉ là đống giấy lộn hoặc vàng chất đống thì cũng chỉ là đống kim loại,nhà đất nhiều thì đất nhiều phải nhổ cỏ chứ được gì,nhưng phía sau những tài sản đó,phía sau đống giấy tiền,phía sau đống vàng,đống nhà đất đó bắt đầu ta chọn lựa được nhiều điều khác cho cuộc sống của mình. Từ đống tiền đó ta mua xe,mua nhà mua quần áo ta sửa thẩm mỹ,ta căng được da,ta nhuộm được tóc ta đổi xe đổi nhà,thậm chí nhiều người đổi vợ thay người tình,họ có cuộc sống hưởng thụ xa đọa để thỏa mãn cái ham muốn thấp hèn của họ. Hoặc là ta dùng đồng tiền đó để ta bòn tạo công đức cũng được,thay vì dùng tiền hưởng thụ ta đem ta làm những việc từ thiện ta giúp dân giúp nước ta giúp người nghèo ta cúng chùa ta đắp tượng ta hoằng pháp ta giúp cho quý thầy đi truyền bá. Tức là đồng tiền cho ta nhiều lựa chọn trong cuộc sống nên vì vậy ta thích sự tự do đó,thích cái quyền mà được chọn lựa mọi điều trong cuộc sống nên ta thích giàu,đúng không ạ? Cái tâm lý nằm ở chỗ đó và người giàu bỗng nhiên đi đến đâu mình có giá trị tới đó,đây là cái thứ hai làm ta thích nữa. Ví dụ bây giờ cùng bước vào chùa,chùa là nơi từ bi bình đẳng nghèo giàu gì quý thầy quý cô cũng thương,nhưng mà thương gì thì thương người giàu bước vào tự nhiên mình được trọng vọng hơn trước mọi người,Phật tử nhìn vào mình cũng nể,thầy cô buộc lòng cũng phải ưu ái mình hơn chút tại vì mình có thể giúp đỡ chùa được nhiều hơn còn người nghèo bước vào ít ai để ý và quý thầy cô có từ bi thương mình thì thương mình vì cũng nghĩ cách giúp mình,có khi người nghèo quá đến thì quý thầy cô buộc phải xúc gạo trong chùa cho ăn đỡ,rồi không khinh mà thương nên phải giúp. Việc đến để nhờ vả chùa giúp đỡ bỗng nhiên giá trị của mình cũng rớt xuống rồi trước mặt Phật tử mình cũng phải thui thủi mặc cảm khó khăn buồn tủi nên tiền bạc cũng kèm với giá trị cái phẩm giá con người,cũng làm ta ray rứt,ta không muốn mình là người kém giá trị trước mặt mọi người,nên đó cũng là điều làm ta thích giàu một lần nữa,đúng không ạ? Chưa hết đâu,đó là nói hai điều căn bản mà người giàu họ có được: Thứ nhất là họ có quyền chọn lựa được những điều trong cuộc sống của họ,đây là tự do là quyền lựa chọn là cái mà người ta ham thích. Cái thứ hai là cái giá trị của mình trước mặt mọi người cũng làm người ta ham thích đó là hai cái căn bản. Còn những người mưu mô xảo quyệt tính toán tham vọng thì từ đồng tiền họ mua được rất nhiều điều khác nữa. Ví dụ họ có thể dùng tiền để mua chuộc để hối lộ để tham nhũng và có thể đạt được những danh vọng tiếng tăm hay địa vị quyền chức. Ví dụ từ một người không có gì nhiều nhưng có tiền họ có thể nhờ lăng xê rồi bỗng nhiên nổi tiếng ở một khía cạnh nào đó mà không phải họ giỏi lắm. Nên tiền gần như là ta nói mua tiên cũng được là vậy,trước chúng ta đã nói về cách sử dụng tiền bạc rồi,đó là bài giảng: Triết lý về tiền bạc,hôm nay ta nói về cái Nghiệp của giàu nghèo và thầy cũng nói lại triết lý của đồng tiền chút. Vì vậy đối với người Phật tử,ta không dùng đồng tiền để làm điều xấu nhưng mà ít ra ta đừng để cuộc sống của mình cơ cực quá ta đừng để trước mặt mọi người ta trở thành thấp hèn quá ta cũng đừng để cho cuộc sống của mình thiếu sự chọn lựa quá ta không còn chọn lựa nào khác mà cứ buộc phải sống một cách chật vật khổ sở muốn làm gì cũng không được,muốn mua gì cũng không được muốn đi đâu cũng không được,muốn giúp ai cũng không được,đó là sự mất tự do,muốn mà không được là mất tự do. Nên ta không muốn vì cái nghèo mà ta mất tự do,ta phải hiểu cái bản chất giàu nghèo để mình thoát nghèo,mình dạy cho con cháu mình không được nghèo mà mình giúp cho mọi người tất cả cùng khá giả lên hết,cuộc sống đó là hạnh  phúc. Muốn mình thoát khỏi nghèo,không bao giờ bị nghèo con cháu mình không bao giờ bị nghèo những người chung quanh mình không bị nghèo thì ta phải hiểu rõ Nhân Quả của việc giàu và nghèo. Đầu tiên theo đạo Phật thì ta nói là Nhân Quả,còn theo các nhà kinh tế học để giàu nghèo thì họ có những lý do của họ nên ta không bàn ra,ví dụ người ta nói: Đại phú do thiên,tiểu phú do cần nghĩa là cái giàu lớn là số của trời cho,vì nó có nhiều may mắn bất ngờ kỳ lạ đem đến người ta mới giàu,còn Tiểu phú do cần là cái giàu nhỏ do mình siêng năng chắt góp thì cũng được khá giả ấm cúng nhưng để đạt được cái giàu lớn thì buộc phải có trời giúp là những cơ hội kỳ lạ bất ngờ may mắn mà ta không lý giải nổi từ đâu kéo tới thế là ta nắm lấy cơ hội đó bước tới vươn lên. Những nhà kinh tế học họ sẽ nghiên cứu việc làm giàu và nghèo của một con người ở một khía cạnh khác,còn ta là đệ tử Phật ta học giáo lý Phật ta chú ý nhiều hơn khía cạnh Nhân Quả Nghiệp Báo và ta biết rằng có những cái Nhân gì đó đã khiến một người giàu sang và cũng có những cái Nhân nào đó khiến cho một người nghèo khổ,mà cái Nhân Quả đời xưa đó cực kỳ phức tạp ta không thể kết luận một chiều được,giờ cứ thấy người ta nghèo mà nói: Ai kêu đời trước bỏn xẻn hà tiện không chịu bố thí. Mình nói như vậy là oan,chưa chắc vì có những người đời xưa họ rất rộng rãi họ mộ đạo mà cho tới bây giờ vẫn mộ đạo mà vẫn nghèo. Hôm vừa rồi thầy giảng ở Cà Mau bài giảng là Công Đức Căn Bản thầy cũng nhắc sơ qua việc này một chút,thầy nói một đời thầy bị cái này ám ảnh mãi,thầy thấy có nhiều Phật tử rất là tốt rất là mộ đạo rất là đạo đức mà lại rất nghèo,vì cái người mộ đạo đời này thì đảm bảo đời xưa kiếp xưa phải là nguời mộ đạo,mà đời này thấy họ rất tốt thì đảm bảo kiếp xưa họ đã từng tốt thì cái chuẩn tử ấy mới trở lại mà người đã từng tốt kiếp xưa,thì chắc chắn họ là những người đã từng gieo những nhân lành biết bố thí không bỏn xẻn mà kiếp này mặc dù nghèo mà họ vẫn là người rộng rãi thế tại sao nghèo,thầy cứ băn khoăn trăn trở thấy tội nghiệp và thấy thương,thấy người Phật tử thuận thành như thế,đạo tâm như thế cớ gì mà phải nghèo,thầy cứ bị ray rứt mãi để tìm lời giải mà mấy chục năm rồi thầy cũng phát hiện từ từ,mỗi lần một chút một chút nhìn thấy người này phát hiện ra họ bị một cái Nhân,gặp người khác lại thấy họ bị một cái Nhân nào khác,tích góp tích góp lại thì hôm nay dồn hết cái mà thầy để ý về Đại Giác (nơi thầy giảng bài pháp này) để thầy giảng,bao nhiêu cái Nhân Quả mà nó ảnh hưởng tới cái giàu nghèo như vậy,thì khi hiểu như vậy để ta có cách để chuyển,thì hôm nay thầy chỉ luôn bí quyết để chuyển cho nhanh một chút vì nếu ta không biết chuyển ta sẽ tốn nhiều thời gian,còn nếu mình biết cách chuyển thì thời gian rút lại một chút,tức là ta sám hối những cái sai và ta chỉnh sửa lối sống của ta đã lầm,vì thế  vừa biết sám hối vừa biết tạo Phước mới điều chỉnh cuộc sống của mình thì ta rút lại Nghiệp nghèo nó nhah chút xíu để ta mau chóng đạt được sự khá giả trong cuộc sống này,hôm nay ta nói với nhau như vậy,nhiều cái phức tạp.

Bây giờ thầy nói cái Nhân Quả thứ nhất,căn bản nhất,giàu là do bố thí giúp đỡ người khác,và nghèo là do bỏn xẻn ích kỷ,đây là cái nhân căn bản chứ sự thật không phải ai nghèo thì cũng do bỏn xẻn mà cũng không phải ai giàu cũng là do tung tiền bừa bãi đâu. Nhưng mà cái căn bản là như vậy,khi mà phân tích cái Nhân Quả đầu tiên này,thì cũng giống như là thầy đã chê người nghèo đời xưa là ích kỷ,thật ra không phải chê đâu,vì trong bài ta học thì buộc ta phải liệt kê hết ra các trường hợp này cho nên nếu ai đang nghèo thì đừng nghĩ rằng thầy chê nhé,chưa chắc mình nghèo vì cái Nghiệp bỏn xẻn nhưng mà khi học trong một bài học thì buộc thầy phải liệt kê từng điểm từng điểm hết. Thì cái điểm đầu tiên người nghèo do Nghiệp bỏn xẻn ích kỷ,thì đây là Nhân căn bản. Thì người mà không biết đạo Phật mà nghèo thì nhìn vào mặt là thấy liền,người này kiếp xưa bỏn xẻn còn những Phật tử mình nghèo mình nhìn vào thầy không thấy bỏn xẻn thì là do Nhân khác, chứ còn thầy gặp nhiều người trên đời thì quả thật là có những người là do bỏn xẻn rõ ràng. Hôm trước có cậu Phật tử lên thăm thầy nói với thầy:

-          Sao đời con khổ quá ,vậy nên con đi chùa cho bớt khổ?

-          Con càng đi chùa con càng khổ.

-          Sao vậy thầy?

-          Vì con tránh né một cái Nghiệp con đã gây trong đời trước là cái Nghiệp bỏn xẻn.

