NẠO PHÁ THAI CÓ ĐAU KHÔNG!


Nạo phá thai có tội lỗi gì không!


Nạo Phá Thai có nên không!


Nạo Phá Thai là ác!


Nạo Phá Thai là mình vừa tàn nhẫn giết con mình! 

 

 .

Nạo  phá thai là vấn đề nghiêm trọng, là nghiệp chướng. Trong kinh Phật nói, con cái và cha mẹ là cái duyên rất sâu dầy. Nếu không có duyên sẽ không cùng chung sống một nhà. Trong cái duyên này có hai loại.

  • Có báo ân mà đến: ngày trước chúng ta có ân đức với họ, đời này họ đến trở thành hiếu tử hiền tôn. Nạo thai là đem giết họ đi, ân lập tức biến thành thù. Không những ân không còn, lại kết thêm oán thù, khi lần sau gặp lại, họ sẽ báo thù.
  • Đến để báo oán: nếu đem giết chết họ, oán kia lại chồng thêm oán, oán thù này càng kết càng sâu, đời đời kiếp kiếp, tương báo lẫn nhau không hề ngừng dứt.

 

NẠO PHÁ THAI VÀ NHÂN QUẢ

 

NHỮNG BIỂU HIỆN SAU KHI BỎ EM BÉ

Bắt đầu cha mẹ bỏ em bé thì từ đó sẽ gặp những rắc rối, những rắc rối này đến từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Thông thường người mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn và nhiều hơn người cha về những thông điệp em bé muốn nhắn gởi. Những thông điệp biểu hiện thai nhi muốn nhắn gởi thường qua những khía cạnh sau.

 

THƯỜNG NẰM MƠ THẤY EM BÉ

Có thể trước lúc bỏ em bé, người mẹ hoặc cha ít hoặc không nằm mơ thấy em bé về trong giấc mơ. Nhưng nhìn cho kỹ lại, cha mẹ thấy bắt đầu bỏ em bé thì rất nhiều lần, có khi là hằng đêm hoặc vài ngày một lần hay một tuần hoặc một tháng, cũng có dạo vài tháng một lần, em bé sẽ trở về báo hiệu vẫn còn xung quanh cha mẹ. Thai nhi thường sẽ chọn người mẹ nhiều hơn người cha để cho biết sự có mặt của mình.

Nếu có những người cha mẹ có trực giác tâm linh cao, hay chúng ta thường nói có giác quan thứ sáu, sẽ biết rằng con mình ở bên cạnh chỉ sau một vài lần nằm mơ. Có những người mẹ đêm nay nằm mơ thấy em bé là sang ngày mai ngủ dậy thường thấy trong người mệt mỏi, rã rời, tâm lý bồn chồn, nôn nóng về một cái gì đó mà ngay cả bản thân cũng không biết nữa.

Trong giấc mơ, cha mẹ thường thấy mình đang ẵm trên tay một đưa bé, thấy được bé là trai hay gái, cũng có lúc chỉ thấy mang máng không rõ ràng. Nhiều người không thấy ẳm em bé thì lại thấy em bé đang nằm bên cạnh mình, có thể em bé đang nằm ngủ, nằm chơi, có khi lại thấy hình ảnh thóang qua trong giấc mơ, không thấy được rõ ràng mặt mũi cũng như những gì em bé nói . Cũng có cha mẹ thấy đang nói chuyện với em bé một vài câu, có những câu nói của em bé, cha mẹ nghe rõ ràng cũng có những câu cha mẹ chỉ nghe thoáng qua và không thể nhớ được.

Lại cũng có cha mẹ thấy bé đứng đó nhìn mình không nói gì cả, nhưng trên gương mặt biểu lộ những cảm xúc hoặc buồn hoặc vui hoặc khóc hoặc cười.

Chúng tôi đã tiếp xúc và giúp đỡ nhiều trường hơp người mẹ sau khi bỏ con thì thường xuyên thấy con trở về trong giấc mơ. Những người làm việc tâm linh, qua những giấc mơ này sẽ biết được hoàn cảnh của em bé sau khi bị cha mẹ từ chối quyền được làm người và qua giấc mơ này sẽ biết được những mong muốn của em bé muốn nhắn gởi đến cha mẹ những điều mà em muốn cha mẹ làm cho mình.

Có những em khi trở về nói với cha mẹ rằng mình đang đói, xin cha mẹ sữa cho con uống hay nấu cho con một mâm cơm. Một số em nói với cha mẹ con đang lạnh xin cha mẹ cho con một bộ đồ, hay một số đồ chơi của trẻ con nữa. Chúng tôi có tiếp xúc với một cặp vợ chồng, người vợ có biết chùa, lâu lâu cũng đi chùa tụng kinh, thắp nhang, lạy Phật, nhưng người cha ít tin vào việc tâm linh. Người vợ thường hay nằm mơ thấy con trở về than đói và lạnh, xin sữa và áo quần, nhưng người vợ kể cho chồng nghe thì anh ta liền bác bỏ kkhông tin và cho là mê tín. Nhưng với trực giác của người mẹ, bà ta biết rằng đứa con đang ở chung quanh mình. Có lần hai vợ chồng đến gặp chúng tôi, vừa gặp thì người mẹ cảm thấy đôi vai nhức mỏi, nặng nề, đôi mắt muốn sụp xuống, buồn ngủ. Một lúc sau cô ta đi vào giấc ngủ, lúc đó đứa con mới lên nói chuyện, nó kể những nổi khổ đau của người mẹ hằng đêm khi cha không tin, mẹ khóc rất nhiều. Bé kể lại những chuyện về cha, trong đó có những chuyện người cha chưa nói với vợ cũng như chưa nói cho ai nghe, nhưng bé lại kể ra rất rõ ràng làm cho ngừơi cha giật mình thức tỉnh, để rồi từ ấy có cái nhìn khác mỗi lần nghe người vợ nói về các con. Anh bắt đầu tin tưởng và thường xuyên theo vợ tới chùa lễ Phật hòng chuộc lại những lỗi lầm gây ra với con. Có hôm người vợ nằm mơ thấy hai người con trở về xin đồ mặc, người mẹ tỉnh dậy thắp nhang hứa với con là sẽ sắp xếp mua đồ. Mãi lo đi làm, người mẹ quên đi lời hứa của mình, thế là cháu cứ làm cho người mẹ bồn chồn, bức rức, khiến phải xin nghỉ làm để đi mua đồ cúng cho cháu. Cúng đồ cho con xong, đêm hôm ấy người mẹ thấy con măc bộ đồ cô đã cúng ban ngày. Hôm khác bà nằm mơ thấy con về xin đôi giầy, bà liền đi mua đôi giầy mà mỗi bước đi có tiếng kêu xẹp xẹp mà các em bé rất thích. Lạ thay, đêm hôm ấy bà thấy con đang mang đôi giầy bước đi trước mặt bà và mỗi bước đi lại vang ra tiếng xẹp xẹp.

Những điều đứa bé nói trong giấc mơ là những thông điệp muốn nhắn đến cha mẹ. Nếu bé không nói, chỉ đứng nhìn cha mẹ thôi, thì cảm xúc của bé chính là những thông điệp bé muốn gởi nhắn. Nếu thấy bé có khuôn mặt vui vẻ, tươi cười thì đó là một thông điệp, nếu thấy bé không mặc áo quần thì đó là một thông điệp nữa. Ngoài việc bé xin sữa, cơm, quần áo, thì Cha Mẹ phải biết rằng đứa bé đang thiếu thốn phước đức và rất cần cha mẹ làm việc phước đức hồi hướng cho con. Bộ đồ và cơm sữa là những thiếu thốn biểu hiện bên ngoài mà thôi, cái gốc ở đây là thiếu thốn về phước đức, mà các em bé cần nhất lá phước đức của cha mẹ làm hồi hướng cho con.

Ở trên là những biểu hiện của em bé trong giấc mơ khi bị cha mẹ bỏ. Em bé sẽ về báo mộng trong nhiều hình thức, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ. Nhưng không phải giấc mơ nào cũng đúng cả. Có những giấc mơ là tâm linh còn có những giấc mơ là do sự sinh hoạt bình thường của não bộ, điều khó là làm sao phải biết phân biệt đâu là giấc mơ tâm sinh lý và đâu là tâm linh. Chúng tôi đưa ra đây một vài điểm, những ai nằm trong hoàn cảnh này có thể phân biệt được giấc mơ tâm linh và giấc mơ thông thường của não bộ.

Ngủ thì phải nằm mơ, gần như chiênm bao gắn liền với cuộc sống. Những giấc mơ là hoạt động của trí não làm cân bằng hoạt động của thần kinh. Đa phần những giấc mơ là hình ảnh lung tung, lộn xộn, khó hiểu, kỳ bí. Có những giấc mơ thuộc về khoa học, có những giấc mơ liên quan đến tâm linh huyền bí. Khoa học không tin và không công nhận những giấc mơ là những điềm báo trước có liên quan đến tâm linh, chỉ cho đó là trường hợp ngẫu nhiên. Đứng trên phương diện tâm linh mà nói thì có những giấc mơ liên quan đến huyền bí mà khoa học đành bó tay không thể giải thích được về những giấc mơ này. Thông thường những giấc mơ tâm linh huyền bí sẽ có những đặc tính là giấc mơ được lập đi lập lại nhiều lần. Ví dụ như người mẹ đêm nay nằm chiên bao thấy con nít, ngày mai cũng thấy con nít và nhiều lần như vậy, thì đó là giấc mơ liên quan đến tâm linh.

Kế đến giấc mơ liên quan tới tâm linh khiến người nằm mơ có thể nhớ rõ ràng từng chi tiết của giấc mơ và giấc mơ ấy cứ ẩn hiện trong tâm trí người nằm mơ suốt ngày, có thể trãi qua nhiều ngày mà chi tiết giấc mơ vẫn nhớ như in trong đầu. Ví dụ người mẹ nằm mơ thấy em bé đứng trước mặt mình không mặc áo quần, người mẹ nhớ rõ khuôn mặt của em bé có vẻ buồn tủi, có khi thấy rõ ánh mắt của em bé đã biểu hiện lên sự buồn tủi ấy.

Thường thì giấc mơ tâm linh không liên quan gì đến những sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Ví dụ như trong ngày hôm nay ta nghe một bản nhạc hay, do ca sĩ mình yêu thích trình bày, tối ngủ mà gặp lại cảnh này thì đó không phải là giấc mơ tâm linh. Nói chung những hình ảnh trong giấc mơ tâm linh không liên quan gì đến việc nghe nhìn, đọc sách, xem phim, sinh hoạt của chúng ta hằng ngày.

Chúng ta thường nằm mơ khi mới ngủ, ngủ sâu, sắp thức….. Những giấc mơ tâm linh thường chỉ xảy ra khi chúng ta ngủ sắp sửa dậy.

Một điểm nữa, giấc mơ tâm linh thường hay thấy về những người đã chết. Ví dụ thường người mẹ nằm mơ thấy em bé, tức là em bé đã chết sau khi người mẹ phá thai.

Gặp những giấc mơ tâm linh huyền bí, chúng ta nên bình tĩnh tìm những người có hiểu biết để gíup lý giải giấc mơ. Những người biết về lãnh vực này sẽ biết đâu là giấc mơ tâm linh và đâu là những giấc mơ thuộc về tâm sinh lý. Giấc mơ tâm linh thường mang theo một điềm báo, nếu giải được điềm báo này sẽ có cách giải được những vấn nạn đang mắc phải. Ví dụ trong giấc mơ người mẹ hay thấy đưa trẻ khóc và than lạnh thì nếu một người hiểu biết huyền bí giải thích, thì bà mẹ sẽ biết rằng con mình sẽ nằm trong hoàn cảnh khó khăn thiếu phước đức và lạnh lẽo. Vì thế bà mẹ cần sống tốt hơn, lập công đức nhiều hơn hồi hướng cầu nguyện cho con.

Bao giờ giấc mơ tâm linh cũng có mục đích và đối tượng rõ ràng. Nếu một giấc mơ mà không có mục đích và đối tượng thì thường không phải giấc mơ tâm linh. Đối tượng ở đây có thể chính là người mẹ, người cha hay là những người xung quanh, còn mục đích ở đây thường muốn cho đối tượng thức tâm, biết được những lỗi lầm của mình mà sống tốt hơn. Một bà mẹ trước kia ít nằm mơ, nhưng từ dạo bỏ thai thì thường xuyên nằm mơ thấy em bé than đói. Đối tượng trong giấc mơ này là người mẹ, người cha và mục đích mong muốn cha mẹ nhận ra được lỗi bỏ thai, nên mới có những giấc mơ ấy và mong muốn cha mẹ thức tâm về những hành vi sai trái của mình.

Mặc dù không có những bằng chứng khoa học để chứng minh những giấc mơ tâm linh huyền bí, nhưng có rất nhiều giấc mơ tâm linh ứng nghiệm trong đời sống hằng ngày. Nơi bản thân mỗi người, ít nhiều đã từng chứng nghiệm những giấc mơ như thế này. Đặc biệt trong giấc mơ tâm linh thì đối tượng sẽ là người hiểu rõ nhất giấc mơ muốn nhắn nhủ điều gì.

Cõi vô hình (em bé bị phá thai) sẽ tìm mọi cách liên lạc với người sống, nhất là cha mẹ của em qua nhiều cách. Giấc mơ sẽ là cầu nối trung gian mà em bé muốn nhắn gởi lại những thông điệp cho cha mẹ.