Tại vì người này hiện ra hết cái Nghiệp bỏn xẻn rõ ràng con người câu mâu ích kỷ chấp nhặt khó tính bủn xỉn hà tiện rõ ràng,Nghiệp hiện ra hết trên mặt thầy nhìn thấy luôn. Thì kiếp này nghèo quá thì cứ thích đi chùa rồi đi chơi cho nó khuây khỏa cảm thấy mình có giá trị trong đời sống tín ngưỡng tâm linh. Thầy nói: Con càng tránh né con đi tìm cái tâm linh tín ngưỡng như là một sự trốn tránh cái Nghiệp nghèo của con,thì càng trốn con càng nghèo con càng khổ,bây giờ con phải quay lại con đối diện với nghiệp nghèo của con,con chuyển nghiệp bằng cách làm công quả giúp đời giúp người từng chút một chứ đừng có thấy ai rủ đi chùa thì vội vàng đi theo rồi không hết Nghiệp đó đâu vì Nghiệp con do bỏn xẻn thì con phải đối diện với nó chứ đừng mất công đi chùa. Nói nghe thì lạ,mình ở chùa lại kêu người ta đừng đi chùa nhưng mà người này bị như vậy nên buộc phải đối diện lại Nghiệp bỏn xẻn mà ngộ lắm không biết cái duyên làm sao ấy mà có nhiều người đến thăm thầy thì có hai người một nam một nữ đi lại cùng thăm,một bên thì là người có gương mặt bỏn xẻn nghèo khổ hiện ra rõ,một bên thì cô bạn đi chung thì mặt cực kỳ rực rỡ,sang trọng giàu sang rộng rãi,thầy chỉ người kế bên cạnh : Con giàu sang cả đời con,con giàu tới đời con đời cháu con bởi vì con rất rộng rãi con gặp ai con cũng muốn giúp. Cô kia gật đầu,sau này thầy hỏi lại thì mấy thầy mới nói: Dạ đúng,cô ấy giàu lắm mà gương mặt hiện ra luôn,hai người khác hẳn,một bên nhìn thấy con người rộng rãi độ lượng  lúc nào cũng muốn giúp người,một bên là con người câu mâu nhỏ mọn. Nơi hai con người mà tự nhiên đứng bên cạnh nhau,tự dưng đi chùa thì người mà giàu thì thôi thầy nói : Tới lúc con phải tu vì đã qua được cái khó khăn vật chất mình đã khá giả rồi thì đến lúc phải mở mang về tâm linh chứ không ai được quyền đã có Phước vật chất rồi mà cứ đứng yên đó để hưởng cái Phước vật chất mà đã đến lúc ta phải mở mang đi về phía tâm linh. Còn người bên cạnh nghèo quá,cái Nghiệp bỏn xẻn con phải đập vỡ cái Nghiệp này,con phải chuyển cái Nghiệp này thành khá giả sau đó mới nói chuyện tu tập tâm linh nên cái tâm linh không dễ,ta phải có bề dày cái Phước căn bản rồi mới nói chuyện tu tập tâm linh . Đó là hai cái Nghiệp khác nhau hẳn mà trái ngược hẳn nhau mà đúng hẳn với Nhân Quả của đạo Phật là giàu có là do rộng rãi bố thí giúp đỡ,nghèo hèn là do hà tiện bỏn xẻn ích kỷ. Đây là Nhân Quả thứ nhất,bây giờ ta nhìn lại mình chút,kiểm tra lại suốt cuộc sống của mình,mình có bỏn xẻn ích kỷ hà tiện hay không,nhìn lại tâm mình,còn người có Phước giàu sang thì sự thật là họ có lối sống rộng rãi dễ giúp đỡ dễ bố thí thì ta cũng nhìn lại tâm mình xem có cái đó hay không. Mà người có cái tâm này thì lúc nhỏ đẻ ra thì mình không biết nhưng mà chừng bảy tám tuổi hay chín mười tuổi mình phát hiện ra mình có cái tính đó ngay,mình phát hiện ra mình có cái tính mình là người rộng rãi còn người nào tới ba chục tuổi mà phát hiện mình không có tính rộng rãi thì bảo đảm mình có cái Nghiệp bỏn xẻn. Mà có cái Nghiệp bỏn xẻn là sao? Mình để ý hồi nhỏ mình có cái bánh mình núp chỗ nào ăn mình không cho ai thấy,còn khi mình bẻ cái bánh mình chia bạn mình,mình dành phần lớn hơn một chút,bạn mình chia bánh cho mình thì mình liếc xem chia phần nhỏ hay phần lớn,từ nhỏ mình có cái tính đó rồi. Còn lớn lên thì nhiều chuyện nữa,lớn lên là cái gì cũng lo cho mình trước,trước nỗi khổ người khác mình ít có thông cảm,ví dụ như bây giờ thầy nói : Hôm đó mình thấy một người nghèo họ gánh họ đi bán,thì nhìn rồi mua bắp ngô,mình vạch cái bắp này mình bỏ cái bắp kia,mà trong khi bắp ngô mà mình vạch vạch thế này thì người sau họ rất khó mua,bắp ngô mà lột vỏ rồi thì người sau họ không chọn nữa họ bỏ liền,mà mình cứ tàn nhẫn mà lột hết các bắp để chọn cái bắp ngon mà mình mua với giá mà sát giá mà mình không nghĩ rằng người bán họ tiếp thì họ không bán được tức là chỉ nghĩ mình muốn ngon chút xíu trong khi tiền mình đầy mà vẫn mua ke re cắt rắt từng bắp một thì mình là người không nghĩ tới rằng người bán họ khổ như thế nào thì biết mình mắc cái Nghiệp bỏn xẻn. Hồi nhỏ thầy cũng đi bán bắp ngô một lần,không biết ba mẹ thầy nghĩ sao,có một lần bố mẹ thầy nói rằng:  Mấy đứa này không biết làm ra tiền,nó không biết giá trị đồng tiền. Thế là hôm đó mua của người hàng xóm rồi bảo mấy đứa đi bán rong về. Thì thầy thấy bà chị bê nguyên rổ bắp đi ,khi về thì bê nguyên rổ bắp về không bán được mà đúng là tại cái Nghiệp,vì cha mẹ thầy không phải là muốn tập cho con biết cái giá trị đồng tiền nhưng mà lại làm không đúng Nghiệp nên buổi kịch đó không ra gì cả,nhưng mà qua cái đó thầy mới hiểu ra một điều là: Không phải ai tìm đồng tiền cũng dễ,và qua điều đó mình hiểu mình thương con người nên mình thấy đối với người khó khăn mình không có cái đồng cảm thương yêu thì mình mắc cái Nghiệp bỏn xẻn thì cái  nguy cơ nghèo nó chờn vởn trong cuộc đời của mình. Hoặc là mình thấy con chó khi mình ngồi ăn nó chạy lại nó thèm thuồng nó muốn xin miếng ăn mà mình thản nhiên lạnh lùng không nghĩ tới cái thèm của nó thì biết mình là loại người ích kỷ bỏn xẻn,vì  người thương người thương vật tự nhiên mình hiểu nỗi khổ của người ta từng chút từng chút,người ta nhúc nhích một chút là mình biết người ta khổ hay không khổ mà mình lo lắng liền hoặc là người ta vừa đến với nhà mình cái mình nghĩ ngay người này đi đoạn đường bao xa bụng đã đói chưa,nghĩ đó liền để lo cái đó liền,còn người ta tới mà mình lo tiếp nói chuyện gì đâu mà quên mất là người ta đi đoạn đường dài tới có khi người ta đói bụng người ta chưa kịp ăn,chưa tiện ăn và cũng chưa hỏi thì biết ngay là mình cái tính vị tha mình ít,mình cứ lo cho mình ít nghĩ tới cái cần của người khác mà hễ đụng chút xíu là nghĩ tới cái cần của mình để tranh dành là biết mình bị Nghiệp bỏn xẻn. Đó là những tâm lý,cần kiểm tra lại,nếu một người nào có tâm lý đó là biết mình mắc Nghiệp bỏn xẻn và đây là cái Nhân của sự nghèo khổ nhiều đời nhiều kiếp. Để làm bậc thánh trong đạo Phật thì việc đầu tiên là đập vỡ cái Nghiệp bỏn xẻn trước, trong Tứ quả thánh,từ Sơ quả tư đà hàm ,Nhị quả tư đà hàm,Tam quả a la hàm,Tứ quả a la hán thì cái Sở quả tư đà hàm đầu tiên là đập vỡ cho được cái Nghiệp bỏn xẻn phải sống tâm tràn đầy vị tha,Đức Phật định nghĩa rất là rõ: Người chứng Sơ quả thánh là người không có đôi bàn tay nắm lại,tâm rất là vị tha. Mà để chứng thánh thì chỗ này phải có,tuyệt đối không bao giờ có một vị thánh mà bỏn xẻn. Có thể ta chưa là một vị thánh nhưng để gieo nhân làm một vị thánh thì ta phải vượt qua được cái Nghiệp bỏn xẻn này. Nên trong cái Nhân đầu tiên để thoát được nghèo khổ thì ta phải vượt qua được,diệt trừ cho được cái tâm bỏn xẻn ích kỷ của chính mình,vừa là để thoát Nghiệp nghèo mà vừa thoát được Nghiệp phàm phu để ta có thể chứng được thánh quả sau này,nên mọi người kiểm tra lại dùm thầy cho kỹ,lục lọi tâm hồn mình cho kỹ xem xem mình có phải là người bỏn xẻn hay không,thầy thì thầy rất là lo chuyện này,ai mà còn cái Nhân bỏn xẻn trong lòng thì không lúc này nghèo thì sẽ có lúc nghèo mà nghèo là khổ. Thôi thì trước khi ta về ta quỳ xuống lạy Phật và nói với Phật thế này: Lạy Phật từ bi con là một chúng sinh vô minh si mê nhiều kiếp,có thể rằng trong những kiếp trước hoặc kiếp này con còn cái tâm bỏn xẻn ích kỷ,và vì cái tâm bỏn xẻn ích kỷ này nên con có thể chịu quả báo nghèo khổ vào một lúc nào đó và con không thể chứng được thánh quả nên con xin Phật gia hộ cho con,soi sáng tâm hồn con để con biết được cái sự bỏn xẻn tiềm ẩn trong lòng con để con diệt trừ con sám hối và xin Phật soi sáng và gia hộ cho con để kiếp này và những kiếp sau mãi mãi con là một người sống vị tha thương yêu giúp đỡ mọi người mở rộng bàn tay đối với mọi loài,Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Thì mỗi ngày mình cầu nguyện như vậy thì tự nhiên cái Nghiệp bỏn xẻn trong tâm mình bị đánh vỡ dần vỡ dần thì có khi ba năm sau ta mới hết,mỗi ngày nguyện như vậy thì tới ba năm sau cái nghiệp bỏn xẻn mới hết và suốt đời còn lại mình sống một cuộc đời vị tha và đảm bảo rằng nhiều kiếp sau nữa mình sinh vào đâu cũng luôn sinh vào nơi khá giả gặp được nhiều cơ hội để vươn lên và là một người có giá trị có phẩm giá trong cuộc đời này.