 

SỨC KHỎE THAY ĐỔI

Nhiều người mẹ đã nói với chúng tôi rằng vì bỏ em bé nên sức khỏe của họ tuột dốc thấy rõ. Những cơn bịnh cứ kéo dài liên miên hết ngày này sang tháng nọ, nhưng lạ thay đi vào bác sĩ khám lại không tìm ra bịnh. Người ta hay nói bịnh này là bệnh giả đò. Ngoài những căn bệnh gặp phải do những tai biến để lại do uống thuốc phá thai hay nạo phá thai thì những căn bệnh được gọi “giả đò” này là sự biểu hiện, sự nhắn gởi của em bé đối với cha mẹ đã tước quyền sống của các em.

Những người mẹ nào nhạy cảm sẽ nhận ra được liền sự suy yếu của sức khỏe vì bỏ thai. Một số trường hợp bỏ thai không xảy ra biến chứng gì nhưng lại phát sinh ra một số bệnh giả đò và cứ thế căn bệnh này có thể kéo dài rất lâu và có người kéo dài đến già đến chết. Sau đây là một số triệu chứng của căn bệnh giả đò này.

Thứ nhất là người mẹ thường xuyên cảm thấy đau đầu kéo dài từ ngày này sang ngày nọ và tháng này sang tháng nọ, có cơn đau chỉ xảy ra vào một số ngày trong tháng, có cơn đau một số giờ trong ngày, thường thì đầu chạng vạng tối là hay đau đầu. Đến bác sĩ thì không tìm ra được bệnh mà cơn đau cứ thế tiếp diễn hoành hành người mẹ. Chúng tôi nói người mẹ hay bị ảnh hưởng sức khỏe, không có nghĩa người cha không bị ảnh hưởng trong chuyện này, nhưng ở đây người mẹ thường cảm nhận rỏ nhiều nhất.

Ngoài những cơn đau đầu kéo dài, người mẹ thường hay thấy nặng hai bả vai, trên đôi vai dường như lúc nào cũng có một cái gì đó đang đè nặng xuống. Dù cho có cạo gió, giác hơi, uống thuốc, mát xoa, thì những triệu chứng này vẫn còn. Có thể nói không có loại thuốc tây hoặc đông y nào trị được bệnh này mà cũng không thể tìm ra tên bịnh để chữa trị. Tại vì căn bịnh này liên quan đến nghiệp, liên quan đến vô hình, những người làm việc tâm linh sẽ thấy được căn nguyên của bệnh và nếu có duyên đương sự sẽ được chỉ cho những phương pháp trị bệnh.

Một triệu chứng nũa là người mẹ thường hay cảm thấy ớn lạnh, rùng mình, có một luồng khí lạnh chạy dọc theo cột sống, hay có một luồng khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Dù nhiệt độ bên ngoài rất cao nhưng đối với người bịnh cảm thấy lạnh và có mặc nhiều áo lạnh đi chăng nữa thì cái lạnh vẫn còn.

Buồn ngủ thường xuyên cũng là biểu hiện của em bé đang có bên cạnh. Những cơn buồn ngủ có thể kéo đến rất nhanh chóng và cũng đi qua một cách nhanh chóng. Có khi cơn buồn ngủ kéo đến có định kỳ, có lúc lại đến bất kỳ tùy theo duyên nghiệp của mỗi người. Có người ban ngày thì ngủ li bì, mở mắt ra không nổi, dù có uống trà, cà phê đi nữa vẫn cứ ngủ, nhưng về đêm thì lại rất tỉnh táo, muốn ngủ cũng không thể ngủ được. Có người bình thường tỉnh táo nhưng đến lúc thắp nhang thì cơn buồn ngủ kéo đến. Có người khi đọc kinh lại buồn ngủ, chỉ cần mở quyển kinh ra là bắt đầu buồn ngủ, không đọc kinh nữa lại tỉnh táo bình thường. Chúng tôi đã gặp nhiều người bỏ em bé thì bắt đầu cơn buồn ngủ kéo đến khiến cho đầu óc không còn đủ tỉnh táo ghi nhớ gì nữa, những người này sống mà như người mộng du vậy, nửa tỉnh, nửa mê.

Ngoài chuyện buồn ngủ ra thì thường hay ngáp, cũng là một triệu chứng trong việc này. Ngáp thường xuyên, ngáp nhiều lần trong ngày, không thể làm chủ được mình, có thể ngáp bất cứ lúc nào. Dù mới ngủ dậy sau một đêm ngon giấc, nhưng cơ thể vẫn cứ muốn ngáp, thường ngáp hay đi đôi với sự buồn ngủ.

Bệnh lãng trí không thể tập trung, không thể ghi nhớ được những việc xảy ra, cũng như là một triệu chứng vì bỏ em bé. Bệnh này xảy ra với nhiều bà mẹ và cũng có nhiều người không biết nguyên nhân xảy ra từ lúc nào. Họ không còn làm chủ được, không thể ghi nhớ được, rồi từ việc hay quên, bắt đầu chuyện rắc rối sẽ xảy đến. Ở Việt Nam có quá nhiều trường hợp phá thai, có nhiều bà mẹ đang nằm trong trường hợp bịnh này. Nếu không biết được cái gốc của sự hay lãng quên này nó nằm ở đâu thì cho dù có cố gắng chữa bệnh thì cũng khó lành bệnh. Có một số bà mẹ rất ngạc nhiên và hay đặt câu hỏi, tại sao dạo này mình hay quên quá, mới nói câu sau mà câu trước đã quên rồi. Vào bệnh viện khám lại không tìm ra bệnh, có cố gắng chạy chữa thì chỉ nhọc công mà thôi, vừa tốn của, tốn sức lại thêm tốn thời gian. Nếu có đủ duyên gặp một người chỉ cho cội rể của vấn đề ở chổ phá thai và cha mẹ biết sám hối, lo tu sửa tánh tình, tích công bồi đức, hồi hướng cho các em bé thì thời gian sau tự khắc hết bệnh mà không cần phải uống thuốc. Tất cả còn phụ thuộc vào duyên phước cửa đương sự nữa, những hậu quả người cha người mẹ phải gánh không phải kết quả tự nhiên kéo đến. Tất cả đều có cái nhân của nó, cái nhân muốn nói trong việc này chính là việc phá thai, cướp đi sinh mạng của một con người. Viết những dòng này, không phải chúng tôi khuyên những bậc cha mẹ đang dính vào chuyện này không nên đi vào bệnh viện khám bệnh, ý chúngtôi muốn nói rằng nếu khám bệnh vẫn không tìm ra bệnh hoặc được cho thuốc uống nhiều lần không hết bệnh thì hãy tự xét lại bản thân mình có mắc vào việc phá thai hay không. Thật sự thân thể có bệnh thì phải nhờ bác sĩ giúp đỡ, điều trị, nhưng có một số bệnh (những bệnh liên quan đến tâm linh) bác sĩ sẽ không tìm ra mà cơn bệnh thì vẫn tiếp diễn, có một số bệnh tìm ra nhưng chữa hoài không hết. Lời khuyên của chúng tôi, bậc cha mẹ hay những người chưa kết hôn mà vấp phải những chuyện này (nhất là những người nữ) hãy đi tìm những người thầy tâm linh chân chính, các bậc thầy ấy sẽ chỉ dẫn cho quí vị con đường thoát, để quí vị có cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi nói quí vị tìm những bậc thầy tâm linh chân chính thì mới có thể giúp đỡ được, vì thật sự có những vị thầy thật và giả, những người thầy giả bao giờ cũng có mặt và có mặt rất nhiều. Tìm không đúng thầy thì tiền mất tật mang, trong xã hội ngày nay, thật giả khó phân biệt, quí vị hãy cẩn thận kẻo bị lầm rồi lại tạo thêm nghiệp.

Có lần chúng tôi xuống Long Thành, Vũng Tàu. Có một bà cụ tuổi gần tám mươi, sức khỏe vẫn bình thường, nhưng lạ thay một vài năm trở lại đây tính khí của bà thay đổi thất thường và có những biểu hiện như con nít. Bà hay thường lén lút một mình, thích ăn cà rem, thích uống nước ngọt, uống sữa. Bà ta có thể uống sữa thay cơm nhưng sức khỏe vẫn bình thường, gặp các con thì bà hay xin tiền, bao nhiêu tiền xin được bà mua sữa uống. Trước đó vài năm, bà không có những biểu hiện này, các con bà rất thương nhưng không biết làm thế nào để có thể làm cho bà hiểu mà dừng lại. Tiếp cận với gia đình, chúng tôi được biết khoản về bốn mươi năm về trước nhà bà rất nghèo, nghèo đến nỗi không có cơm ăn. Khi bà sanh đưa con này ra được vài ngày thì đứa bé bị bệnh khát sữa mà chết, không có tiền mua hòm, bà chỉ có thể lấy một manh chiếu cuộn tròn con lại chôn trong sự đau buồn khôn siết. Người hàng xóm cạnh nhà thấy tình cảnh đáng thương như vậy mới tặng cho bé cái khăn còn mới quấn quanh bé trước lúc chôn. Nhưng rồi bà mẹ lại lấy cái khăn ấy để đổi lấy bo bo ăn và mọi chuyện đã gần như trôi vào quên lãng sau mấy chục năm. Các con của bà cũng lớn và trưởng thành, ít ai còn nhớ đến một người chị đã chết cách đây mấy chục năm trước, cho đến khi bà mẹ mấy năm gần đây thường xuyên có những biểu hiện giống như em bé thì lúc ấy mọi người mới bắt đầu hoài nghi và đặt câu hỏi liệu có phải là chị của mình vẫn còn quanh quẩn đâu đây không và tác động vào mẹ hay không. Chính những câu hỏi ấy đã thúc anh chị em trong gia đình tìm đến những vị tâm linh để được giải bày những gúc mắc. Chúng tôi có duyên tiếp xúc với gia đình và được biết em bé tác động vào mẹ khiến cho bà vào những năm cuối đời lại có những biểu hiện giống như em bé. Chính nhân chứng là người hàng xóm đã tặng cho em bé cái khăn kể lại câu chuyện năm xưa, lúc ấy các anh chị em con của bà còn rất nhỏ và không biết việc này. Thật tội nghiệp, em bé bị mẹ quên lãng, bị anh chị em bỏ rơi, không biết cách nào, em đã tác động vào mẹ, qua những biểu hiện ấy của mẹ mà mọi người trong nhà nhận ra để giúp đỡ, để biết được em chưa siêu thoát, mà gia đình cố gắng làm những việc phước đức hồi hướng cho em, để em có thể nhờ phước duyên này thoát khỏi cảnh giới vất vưởng.

Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều điều suy ngẫm, nhất là những bậc làm cha làm mẹ. Đâu phải chết là hết, đâu phải thai nhi chỉ là giọt máu, đó là hành động tước quyền sống của con người. Câu chuyện ở trên tuy bà cụ không phải phá thai nhưng để minh chứng một điều rằng em bé khi chết vẫn còn vất vưởng, quanh quẩn cho đến mấy chục năm sau vẫn còn. Các em bé chết do phá thai cũng thế, cũng sẽ vất vưởng, cũng sẽ khổ đau, buồn tủi, thèm khát, cô đơn… và cần, rất cần sự quan tâm, lo lắng giúp đỡ của cha mẹ, gia đình.

Quay lại những triệu chứng liên quan đến sức khỏe vì phá thai, một biểu hiện nữa là sức khỏe của người mẹ giảm rỏ rệt, thường hay mỏi mệt rã rời, ăn không ngon, ngủ không yên, mặt này xanh xao, làn da tái nhợt, không còn sinh khí sống. Nếu trường hợp này nặng thì người mẹ không thể làm được việc gì nữa, bởi vì không còn sức làm và cũng không còn tinh thần làm. Những cơn mệt mỏi cứ kéo dài ngày này sang ngày khác, có trường hợp vì rã rời kéo dài nên đã mất mạng luôn.

Có những trường hợp đôi mắt của người mẹ thường xuyên nặng trĩu như đang bị một vật gì đang đè lên đôi mắt khiến không thể mở lên được. Thông thường buồn ngủ lắm thì đôi mắt nặng trĩu và muốn sụp xuống ngủ, nhưng ở đây dù không buồn ngủ nhưng đôi mắt vẫn cứ nặng. Đi chung với đôi mắt nặng trĩu là ánh mắt thất thần, thiếu thần khí, lúc tỉnh, lúc mê, như ngây, như dại, ánh mắt khó tập trung một chỗ, hay nhìn vu vơ, vô định.