          Một Nhân Quả khác nữa,ví dụ người đi làm công chức,làm cán bộ. Cái Nghiệp làm công chức cán bộ là một cái Nghiệp riêng hẳn,đáng lẽ thầy phải nói nguyên một bài nhưng mà chưa có dịp để nói nên hôm nay thầy nói sơ sơ vì nó liên quan đến cái Nhân Quả giàu nghèo. Cái người mà làm công chức là người thay mặt cho nhà nước để lo cho dân mà nếu người đó cần mẫn,tận tụy lo cho dân lo cho nước thì có thể người đó sống đời liêm khiết nghèo nhưng mà chắc chắn rồi sẽ giàu,mặc dù lương rất là thấp. Nhớ rằng lương của một người công chức từ ngàn xưa tới bây giờ luôn luôn thấp,có người mới hỏi là lương thấp sao mấy ông quan ông giàu vậy,từ ngàn xưa cho đến bây giờ làm quan lớn luôn luôn giàu mặc dù lương thấp. Triều đình không có nhiều tiền để trả lương cho các ông quan rộng rãi nên hầu hết các ông quan đều nhận được lương thấp,sống chật vật nhưng luôn luôn quan nào cũng giàu,hối lộ thì giàu rất nhiều,không hối lộ cũng giàu. Vì sao vậy? Vì người làm quan chức rồi thì luôn luôn có cái lộc kèm theo,cái lộc này khiến không có người này tặng quà người kia biếu cái nọ thì cũng giàu dù mình không hối lộ thì cũng giàu,ví dụ người ta biếu mình rồi mà mình làm sai luật pháp thì biến thành tham nhũng liền thì cái này ta không có nói còn bình thường làm quan lương thấp nhưng rồi cũng giàu trừ một người trong lịch sử nổi tiếng làm quan lớn mà nghèo là Mạc Đĩnh Chi,ông là người làm quan lớn,làm trạng nguyên của hai nước cả Việt Nam và Trung Quốc lại cực kỳ nghèo khổ vì ông này ông mắc Nghiệp nghèo kỳ lạ không hiểu được,ông là  người văn võ song toàn ngày xưa là học trò của Trần Ích Tắc,đến khi Trần Ích Tắc phản bội quốc gia đi theo quân Nguyên thì Mạc Đĩnh Chi quay lại phục vụ chính nghĩa quốc gia là người rất là giỏi,ta tưởng mấy ông quan văn ngày xưa làm văn là chỉ biết văn là sai,Mạc Đĩnh Chi rất giỏi võ nên đi xứ bao nhiêu năm qua Trung Quốc dầm sương giãi nắng không sao hết là vì nội công rất là mạnh,đây là lịch sử không biết,lịch sử hay ghi thiếu. Ví dụ vừa rồi người ta viết một bài là: Trương Hán Siêu là một quan văn là một sai lầm,Trương Hán Siêu là một người cực kỳ giỏi võ,ông là đàn anh của Mạc Đĩnh Chi đã từng dạy cho Mạc Đĩnh Chi ,hồi xưa mọi người đều như vậy . Thì Mạc Đĩnh Chi bị Nghiệp gì không biết làm quan mà cực kỳ nghèo,còn những người làm quan mà không lo cho dân đi hưởng thụ nhiều cứ làm khó dân,cứ lấy luật lệ nguyên tắc để bắt bẻ là khó dân thì sau này sẽ mất Phước không giàu nữa và mất hết địa vị danh lợi của mình đó là Nhân Quả,thì cái này lúc nào đó thầy sẽ nói nhiều,hôm nay không có thời gian thầy chỉ nói phớt phớt qua thôi. Vì vậy nhớ mình là cán bộ thì phải lo cho dân mà nếu con cháu mình làm cán bộ làm công chức thì mình cũng phải dạy con cháu mình nghiêm chỉnh phải nói câu này: Con đi làm cán bộ công chức là con đại diện nhà nước để lo cho dân,đó chính là lý tưởng của người cán bộ không bao giờ được vì quyền chức của mình mà bắt ép dân làm khổ dân,thà mình nghèo mình khó mình cực thà làm thêm giờ nhưng mà lợi ích của dân phải là trên hết nên phải dặn con cháu điều này. Thì đó là cái đức của mình mà là cái đức của dòng họ,đó là một loại Nhân Quả.

          Một Nhân Quả khác nữa là: Người mà siêng năng trồng cây xanh sẽ là người giàu có,người chặt phá cây xanh cây rừng sẽ là người nghèo khó. Có một lần thầy giảng trong bộ Tâm lý đạo đức bài Yêu thiên nhiên thầy có nói : Người nào hay trồng rừng sẽ giàu,người nào phá rừng sẽ nghèo nhưng có người nghĩ ngược lại: Bỏ tiền ra trồng rừng thì tốn tiền nghèo,còn phá rừng lấy cây đem bán thì giàu chứ. Nhưng mà sự thật đã chứng tỏ ngược lại và ông bà mình đã nói rất rõ: Nhất phá sơn lâm,nhì đâm hà bá. Không bao giờ giàu được cuối cùng chỉ là số phận thê thảm,ai cũng vậy hết. Bao nhiêu công ty mà khai thác lâm sản rồi cuối cùng mắc nợ ngân hàng rồi trốn sạch sẽ đều là kết cục bi thảm. Có một anh làm bên ngành lâm nghiệp,sau khi nghe bài Yêu thiên nhiên của thầy,và nghe thầy nói bảo đảm rằng : Người mà siêng năng trồng rừng thì sẽ giàu,thì thay vì lúc trước anh chỉ lo giữ rừng thôi,giữ rừng và bảo vệ rừng,bây giờ nghe nói anh xin đất tự anh mở ra trồng rừng,thì trồng rừng chưa thấy có lợi gì hết,mới trồng lấy gì mà khai thác nhưng mà anh cứ trồng,cứ có đồng nào rảnh rảnh là anh lại trồng rừng nhưng mà anh để ý khi mà anh càng trồng rừng chừng nào thì cái may mắn cứ tới gia đình anh,tiền đi vào bằng ngõ khác chứ không đi bằng ngõ rừng,tức là anh trồng rừng chưa thu hoạch nhưng mà những cái may mắn ở đâu khác vậy,những may mắn bất ngờ của vợ anh này kia nọ làm gia đình cứ giàu lên giàu lên. Nên ta trồng một cây xanh là ta gieo được một cội phúc cho mình,trồng một cây xanh là gieo thêm một cội phúc. Nên nếu ta trồng nghìn nghìn cây xanh cho đời là ta đã gieo được nghìn nghìn cái cội phúc cho mình nên cái Nghiệp trồng cây xanh tạo nên cái Phước rất là lớn do đó Phật tử ta dù là người không biết trồng cây,không biết trồng rẫy nhưng mà từ đây phải suy nghĩ thế này,ta phải gieo cội phúc cho đời,cho ta bằng cách trồng nhiều cây xanh,hỏi thưa thầy:

-          Đất ở đâu mà trồng?

-          Bây giờ mình phải tự mình đi tìm đất mua đất chỗ nào đồi hoang đất trống mình mua mình xin mình cấp khẩn mà hùn với nhau mà trồng

Mà nhớ rằng một cây xanh vươn lên là một cội phúc ta đã gieo cho đời,hoặc hay hơn nữa mình tìm về những nơi đồi trọc hay bị phá ta xin nhà nước cấp để làm,ta trồng cây xanh,trồng để bảo vệ  ươm màu xanh cho trái đất,tạo không khí tốt lành,tạo cho trái đất này,lên một cây xanh mọc lên là một cội phúc ta gieo đến cho đời và ta gieo đến cho ta. Trong đời ai mà chưa một lần mà trồng được một cái cây vươn lên thì phải hiểu rằng cuộc đời mình là một đời bất hạnh,ví dụ con làm ăn mánh mun ở chợ,con chạy áp phe con dễ kiếm tiền nào giờ con không biết trồng cây thì phải hiểu đời mình sau này sẽ khô khan nắng nóng không có bóng mát cho đời mình,đời mình sẽ có nhiều vất vả ở tương lai cho nên mình buôn bán ở chợ gì đó thì cũng phải tìm cách có một chỗ nào đó để mình trồng một cây xanh cho đời,đó chính là cội phúc dù đó là miếng đất riêng của mình thôi nhưng mà hễ có cây xanh của mình mọc lên thì nên biết cội phúc của mình đã mọc lên còn người nào mà cưa cây phá cây thì nhớ kết cục là sẽ nghèo khó,đó là thầy nói chắc như đinh đóng cột,những người mắc Nghiệp phá rừng đều phải nghèo khổ hết,trái đất càng hoang tàn thì ta càng nghèo khổ. Có lần thầy có gặp những người làm nghề gốm,mà làm nghề gốm thì phải tiêu thụ nhiều củi để đốt lò,thầy nói rằng: Cái Nghiệp của con là một đời con đốt không biết bao nhiêu cây rừng rồi và cái Nghiệp nghèo khổ đã chờ ở cuối đời,thấy bây giờ mình làm ra cái lò gốm mình nuôi được công nhân,mình xuất khẩu đem được ngoại tệ về cho quốc gia thấy những việc đó như là việc thiện,thầy nói việc thiện đó cũng có nhưng mà góp phần cho người ta phá cây cho con đốt cái lò Nghiệp đó tích lũy cả đời nhiều lắm không thể tưởng tượng được,nếu mà không bù đắp lại bằng việc bỏ tiền để trồng lên những cánh rừng xanh bát ngát thì cuối đời con sẽ nghèo khổ thê thảm,liệu mà lo,thầy nói vậy thôi không biết gia đình đó về có lo được hay không nhưng mà khi thầy nói với người đó là thầy nói với tất cả đệ tử chúng ta vì Đức Phật ta trong giáo lý và trong luật cấm ngặt việc mà chặt phá cây cối. Quý Phật tử vì là Phật tử nên không có học các luật của người xuất gia,nên không biết còn người xuất gia mà thọ giới Tỳ kheo rồi thì trong đó Phật có những luật cấm ngặt những việc mà đốn phá chặt phá cây xanh,nên Đức Phật là người bảo vệ môi trường vĩ đại