Trên đây là một số biểu hiện về sức khỏe vì bỏ em bé, những biểu hiện này có liên quan đến tâm linh và sẽ chữa lành nếu được hữu duyên, gặp bậc thầy tâm linh hướng dẫn. Ở trên chỉ là những biểu hiện sức khỏe thông thường, còn nhiều biểu hiện khác nữa và tùy nghiệp lực mỗi người mà có những biểu hiện về sức khỏe khác nhau. Những căn bệnh này là cái quả đương sự phải gánh chịu vì đã gây ra cái nhân, nếu không biết hồi tâm thức tỉnh thì cơn bệnh sẽ ngày một nặng hơn và có thể sẽ cướp đi sinh mạng. Nhưng không phải ai cũng mắc vào tình trạng này, có người nặng, có người nhẹ, có người không thấy ảnh hưởng gì về sức khỏe. Trường hợp nặng có nghĩa là cái nhân đã gây đến lúc phải chịu quả, hoặc giả gây nhân ( phá thai) mà không biết hồi đầu sám hối, tích công bồi đức chuộc lại lỗi lầm, khiến sức khỏe ngày càng sa sút trầm trọng. Trường hợp nhẹ, có thể do gây nhân nạo phá thai, nhưng do biết thức tỉnh nhận chân được lỗi lầm và lo tu tâm sửa tánh, tích đức để chuộc lại nghiệp chướng hoặc bệnh nhẹ là do cái quả chưa chín mùi. Đến lúc nào đó quả chín mùi thì phải chịu quả do mình gây ra…. Còn những trường hợp chưa thấy ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể chưa đến lúc phải trả quả. Nhân quả ba đời, có thể khi tạo nhân thì trong đời này phải nhận quả gọi là hiện báo, đời sau nhận gọi là sanh báo, nhiều đời sau nhận quả thì gọi là hậu báo. Chớ có mừng vì phá thai không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân đã gây ắt phải chịu quả, nhân quả luôn công bằng, không sai chạy thiên lệch. Đã gây nhân phá thai mà biết ăn năn hối lỗi, làm lại từ đầu, thì tùy theo công phu tu tập, tùy vào phước gây dựng, nếu phước mình lớn thì sẽ giúp đương sự không bị ảnh hưởng về sức khỏe. Một phần phước đức tạo được thì một phần nghiệp chướng được giảm đi.

Là người biết tu tập, biết sợ những hậu quả do gây nhân thì ngay từ lúc này đương sự hãy sám hối quay đầu, làm những điều phước thiện, hướng cuộc đời theo đường đạo đức thì bệnh có nặng sẽ trở thành nhẹ, bệnh nhẹ sẽ hết bệnh hoặc có duyên lành gặp được thầy tâm linh chỉ dẫn vượt qua những khó khăn này.

 

TÌNH CẢM LỤC ĐỤC

Nhiều cặp vợ chồng ban đầu sống với nhau hạnh phúc nhưng không hiểu sao một thời gian sau bắt đầu có những đổ vỡ xảy ra. Những đổ vở này có thể nhỏ, có thể lớn, có trường hợp hai vợ chồng phải ly dị, ly thân…nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này, trong phạm vi bài này, chúng tôi xin trình bày nguyên nhân liên quan đến vấn đề tâm linh.

Sống với nhau có hạnh phúc là một nghệ thuật, cả vợ và chồng phải nắm được nghệ thuật sống, nếu không chuyện đổ vỡ gia đình sẽ xảy ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ gia đình bắt đầu từ ngày vợ phá thai. Gia đình đang êm ấm, nhưng kể từ lúc phá thai thì tính tình của người vợ thường hay nóng nảy, gay gắt, khó chịu, gay gắt này kéo đến mà người vợ cũng không hay biết tại làm sao mình lại có những tâm lý như vậy. Không vợ thì chồng có những tâm lý này, dẫn đến sự bất hòa, nếu không có thiện duyên gặp được thầy lành bạn tốt hướng dẫn chỉ đường thì tình cảm cả hai sẽ ngày càng trở thành những vực sâu, hố thẳm, không thể san lắp được, tới lúc này vấn đề ly thân chỉ còn là thời gian.

Bỏ em bé mà người mẹ biết là lỡ lầm, thành tâm sám hối và nguyện sống tốt hơn thì có thể những sự lục đục về tình cảm sẽ ít xảy ra, có xảy ra cũng không có gì quá lớn. Còn nếu bỏ em bé, cha mẹ không biết đó là tội, không biết mình sát hại một sinh mạng, sinh mạng đó chính là con của mình, một sự thờ ơ vô tâm thì thế nào ít nhiều chuyện tình cảm của hai người sẽ bị tác động theo chiều hướng xấu. Nhưng cho dù em bé có tác động để chuyện tình cảm giữa vợ chồng xấu đi thì mục đích ở đây em muốn cha mẹ biết sự có mặt của mình. Biết đâu chính sự lục đục kéo dài về chuyện tình cảm sẽ là một nghi vấn cho người cha người mẹ. Bình tâm và có chiều sâu một chút, cha mẹ sẽ hỏi rằng tại sao trong thời gian gần đây chuyện tình cảm cứ lục đục, biết đâu một trong hai người sẽ nghĩ ra là có phải do phá thai hay không, dù đó chỉ là một mối nghi. Chỉ cần có một câu hỏi như thế thì manh mối sẽ từ từ lộ diện. Cha mẹ thức tỉnh biết đã có tội và nguyện hứa sống tốt hơn trong những ngày tới thì tự khắc tình cảm hai người sẽ trở nên dễ chịu hơn rất nhiều. Nếu hai vợ chồng không thể hiểu được vấn đề thì chính những thắc mắc này sẽ thúc đẩy họ đi tìm đến một nhà tâm linh để tìm câu giải đáp. Đến với nhà tâm linh họ sẽ hiểu rõ ra vấn đề và biết rằng chính nhờ lục đục tình cảm này mà gia đình mới biết được sự hiện diện của đứa bị họ từ chối.

Dù có giận cha mẹ tước quyền sống của mình đi chăng nữa thì trong tận chiều sâu các vong linh thai nhi vẫn mong muốn cha mẹ có cuộc sống hạnh phúc, biết lo lắng và thương yêu nhau, có như vậy các em mới yên tâm và sẵn sàng mở lòng tha thứ cho vụng dại cha mẹ đã gây.

Chúng tôi có gặp trường hợp hai vợ chồng xích mích tình cảm với nhau, hai người đã ra ở riêng, họ có hai người con, một đứa lớn ở với cha, một đứa nhỏ ở với mẹ. Có lần anh đến với chúng tôi và xin giúp đỡ về tâm linh để biết được hoàn cảnh của mẹ anh đã mất như thế nào. Lạ thay chúng tôi lại thấy bên cạnh bà có hai đứa bé nhỏ, hỏi lại thì chúng tôi mới biết anh và vợ đã có hai lần bỏ thai, nhưng rồi hai người cũng quên hẳn đi chuyện này vì nghĩ rằng lúc ấy chúng chỉ là những giọt máu. Nhờ biết được sự hiện diện của hai đứa con như vậy mà hai vợ chồng đã thành tâm đến gặp chúng tôi để biết rõ hơn về các con và tìm con đường giúp cho các vong linh thai nhi vô tội. Thật cảm động trong buổi nói chuyện giữa cha mẹ và hai đứa con đã bị chối bỏ, các em đều mong muốn cha mẹ hãy nắm tay nhau và thương yêu nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, cha mẹ có hạnh phúc thì con mới có hạnh phúc và có thấy cha mẹ như vậy thì con mới yên tâm. Dù đã bị chối bỏ cái hạnh phúc nhất là quyền được làm người, nhưng các em vẫn thương và mong muốn cha mẹ hãy hòa thuận với nhau. Đó là cả một bài học lớn không chỉ dành cho cặp vợ chồng nọ mà là những bài học cho những cặp vợ chồng khác. Các em dù đã không còn hiện hữu, không được làm người, nhưng vẫn mong muốn cha mẹ hạnh phúc bên nhau.

Lần khác ở tại Lâm Đồng, có một cô sống khổ tâm vì chồng con, chồng lạnh nhạt với cô và hay la mắng, tuy sống chung với nhau nhưng tình cảm dành cho nhau rất ít, với lại người con trai cũng hay la mắng cô và tuy ở chung nhà nhưng lại ăn riêng. Hồi trẻ cô có mất một em bé trong bụng khoảng 7-8 tháng. Cô thường xuyên thấy đứa bé trở về với mình trong giấc mơ. Có lần cô thấy đứa bé đứng bên cạnh cửa sổ đang nhìn mình với vẻ mặt buồn rầu, cô biết con mình chưa siêu thoát và luôn bên cạnh. Lần ấy em bé đã về trực tiếp nơi người mẹ và kể lại nhiều lần chuyện thầm kín mà chỉ có người mẹ âm thầm chịu đựng, hằng đêm bà đã khóc thầm và đau khổ. Hôm ấy chồng và con của cô đi làm xa, cách khoảng vài chục km, em bé nhất quyết không rời khỏi mẹ nếu không gặp anh và cha. Thế là dù ở cách xa nhưng người nhà phải gọi điện cho hai người trở về, gặp cha và anh, em bé bắt cha và anh phải hứa với mình lo cho mẹ và không được ăn hiếp mẹ nữa, có như vậy bé mới chịu đi.

Bỏ thai là nghiệp nặng của người phụ nữ khi làm mang kiếp người, nhiều khi họ phải chịu cay đắng, buồn tủi, uất hận, nghẹn ngào một mình mà không được sự chia sẻ của người chồng, người yêu. Những khổ đau ấy họ phải gánh chịu một mình và âm thầm chịu đựng trong buồn tủi, trong khi đó người chồng thì cứ dửng dưng và lạnh lùng một cách vô trách nhiệm, cứ như là đứa con đã chết kia không liên quan gì đến họ vậy.

Ngày nay trong xã hội có nhiều cặp vợ chồng ly di, tỷ lệ lớn hơn lúc trước rất nhiều. Đã có nhiều giải thích cho vấn đề này, có nhiều khía cạnh dẫn đến sự tan vở gia đình. Trong đó không thấy hoặc ít ai giải thích rằng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đổ vở gia đình có liên quan đến sự phá thai. Họ không nói vì họ không biết, hoặc họ biết nhưng không biết rõ, hay là vấn đề này tế nhị khó giải thích và chứng minh nên nguyên nhân quan trọng này ít được nhắc tới. Nhưng có lẽ những đối tượng liên quan đến vấn đề họ sẽ cảm nhận rõ ràng nhất rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến gia đình tan vỡ là trong đó có nguyên nhân phá thai.

Bỏ một cục đá vào ly nước uống, quan sát chúng ta sẽ thấy phần nổi lên trên mặt nước khoảng một phần mười, còn lại chín phần mười đang chìm dưới mặt nước. Một phần mười nổi trên mặt nước được dụ cho những cái gì chúng ta có thể thấy được rõ, nghe được rõ, sờ chạm được bằng tay, nói chung là những gì khoa học có thể chứng minh được. Còn chín phần mười chìm dưới nước kia mà những gì mà giác quan thông thường của con người ta khó nắm bắt được, những gì khoa học khó chứng minh được, chỉ có những người hữu duyên mới có cảm nhận. Vậy thì chuyện phá thai và vong linh em bé vẫn còn vất vưởng đâu đó bên cha mẹ nằm trong chín phần mười chưa được giải thích, chưa được tìm hiểu rõ. Cái gốc của mọi vấn đề, phần nhiều nằm ở chín phần mười đang còn ẩn dấu kia. Cho nên, câu hỏi lớn được đặt ra l: “Có phải phá thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến gia đình mất hạnh phúc không?”. Câu trả lời xin để những người hữu duyên cảm nhận, những đối tượng nằm trong vấn đề này tự suy ngẫm.

Nói như trên thì không lẻ chỉ có những người lập gia đình mà có bỏ thai thì mới gặp rắc rối trong chuyện tình cảm thôi sao, còn những trường hợp chưa lập gia đình mà đã ăn trái cấm, rồi dẫn đến hậu quả là phải phá thai thì có ảnh hưởng hay không. Xin thưa những trường hợp này vẫn bị ảnh hưởng, hiện nay càng có nhiều những người trẻ phá thai, độ tuổi còn trẻ đi phá thai tăng lên nhanh, đa phần những bạn trẻ này chưa lập gia đình, có bạn chỉ mới 12-13 tuổi, có bạn tuổi 18 đã phá thai ba bốn lần. Đọc trên sách báo, trên mạng, chúng ta sẽ thấy có nhiều trường hợp bạn trẻ tìm đến những bệnh viện để giải quyết hậu quả, đó là chưa kể những bạn trẻ đi giải quyết ở những chỗ phá thai chui, rồi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tinh thần, có bạn trẻ đã chết sau lần phá thai chui.

Những bạn trẻ chưa lập gia đình nhưng đã phá thai, nhất là phá thai nhiều lần thì chuyện tình cảm sẽ lận đận và dở dang lắm. Lận đận lúc chưa lập gia đình, có lập gia đình đi nữa thì chuỗi ngày rắc rối về tình cảm sẽ còn kéo dài để họ phải chịu những khổ đau, buồn não. Âu cũng là cái nghiệp của người nữ, cái nghiệp của hành động phá thai.

Đối diện với những trường hợp này, chúng ta hãy mở rộng tấm lòng tha thứ và thương yêu những người phụ nữ đang nằm trong những hoàn cảnh ấy. Họ sẽ khổ rất nhiều, khổ vì những hậu quả trước mắt của việc phá thai, khổ vì luật nhân quả công bằng, những gì họ gây rồi họ sẽ phải chịu. Chúng ta nếu không giúp gì được cho họ thì xin đừng để tâm ghen ghét và xua đuổi, để họ đừng trở nên mặc cảm, tự ti về những vụng về đã tạo. Hãy tha thứ và tha thứ, hãy tạo cho họ có những cơ hội sửa đổi, để tương lai của họ không phải hướng về hố thẳm mờ mịt, hãy cho họ có cơ hội hướng về phía trước, phía ánh sáng, phía đạo đức.

 

CÔNG VIỆC ÍT HANH THÔNG

Thêm một biểu hiện nữa, sau lần phá thai thì công việc của vợ chồng hay của những người phá thai chưa lập gia đình sẽ bị ngưng trệ, như có một tác động vô hình nào đó khiến cho mọi công việc trở nên trì trệ, không thuận buồm xuôi gió.

Mọi việc bắt đầu trở nên chùn xuống, như công ăn việc làm lâu nay phát triển bình thường bổng bắt đầu có những trục trặc, ban đầu là nho nhỏ, sau lớn dần lớn dần đến chỗ bế tắc công việc. Công việc bế tắc thì vấn đề kinh tế trong gia đình trở nên khó khăn hơn, tự động lại sinh ra nhiều phiền phức khác. Có những trường hợp tôi thấy hai vợ chồng cố gắng làm ăn mãi mà không dư dã gì, làm cho lắm, dành dụm cả tháng, cả năm thì trong một ngày phải chi tiêu vào một việc gì đó để không có thể dành dụm được. Hết việc này xảy ra đến việc kia xảy ra bất như ý, chuyện ngoài ý muốn cứ dồn dập kéo đến khiến cho các công việc bị ngưng trệ. Nhiều khi có những gia đình phải bán nhà, bán của để trả nợ vì công ăn việc làm thua lổ, bệnh tật.

Chúng tôi có tiếp xúc cặp vợ chồng ở Bình Dương rơi vào trong hoàn cảnh này. Khoảng hơn mười năm trước cô có phá thai một em bé trai. Từ ngày phá thai thì hằng đêm cô thường thấy em, sức khỏe bắt đầu suy sụp, người cô luôn cảm thấy mệt mỏi, rã rời, công việc làm ăn gặp nhiều rắc rối. Sau đợt bỏ thai khoản 4 năm, một hôm vô tình có một người không quen biết nói với cô là cô có bỏ em bé trai, vong linh bé đang theo bên cô và phá dữ lắm, cô hãy lo cúng cho bé đi.

Ngày tháng trôi qua, vì công ăn việc làm, vì miếng cơm manh áo, cô không để tâm nhiều đến việc cúng kiếng và chú ý đến sự có mặt của vong linh con bên cạnh mình. Sức khỏe ngày một yếu , công việc cứ thất bại liên tục, khiến cô phải đình trệ trong công việc và phải bán nhà trả nợ. Đến lúc này cô mới thức tỉnh về những lỗi lầm của mình, mới nhớ đến lời nhắn của một người không quen biết về sự có mặt của vong linh em bé do cô bỏ khoảng bốn năm. Vong linh của em bé con của vợ chồng này rất giận dữ cha mẹ, giận vì cha mẹ đã bỏ con, dù con đã báo cho cha mẹ biết sự có mặt của mình qua nhiều cách như sức khỏe, công việc làm ăn, giấc mơ và qua trung gian một người.

Nói chuyện với chúng tôi, cô đã biết hối hận về tội lỗi của mình, nhưng mọi việc cũng trể nhiều. Sức khỏe cô rất yếu, nhà cửa không còn, tình cảm lục đục, tuy nhiên mọi chuyện sẽ bắt đầu sáng sửa hơn từ việc cô biết nhìn lại, biết những sai trái của mình cũng như sự lạnh lùng thờ ơ đối với con.

Bài học của cặp vợ chồng trên cũng là bài học chung của những cặp gia đình đang lọt vào tình trạng này. Nếu khéo léo lưu ý những cặp vợ chồng bỏ thai sẽ thấy những của cải của mình cố gắng dành dụm tích lũy trong nhiều ngày, nhiều tháng, sẽ mất đi vì một việc gì đó chỉ trong một vài ngày hay trong một buổi sáng. Nói chung nhiều việc bất như ý cứ kéo đến khiến cho của cải làm được phải hao tốn, không dành dụm được. Một số nằm trong trường hợp này không biết, thì chúng ta hay nghe họ nói làm hoài không thấy dư, hết chuyện này đến chuyện khác kéo đến.

Nhiều gia đình lận đận hoài trong công việc làm ăn, ngốc đầu lên không nổi, một trong những nguyên nhân có nguyên nhân bắt nguồn từ việc phá thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại trong công việc, không chỉ có một nguyên nhân phá thai. Chúng tôi viết ra đây, để ai nằm trong hòan cảnh này hãy lưu ý đến vong linh đứa bé bên cạnh, hãy ý thức sự có mặt của con bên cạnh, lo lắng và cúng kiếng cho con, đừng bỏ rơi con, nhất là những trường hợp vong linh thai nhi đã báo cho cha mẹ biết qua một trung gian, như câu chuyện của người phụ nữ trên đã được báo sự có mặt của đứa con bên cạnh. Hãy nhận lỗi, sám hối và cầu nguyện cho con, tùy theo đức tin của tôn giáo mình đang tín ngưỡng mà cầu nguyện với đấng mình tôn thờ. Có như vậy thì hoặc may công việc mới bắt đầu trở lại quỹ đạo của nó, và làm được những việc này thì khỏang một thời gian ngắn sau, chúng ta sẽ có thấy công việc bắt đầu trở nên sáng sửa hơn. Đừng để quá trễ rồi hãy làm, e rằng không kịp, đừng đợi đến lúc khát nước mới đào giếng, sao mà kịp nữa. Nhất là những trường hợp vong linh thai nhi qua người trung gian hay qua giấc mộng, mà người cha và người mẹ vẫn dửng dưng thì thế nào nhiều chuyện rắc rối cũng xảy ra tiếp sau đó. Hãy nhìn nhận con và lỗi lầm của mình, biết nhận lỗi không bao giờ là quá muộn và chính vong linh em bé dù giận hờn trước sự vô tâm của cha mẹ đi nữa, vẫn sẽ mở lòng tha thứ cho cha mẹ mà không còn quấy phá.

 

TINH THẦN HỐT HỎANG, ÁM ẢNH

Tinh thần hốt hỏang và ám ảnh là một biểu hiện của sự phá thai, triệu chứng thường đến nhiều hơn với người mẹ và những cô gái trẻ chưa lập gia đình nhưng đã phạm phải vào. Người phụ nữ bỏ thai thường hốt hỏang lo sợ bởi vì họ thấy được hình ảnh của đứa con trong mơ thường xuyên, bởi vì nhiều khi họ thấy đứa con ngồi bên cạnh trên gường, thường kéo chân mỗi đêm, hay đứng bên hong cửa sổ ngay khi họ còn tỉnh. Hình ảnh ấy chỉ thóang qua trong mắt họ, trong một giây phút nào đó nhưng đủ làm cho họ lo sợ. Những hình ảnh phá thai, hình ảnh của đứa con cứ ẩn hiện trong tâm trí người mẹ, khiến họ đứng không an ổn, ngồi không vững vàng, ăn không ngon, ngủ không yên, rồi từ từ trở nên suy sụp tinh thần, sức khỏe yếu đuối, da dẻ xanh xao, đôi mắt thất thần. Lúc Nào họ cũng bị ám ảnh và cảm nhận có vong linh bên cạnh. Người phụ nữ rất nhạy cảm trong chuyện này, họ sẽ nhận ra là con đang ở quanh quẩn bên mẹ dù họ không biết tường tận như thế nào.

Những ám ảnh tội lỗi cứ thế theo họ, khiến không làm chủ được tinh thần nữa. Họ bị ám ảnh khi tỉnh và khi lên gừơng ngủ vẫn bị ám ảnh, nhiều đêm phải thức trắng và thường xuyên nằm ngủ thấy ác mộng.

Có những người phụ nữ phá thai xong thì cứ xem đó như chỉ là những giọt máu nên họ không lưu ý đến sự sống có mặt nơi bào thai. Nhưng cho dù họ không biết thì không có nghĩa là họ không có tội và không có nghĩa là đứa bé không theo bên cạnh. Chỉ sớm hay muộn, người phụ nữ bỏ con sẽ cảm nhận được sự có mặt của con bên cạnh. Cũng có khi qua trung gian, vong linh thai nhi đã báo cho mẹ biết nhưng người này làm ngơ. Nhân nào thì quả nấy, sẽ đến lúc nào đó họ sẽ biết được con mình luôn ở bên cạnh.

Còn những người phụ nữ nào biết tội của mình thì hãy mạnh dạn đứng lên, đừng để những ám ảnh cứ theo. Thay vì ngồi khóc lóc buồn tủi, thì hãy làm điều tốt hồi hướng, cầu nguyện cho con. Có như vậy, thì tâm lý mặc cảm sẽ không dày vò mình nữa bởi vì mình đã biết nhận tội và đứng dậy mạnh mẽ trên đôi chân, để làm những điều tốt đẹp ở tương lai, hòng cầu nguyện cho con. Được như thế thì vong linh em bé cũng mừng và nương theo phước đức của mẹ cha mà tu tập và sẽ không còn hiện về cho cha mẹ thấy nữa.

 

SINH CON KHÓ NUÔI

Đứa trẻ sinh ra khó nuôi có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là người mẹ từng phá thai. Lúc sinh đứa trẻ ra là khó sinh rồi, nuôi lại càng khó hơn. Những biểu hiện như đứa trẻ thường xuyên bị bệnh, ngủ hay giật mình, có nhiều đứa thường hay khóc cả đêm.

Có cặp vợ chồng nhà ở Vũng Tàu sinh con ra rất khó nuôi, đứa bé ban ngày ngủ, nhưng bắt đầu từ khoảng năm giờ chiều trở đi là khóc cho đến ba, bốn giờ sáng mới ngủ. Đứa bé kh nhiều cả đêm, khóc nhiều nhất là khoảng mười hai giờ đêm. Với việc khóc như vậy trong một thời gian thì ba mẹ cháu suy sụp về sức khỏe, tối nào cũng phải thức dỗ dành con. Bà của bé nuôi một thời gian cũng chịu không nổi. Khi vợ chồng đến với chúng tôi thì chúng tôi đã dùng nhiều cách từ khoa học đến tâm linh giúp bé nhưng vẫn không khỏi. Đi vào bệnh viện khám thì bé không bị gì, chỉ có cái tật la khóc cả đêm. Sau nhiều cách mà không giúp được bé khiến chúng tôi cũng áy náy, không ngờ khi được chỉ giúp bé bằng cách mỗi lần cho em bé bú thì người mẹ hãy lấy một ít sữa của mình rải ra xung quanh, với tâm niệm bố thí sữa này cho các vong linh vất vưởng quanh đây được thọ dụng. Không ngờ làm cách này em bé bớt khóc đêm. Nghe câu chuyện này mà không chứng kiến được nhân chứng thì chúng ta có thể nói là một sự tình cờ. Xin thưa không phải như vậy, có rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết, chưa biết không có nghĩa là không có mà có thể những điều ấy chúng ta chưa tìm ra. Quý vị hãy đọc câu chuyện có thật xảy ra với một người phụ nữ tại Sài Gòn sau đây với một suy nghĩ như thế, cái gì chưa biết có thể cái đó ta chưa tìm ra.

Người phụ nữ với khuôn mặt nhiều khắc khổ, cô đã có chồng nhưng vì lục đục nên hai người ra ở riêng. Cô đau khổ về chuyện tình cảm với chồng và không có được người con nào còn sống. Cô kể cách đây vài năm trước, cô có mang thai em bé khoảng ba, bốn tháng, vì hoàn cảnh nên cô đã bỏ thai. Đến lượt có thai bé thứ hai thì cô muốn giữ lại để sinh, nhưng đứa này muốn giữ thì không giữ được, trong một lần vô tình cô đã mất em bé. Kể từ ngày bỏ thai em bé đầu tiên, cô thường hay nằm mơ thấy một bà già. Bà ta hay về trong giấc mơ và hay dành đứa con của cô. Đứa bé thứ ba cô sinh ra là một bé trai, bé khó nuôi, đến khoản 9-10 tháng tuổi, cô thường xuyên mằm mơ thấy một bà cụ về dành đứa con của cô trong mơ. Trong giấc mơ với bản năng thương con của một người mẹ, cô đã tranh đấu với bà hòng giữ lại đứa con nhiều lần. Cơn ác mộng cứ mỗi đêm lại về, một đêm trong giấc mơ cô đã bị bà lão cướp mất đứa con, tỉnh dậy linh tính báo một điều gì đó không hay sắp xảy ra, vài ngày sau đứa con trai của cô sốt nhẹ và qua đời.

Đau khổ với việc mất con, lại bị chồng và gia đình đối xử tệ bạt. Bây giờ cô chỉ sống thui thủi một mình, với nhiều nổi khổ đang chất chứa trong lòng. Cô biết đến chúng tôi qua một người giới thiệu, với những thao thức, thắc mắc trong lòng về chuyện của bà cụ dành đứa con của cô và sự ra đi của đứa con để lại một nổi đau to lớn.

Chuyện của cô xảy ra rất lạ, đứa bé mà cô bỏ thai chính là bà lão mà cô thường nằm mơ thấy. Bình tâm suy nghĩ lại, cô mới thấy rõ từ dạo bỏ thai đầu tiên thì cô mới nằm mơ thấy bà lão. Bà ta không muốn cô được trọn vẹn niềm vui khi được làm mẹ. Sự ra đi của đứa con thứ ba cũng có tác động của bà lão, chúng ta nhớ rằng đứa bé thứ ba chỉ mất vài ngày sau giấc mộng, cô thấy bà cụ đã giật được đứa bé trong tay cô.