          Rồi giàu nghèo do cái Nhân này nữa: Ví dụ vào đời xưa đường xá đi lại khó khăn rồi có hai bên làng đi qua đi lại hoặc từ đây mà nối về chợ hay thị trấn đi kinh đô phải đi qua một con sông,con sông đó không lớn lắm nhưng mà cũng làm người ta đi qua đi lại vất vả rồi hai bên làng bàn với nhau,làng gần kinh đô hơn,gần thị tứ hơn thì họ không mặn mà vì họ đi thẳng về thị tứ họ không phải đi qua con sông đó,nhưng mà cái làng mà cách một con sông thì lúc nào cũng bị thiệt thòi vì lúc nào muốn đi về thị tứ thị trấn phải vượt con sông này nên cả làng cứ bị khổ sở có khi người nào khá khá thì làm cái ghe cái thuyền đi qua đi lại hoặc là người ta đóng thuyền người ta chở thuê,hoặc làm những cái bè đi qua đi lại,hoặc là có người muốn đi qua sông thì đợi tìm những khúc sông cạn rồi đi bộ đi qua,thì việc đi qua đi lại khó khăn thì sau đó cả làng mới bàn nhau là thôi ta quyết tâm làm cái cầu,việc làm cầu cực lắm,vì cầu bắc qua sông qua suối phải đi chặt cây chặt gỗ ,kiếm đất kiếm vôi đào hố,đợi mùa nắng xuống sông mà đào những cái ổ,tức là công sức bỏ ra rất là nhiều,thì lúc đó mấy ông già mới bàn sau đó mới kêu đám trai làng lại để chỉ huy cho làm ,thì trong số đám trai làng đó có khoảng hai chục người trai làng nhiệt tình xông xáo,và trong đám đó có khoảng mười người trai làng thì sợ khó ai gọi cứ lén lén đi làm chút xíu còn không ai gọi thì đi trốn. Thì qua kiếp sau trở lại trong mấy ông hương tề mấy ông già của làng thì sống một đời bình thường vì họ cũng kêu gọi được việc công ích,đời sống thì vừa vừa có làm có ăn,không làm thì hơi thiếu một chút. Nhưng mà trong đó có khoảng hai chục người nổi lên giàu có tại vì trong công tác làm cầu đó,hai chục người đó làm siêng năng nhất thức đêm dậy sớm lo canh nước,rồi đi đốn cây,lo cho mọi người đủ thứ chuyện hết,họ siêng năng tạo ra cây cầu,thì có mười người cực kỳ nghèo vì ai gọi mình thì đi làm một chút xíu rồi lại đi trốn ngủ mất,mười người đó tự nhiên nghèo khổ,nên cái Nhân Quả đó nằm ở chỗ này: Người giàu là do đời trước có một lần ta làm được việc công ích lớn,việc công ích là lợi ích công cộng ta siêng năng ta làm được việc công ích một lần thôi,sau đó cũng lo làm rẫy làm thuê bình thường nhưng một lần thôi đủ để giàu cả một kiếp sau sống sung sướng luôn,mà kiếp sau đó làm được vài việc Phước nữa thì kiếp sau nữa lại nối tiếp. Còn người kia,việc công ích hiện ra trước mắt mình mình tránh né rồi đời đời nghèo khổ,lạ như vậy,cái việc không hiện ra trước mắt ta thì thôi mà hễ hiện ra trước mắt ta thì đó là một ngã ba ta phải chọn chứ ta không có lối giữa,hoặc là ta phải siêng năng mà làm để được Phước hai là ta trốn làm để ta bị nghèo chứ không có cái lưng chừng ở giữa. Có người hỏi thầy:

-          Thưa thầy,thầy dạy con bố thí mà trên đời này người ta nghèo khổ quá đọc báo ngày nào cũng thấy có người nghèo cần giúp đỡ thì chúng con làm sao mà có khả năng mà giúp hết mọi người trên cuộc đời này?

-          Ta không đủ sức để giúp hết tất cả mọi người nghèo khổ trên cuộc đời này nhưng người nghèo khổ nào mà hiện ra trước mặt ta là Phật đưa tới cho ta vì kiếp xưa ta với người đó có chút liên quan nên bây giờ cái khổ của họ hiện ra trước mặt,còn nếu họ với mình không có liên quan thì họ nghèo khổ mà không đập vào mắt mình,thì thôi ai biết thì người đấy giúp,chứ còn mình cũng không lo nổi,mình cũng không đủ sức để đi lùng tìm hết những người nghèo trên cuộc đời này để giúp,thì thôi ai có duyên mà cái khổ của họ hiện ngay ra trước mắt thì mình giúp

Và vì vậy ta cứ thảnh thơi an vui mà sống khi nào có những người nghèo khổ trước mặt mình mình có khả năng giúp tới đâu thì giúp chứ còn cũng đừng có quá bận tâm đừng có quá khổ tâm. Thì cũng vậy như việc làm cầu bắc qua sông là việc công ích nó hiện ra trước mắt nhưng mà hai chục người hết sức siêng năng chăm chỉ làm cho xong nhưng mười người tránh tránh né né,việc công ích hiện ra trước mắt mình mà tránh tránh né né thì nghèo khổ cả đời này và những đời sau,và chỉ cần một lần thôi việc thiện việc công ích hiện ra trước mắt mình mà mình trốn thì có khi mười kiếp nghèo luôn. Nên có những người giàu có đời này biết đâu chỉ vì đời xưa khi có việc công ích nào của làng xóm hiện ra mình đã siêng năng xông pha dấn thân gánh vác và hưởng được cái Phước nhiều kiếp như vậy.

Rồi một Nhân Quả khác của sự giàu nghèo là đời trước ta siêng năng dạy người làm điều thiện,ví dụ như mình là người uy tín trong làng,trong con cháu mình mình đã dặn rồi: Con nhớ nghe con,sống trên đời phải biết thương người,giúp người nhé con. Những lúc mà gặp nhau trong làng trong xóm,gặp trai tráng cũng vậy mình cũng nói: Các con lớn rồi thấy ai nghèo khổ phải giúp nhé các con. Cả một đời cứ đi khuyên người ta giúp người,thì tất nhiên bản thân mình cũng giúp người chứ không phải không,nhưng mà  mình khuyên rất là nhiều,gặp ai mình cũng khuyên thì đời sau những người mà họ nghe lời mình họ đi giúp người,kiếp sau họ có Phước họ giàu lên thì khi gặp mình họ phải đền ơn,vì nhờ mình khuyên mà họ biết làm Phước nên bây giờ họ hưởng cái giàu sang thì gặp mình tự nhiên họ đền ơn,gặp mình tự nhiên họ thương mình họ cứ đem tiền cho ,tự nhiên đời sống mình khá giả lên là nhờ rất nhiều người cho tặng biếu,và những người mình cho tặng biếu đó là những người mình đã dạy họ khuyên họ làm Phước từ đời trước chứ không phải do mình làm ăn mà mình giàu. Nếu đời này mình làm ăn mà mình giàu là do đời xưa tự mình bỏ tiền ra bỏ công ra làm Phước,còn đời này mình không làm ra tiền nhưng mà toàn là người ta cho biết rằng đời trước mình làm Phước bằng cái Nghiệp: Khuyên người ta làm Phước rồi khi họ giàu người ta lại giúp mình. Ở đây có một người người là Ni Sư trụ trì Thích Nữ Huệ Liễu. Bây giờ Ni Sư có buôn bán làm ra tiền không? Không,nhưng mà toàn những người buôn bán đem tiền cho Ni Sư tại vì đời xưa Ni Sư đời xưa khuyên người ta làm Phước nên bây giờ Ni Sư ngồi một chỗ rồi ai giàu có thì cứ người đem cân gạo một ít tiền đưa cho,tới bây giờ vẫn cho tiếp. Hầu hết người tu được cái Nghiệp đó. Sự thật là thầy cũng bị Nghiệp đó,đời xưa thì cũng hay khuyên dạy nên bây giờ đệ tử thấy mặt thì thương tình hay cho tiền,thầy sống lay lắt tới giờ chưa chết là vì vậy. Còn Nghiệp nghèo do cái miêng là gì? Là cũng do cái miệng xúi người ta làm bậy,ví dụ giận nhau quá thì xúi : Mày vào mày đốt cái nhà đó cho tao! Hoặc là : Mày đào con đường này lên không cho nó đi qua lại nữa,rào lại không cho đi nữa,đất mày thì lý gì mày cho đi qua! Rào xong thì người ta tới đó đi gánh củi về đụng tới hàng rào mất,nói:

-          Ông,sao ông hôm nay rào đường?

-          Đất tôi tôi không cho mấy người nữa

Thế là họ phải đi rất xa mới bộ về nhà được,thì cái việc họ đi bộ xa tính hết vào Nhân Quả của mình hết,đếm bao nhiêu bước chân đi vòng bao nhiêu mồ hôi mà họ phải đổ ra,cộng lại bao nhiêu người bao nhiêu ngày thành cái Nghiệp của mình đời sau mình phải đổ bao nhiêu mồ hôi như vậy bù lại cái cực khổ mà mình gây ra cho người ta vì mình bịt mất con đường. Hoặc giận quá nói: Mày đi đốt nhà nó cho tao; Hoặc : Mày kêu ông đó đuổi việc nó cho tao ; tức là miệng xúi thì người mà họ đi đốt nhà người ta,người mà họ đi lấp đường cái người họ đi đuổi việc người ta đời sau họ nghèo họ khổ tới khi gặp mình thì sao? Họ bắt đền mình,thì cũng vậy,ông mà ngày xưa xúi người ta làm điều thiện bây giờ họ gặp lại mình họ cứ thương mình cứ móc tiền ra cho tại nhờ mình khuyên họ mới giàu,bây giờ người mình xúi họ khổ đời sau họ bắt đền mình,họ bắt đền bằng cách nào? Họ gặp mình và than:

-          Cậu ơi,sao đời con khổ quá bệnh mãi,cậu có tiền thì cho con

-          Mày không lo làm ăn mà cứ đi xin tiền mãi

Nhưng thằng này cứ đòi mãi mình lại phải móc tiền ra đưa cho nó nhiều khi không đưa nó cứ làm giặc làm giữ mà không biết do mắc quả gì đó mà nhiều khi phải bán nhà để chia cho nó một nửa tiền là do đời xưa xúi người làm bậy. Nên ta thấy có người nào nào đó mà cứ đeo đuổi mình,nhiều khi là chính đứa con của mình,đứa em của mình hoặc là bạn mình mà mắc Nghiệp chướng gì không biết mà cứ đeo cứ đòi tiền mình mãi vì đời xưa mình xúi nó làm bậy nên giờ nó nghèo nó bắt đền mình.

          Rồi ở một khía cạnh khác nữa,là có người giàu là do một kiếp xưa nào đó,ví dụ cách đây mười kiếp,có lần mình vô tình mình gặp một bậc chân tu,người này là một người tinh tấn tu hành giới hạnh nghiêm chỉnh thiền định thâm sâu,vị này có thể ngồi thiền được bốn năm tiếng đồng hồ,ngồi thiền bảy tám tiếng đồng hồ,ngồi thiền suốt đêm tâm rất là an định,và đời sống người này rất là thánh thiện,người này tu ở một nơi hẻo lánh ít có ai biết thì vô tình ta gặp,cũng duyên Phước gì đó ta gặp ta không biết hết công hạnh cao siêu nội tâm mầu nhiệm của vị này nhưng ta nhìn mặt vị này ta thấy đức độ trầm lắng thanh tịnh từ bi ta kính trọng,ta mới nói:

-          Thưa thầy,thầy tu ở đây được bao lâu rồi?