Câu chuyện này thật khó tin và cũng thật khó hiểu, nếu không thấy được cội gốc vấn đề thì ta khó có thể chấp nhận được. Đây là câu chuyện minh chứng cho việc oán oán chất chồng. Thông thường, một người con đến với người mẹ là để trả ơn hoặc báo oán. Trường hợp của cô là báo oán, được biết bà cụ chính là một người bị cô hại ở kiếp trước, kiếp này bà quay lại làm con cô để báo oán. Nhưng không ngờ, đứa bé này còn trong bụng thì cô đã tước đi mạng sống của nó, với tâm niệm báo oán khi làm con của cô, giờ đây cô lại gây thêm thù oán khi tước đi quyền sống của đứa trẻ. Thế là oán oán lại chất chồng với nhau, thay vì cô phải trả cho cái quả của mình đã gây với bà lão, thì cô lại tạo thêm mối dây oan nghiệt khiến oán thù thêm chồng chất. Bao nhiêu đau khổ của cô, từ việc mất con, mất chồng, sức khỏe suy yếu…là cái quả mà cô phải chịu cho những hành động của mình đã gây ở kiếp này và kiếp trước. Có những câu chuyện chỉ có thể lý giải được nếu biết được cội nguồn mà mình đã gây ra ở tiền kiếp.

Giờ đây cô đã biết quay đâu hướng thiện, hướng về con đường đạo đức. Bà lão còn nhắn với cô rằng, những gì cô đau khổ ngày hôm nay vẫn chưa thấm thía gì với những nổi khổ niềm đau mà cô đã gây ra cho bà lão từ kiếp trước.

Nhìn lại, chúng ta sẽ thấy có những cái như là nghịch lý trong cuộc đời, có người mang thai thì phá thai, đến lần khác muốn giữ thai lại sinh con thì giữ không được. Có người mang thai mà ăn uống không biết giữ gìn nhưng thai vẫn không hư, có người chỉ cần ăn uống sai một chút là liền hư thai. Có người mang thai đi đứng nằm ngồi rất cẩn thận, không dám làm điều gì nặng nhọc nhưng chỉ vô tình một chút là liền hư. Vậy mà có những người mang thai vẫn chạy nhảy suốt ngày, buôn bán sáng đến tối, gần đến ngày sinh vẫn suốt ngày đi buôn bán làm ăn, nhưng thai nhi vẫn sinh ra mạnh khỏe bình thường. Dường như có cái gì nghịch lý, mâu thuẫn trong những câu chuyện này, nhưng xin thưa không phải như vậy, tất cả đều có cái lý của nó. Mọi việc xảy ra đều có cái lý của nó, vấn đề là ta có tìm ra được cái lý hay không, không có chuyện gì xảy ra tự nhiên cả.

Có cặp vợ chồng gần ngã ba Trị An, Đồng Nai. Đứa con đầu lòng, hai người từ chối bằng hành động phá thai. Từ đó đến nay cô đã mang thai bốn lần nữa nhưng không có lần nào cô giữ được thai, dù cô làm mọi cách có thể gìn giữ lại bào thai. Những lần mang thai sau, cô không làm gì, chỉ ở nhà dưỡng sức đến ngày sinh con, nhưng thai nhi vẫn cứ bị hư.

Gần đây, cô vẫn chưa có con, lời khuyên của chúng tôi là trong thời gian này cô khoan có ý định có em bé, vì cô có mang thai thì thai nhi cũng bị hư như những lần trước. Việc cần làm của hai vợ chồng bây giờ là sám hối với đứa con mình đã phá và không giữ lại được. Làm những điều tốt lành trong khả năng, đem những công đức ấy hồi hướng cầu nguyện cho các con. Có làm được như vậy thì một thời gian sau vợ chồng mới có thể có con được, bằng không bây giờ có thai sẽ lại hư nữa.

Những ai sinh con khó nuôi, hãy nhìn lại mình từ trước tới giờ có phá thai hay không. Nếu có lỡ phạm vào hãy thành khẩn ăn năn, xin lỗi các con và nguyện từ nay không dám tái phạm nữa, song song là cố gắng làm những điều tốt lành thì tự nhiên đứa con khó nuôi sẽ vượt qua những trở ngại. Xin nhắc lại, không phải những trường hợp sinh con khó nuôi nào cũng nằm trong tình trạng này, chúng tôi chỉ xin chia sẻ đến những người hữu duyên đồng cảnh ngộ, để cùng nhau tìm đường tháo gở.

 

THÔNG QUA TRUNG GIAN

Vong linh thai nhi có thể trở về báo cho cha hay mẹ biết qua giấc mơ và qua nhiều biểu hiện khác đã trình bày. Ở đây một biểu hiện nữa là thông qua trung gian một người nào đó, người này có thể là một người thân trong gia đình hoặc là một người xa lạ, cũng có thể là một vị thầy bói.

Có người biết được sự có mặt của con thông qua vị thầy bói nói, nhờ thầy bói mà người mẹ biết được con ở bên cạnh và một số ước muốn của con. Có thể là do bà mẹ cảm nhận sự có mặt của con bên cạnh mà dân gian thường gọi là có vong theo nhưng không biết rõ nên mới đến nhờ thầy bói giúp đỡ. Cũng có lúc bà mẹ hoàn toàn không ý thức được sự có mặt của con hoặc là vị ấy nghĩ rằng cái bào thai chỉ vài tuần kia, là giọt máu không có sự sống của một sinh linh, hoặc bà mẹ không có ý thức được mình đã vô tình xảy con trong một lần khiêng đồ quá nặng.

Một chiều nọ đi ra công viên chơi hay đang bách bộ, bổng gặp một người xa lạ tự nhiên nói rằng có vong linh con của cô theo, như thế cũng là một trong những biểu hiện của em bé thông qua trung gian một người. Trong một buổi lễ tại chùa, tại nhà thờ, tại đình miếu…gặp một người lạ tự nhiên không hỏi mà nói rằng, cô đang có vong linh con theo bên cạnh. Tất cả những biểu hiện như trên là thông điệp muốn nhắn gởi đến người mẹ sự có mặt của một sinh mạng, sinh mạng này là con của mẹ, trong một lần hay nhiều lần mẹ cố ý hay vô tình bỏ rơi. Thầy bói hay một người xa lạ nào là những người trung gian qua đó vong linh em bé muốn gởi nhắn đến cha mẹ sự có mặt của mình. Mới đây chúng tôi có gặp một anh thanh niên, đi vào quán ăn cơm chay thì gặp một người xa lạ nói anh có hai vong linh theo bên cạnh, hai người là em của anh mà mẹ đã bỏ lúc trước và đang lạnh, xin anh cho đồ mặc. Về nhà, anh hỏi lại mẹ thì mới biết rằng lúc trước mẹ từng có bỏ thai.

Đây chỉ một trong nhiều trường hợp vong linh thai nhi thông qua một người trung gian báo sự có mặt của mình. Những người làm cha làm mẹ, khi biết được sự có mặt của con trong những trường hợp ấy, nên tìm đến những người hiểu biết xin chỉ bày, hòng tìm ra con đường thoát cho cha mẹ và vong linh em bé. Có nhiều trường hợp vong linh thai nhi báo quá nhiều lần, nhưng cha hay mẹ vẫn thờ ơ và coi như không có gì quan trọng thì thế nào cũng sẽ gặp những rắc rối xảy ra. Những rắc rối này sẽ đến trên nhiều khía cạnh trong đời sống hằng ngày. Mỗi lần bé sẽ nhắc nhở mạnh hơn và có khi vong linh em bé nhập xác lên luôn ngay cả người mẹ, người cha, người thân, hay người xa lạ.

 

 

NHẬP XÁC

Những trường hợp này dân gian hay gọi là ma nhập, khi đã nhập xác rồi thì vấn đề trở nên trầm trọng, người cha, người mẹ nên tìm cách hoặc vượt quá khả năng thì tìm thầy chuyên môn trong lãnh vực giúp đỡ. Không bao giờ tự nhiên đứa bé nhập vào xác của cha hay mẹ hoặc người thân, bao giờ vong linh thai nhi nhập xác cũng có đối tượng và mục đích, vấn đề là làm sao xác định được mục đích là ai và đối tượng là gì.

Thường trường hợp nhập xác, người bị nhập không còn làm chủ được lời nói, hành động và suy nghĩ của mình. Lúc ấy người bị nhập chỉ có cái thân mà thôi còn tinh thần thì thuộc về một người khác. Trường hợp vong linh thai nhi nhập lên sẽ có những biểu hiện giống như một em bé. Vong linh có thể sẽ kể lại những câu chuyện mà chỉ có cha với mẹ mới biết và thường muốn nhắn gởi với cha mẹ về sự có mặt của mình. Nhiều trường hợp các em kể lại cha mẹ đã bỏ mình như thế nào, có em kể cha mẹ bỏ em trong sọt rác, bỏ xuống giếng, bỏ trong bệnh viện hay vất ngoài nghĩa trang… Người bị nhập tỉnh dậy thì không còn nhớ gì nữa nhưng những gì đã nói đều có mục đích và đối tượng. Vong linh em bé sẽ không nói những gì vô duyên, vu vơ đâu đâu, mà em nói có đối tượng và mục đích. Người ngoài lầm tưởng vong linh đang nói những điều không có, nhưng những người trong cuộc sẽ biết rõ nhất vong linh đang nói gì và nhắm vào ai.

Không phải trường hợp nào vong linh thai nhi nhập lên thì người bị nhập đều không nhớ, có người vẫn nhớ điều mình nói, hành động mình làm nhưng chỉ nhớ mang máng và không hiểu sao miệng cứ muốn nói như vậy và tay chân cứ hành động như vậy. Nhiều người hay nói trường hợp này là có hai con người chung một thân xác.

Các bậc cha mẹ nên nhớ, trường hợp nhập xác không thể tự nhiên xảy ra và nhập xác là một giai đoạn sau những lần vong linh em bé đã báo hiệu cho cha mẹ qua nhiều cách ở trên. Nếu đã bị nhập xác rồi thì hãy mau mau lo tìm cách giúp đỡ cho em bé cũng như cha mẹ. Đây là những biểu hiện mang theo cường độ nặng, nếu không giải quyết sẽ có những vấn nạn xảy ra.

Ở trên, chúng tôi đã trình bày một số biểu hiện của vong linh thai nhi, tùy mỗi người mà biểu hiện của em bé dưới hình thức khác nhau. Có người em bé biểu hiện dưới một hình thức, có người hai hoặc ba, có người nhiều hơn nữa. Các bậc cha mẹ cần nên nhớ, một khi em bé đã cho biết sự biểu hiện của mình thì cha mẹ đừng nên chần chừ và thờ ơ mà hãy nhìn lại chính mình, nhìn lại những hành động mà lo thức tâm, hối lỗi. Vong linh thai nhi rất đáng thương và tội nghiệp, cần sự quan tâm và sự hồi hướng cầu nguyện của cha mẹ. Hãy nhanh chóng làm những gì có thể, đừng chờ đợi. Nếu ngày trước cha mẹ ta bỏ ta thì ngày nay ta có còn hiện diện ở đây không. Hãy nghĩ mà thương các em. Các em đáng tội nghiệp lắm.

 

CON ĐƯỜNG CHUỘC LỖI

Đọc qua những hậu quả tai hại của tội phá thai, chúng ta biết đó là một cái nghiệp rất nặng trong đời người phụ nữ phải mang. Đa phần người phụ nữ nào cũng ít nhiều vướng vào cái nghiệp này, tuy nhiên, không phải vì có nhiều người vướng vào mà hậu quả có thể giảm đi. Nhân quả là công bằng với tất cả, không thiên vị một ai. Nói như thế để những ai biết mình đã tạo tội thì bắt đầu từ nay hãy dừng ngay việc làm ấy, đừng tạo thêm tội nữa, cũng đừng ngồi đó mà khóc lóc buồn rầu bởi những gì mình đã tạo, hãy mạnh mẽ lên để chuộc lại những lỗi lầm của mình. Dù có ngồi mà khóc qua năm này đến tháng nọ, dù ngồi mà hối hận cũng không chuyển được cái quả đâu, chi bằng hãy làm những điều tốt có thể. Một phần công đức được tạo ra là một phần tội được giảm đi, tùy theo số công đức chúng ta tạo ít hay nhiều mà số tội cũng giảm theo. Sau đây là một số phương pháp để những người hữu duyên, những người đã tững lầm lỡ chuộc lại lỗi của mình.

 

CHO CON MỘT CÁI TÊN

Chúng tôi thấy đa phần các bậc cha mẹ phá thai đặt tên cho các em là Vô Danh, Rơi, Rớt, Bỏ. Có nhiều em mất xong thì cha mẹ quên hẳn luôn, và mấy em này không có được một cái tên, dù là tên vô danh. Từ nay nếu người nào đã phá thai rồi thì hãy đặt cho con một cái tên họ đàng hoàng, ví dụ cha tên Nguyễn Văn Năm thì có thể đặt cho con là Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Văn … nhưng đừng đặt là Nguyễn Văn Vô Danh, hay Rơi, Rớt, Bỏ. Ví như mẹ tên Nguyễn Thị vui, thì dặt tên cho con là Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị …

Tại sao lại đặt cho con một cái tên đàng hoàng, nhiều khi là một cái tên đẹp? Chúng ta nên nhớ rằng, phá thai là một hành động tước đi quyền sống của một sinh linh, ở đây là tước đi quyền làm người. Khi đứa trẻ làm con của người nào thì tất cả đều có nhân duyên với nhau, bỏ thai là giết đi đứa con của mình. Chúng ta cứ nghĩ xem, nếu ngày trước cha mẹ chúng ta phá thai thì ngày nay ta có còn được ngồi đây nữa không và hoàn cảnh của ta sẽ như thế nào. Thai nhi đau khổ vô cùng, oán hận vô cùng vì cha mẹ đã tước đi quyền làm người của em, mà được làm người không phải là chuyện dễ. Trong nhà Phật có nói được làm người khó như một con rùa ở giữa biển cả mênh mông, lâu lâu mới trồi lên mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ mục trôi, con rùa làm sao trồi lên gặp đúng bọng cây đang trôi vô định đó, điều ấy thật khó xảy ra. Cũng vậy, thân người cũng khó được như con rùa mù gặp bộng cây. Khó vì lâu lắm con rùa mới trồi lên mặt nước một lần và khó hơn là làm sao trong cái khó ấy lại gặp đúng bọng cây giữa biển cả mênh mông. Cho nên, mới nói rằng “Nhất thất nhơn thân, vạn kiếp bất phục”, nghĩa là:

Một lần lỡ mất thân người

Trăm ngàn muôn kiếp than ôi khó tìm.

Thai nhi sẽ có rất nhiều cảm xúc khi bị bỏ, một trong những cảm xúc ấy là tủi thân tủi phận về số kiếp của mình đã không may mắn được làm người. Với những mặc cảm ấy, vong linh thai nhi mong muốn mình được công nhận là một con người, bởi vì thực chất mình là một con người. Chúng ta đã tạo quá nhiều tội với các vong linh thai nhi, đã thiếu nợ các em quá nhiều, bây giờ đặt cho các em một cái tên đàng hoàng như là chúng ta đang chuột lỗi vậy. Các em có cảm giác như cha mẹ mình đã hối lỗi, đã công nhận quyền làm người của mình nên mới đặt cho mình một cái tên mà có họ giống cha hay mẹ. Đặt cho các em một cái tên thôi mà có nhiều kết quả, các em có cảm như là cha mẹ đã biết lo cho mình, đã biết đến sự có mặt của mình bên cạnh. Chúng ta thử nghĩ ngay cả những em còn sống, nếu chúng ta bỏ lơ không thèm để ý lo lắng đến các em thì các em có buồn không. Lo lắng thì các em sẽ vui lên nhiều vì biết cha mẹ còn quan tâm đến mình.

Đặt một cái tên đàng hoàng, là sự quan tâm lớn, là sự công nhận các em là người chứ không phải vất vưởng như lâu nay thường nghĩ. Nó nói lên cái tâm hối lỗi và muốn chuộc tội của cha mẹ, như vậy thôi là đã để lại sự cảm thông của em bé nhiều rồi. Nếu cha mẹ nào chưa đặt cho con cái tên thì ngay bây giờ hãy làm liền, đừng nghĩ là con mất lâu rồi nên không cần đặt tên. Nên nhớ có những em không những theo cha mẹ kiếp này mà cho đến những kiếp khác nữa. Cuộc sống của ta trãi qua mấy mươi năm rồi ra đi, nhưng nếu lúc sống mà ta lỡ phạm vào nghiệp này mà chưa hóa giải được, có khi các em theo qua đến kiếp khác.

Chúng tôi có gặp vài trường hợp người mẹ nói với chúng tôi là tối ngủ thường xuyên nằm mơ thấy con nít xung quanh, mà trong khi đó chưa hề phá thai lần nào. Lạ hơn nữa có một cô gái tuổi khoảng mười lăm và chưa bao giờ phá thai, nhưng hàng đêm cô vẫn cứ nằm mơ thấy em bé xung quanh mình. Nếu chỉ nhìn đời người chỉ có kiếp này xong là hết thì thật khó giải thích trường hợp này, tuy nhiên, vòng luân hồi luẩn quẩn và những người có nghiệp duyên với nhau sẽ gặp nhau để trả cái ân hay đền oán. Được biết cô bé này tiền kiếp đã từng phá thai, mãn kiếp sống ấy nhưng cô vẫn chưa chuộc lại được lỗi của mình. Các em vẫn còn vất vưởng và theo cô đến kiếp này để đòi nợ.

Đừng nghĩ rằng chết là hết, đừng nghĩ thai nhi kia chỉ là một giọt máu mà giết đi, tội lỗi vô vàn lắm.

 

CHO CON MỘT LỜI HỨA

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có kể trong một lần nói chuyện với nội tộc họ Phan ở Hải Dương câu chuyện chỉ vì một lời hứa mà đứa con ở lại đợi cô đến mấy chục năm sau ở cây đa chỗ bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Cô kể khoảng năm 1991, có một cây đa ở tại chỗ bệnh viện này, người ta cần đốn cây đa để làm việc, nhưng khi ai đụng đến cây đa cũng đều xảy ra chuyện. Phan Thị Bích Hằng đến đây và thấy trên cây có rất nhiều em bé bám trên lá cây với nhiều hình dạng khác nhau, có em một hai tháng, có em năm bảy tháng, các em coi đây như nhà của mình. Vì vậy, ai đến đốn cây này cũng đều xảy ra chuyện. Sau đó, một số em được đưa vào chùa, còn một số em thì đi sang cây đa khác. Cô Phan Thị Bích Hằng mới thấy còn một bé gái không chịu đi, hỏi ra mới biết cách đây khoảng ba chục năm trước, mẹ em bỏ em ở trước bệnh viện với lời nhắn có dịp mẹ sẽ quay lại đón con. Nhưng chẳng may đêm hôm ấy có một cơn mưa lớn kéo đến và em đã qua đời vì chết rét. Chỉ vì một lời hứa của mẹ sẽ quay lại đón con mà em không đi, nhất quyết ở lại cây đa đợi mẹ. Không chịu đi về chùa, cũng không chịu đi qua cây đa khác, đã mấy chục năm rồi mà vẫn cứ đợi, có thể lời hứa lúc ấy của mẹ là hứa cho qua thôi nhưng em vẫn nhớ.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy rằng các em rất thương và rất tin vào cha mẹ, dù chỉ một lời hứa thôi nhưng các em sẽ được an ủi nhiều. Vậy những người cha mẹ nào muốn chuộc lại lỗi hãy cho các em một lời hứa, dĩ nhiên lời hứa này phải đi về hướng tích cực. Nhưng hãy nhớ là hứa thì phải làm, bởi các em sẽ trông mong vào lời hứa và sẽ đợi cha mẹ thực hiện lời hứa của mình.

 

CON CHO CHA MẸ XIN LỖI

Có thể sẽ không thể chuột lại vụng dại vì tội giết người chỉ với một lời xin lỗi. Nhưng hãy bắt đầu từ lời xin lỗi con một cách chân thành và tha thiết, xuất phát từ tận đáy lòng sâu thẳm của cha mẹ. Chúng tôi nói lời xin lỗi này phải chân thành và tha thiết vì có nhiều người đã giết con rồi mà chỉ nói lời xin lỗi ở đầu môi, không thật sự xuất phát từ tấm lòng ăn năn, hối hận. Các em rất linh thiêng và nhạy cảm, chúng ta có thể qua mặt được người sống chứ làm sao qua mặt được người chết, người chết ấy lại là đứa con đang ở bên cạnh mình. Nếu không thành khẩn thì các em sẽ biết liền và như vậy các em sẽ khó tha thứ cho người đã hại mình, rồi lại còn không chịu ăn năn.

Có nhiều buổi lễ chúng tôi chứng kiến các em đã không đồng ý tha thứ cho cha mẹ và sẽ tiếp tục phá phách nếu cha mẹ không thật tâm hối lỗi. Có nhiều em nói cha không thành tâm hay mẹ không thành tâm, cha mẹ chỉ muốn đẩy con đi thôi để cha mẹ được nhẹ nhàng chứ không phải vì thương con, muốn lo cho con. Có nhiều người nói lời xin lỗi con bằng cử chỉ gượng gạo như là nói cho xong, cho qua. Những trường hợp như thế thật khó có thể khiến các em mở lòng và thiêng liêng cũng sẽ không yểm trợ cho những người này.

Cho dù cha mẹ có bỏ các em vì nguyên nhân gì đi nữa thì hãy cứ nói lời xin lỗi các em, đừng viện cớ này viện cớ nọ để bào chữa cho sự dại dột của mình. Có thể vì hoàn cảnh, vì kinh tế, vì sức khỏe, vì danh dự… nhưng ngẫm lại có công bằng không khi một mạng người mất đi chỉ vì những nguyên nhân ấy. Ví dụ mình không có tiền sống, thấy người trước mặt có một số tiền, mình giêt người ấy rồi nói vì tôi không có tiền để sinh sống nên tôi mới giết anh, chứ đâu phải tự nhiên tôi giết. Có ai chấp nhận kiểu bào chữa ấy không và như vậy thì có bớt tội hay hết tội hay không. Cũng vậy, mình giết con rồi mình nói là vì kinh tế khó khăn nên lúc đó mẹ mới bỏ con. Liệu các em có chấp nhận điều này và có công bằng? Nếu cho các em được nói trước lúc cha mẹ bỏ thì có lẽ các em sẽ nói cha mẹ hãy giữ con lại, vì con là con người, con sẽ cùng mẹ cùng cha vượt qua những ngày gian khó. Cho con được sống, con sợ “Dao kéo vô tình sẽ giết chết đời con”. Chúng ta hãy đọc bài thơ sau đây như lời tâm tình của một thai nhi trước khi bị mẹ quyết định bỏ đi.

Nỗi lòng thai nhi

Đã ba tháng rồi con nằm trong bụng mẹ

 

Nhưng chưa một lần được nghe mẹ nói tiếng yêu thương.

Cha lìa bỏ mẹ từ khi con hiện diện

Con chẳng thấy mặt cha vì tình đã chia xa.

 

 

Chiều lại chiều, mẹ và con ngồi trong thinh lặng

Dưới bóng cây Ngọc Lan hoa nở trắng sân nhà,

Nghe trái tim mẹ đập mãi nhịp âu lo

Con biết mẹ đang gặp nhiều ngang trái

Cay đắng cuộc đời phủ lên khuôn mặt mẹ xanh xao.

 

Hãy gọi con đi bằng lời yêu từ mẫu,

Ve vuốt con qua bụng mẹ căng tròn,

Hãy thầm thì bên con những buồn vui cuộc sống,

Để mẹ con mình nâng đỡ, ủi an nhau. 

 

Biết mẹ buồn, lòng con khắc khoải

Muốn giơ đôi tay vừa mới hình thành

Để ôm lấy đôi vai gầy của mẹ.

Con muốn khóc nhưng mắt chưa có lệ

Cảm nhận tình đời đã cho con nhiều nỗi xót xa. 

 

Cha phụ bạc mẹ để con thành người con không có bố

Nay mẹ lại đành lòng chối bỏ tình mẫu tử thiêng liêng?

Đừng đưa con đi, mẹ ơi, tới nơi con khiếp sợ,

Dao kéo vô tình sẽ hủy hoại đời con,

Tặng vật mà Thượng Đế đã trao ban cho mẹ 

 

Khi mới là bào thai con đã là một “Thiên Ân” cao trọng.

Mầm xanh địa cầu lòng mẹ cưu mang.

Con mong ước chào đời trong vòng tay ấp yêu của mẹ

Trong hân hoan đón nhận của cuộc đời,

Con sẽ lớn lên trong cao quý tình người. 

 

Ấm áp gia đình, thiêng liêng, cuộc sống,

Con sẽ góp trí óc, trái tim và bàn tay lao động

Cùng mọi người dựng xây một thế giới tươi vui,

Không chiến tranh, hận thù, tham lam, ích kỷ,

Chỉ có ngày mai hạnh phúc thanh bình 

 

Con sẽ là con của mẹ với tấm lòng hiếu thảo

Với tất cả yêu thương và lòng tận tụy hy sinh.

Mẹ yêu ơi! Xin vì mẹ, vì con mà can đảm,

Bảo vệ con dù tủi nhục đắng cay.

Rồi mai đây khi sóng êm gió lặng, 

 

Mẹ con mình sẽ mãi mãi bên nhau.

Dưới bóng cây Ngọc Lan hoa nở trắng sân nhà

Tình mẫu tử ngọt ngào như hương hoa hạnh phúc.

Dương vân loan, sài gòn

 

Hãy nói lời xin lỗi con với tất cả tấm lòng, đừng viện cớ, đừng bào chữa, đừng đổ thừa hoàn cảnh, bởi vì, dù có cớ gì và hoàn cảnh chi cũng không hợp lý để có thể tước quyền sống của một con con người cả.

SÁM HỐI TỘI LỖI 

Sám hối nghĩa là ăn năn lỗi trước và từ bỏ lỗi sau. Con người không ai không có lỗi, vấn đề là có lỗi mà biết sám hối hay không mới là quan trọng. Nếu chỉ có ăn năn không thì chưa đủ, bởi vì ăn năn xong thì có thể sẽ tiếp tục tạo tội nữa, phải ăn năn và hứa sẽ không để tái phạm nữa mới đúng nghã của sám hối và có như vậy mới có cơ hội để chuộc lỗi của mình.