-          Thầy đã đi được ba năm

-          Sao cái cốc của thầy ở con thấy sơ sài quá mùa đông lạnh gió mưa thì sao?

-          Tùy duyên con à,mưa nó dột thì né qua một chút,hết mưa thì nằm xuống

Thế là lúc đó mình động tâm,mà lúc đó mình cũng nghèo thôi,thế là đi về mình bòn từng cái lá dừa,mình gọi vài người lại đắp lại cái nền cất lại cái cốc cho vị đó ở tu,rồi lâu lâu mình lại đem gạo và ít thức ăn. Sau đó cũng được chừng năm năm mười năm rồi thôi vị đó có duyên sự không ở đó phải đi và mình không gặp lại vì thời đó chưa có điện thoại chưa có thư từ cũng không để lại địa chỉ rõ ràng,đi luôn mười kiếp ta không gặp lại,mà kiếp sau đời ta cứ sung sướng cứ giàu sang mà ta không hiểu là tại sao,tại vì ta cúng nhầm một bậc thánh nên một cứ hưởng triệu à,thành thử cứ tính một cái lon gạo mà mình cúng cho vị thánh đó thì mai mốt mình có một triệu lon gạo,một miếng đất mình đắp nền cho vị đó ở thì sau này có một ngôi nhà cao cửa rộng gấp cả triệu lần,nên ta cứ sung sướng không biết bao nhiêu đời mà không biết tại sao,là do mình đã cúng dường hộ trì một bậc chân tu thánh thiện,thì Nghiệp này ta khó biết,chẳng những vậy sau này khi ta vào chùa tu thì vị đó ở trên trời lúc nào cũng theo độ  ta giúp ta gặp đúng thầy đúng pháp để ta không lầm đường lạc lối nên sự tu hành của ta hôm nay có sự theo dõi gia hộ của vị ở trên mà do mười kiếp xưa ta đã cúng dường,vị đó đắc đạo lên trời còn ta cứ giàu sang sung sướng luôn luôn gặp đúng chánh pháp để tu hành. Thì ngược lại có những người nghèo khổ vì đi bòn rút của những người chân tu,nhiều khi trong ý mình có ý lợi dụng,ví dụ thay vì trong lúc mình khổ quá mình đến mình nhờ chùa thì cái đó không nói,nhưng mà có người có ý hại hẳn thế này: Chùa có vẻ dễ dụ,mình vào mình dụ mình nói bày chuyện này bày chuyện kia thế nào Ni Sư cũng cho tiền,bày giả bộ có chuyện này làm Phước thôi còn cùng làm với Ni Sư,hoặc Ni Sư mua cái này đắp cái này lên chùa sẽ đẹp có cái mái này nó hay lắm Ni Sư mua về mình ăn lời,mình nén bày chuyện này chuyện kia để bòn rút thì qua đời sau cứ làm người nghèo khổ mà không biết làm sao mà Nghiệp đó rất là khó trả rất là khó vượt qua,mà nếu người nào có ý lợi dụng chùa nhiều,nhiều khi kiếp sau phải làm chó vào chùa,vào chùa giữ chùa mà bù lại,rất là nguy hiểm. Thầy đã từng gặp những người như vậy chứ không phải không,trong cái ý họ họ có ý lợi dụng chùa rất là rõ,mà rất là đáng thương,những người như vậy sẽ nghèo khổ,nghèo thê thảm luôn nên khi ta đến với chùa đến với Phật,đến nơi mà mọi người cùng tu hành thì nhớ là ta chỉ nên phụng sự,hi sinh,hiến tặng chứ đừng có khờ dại mà tìm cách bòn rút Nghiệp đó trả nhiều đời trả không nổi có khi phải đọa làm súc sinh luôn. Trong chùa còn có chuyện này nữa: Có người nghèo là do tu ở chùa,tu không đắc đạo mà lại không biết làm Phước,thì người này dù là người xuất gia rồi nhiều kiếp sau vẫn mắc Nghiệp nghèo khổ. Khi đó thầy có gặp một ông thầy cũng vậy,ông có hiểu lầm thế này: Khi mình tu tâm như hư vô là có Phước vô lượng,mình là Phước điền cho chúng sinh cúng,mình không cần làm. Và dứt khoát ông không làm gì hết,củi không làm,miếng cơm không nấu cứ hưởng người ta cúng thôi và cứ xem đó là chuyện quy luật quy định rồi mình là Phước điền thì ngày hôm nay thầy gặp lại thì ông xơ xác nghèo khổ cái nhà không có ở,miếng cơm không có ăn mặc dù vẫn còn là thầy tu đàng hoàng,mà khổ khổ thê thảm luôn. Thầy mới nói với các đệ tử của thầy là : Dù là xuất gia hay tại gia Nhân Quả không tha ai hết,đừng có nghĩ mình là người xuất gia mình tự nhiên  có Phước,đừng có nghĩ mình phủi cái tóc rồi tự nhiên mình có Phước mênh mông,không có đâu,không làm Phước thì dứt khoát không có Phước dù là người xuất gia. Thầy mới nói các đệ tử của thầy là: Mình tu không biết chừng nào mới có thể đắc đạo,đừng bao giờ nói tôi một kiếp này đắc đạo hay năm kiếp,không có chuyện đó đâu,có khi một ngàn kiếp mới đắc đạo,cái quan trọng là trong từng giờ phút này phải tạo Phước đã,hàng ngày phải biết tạo Phước chứ thầy nhìn thấy người tu không biết tạo Phước về già khổ thê thảm không nổi,thấy rất là đáng thương. Cho nên có những người vào chùa ở,xuất gia,đừng tưởng mình mặc nhiên là có Phước nha,vẫn không có Phước. Như chính thầy vậy,một ngày mà thầy không làm gì để có lợi cho Phật pháp thì thầy run sợ liền,đe dọa vào cái Phước của mình; ngày nào mà đệ tử không qua lo cho thầy,giăng cho thầy cái màn,rót cho thầy ly nước,ngày nào mà thầy không hưởng, mà nếu trong ngày đó thầy không làm gì cho Phật pháp thì Phước thầy bị tổn giảm dần,mà nếu cứ tích lũy như vậy,chủ quan tích lũy như vậy thì chắc chắn lúc nào đó thầy sẽ trở thành con người không còn Phước nữa. Quý Phật tử cứ tưởng làm giảng sư là có Phước,không có đâu,giảng sư là người rất dễ tạo nghiệp,rất dễ tổn Phước. Thầy nói câu này rất là lạ,lúc nào gặp tăng ni thầy sẽ nói điều này,thầy sẽ nói những điều nguy hiểm của một giảng sư,những điều làm tổn Phước của một giảng sư. Có nhiều người cứ tưởng làm giảng sư lên ngồi trên pháp tòa mình nói đạo lý ra là mình ban bố Phước cho chúng sinh,ban cơn mưa pháp cho chúng sinh là mình được Phước vô lượng phải không? Không có đâu,người giảng sư là người rất dễ bị tổn Phước cực kỳ nguy hiểm. Có một lần thầy phân tích cho các đệ tử thầy nói: Thầy phân tích ra bao nhiêu điều để làm giảng sư rồi không còn được chút Phước nào nữa,mặc dù giảng đúng,còn giảng bậy thì đọa địa ngục liền. Giảng đúng mà thầy nói Phước cũng không có,nhiều người nghe rất là lạ,thầy phân tích ra gần mười yếu tố ra rồi các đệ tử nghe thì thấy là đúng,đúng là Phước không còn. Ví dụ như bây giờ thầy ngồi đây thầy giảng thì cho rằng là thầy giảng đúng,Phật tử nghe được giáo lý đúng,sống đúng thì thấy là thầy có Phước,nhưng mà bây giờ những điều lấy mất Phước của thầy: Thứ nhất là trưa nay thầy ghé thầy ăn miếng cơm của chùa Đại Giác (chùa thầy đang giảng bài pháp này) ,chùa Đại Giác lấy bớt một số Phước của thầy,rồi chiếc xe từ nơi này sang nơi kia thậm chí là đi máy bay tiền vé tiền xe tiền xăng người lái xe nguời lo trên xe người này người kia lấy bớt của thầy ít Phước,mấy hôm nay thầy đi thầy ăn thầy ngủ thì ai lo,người này lại lấy hết Phước của thầy rồi lúc  mà thầy soạn bài để giảng bài thì trên Tam bảo gia hộ để thầy có được những bài giảng tốt thì những vị gia hộ cho thầy những vị trên trời đã lấy hết Phước của thầy,lúc mà thầy ngồi đây thầy giảng thì bao nhiêu chư thiên Bồ Tát thầm thầm gia hộ cho thầy: Nói tội nghiệp,không phù hộ cho nó thì lát nó đớ miệng ra không giảng được,thì ráng độ cho nó. Thì những vị đó,những vị đang âm thầm độ thầy ở trên trời,vị đó cũng lấy hết Phước của thầy. Thầy ngồi đây thầy nói đâu phải khả năng của thầy đâu,toàn là Tam bảo gia hộ chứ thầy chỉ là người ốm yếu xanh xao làm sao mà nói được,thì toàn là Tam bảo gia hộ . Rồi trong suốt cuộc sống những ngày mà thầy không đi giảng thì ai lo cho thầy ai nuôi thầy thì những người đó lấy hết Phước của thầy,cho nên tính đi tính lại thầy còn bao nhiêu,không được một phần tư đâu,một phần tư là quá nhiều  nếu Phước chia ra một trăm phần như vậy,phần thầy hưởng còn lại chỉ có được một phần nhỏ đủ để mua vé xe đi về Sài Gòn. Nên vì vậy người tu mà cứ tưởng mặc nhiên là mình có Phước đó là cái hiểu lầm rất là lớn. Hôm mà thầy giảng bài Công Đức Căn Bản thầy nói : nhiều người Phật tử cực kỳ mộ đạo thì đời trước chắc chắn là người tốt tại sao đời này lại rất là nghèo,trong nhiều nguyên nhân có một nguyên nhân là hiểu lầm kinh điển,nhất là kinh Pháp Hoa,trong đó có câu này: Tụng kinh này Phước vô lượng. Nhiều người yên chí,thôi tôi không cần làm gì,tôi ngồi tụng bộ Kinh này Phước tôi vô lượng,kiếp sau không có cơm ăn. Thầy nói là: Hiểu lầm ý kinh cứ tụng kinh này Phước vô lượng là sao? Là sau khi tụng bài kinh này hiểu được nghĩa lý: Nguyện hiểu Như Lai chân thật nghĩa. Tức là hiểu được nghĩa chân thật,sau đó vô lượng kiếp tới mình sống như kinh dạy là : Cung kính Tam Bảo ,thương yêu chúng sinh,giúp đỡ mọi loài trong vô lượng kiếp như vậy vô lượng kiếp sau đó ta mới thu được vô lượng Phước báo. Còn bây giờ mới tụng xong bài kinh bước xuống mà nghĩ: Ồ,ta Phước mênh mông,cái hiểu lầm đó làm ta mất hết Phước luôn,kiếp sau cực kỳ nghèo khổ mặc dù cực kỳ mộ đạo,hiểu lầm kinh mà nhất là kinh Pháp Hoa,thầy sợ nhất là Kinh Pháp Hoa gây cho nhiều người hiểu lầm quá,tại vì hồi xưa khi thầy mới đi tu là thầy tụng kinh Pháp Hoa thường xuyên và thầy đã từng giảng  nguyên bộ kinh Pháp Hoa nên thầy gỡ chỗ đó ra,nhiều người hay hiểu lầm chỗ này mà đời này không có Phước thì đời sau cũng hết Phước luôn vì Nhân Quả rất là công bằng,phải làm mới có hưởng chứ ngồi tụng thì không có hưởng,rồi người mà tu xuất gia cạo đầu xong,thọ giới xong mà nói mình là Phước điền cũng là cái hiểu sai,nếu tu chưa đắc đạo thì chưa phải là Phước điền,mỗi ngày mình không lễ Phật,không giáo hóa chúng sinh không công quả không phụ các bậc trưởng thượng không đem lợi ích cho đời thì cũng không có Phước luôn chứ đừng có hiểu lầm mà nói tôi cạo tóc tôi thọ giới tôi là Phước điền,Phước tôi mênh mông cũng là hiểu nhầm. Hoặc người cứ niệm Phật riết riết riết rồi nói tôi Phước vô lượng,kiếp sau nghèo chết chứ đừng ngồi đó mà nói Phước vô lượng,phải làm cái gì có lợi cho đời mới có Phước chứ mình niệm Phật kính Phật Phật ghi nhận sau đó phải làm Phước đối với chúng sinh,nhớ là vì thương yêu chúng sinh chính là cúng dường chư Phật,nhớ câu đó. Chứ còn nói tôi cúng dường chư Phật,tôi cung kính chư Phật thôi tôi quên chúng sinh thì không bao giờ có Phước vì điều đó sai ý Phật,chỉ cung kính Phật thì không bao giờ là cúng dường Phật,nên sẽ không có Phước,chừng nào mình thương yêu chúng sinh mới gọi là cúng dường Phật,lúc đó mới có Phước,đừng hiểu nhầm,chính vì ta hiểu nhầm ta tu sai ta ít làm Phước nên kiếp này dù ta rất mộ đạo ta rất cung kính Phật mà vẫn nghèo khổ.