Đức Phật dạy có hai hạng người đáng khen ngợi. Một là người không tạo tội, hai là người tạo tội mà biết sám hối sửa tội. Xét trên khía cạnh này có lẽ chúng ta không ai được xếp vào hạng đầu tiên, bởi vì ai cũng ít nhiều tạo tội, hạng này chỉ có các bậc thánh nhân mà thôi. Nếu có tội mà biết sám hối thì ta được xếp vào hạng thứ hai, dù đó là tội phá thai thì cũng có thể chuyển hóa được.

Nếu theo đạo Phật thì đối trước tam bảo mà sám hối, nếu theo đạo Chúa thì đối trước đức Chúa mà sám hối. Ăn năn và chừa lỗi không bao giờ là muộn màng cả, tất cả rồi sẽ bắt đầu sáng sủa hơn từ ngày chúng ta bắt đầu sám hối.

Phải sám hối cho thật thành tâm thì mới có kết quả, không phải làm cho qua loa lấy lệ, như thế không thu được kết quả gì cả. Hãy thành khẩn nêu lên tội trạng của mình là đã từng phá thai, đã giết bao nhiêu sinh mạng, ngày nay biết sự lỗi lầm nên thành tâm sám hối. Bắt đầu từ ngày hôm nay trở đi, chúng con nguyện sẽ không bao giờ còn dám tái phạm vào những lỗi lầm như thế nữa.

“Con đã gây ra bao lầm lỡ

Khi nói khi làm khi tư duy

Đam mê hờn giận và ngu si

Nay con cúi đầu xin sám hối.

Một lòng con cầu Phật chứng tri

Bắt đầu hôm nay nguyền làm mới

Nguyền sống đêm ngày trong chánh niệm

Nguyện không lập lại lỗi lầm xưa”.

 

CẦU NGUYỆN

Cầu nguyện có thể giúp cho vong linh thai nhi bớt khổ nếu ta biết cách cầu nguyện cho đúng. Chúng ta thường cầu nguyện sai, vì vậy cho nên những gì chúng ta cầu thường không có linh ứng. Tuy nhiên, chúng ta thấy cũng có rất nhiều trường hợp có cảm ứng xảy ra đúng như lời cầu nguện, đó là do đã cầu nguyện đúng cách.

Nói cho đúng thì chúng ta thường chỉ có cầu mà ít có nguyện. Cầu là những điều mình mong muốn ơn trên ban cho mình, nguyện như là những lời hứa của mình sẽ làm một việc gì đó để có một phần phước đức tương xứng để đón nhận lời cầu. Nếu chúng ta hiểu được quy luật này trong cầu nguyện thì sẽ có nhiều phép mầu sẽ xảy ra, và cầu nguyện cho đúng thì vong linh thai nhi sẽ bớt khổ và đạt được an vui.

Chúng ta thấy rõ luật nhân quả công bằng trong vấn đề cầu nguyện, phải nguyện thì lời cầu xin mới có cảm ứng, nói dễ hiểu là phải tạo nhân (nguyện) thì mới có quả (cầu).

Do vậy, những bậc cha mẹ muốn sửa lỗi và giúp cho con thì hãy hiểu đúng ý nghĩa này của cầu nguyện và áp dụng hàng ngày trong đời sống của mình. Không phải chỉ cầu nguyện trong một vài ngày là có kết quả liền, chúng ta phải làm hàng ngày và làm với tất cả con tim và sự chân thành tột độ. Để cầu cho con bớt khổ thì cha mẹ hãy nguyện làm một điều tốt đẹp, có phước đức rồi hồi hướng cho con. Thay vì cứ ngồi mà nói cha mẹ đã ăn năn thì hãy làm một việc gì đó có nghĩa thì ích lợi hơn nhiều.

 

LẤY ÂN BÁO OÁN

Một người con khi tái sinh làm con của người cha mẹ nào thì thường là để đòi nợ, trả nợ, trả ơn, báo oán. Trường hợp đòi nợ, chúng ta hay thấy có những đứa con sinh ra làm cho cha mẹ cả cuộc đời đau khổ và lam lũ để lo cho con. Có nhiều người khổ cả đời rồi mà đến khi nhắm mắt vẫn chưa yên tâm cho đứa con còn lại. Đó là trường hợp cha mẹ nợ con cái, nên đời này phải làm nhiều cách để trả nợ cho đứa con. Còn có những đứa thì nợ cha mẹ nên sống không để cha mẹ phiền lòng và biết lo cho cha mẹ, đây là trường hợp trả nợ.

Có những đứa con sống lo cho cha mẹ đầy đủ về nhiều mặt từ vật chất đến tinh thần, làm cho cha mẹ nở mặt nở mày với bà con chòm xóm, với bạn bè xung quanh, đây là trường hợp trả ơn. Có những đứa gây cho cha mẹ khổ đau, oan ức, uất giận và đôi khi vì con hư hỏng mà tức giận đến chết, đây là trường hợp báo oán.

Đứng trên trường hợp nào ở trên thì hành động phá thai cũng gây thêm oán hờn cả. Nếu đứa con đến để trả nợ mà cha mẹ lại bỏ đi thì vô tình gây ân thành oán. Nếu đứa con đến với tâm niệm báo oán thì oán oán lại chất chồng. Biết như vậy thì cha mẹ đã phá thai hãy tâm niệm lấy ân báo oán, làm những việc ân nghĩa, những việc đạo đức cho con, vì con thì đó là hành động đang lấy ân báo oán. Nếu không làm những điều này thì oán thù ngày càng thêm chồng chất và người cha mẹ không thể nào có thể sống một cuộc sống bình yên được. Họ sẽ gặp rắc rối hết mặt này đến mặt khác trong cuộc đời để trả cho cái nhân mà mình đã gây. Vì vậy mới có lời khuyên là lấy oán báo oán thì oán sẽ chất chồng, lấy ân báo oán thì oán sẽ tiêu tan.

Hòa Thượng Tuyên Hóa có nói sỡ dĩ ngày nay có nhiều căn bệnh lạ và nhiều người bị ung thư là do có nhiều người phá thai. Những vong linh thai nhi kia chết trong uất hận, trong ngẹn ngào sẽ tạo nên mối thù hận, sẽ tìm đến những người giết chúng để báo thù. Một trong những trường hợp đó là có nhiều người bệnh ung thư và nhiều căn bệnh lạ xuất hiện khó chữa khỏi.

Hãy tâm nguyện sống chỉ gieo thêm tình thân ái, thêm tình yêu thương và tha thứ chứ đừng gây thêm những oán thù, thì cuộc đời sẽ tươi sáng hơn nhiều.

“Nếu không gây được tình thân ái

Xin chớ đang tâm tạo oán hờn

Dẫu biết cuộc đời là giấc mộng

Hòa bình chung sống vẫn là hơn.

 

MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG

Việc phá thai không chỉ là một hành động đơn thuần bỏ đi giọt máu vô tri vô giác, không chỉ là một hành động đơn thuần liên quan đến vấn đề hữu hình, ở đây hành động này liên quan đến vô hình, đến tâm linh. Chính vì vậy, bỏ thai rồi đâu phải là xong và nhiều người đã bị ám ảnh bởi những hành động, bởi những hình ảnh vong linh thai nhi quay về trong giấc mơ và nặng hơn là vong linh thai nhi nhập xác lên ngay chính người mẹ người cha hay một người nào đó. Chuyện các vong linh thai nhi theo cha mẹ mà dân gian thường gọi có vong theo hay nhập xác là việc thường xảy ra ở Việt Nam. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe nhiều về những chuyện này, có người đã từng chứng kiến những cảnh tượng này. Gần như đa phần chúng ta thấy hiện tượng vong linh thai nhi theo hay nhập xác thì thường nghĩ rằng thật tội nghiệp cho người cha mẹ đó mà ít khi nào để ý đến chuyện tại sao lại xảy ra chuyện này. Có nghĩa là chúng ta thường chỉ biết đến cái ngọn mà ít biết về cái gốc, biết đến cái biểu hiện bên ngoài mà ít biết đến cái chiều sâu cội rễ ở đâu. Không bao giờ có chuyện một vong thai nhi theo cha mẹ nếu cha mẹ không bỏ thai, cũng không khi nào một vong linh thai nhi nhập xác lên tự nhiên nếu cha mẹ chưa từng phá thai. Đây là một hiện tượng liên quan đến tâm linh, liên quan đến cõi vô hình, cha mẹ nào có trường hợp biết con mình ở bên cạnh mình thì hãy bình tĩnh tìm đường giúp cho con chớ đừng hốt hoảng rồi làm nhiều cách có lỗi với con. Có nhiều người đã có lỗi với con, đã giết con rồi, mà khi biết có con bên cạnh thì muốn tìm cách đẩy con đi cho nhẹ, hoặc tìm đến người trấn ếm con. Thử hỏi như vậy có đúng hay không, có hợp với đạo đức hay không, thay vì nên cởi mở oán kết thì lại buột thêm sợi dây oán kết với nhau.

Một việc tâm linh không tự nhiên xảy ra, có xảy ra thì luôn phải có đối tượng và mục đích. Cha mẹ cần tìm xem mục đích là gì và đối tượng là ai. Ví dụ người mẹ cứ đêm nào cũng nằm mơ thấy con về xin đồ và cứ nói buồn vì cha mẹ bỏ mặt con, thì đối tượng ở đây chính là cha mẹ của bé và mục đích ở đây là bé muốn xin bộ đồ và muốn nhắn với cha mẹ là con đang buồn. Bộ đồ và buồn là biểu hiện bên ngoài, phần sâu là bé muốn cha mẹ hãy làm những điều phước thiện cho con và con đang thiếu phước đức nên con mới buồn và thiếu đồ. Khi xác định được mục đích và đối tượng rồi thì mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn, đối tượng nếu là cha mẹ thì chính cha mẹ phải lo tu tập, sám hối… chớ không phải nhờ ai giúp cho mình hoặc đẩy việc này cho một người khác. Thường thì mục đích của vong linh thai nhi là muốn cha mẹ nhận ra lỗi lầm, biết thức tâm giác ngộ sống tốt hơn để đừng kết thêm oan trái. Chỉ có những người nào đã được nhắn nhiều lần rồi mà không hiểu hoặc lại làm sai thì vấn đề thêm nặng nề, bế tắc, thì vong linh thai nhi mới phá phách nhiều. Đa phần các em đều muốn cha mẹ sống tốt hết, được như vậy thì các em cũng nương theo đức cha mẹ mà tu và sẽ ít hoặc không quậy phá gì.

 

CHA MẸ HÃY YÊU THƯƠNG NHAU

Đó là điều mà các em mong muốn nơi cha mẹ. Cha mẹ biết thương yêu và sống có hạnh phúc thì đó là món quà cho các em có niềm vui và niềm tin. Các em sẽ không vui khi thấy cha mẹ suốt ngày cãi cọ và giận hờn nhau. Chính hạnh phúc của cha mẹ là món quà dành cho các em. Các em đau khổ và thiệt thòi đã nhiều, hãy đem đến những gì nuôi dưỡng và tích cực đến với các em. Hãy hứa biết sống yêu thương và đoàn kết với nhau, có như vậy các em mới nguôi ngoai phần nào khổ đau của mình và có như vậy các em mới có niềm tin là cha mẹ mới có thể giúp mình được. Thử hỏi hai vợ chồng suốt ngày cự cãi, ông làm một đường, bà làm một nẻo, tạo thành cái địa ngục ngay trần gian thì làm sao và thế nào để giúp các em được. Các em đang cần và rất cần những phước đức cha mẹ hồi hướng cho, trong khi đó cha mẹ lại như thế thì thử hỏi làm sao và thế nào mà các em có niềm vui và niềm tin được.

Còn nếu người mẹ phá thai là một cô gái chưa lập gia đình, hay đã ly dị chồng thì vẫn có thể giúp được cho con bằng đời sống thiện lành của mình. Hãy tạo cho con niềm tin bằng cách sống của mình, vì có như vậy thì các em mới tin có thể giúp cho mình được.

 

LO CHO CÁC ANH EM CÒN LẠI

Đó là điều các em mong muốn cha mẹ hãy lo cho những người anh, người chị hay em còn đang tại thế cho chu đáo và đàng hoàng. Chúng ta thấy một cái tình thật lớn ở đây của các em. Tuy bản thân các em không được làm người và đó là một thiệt thòi to lớn không có gì bù đắp nổi, nhưng các em luôn mong muốn cha mẹ hãy lo lại cho những anh chị em, đừng để con phải thấy một người nào đó là anh chị em của con phải chết như con. Con quá thiệt và quá khổ, con mong sao cha mẹ hãy suy nghĩ mà đừng để một người nào anh em của con phải như con nữa.

Có đáng thương và cảm động không với những lời mong mỏi của một đứa con đã chết nhắn nhủ với cha mẹ như thế. Sẽ không yên tâm nếu cha mẹ còn tiếp tục chưa hiểu ra những tội lỗi của mình và như vậy thì các em sẽ từ từ đón nhận thêm những người em xấu số như mình. Các em muốn cha mẹ lo cho các anh em chu đáo là muốn cha mẹ đừng tạo thêm tội nữa, là muốn cha mẹ thay vì dành tình thương cho con, thì thôi con đã ra đi, hãy dành lại tình thương này cho anh em của con. Sự hy sinh và một tấm lòng như thế có thật to lớn không quý vị?

 

NGĂN CHẶN NHỮNG NGƯỜI CHUẨN BỊ PHÁ THAI

Những ai phá thai và biết là một cái nghiệp rất nặng khó có thể chuyển hóa, vì vậy khi thấy ai chuẩn bị phá thai hãy cố gắng ngăn chặn. Nguyện ngăn chặn lại những người sắp phá thai là một phước đức lớn, là hành động cứu thoát một con người. Đây cũng là lời hứa mà cha mẹ phải hứa với đấng mình tôn thờ khi được làm lễ. Ngăn chặn đây không có nghiã mình phải đi tìm người đang chuẩn bị phá thai để ngăn chặn mà rất lạ là khi cha mẹ đã hứa điều này thì tự nhiên có một cái duyên sắp sếp để cha mẹ tạo đức. Đây như là một thử thách lòng thành của cha mẹ xem có thật sự ăn năn và muốn tạo phước đức cho con không. Có thể lâu nay ít gặp trực tiếp trường hợp này, nhưng từ dạo hứa là sẽ cố gắng giúp ai trong tình trạng đừng bỏ thai thì tự nhiên sẽ gặp.

Tùy theo người mà chúng ta giúp khác nhau, nếu người chưa hiểu thai nhi có sự sống trong đó chớ không chỉ là giọt máu thì chúng ta hãy giải thích cho cha mẹ hiểu. Có những trường hợp người mẹ không có tiền trả cho chi phí sinh nở nên có ý định giết con, trường hợp này chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ trong khả năng có thể. Hy sinh thời gian, công sức, đôi khi là tiền bạc để cứu một mạng người là hành động đáng quý và là cơ hội cha mẹ có thể sám hối với con. Chúng tôi xin nhắc lại chúng ta không phải đi tìm kiếm người đang trong tình trạng này vì tình trạng này rất nhiều, mà tự nhiên trong đời sống sẽ gặp. Đây là một điều khó hiểu nhưng cha mẹ sẽ thấy một khi đã hứa trước đấng mà mình tôn thờ.

Gặp những người bỏ thai thì nên khuyên họ nhận lỗi, sám hối với con. Nếu họ chưa hiểu thì giải thích cho họ rằng sự sống đã có mặt trong bào thai, trong giọt máu dù bé bỏng. Nếu họ hiểu, thì cố gắng yểm trợ họ về mặt tinh thần, giúp họ tìm gặp thầy lành bạn tốt chỉ đường, hay cùng họ vượt qua những ám ảnh tội lỗi để có thể vượt qua những khó khăn này.

Ngoài ra cha mẹ có thể tham gia các chương trình phòng chống nạo phá thai, nêu cao ý thức trong việc này. Trong khả năng, cha mẹ có thể tham gia giúp đỡ một số em đang trong tình trạng mồ côi cha mẹ vì nhiều lý do như là một sự bù đắp một chút tình thương cho các em.

 

TÌNH THƯƠNG VÀ SỰ THA THỨ

Có mặt tình thương là có mặt của năng lượng yêu thương, tha thứ. Cha mẹ hãy chế tác ra trong mình tình thương, hãy thương đứa con của mình đã chết đi trong oan uất, hãy thương biết bao nhiêu em khác nữa cũng trong tình trạng như con mình. Thương những bậc cha mẹ chỉ vì một phút nông nổi mà gây nghiệp nặng nề và thương chính bản thân mình cũng đã từng gây nghiệp như vậy.

Có mặt tình thương thì sự giận hờn, trách móc sẽ dần dần tan đi. Dù vong linh thai nhi có giận cha mẹ như thế nào nhưng một khi cha mẹ đã thật sự hối lỗi và thương các em thì năng lượng thương yêu sẽ hóa giải cho giận hờn ấy và nhờ tình thương này mà các em cảm thấy ấm áp và an tâm với cha mẹ, vì cha mẹ đã biết nghĩ đến mình, dù đã rất nhiều năm điều đó nằm trong sự lãng quên.

Hãy tha thứ, tha thứ cho những người đồng cảnh ngộ, những người đã lỡ dại như mình. Chính chúng ta đã quá dằn vặt, mặc cảm với những vụng về của mình thì hãy gởi đến những người đồng cảnh ngộ kia sự tha thứ, sự bao dung. Đừng khinh bai, chê trách dù họ có tạo tội gì mà hãy gởi đến họ sự tha thứ và lòng lân mẫn, bởi người thương người bao nhiêu cũng thiếu, người ghét người chút xíu cũng dư.

Đừng trách móc, đừng giận hờn em nữa

Em đã đau và đã khổ nhiều rồi

Em cần thấy một nụ cười trên môi

Gởi gắm theo sự bao dung, ôm ấp.

 

TÌM THẦY TÂM LINH GIÚP ĐỠ

Đây là một điều rất quan trọng,có thể không gặp được một thầy tốt thì chúng ta không biết phải làm sao để chuyển hóa khổ đau và dại dột của mình.

Chúng tôi nhắc lại là tìm một thầy tốt, am hiểu về tâm linh, về chuyện này thì nơi ấy chúng ta sẽ nghe được những lời khuyên chân thành bổ ích. Chúng tôi có nghe một số bà mẹ đau khổ vì chuyện bỏ ba, bốn thai nhi, đến nhờ một số vị giúp đỡ thì các vị ấy nói là nếu cho vong linh thai nhi siêu thoát thì mỗi vong linh là sáu triệu đồng. Qúy vị nghĩ như vậy có được không? Người mẹ ấy đã đau khổ vì bỏ thai, giờ lại đau khổ thêm vì không có tiền giúp cho con siêu thoát. Hòa Thượng Tuyên Hóa có nói để giúp được các em thì phải không vì danh lợi mà giúp, giúp vì danh lợi thì đó như là một sự trao đổi mua bán thì làm sao có kết quả.

Có nhiều cha mẹ phá thai và nghĩ mình có tiền, chỉ cần đưa tiền cho một số vị là được, các vị làm gì thì làm miễn đừng để con theo bên cạnh. Giúp cho vong linh các em không phải là chuyện tiền bạc là được, nó phải xuất phát từ một tấm lòng vô cùng hối hận về hành động đã tạo và một ý muốn sữa lại những khiếm khuyết, song song phải sám hối, làm phước đức… thì sự việc mới có thể đi theo chiều hướng tích cực.

Ngày nay có nhiều người giả, nếu không khéo gặp những vị này thì tiền mất tật mang mà oan nghiệp lại thêm chất chồng. Thầy tốt, bao giờ cũng hướng dẫn mình về con đường tốt, có thể chuyển hóa nỗi đau trong lòng mà không cần đòi hỏi, nhất là đòi hỏi về vật chất, mà có đòi hỏi thì đòi hỏi cha mẹ phải thành tâm và tha thiết trong việc muốn sữa lỗi thôi.

Đến với những vị thầy tốt, họ sẽ có những cách giúp đỡ quý vị, họ có những chuyên môn và hiểu biết của họ về chuyện này. Vị thầy tốt có thể nói là vị thầy có đức, chính cái đức của vị thầy sẽ gia trì lực thêm cho quý vị. Người có đức thì một lời thốt ra đều có giá trị, một tâm niệm khởi lên sẽ đánh động tâm người. Chính cái đức của vị thầy sẽ là là uy tín để lời cầu nguyện của họ có mức độ thành công lớn hơn chúng ta. Hãy thử nghĩ lại, tại sao cũng một việc mà người này nói thì khác mà người khác nói thì khác, khác nhau là ở chỗ có đức hay không.

Vị thầy có đức là trung gian để hướng dẫn những ai đang trong tình trạng này, còn chính đương sự phải phát tâm dõng mãnh với một ý muốn hối lỗi khẩn khoản và muốn chuyển hóa nghiệp này. Có như vậy mới thành công, không phải giao hết cho thầy là được. Thầy chỉ là người chỉ đường dẫn lối, còn có đi hay không là tùy thuộc đương sự vậy. Cho nên, Đức Phật là người chỉ đường cho chúng sanh biết đâu là bờ mê và bến giác và con đường đến bờ bến ấy, còn có đi hay không là sự lựa chọn của chúng sanh.

Tìm một thầy lành và am hiểu về vấn đề này khá quan trọng để giúp những người đang mắc kẹt. Mong quý vị gặp được thầy lành đế hướng dẫn ra khỏi những tăm tối của tâm hồn.

Ở trên là một vài gợi ý gởi đến những người đã từng phá thai, có thể những điều này không hợp với tất cả, tùy duyên mỗi người mà áp dụng mỗi cách khác nhau và còn có nhiều con đường khác nữa. Trong phạm vi này, chúng tôi đưa ra một vài thiển ý như trên, gởi đến những người hữu duyên để thức tâm, nhìn lại chính mình.

 

 

Thông thường người trong xã hội không tin tưởng đạo lý này, vậy không còn cách nào. Không phải nói không tin thì không có thật, nếu “không tin thì không có”, chúng tôi cũng sẽ không tin. Dù không tin, nhưng sự thật vẫn là sự thật, cho nên chúng ta nhất định phải cẩn trọng. Phải rất tốn sức nếu muốn giải mở oan kết này. Cách nêu trong kinh Địa Tạng rất có hiệu quả, không phải tụng vài bộ kinh Địa Tạng là xong. Xem cách thức siêu độ người thân của nữ Quang Mục và nữ Bà La Môn. Sau khi người nhà của họ chết đọa vào địa ngục, họ đã dốc sức tu học dũng mãnh tinh tấn, oan kết liền được khai mở. Khi giảng kinh Địa Tạng, chúng tôi đã nói rất rõ ràng tường tận, nữ Bà La môn niệm Phật đến nhất tâm bất loạn, rồi dùng công đức hồi hướng cho người thân. Nếu không có công phu, làm thế nào siêu độ cho họ.

Khi niệm Phật đến công phu thành khối, nữ Bà La Môn đạt cảnh giới trong định, không phải trong mộng, cô liền đến địa ngục. Có hai loại người có thể thấy được địa ngục. Thứ nhất là người tạo tội nghiệp, phải đọa vào địa ngục để chịu quả báo. Loại người thứ hai là bồ tát, bồ tát có thể vào điạ ngục để tham quan, hóa độ chúng sinh. Nữ Bà La Môn niệm đến nhất tâm bất loạn liền có năng lực đi tham quan địa ngục, quỷ vương nhìn thấy gọi cô là bồ tát. Như vậy, không phải chỉ đọc qua loa kinh Địa Tạng là được, mà phải y theo đạo lý của kinh điển tu hành, nâng cảnh giới của chính mình từ phàm phu lên thành bồ tát, oan gia trái chủ liền thảy đều được độ.

Nữ Quang Mục đạt cảnh giới trong mộng, tuy thấp hơn một bậc, chưa đạt đến nhất tâm bất loạn nhưng có thể nói công phu của cô cũng đã thành khối, cũng đạt cảm ứng thù thắng. Do đây có thể biết, phương pháp lý luận kinh điển nói đều không sai. Chúng ta lơ là qua loa, luôn xem kinh điển là sai. “Thọ trì đọc tụng vì người diễn nói”. Thọ là đem lý luận phương pháp trong kinh điển để tiếp nhận, y giáo phụng hành. Không áp dụng trong cuộc sống thường ngày của chính mình thì không gọi là thọ trì. Mỗi ngày đọc tụng một hai bộ kinh, thọ trì là tự lợi, diễn nói là lợi tha. Tự độ độ người, công phu chân thật ngay nơi đó, sau đó hồi hướng. Lúc đó quỉ thần cầu giúp đỡ, chúng ta mới có thể giúp được. Bằng không, việc giải oan kết không thể được tiếp nhận. Cho nên khi gặp người muốn nạo thai thì hãy khuyên họ nhất định đừng tạo oan nghiệp này, vì sẽ vô cùng phiền phức. 

 

 

 

 

LỜI KẾT

Thân người khó được, mất thân rồi không biết bao giờ mới đủ duyên lại được làm người. Thai nhi đến với cha mẹ là một nhân duyên được làm người, nhưng rồi một lý do nào đó chúng ta đã tước quyền sống của các em. Đọc đến đây, chúng tôi nghĩ không nên nói thêm về những tội lỗi nữa, chắc ai cũng đã cảm thấy lòng mình nhói đau khi phạm vào việc này. Chỉ mong những bậc cha mẹ đã bỏ các em hãy mau thức tỉnh, đừng tái phạm thêm và hãy làm những gì tốt đẹp có thể cho đứa con yêu quý mà chúng ta đã từ chối.

Chết đâu phải là hết, thai nhi đâu chỉ là giọt máu vô tri, các em vẫn còn đó dù cha mẹ đã đang tâm chối từ. Vong linh của thai nhi sẽ còn vất vưởng bên cạnh cha mẹ, dù cha mẹ có biết hay không. Các em đã báo cho biết sự có mặt của mình bằng nhiều cách, nhưng vì không biết, hoặc thờ ơ, hay biết mà không biết làm như thế nào để giúp các em. Tập sách này mong gởi đến quý vị một vài điều mà qua đó quý vị có thể nhận biết được đứa con bên cạnh và một số phương pháp giúp cho vong linh các em.