          Một Nghiệp giàu nghèo khác là giàu nghèo do chi nhiều hơn thu,hưởng nhiều hơn cái Phước mình có. Ví dụ một tháng mình thu nhập được ba triệu mình dùng ba triệu rưỡi thì chắc chắn mình sẽ nghèo. Thì cái này quá đúng. Hoặc một tháng mình làm được bốn triệu mình dùng có ba triệu,mình tích lũy một triệu dần dần mình giàu. Điều này đúng theo toán học và còn đúng theo Nhân Quả nữa,là thế này: Lương mình tháng ba triệu rưỡi,mình dùng ba triệu dư năm trăm có nghĩa là mình hưởng ít hơn cái Phước mình có,Phước mình ba triệu rưỡi mình hưởng ba triệu,thì mình tích lũy được Phước để dành mãi,mà ở đây tích được Phước có con số là dư năm trăm ngàn mình tích lũy dần. Còn người hưởng nhiều hơn ví dụ lương ba triệu rưỡi mà dùng bốn triệu tức là mình hưởng nhiều hơn Phước mình có thì Phước mình bị âm,tất nhiên là nghèo. Nên vì vậy trước hết yêu cầu chi thu cho chính xác dùm,lương mình bao nhiêu thì mình chi tiêu cho gia đình chính xác đừng vay mượn,tuyệt đối đừng vay mượn vì vay mượn là mình hưởng cái Phước không phải của mình thì sau này trả gấp bội lần. Nên thầy có giảng trong bài Sinh Kế thầy nói thế này: Thầy nói người có ngôi nhà ở rất là đẹp bây giờ họ lấy giấy tờ nhà đất đem vào ngân hàng lấy số tiền họ mở một công ty làm ăn và kết quả là bán luôn cả nhà luôn,không có nhà ở luôn. Vì Nhân Quả là thế,kinh tế người này thầy không biết,họ làm ăn giỏi dở thầy không biết nhưng mà Nhân Quả chắc chắn phải bán nhà đó luôn,tìm nhà nhỏ mà ở. Vì Phước họ chỉ có một cái nhà,rồi lấy Phước đó vào ngân hàng họ vay họ lấy tiền đó dùng,mở mang công ty,vậy là cùng lúc nhà đó họ vay ngân hàng thì họ vẫn còn ở tức là vẫn còn hưởng Phước nhưng đồng thời họ trở thành giám đốc công ty nữa họ hưởng hai Phước,Phước họ chỉ có một nhưng họ hưởng hai,là hưởng Phước nhiều hơn những gì mình có tức là âm rồi,tới lúc trả quả báo thì sao? Thì bắt buộc phải bán cái nhà đó,công ty tan nát tìm nhà nhỏ mà ở. Nên không bao giờ thầy khuyến khích việc cầm nhà đất đi vay tiền mà làm ăn chắc chắn sẽ mất cái nhà đó vì ta có Phước một hưởng thành hai. Chỉ trừ người có Phước tiềm ẩn kiếp trước họ còn họ vừa lấy nhà đất đi cầm cố xong thì cái Phước quá khứ tới kịp luôn nên họ làm ăn phất lên nên kéo lại được thì đó là Phước quá khứ nó mạnh hơn,còn ta không biết mình có Phước quá khứ bù lại như vậy mà chỉ có một căn nhà mà xách giấy tờ nhà đi cầm thì hưởng Phước gấp đôi Phước mình có thì âm luôn nên trong Nhân Quả phải thế này: Hưởng ít hơn Phước mình có thì sẽ bền,còn hưởng nhiều hơn Phước mình có thì sẽ bù lại mất hết và nghèo khổ

          Một Nghiệp giàu nghèo nữa là giàu do làm nghề tạo ra Phước và làm tận tụy,còn nghèo là do làm nghề tạo ra tội và làm hăng say. Hôm đó thầy ở Cà Mau có người tới hỏi thầy thế này:

-          Con có đứa em làm nghề pha rượu trong nhà hàng,(người uống rượu thì thay vì rót chai rượu ra uống thì lại muốn pha các loại rượu vào nhau,và có một người chuyên pha chế rượu trong nhà hàng),được mấy năm rồi,mấy hôm nay nó mất ngủ suy nhược thần kinh khủng hoảng,lý do vì sao?

-          Lý do tại nghề đó chứ sao,Phật đã không cho uống rượu đi làm nghề đó cho người ta uống mãi,hết ngày này qua ngày kia thì Phước đâu chịu cho nổi,bảo bỏ nghề đó đi kiếm nghề khác đi

-          Nhưng em con không tin

-          Thế thì đợi khi nào xuống địa ngục rồi sẽ tin

-          Thầy nói sao cứng vậy?

-          Thật sự là như vậy,trên đời có nhiều người cang cường ngang bướng không tin tội phước làm ác mà bất chấp thì những người đó không có một ông thầy nào nói mà họ nghe hết,mà những người đó chỉ có quỷ sứ dưới địa  ngục nói mới nghe,lúc chết đọa xuống địa ngục quỷ sứ mới đập cho,nó đập rồi mới kể tội: Lúc sống mày đi chúc rượu người ta uống này,mày cho vay nặng lãi này,kể ra lúc đó mới bắt đầu biết lỗi,mà lúc đó không cãi được nữa

Thì đó là nghề tạo ra tội mà mình làm dài ngày dài tháng quá nó tích thành tội lớn quá nên ta sẽ trở thành bệnh tật hoặc nghèo khổ. Mà có những nghề tạo ra Phước,ví dụ như nghề làm đường làm cầu,đắp đường bắc cầu,thì mấy nghề đó thì tự nó tạo ra Phước mặc dù người đó họ không có ý thức về việc làm Phước nhưng mà họ vào làm công nhân làm cầu đường thì mỗi ngày tạo ra Phước miễn là đừng có ăn cắp bớt nhựa bớt đá đi bán thì sẽ rất có Phước chỉ sợ làm mà cứ bòn đá,nhựa đi bán mai mốt làm đường kém chất lượng mau hỏng sập ổ gà người ta đi người ta ngã gẫy răng thì mình sẽ bị mang tội chứ cứ làm tận tụy thì nghề đó cứ làm là cứ ngày tạo Phước. Nghề thuốc cũng là nghề giúp sức khỏe cho đời cũng tạo ra Phước nhưng chưa chắc,mình biết Nhân Quả rồi thì mình thấy rất là lạ,bây giờ thầy nói thế này: Trên đời này mười người thì mấy người xấu mấy người tốt? Có người nói đời này nhiễu nhương quá nên ba người tốt thì bảy người xấu. Ta đồng ý với tỉ lệ này không? Thì bây giờ ông thầy thuốc ông chữa bệnh,một ngày buổi sáng ông chữa khoảng mười người,thì có thể ông chữa cho hai người tốt và tám người xấu và hai người tốt có sức khỏe lên thì làm lợi ích cho đời còn tám người xấu có sức khỏe lên thì quậy đời,vậy thầy thuốc có Phước không? Mình nghe Nhân Quả mình thấy là đào sâu rồi thì tội Phước rất là khó tính,không đơn giản. Ví dụ bây giờ ta nói làm cầu làm đường là tạo Phước nhưng mà chính thằng ăn trộm mà đêm hôm nó nhờ cây cầu mà nó chở đồ của người ta đi mất. Nhưng mà thôi,chuyện đó ít mà chuyện người ta nhờ cầu đường đó người ta sống người ta sinh hoạt nhiều hơn nên tính ra người là cầu đường Phước nhiều hơn. Nên tính Nhân Quả tính tội Phước rất là khó. Vì một nghề buộc mình phải tích lũy rất lâu ngày cho nên sau này kiếp sau quả báo trở lại kéo rất là dài. Ví dụ người làm nghề tốt thì đời sau họ giàu mãi giàu mãi rất là dài,còn nghề mà họ tạo ra tội thì đời sau họ tội khổ quá chừng kéo rất là dài không ai kéo lên được. Nên vì vậy ta cố gắng chọn nghề có Phước mà làm đừng chọn nghề tạo ra tội.

          Có một Nghiệp giàu nghèo nữa mà ta dễ bị : Nghèo là do dùng phí điện phí nước phí cơm,giàu là do tiết kiệm điện tiết kiệm nước tiết kiệm cơm. Không có ai dùng mà cứ mở máy lạnh mở quạt máy chắc chắn người đó sẽ nghèo. Nước thì xả ồn ào,tắm thì nhảy vào bồn tắm  ngâm mình xuống,trong khi có những nơi người ta không có nước để uống,hoặc cứ xịt nước rửa xe xe sạch rồi mà cứ xịt mãi không biết xịt làm gì nữa thì cứ mỗi giọt nước là một giọt nghèo mình mang lấy,nên rửa xe đừng có xịt nước mà lấy khăn lau lau thôi. Có nhiều người mình mua quần áo cả đống mà không mặc mà trong khi có những người không có quần áo thì những Nghiệp đó đều làm mình nghèo khổ hết,những cái phung phí đó đều đưa đến sự nghèo khổ hết,cho nên khi dùng một thứ gì thì hết sức cẩn thận,sự phung phí vật dụng đều đưa đến sự nghèo khổ,sự tiết kiệm vật dụng đều giúp cho ta khá giả,không giàu nhưng sẽ khá. Ví dụ bây giờ tới lúc ông Diêm Vương đưa đi đầu thai mới nói:

-          À người nữ này cho đi đầu thai vào gia đình khá giả đó.Thì ông quan nói

-          Ủa,bạch ngài,người nữ này kiếp trước đâu có làm gì Phước đâu mà cho đầu thai vào nhà khá giả này?

-          Ngươi không thấy là người nữ này tuy không làm được Phước gì rõ ràng nhưng mà lúc sống ở đời trước người này rất là tiết kiệm ăn miếng cơm cũng tính toán,dùng miếng điện miếng nước cũng tính toán cho nên ta thưởng cho người này được cuộc sống sung túc không giàu nhưng sẽ sung túc cả đời

-          Còn thằng nam này cho nó đầu thai vào nhà nghèo cho tao

-          Sao vậy ngài,con thấy ông này đâu có hà tiện bỏn xẻn?

-          Nó không hà tiện bỏn xẻn nhưng nó dùng bừa bãi gặp ai cũng móc tiền cho mà người đi nhậu nó cũng cho tiền,do nó dùng bừa bãi điện nó dùng xả láng,nước nó dùng xả láng giờ cho nó đầu thai vào cái nhà mà hai vợ chồng mới cất được cái chòi lá

Vì vậy trong Nhân Quả giàu nghèo này ta phải hết sức cẩn thận. Lúc nào thầy sẽ giảng về sự giúp đỡ,cách giúp đỡ người cho chính xác giúp đỡ sai ta sẽ bị nghèo,có khi nghèo là do ta giúp nhầm người xấu chứ đừng tưởng ta cho người là ta được Phước giàu sang,không có đâu,ta cho nhầm người xấu ta sẽ bị mắc quả báo nghèo. Cho nên từ giờ cầm đồng tiền cho ai thì tính toán dùm thầy chút,phải biết bảo đảm người đó dùng đồng tiền này chuẩn xác họ dùng để sống họ để tu họ để làm điều tốt thì ta cho còn cầm đồng tiền đó mà để đi chơi game điện tử đi đánh bài đi uống rượu là tuyệt đối không cho.

          Bây giờ có cái giàu nghèo này nữa: giàu là do chăm lo đời sống của công nhân,nghèo là do bóc lột của công nhân. Dù mình có Phước làm người chủ,dưới tay mình có nhiều công nhân. Nhưng sự nghiệp mà mình làm lên mặc dù là do vốn mình bỏ ra do cái tài điều hành của mình do các mối quan hệ của mình có nhưng mà cũng do người công nhân làm quần quật mà lên phải không? Nếu không có người công nhân làm quần quật cho mình thì không bao giờ mình có tiền lãi,nhưng mà khi có tiền lãi thì mình làm gì? Mình mua vàng mình giấu mua đất tậu thêm nhà thêm đất gởi tiền vào ngân hàng. Chứ mình quên mất người công nhân tạo đã làm quần quật để tạo lên sự giàu sang cho mình. Hồi đó thầy có người đệ tử,sau này mới đi tu mới nói thế này:  Con không thích ở lại làm với anh chị con,tại vì con thấy mỗi tháng hai ông bà lấy tiền lãi đi mua một khu đất tích lũy ở đó,trong khi những người làm nhân viên phục vụ cho anh chị con thì sống chỉ vừa đủ ăn thôi,mà nhúc nhích cái là thiếu liền,con thấy điều đó là ác. Thầy nói: Công nhận điều đó là đúng,một người làm chủ phải nghĩ rằng chính những người công nhân quần quật làm đó là làm cho mình nên mình phải thương họ phải chăm sóc đời sống của họ cho đầy đủ. Thì người mà thương công nhân,chăm sóc đời sống của công nhân như vậy thì Phước được giàu sang đời đời cứ cho mình làm chủ đời đời. Còn người mà khi dư giàu một chút mà cứ ép lương công nhân xuống để cho mình dư tiền ra để mua vàng mua đất thì con cháu mình sau này tàn mạt nghèo luôn vì mình đối xử sai lầm với người công nhân mà giúp cho mình giàu.

          Một Nhân Quả nữa là: Mình giàu là do có lần mình nhường nhịn một chuyện lớn mà đúng,còn nghèo là do có lần mình dành dật một chuyện sai lầm. Ví dụ khi cha mẹ chết bất ngờ không để lại di chúc không chia kịp gia tài thì theo luật pháp tài sản phải thanh lý hết mỗi con bao nhiêu phần đều nhau nhưng trong đó có một người nói nếu bán cái nhà đó thì nát vì từ đường không thờ được đất chúng mày đi bán hết thì còn gì là tài sản của cha mẹ,để đó,tao lấy miếng này,mày lấy miếng kia,tự động là ông dành phần lớn cho ông,rồi dành qua dành lại thì thấy anh mình phần lớn còn các em phần nhỏ thì người em út mới nói:

-          Thôi em nhường phần đất của em cho anh ba,để cho anh ba bằng với anh hai

-          Thế còn mày thì sao?

-          Dạ em không cần đất và không thích đất,em được ba mẹ nuôi em đến bây giờ có bằng đại học rồi em sẽ đi về một nơi khác em đi làm thì em vẫn sống được thì để cho hai anh được vui,anh hai cứ lấy phần đất lớn này mà anh hai thích

Rồi xách túi đi ra khỏi nhà,tự đi làm thuê sống. Nhân Quả ba mươi năm sau người em đi xe ô tô về thăm lại nhà từ đường nhưng mà nhà từ đường đã bị bán mất,hỏi thăm thì biết : ông bán mất rồi,giờ ông cất cái chòi lá ông ở bên kia,vì dành không biết nhường nhịn,mà dành một chuyện sai lầm bất nghĩa,quả báo trở lại đau khổ. Còn người em có một lần đã nhường nhịn một chuyện chính nghĩa quả báo giàu sang. Mà không chỉ quả báo giàu sang ở đời này mà còn giàu sang ở nhiều đời nữa do cái tính thích nhường nhịn. Có lần có thầy Thiện Phát,lúc mà Sư phụ mất thì theo đúng thầy là người kế thừa trụ trì,nhưng mà ông sư đệ ông ấy nổi lên dành quá chừng,ông vận động Phật tử lại dành bao vây quyết tâm dành: Nói ông sư huynh tôi ngu,không thể là trụ trì được,tôi mới là trụ trì. Thì ông sư huynh thấy ông sư đệ mình làm quá,thì nửa đêm ba giờ khuya ông gói mấy bộ đồ vào trong túi lặng lẽ đón xe đi kiếm chùa khác để xin tu nhường hẳn chùa cho người đệ. Sau này quay lại thăm thì người sư đệ đã có được bốn đứa con ở một chỗ khác,ra đời hoàn tục rồi,đâu còn Phước để tu,cái tâm dành dật đó làm sao mà có Phước để tu nữa,chùa được người khác trụ trì mất. Còn ông anh nhường em sau này đi tới đâu là trụ trì tới đó,đi tới đâu là người ta đưa lên chức cao tới đó vì nhường nhịn đúng nên Nghiệp giàu nghèo của ta những vậy. Có những chuyện đáng nhường thì ta phải nhường nhưng mà không phải chuyện nào cũng nhường nhé. Ví dụ trong cơ quan đứa xấu lên dành chức thủ trưởng,mình biết xấu mà vẫn nhường cho thì sau này nó đè hết cả cơ quan tiêu luôn thì cái nhường đó mang tội ,thầy nói là đáng nhường,đúng nhường mình sẽ được Phước rất là lớn.

          Trong Nhân Quả giàu nghèo này có khi giàu nghèo kéo dài tới tận đời con đời cháu bao nhiêu đời mà có khi giàu nghèo chỉ tạm một giai đoạn. Ví dụ người nào làm Phước dày,Phước bền,cái Đức lớn khiêm tốn thì cái giàu đó kéo dài tới nhiều đời con cháu còn người nào mà khi giàu lên mà kiêu mạn khinh người thì cái giàu đó tạm một giai đoạn rồi hết liền,ngay trong đời mình mình trở lại nghèo khổ liền. Vì vậy hễ đã làm Phước thì làm mãi làm mãi,và khi quả báo đến bắt đầu ta được khá giả thì lúc nào cũng phải khiêm cung phải giữ mình phải tôn trọng mọi người mà nhất là người nghèo hơn mình. Biết người ta ít tiền của hơn mình thì càng phải tôn trọng người ta chứ đừng bao giờ phân biệt vị thế tôi giàu có còn người đó nghèo,đừng nghĩ như vậy mà càng thấy người nghèo mình càng phải tôn trọng hơn. Thì cái Phước đó,cái đức đó khiến cho cái giàu của mình kéo dài tới đời con đời cháu chắt bao nhiêu đời nữa,chính cái đức khiêm cung này.

          Bây giờ ta nói về cách để chuyển Nghiệp nghèo. Nghèo là một quà tặng của trời đất. Thầy nói câu này nghe rất lạ phải không? Nghèo là quà tặng của trời đất cho những người biết hưởng,những người mà có đạo lý có trí tuệ mà may mắn được nghèo thì tuyệt vời. Ví dụ: đời cho ta một quả ớt cay ta xin một miếng muối nữa làm thành miếng muối ớt ăn cơm ngon vô cùng. Đời cho ta một trái chanh chua thì ta thêm một ít đường thành một cốc chanh đường cực kỳ bổ dưỡng và khỏe mạnh. Thì cũng vậy đời cho ta cái nghèo thiếu thì ta sẽ được nhiều điều mà người giàu không có được. Chính vì nghèo là một quà tặng mà người tu thích nghèo hơn thích giàu là vậy. Chứ cái nghèo là cái quá đau khổ thì chắc không ai tu được,tại nguời tu lúc nào cũng sống đời đơn giản nghèo nàn. Nhưng sao sống đời cứ đơn giản nghèo nàn mà cứ sống một đời hạnh phúc tinh tấn tu mãi vì cái nghèo có cái thú của nó rất là độc đáo rất là hay,nhưng mà trước hết thầy nói Nghiệp này để chuyển Nghiệp nghèo. Ví dụ ai nghèo : thứ nhất đừng bao giờ mong mình giàu,cái trí tuệ thứ nhất,cái đạo lý thứ nhất,cái nguyên tắc thứ nhất. Tất cả chúng ta đau khổ vì ta muốn mình giàu đúng không ạ? Ta nghèo mà ta muốn mình giàu,đó là nguyên nhân khiến cho ta dằn vặt đau khổ vì vậy lật ngược lại,nếu mình là người nghèo thì tuyệt đối không muốn giàu,không cần giàu. Nếu mà nói người cần tiền thì thầy cũng là người rất cần tiền vì sao vậy? Vì thầy có quá nhiều việc phải làm cho chùa cho Phật pháp,nhưng mà thầy không có tiển,nhưng mà thầy cũng bất cần tiền không bao giờ muốn tiền. Ai tốt cúng thì thầy sẽ dùng cho Phật pháp còn khi không ai cúng thì thôi không mong cầu,bất cần. Phật tử của ta hãy làm giống như thầy,đây là một đạo lý,không cần giàu. Cái thứ hai: Không chảnh,đừng có nghĩ mình không cần giàu,tôi bất cần giàu,tôi ngon lành,cái chảnh đó sẽ làm mình nghèo mãi cho nên nguyên tắc thứ hai là: Biết cái nghèo này là do một sai lầm nào đó trong quá khứ ta không biết rõ nguyên nhân gì những chắc chắn là có một cái sai lầm,chính việc biết cái nghèo là một sai lầm,đó là một điều sám hối âm thầm. Ví dụ bây giờ thầy nghèo,thì điều thứ nhất là thầy không mong giàu,thứ hai là thầy biết rằng thầy có sai lầm gì đó trong quá khứ,chỉ cần luôn luôn lúc nào cũng biết thầy đã có sai lầm gì đó trong quá khứ,tức là thầy đang sám hối. Quý Phật tử cũng vậy,ai là người nghèo thì nhớ nguyên tắc thứ nhất là không cần giàu,không mong giàu. Nguyên tắc thứ hai là biết mình có phạm một sai lầm nào trong quá khứ,mình không biết nhưng mình sám hối. Nguyên tắc thứ ba: nhờ cái nghèo này mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên cuộc đời này mà nếu mình giàu thì mình không biết được. Người giàu không thông cảm được nỗi khổ của người nghèo khó khổ sở trong cuộc đời này mà chỉ khi ta nghèo ta mới có được cái đồng cảm được. Nên thầy mới nói đây là cái quà tặng của trời đất mà người giàu không có được. Cho nên ai nghèo thì hãy vui mừng,vì nhờ nghèo đó mà ta thương yêu được rất nhiều người bị người khác bỏ quên. Nên ta thấy là có những người giàu họ không làm được một bài thơ,một bài nhạc vì họ không có những tình cảm cao quý họ thương yêu được ánh trăng trong đêm không thương yêu được cái gãnh kẽo kẹt của một người nghèo đi trong đêm để buôn bán,họ không thương được đứa bé đi học đến trường mà quần áo rách tả tơi,họ không thương được không bao giờ họ viết lên được một bài thơ hay một bài nhạc hay. Mà ta thấy thi sĩ nhạc sĩ có những cái rung động sâu sắc hầu hết là nghèo. Đó là cái thứ ba,là khi ta nghèo ta trải lòng thương yêu được ta đồng cảm được với bao nhiêu người nghèo khổ trên cuộc đời này. Điều thứ tư: trong cái nghèo của mình ta vẫn cố gắng chia sẻ để giúp những người chung quanh mình,mà chính trong cảnh nghèo vẫn giúp người,cái đức đó cực kỳ đáng quý mà người giàu không có được. Ví dụ người giàu có thể bỏ ra được một triệu để bố thí,cái đức đó không bằng người nghèo bỏ ra năm ngàn để giúp người nghèo vượt qua cơn đói,cái đó quý hơn rất nhiều,mà cái này người giàu không có được,chính người nghèo mới có được,cái rất cố gắng của mình để chia sẻ trong cái thiếu thốn cho người khó hơn mình nữa,thì đây là quà tặng của trời đất,người giàu không có được. Nên  bốn điều này giúp cho ta chuyển Nghiệp nghèo rất là nhanh,thứ nhất là không mong giàu,thứ hai biết rằng cái nghèo của mình là một sai lầm trong quá khứ,thứ ba là ta thương yêu đồng cảm được với những nỗi khổ đầy trong cuộc đời này,thứ tư dù trong cảnh nghèo mà vẫn ráng từng chút một để giúp những người chung quanh mình,ta làm được những điều này thì không bao lâu đời ta sẽ khá lên liền,mà khi khá lên,ta coi chừng cái kiêu mạn nhé. Đây là bốn quý tắc,nguyên tắc vàng để chuyển Nghiệp nghèo thành người khá giả hơn,và đây là nguyên tắc vàng ít ai chỉ được,đây là bí kíp bí mật bí truyền hôm nay thầy xin ban tặng cho những nghèo như thầy. Cho nên nghèo cho ta bài học để ta sống thanh cao,dù ta nghèo ta giữ phẩm giá ta không cầu cạnh ta không đua đòi,không bao giờ vì cần tiền mà làm chuyện bậy,vì khi thấy ta nghèo người ta sẽ đến nhờ vả ta làm chuyện bậy,ví dụ nói : Anh đưa dùm gói Heroin này đi qua khỏi trạm gác này tôi cho anh ba triệu liền,nhớ là chết cũng không làm. Nhớ rằng không bao giờ vì cần tiền mà làm chuyện bậy,tại vì sẽ có những người họ lợi dụng cái cần tiền của ta để họ nhờ ta làm những việc tội lỗi,dứt khoát không làm

          Thứ hai nữa là ta nghèo ta không chảnh,ta biết khiêm hạ,nhưng ta không hèn hạ. Khiêm hạ nhưng không được hèn hạ,khiêm hạ là sao? Khiêm hạ là ta luôn tôn trọng mọi người,người giàu ta cũng tôn trọng,người nghèo ta cũng tôn trọng nhưng ta không hèn hạ,là không bao giờ quỳ lụy trước người giàu sang không vì người đó giàu hơn mình mà mình quỵ lụy nói cái gì cũng nghe,rồi nịnh bợ họ,đúng thì tôi quý trọng anh,anh sai thì tôi vẫn phê bình anh như thường chứ đừng vì anh giàu có anh muốn nói gì nói,anh muốn bắt nạt ai thì bắt nạt,cho nên ta nghèo ta giữ phẩm giá của mình,khiêm hạ nhưng không hèn hạ. Và một điều đặc biệt nữa là ta chưa có Phước để giàu sang nhưng không bao giờ quên chuyện tu tập tâm linh,vẫn phải đến chùa,phải lễ Phật ngồi Thiền để mở con đường tâm linh mà đi,nhớ không bao giờ nói: Tôi đợi tôi khá giả tôi mới tu. Nhớ là không có chuyện đó,tu không đợi ngày không đợi tiền mà tu từng giờ từng phút cho nên càng nghèo càng tinh tấn tu hành để con đường tâm linh lúc nào cũng mở ra vì đến lúc ta chuyển được Nghiệp nghèo rồi,ta khá giả rồi thì tâm linh ta cũng đã có sẵn rồi ta bước đi luôn còn hơn là tới lúc tôi khá giả rồi mới chập chững từng bước mà đi vào con đường tâm linh thì mình đã muộn mất cho nên dù nghèo vẫn phải tu.

 Còn nếu ai là người nỡ xui mà bị giàu thì ta có những quy tắc sau đây để dành cho người giàu. Nhớ: Giàu là một trách nhiệm,tiền là trách nhiệm chứ tiền không phải là sự hưởng thụ. Ai nghĩ tôi có tiền là tôi được quyền hưởng thụ,người đó hiểu sai sau này đọa chết luôn ,nếu trời đất cho ta một đống tiền,một đống tài sản tức là đặt lên vai ta một đống trách nhiệm,người càng giàu lại càng có trách nhiệm đối với đời. Quy tắc thứ hai: ta giàu có cho nên cái giới ta giao du thường là đẳng cấp trên khiến cho ta có vẻ nghiêm trang sang trọng nhưng không kiêu kỳ,cũng giống như người nghèo là khiêm hạ nhưng không được hèn hạ. Quy tắc thứ ba là ta phải rộng rãi nhưng không được phung phí,dùng đồng nào phải đúng đồng đó,cho ai đồng nào phải chính xác đồng đó chứ không được cho bậy giống như công tử Bạc Liêu,thầy vừa qua Bạch Liêu thầy có đọc quyển sách Công Tử Bạc Liêu có viết: Một cô gái mà qua đêm với ông ấy ông móc tiền bo ông cho ông không bao giờ đếm,mà cho những người đó đâu phải đúng đối tượng đâu nên cuối cùng tàn tạ hết nên con cháu suy tàn luôn vì dùng đồng tiền sai lầm,nên rộng rãi mà không phung phí. Điều thứ tư là ta phải hay giúp đỡ nhưng không được khoe khoang vì ta có trách nhiệm mà. Đó là bốn quy tắc của người giàu sang để cho cái giàu cái Phước này mở mang mãi mãi. Quy tắc thứ năm là vẫn phải tu tập tâm linh thiền định,vì ta có vật chất rồi cái trách nhiệm cuối cùng là ta mở tung con đường tâm linh thiền định để bay lên luôn,thành Thánh luôn,chứ không được ở lại với trần tục thế gian tầm thường này mãi mãi. Chuyển Nghiệp từ nghèo lên giàu thì không thể nhanh được,đòi hỏi công lao nên ta cố gắng,còn nếu giàu rồi mà nếu không tiến lên thì sẽ lùi xuống và Phật cảnh báo thế này: Giàu mãi là một tai họa,trong một bài kinh Phật có dạy như thế nên người dù giàu vẫn phải tìm những lao động công ích thấp hèn mà làm. Hôm vừa rồi thầy giảng ở Cà Mau thầy cũng nói như vậy,dù có giàu rồi thì vẫn phải đi ra đường nhặt rác cho thầy,hễ thấy ai đắp đường thì mình xách cuốc mà phụ cho người ta,tức là làm những lao động căn bản thấp chứ đừng nghĩ: Ôi mấy cái đó tôi móc tiền ra tôi thuê người khác làm. Không,dù mình có tiền thuê nhưng hãy tự mình đi ra đường nhặt rác cho thầy,hãy tự mình đi ra móc từng miếng đất đắp lại đường cho thầy vẫn phải làm lao động công ích thì phước mình rất bền chứ đừng ỉ có tiền cái gì cũng thuê thì sau này mình sẽ rớt.

...... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... ..... .....

Nếu Quý Phật tử thấy sách này có ích thì hãy phát tâm in sách này tặng mọi người để khắp thế gian ai ai cũng được sống trong đạo lý của Đức Thế Tôn

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật