Trồng cây tạo phước đức về sau

 

“Như vậy, nếu đốn cây là một tội nặng thì việc trồng cây, bảo vệ rừng là một phước lớn. Mỗi cây trồng được xem như một tế bào phổi cho toàn hành tinh của chúng ta. Toàn bộ cây trồng, cây rừng hợp thành một bộ phổi cho cả thế giới. Cây lọc không khí, hấp thu bớt nhiệt độ, giữ độ ẩm lâu dài cho đất, giữ mạch nước vào mùa nắng, cản lũ lụt vào mùa mưa, tạo thức ăn cho ong và các thú vật hoang dã, cân bằng sinh thái của toàn cầu...”

 

Những tiều phu chuyên vào rừng đốn cây, mặc dù có phước là làm ra gỗ ván, chất đốt cho xã hội, nhưng đã gây nạn phá rừng làm xáo trộn sinh thái Địa cầu, tước đoạt đời sống của cây lớn, nên tích lũy thành tội cũng nặng. Cây càng lâu năm có năng lực tâm linh càng mạnh. Có những cây sao lâu năm - mấy trăm năm mọc ven đình chùa, có năng lực tâm linh rất mạnh. Khi có người đến muốn đốn, phản ứng tâm linh của cây đủ sức làm người kia mang bệnh rồi chết. Người dân không hiểu điều này đã gán cho có thần linh ở trên cây. Ông bà ta có câu:  “Nhất phá sơn lâm  Nhì đâm hà bá.”  Hai nghề này không bao giờ khá giả. Người làm nghề này luôn luôn cực nhọc vất vả suốt đời mà không bao giờ có dư. Có lẽ do quả báo sát sinh nhiều quá. Tùy mỗi loại cây, tùy theo tuổi cây mà phản ứng tâm linh của cây khác nhau. Với chiếc lá của Backster thì phản ứng chỉ đủ làm cho kim của đồng hồ đo nhảy. Nhưng phản ứng tâm linh của một cây cổ thụ có thể gây chết người tức khắc khi người đó muốn đốn nó.

 

 

Như vậy, nếu đốn cây là một tội nặng thì việc trồng cây, bảo vệ rừng là một phước lớn. Mỗi cây trồng được xem như một tế bào phổi cho toàn hành tinh của chúng ta. Toàn bộ cây trồng, cây rừng hợp thành một bộ phổi cho cả thế giới. Cây lọc không khí, hấp thu bớt nhiệt độ, giữ độ ẩm lâu dài cho đất, giữ mạch nước vào mùa nắng, cản lũ lụt vào mùa mưa, tạo thức ăn cho ong và các thú vật hoang dã, cân bằng sinh thái của toàn cầu...

 

Người mà siêng năng trồng cây xanh sẽ là người giàu có,người chặt phá cây xanh cây rừng sẽ là người nghèo khó. Có một lần thầy giảng trong bộ Tâm lý đạo đức bài Yêu thiên nhiên thầy có nói : Người nào hay trồng rừng sẽ giàu,người nào phá rừng sẽ nghèo nhưng có người nghĩ ngược lại: Bỏ tiền ra trồng rừng thì tốn tiền nghèo,còn phá rừng lấy cây đem bán thì giàu chứ. Nhưng mà sự thật đã chứng tỏ ngược lại và ông bà mình đã nói rất rõ: Nhất phá sơn lâm,nhì đâm hà bá. Không bao giờ giàu được cuối cùng chỉ là số phận thê thảm,ai cũng vậy hết. Bao nhiêu công ty mà khai thác lâm sản rồi cuối cùng mắc nợ ngân hàng rồi trốn sạch sẽ đều là kết cục bi thảm. Có một anh làm bên ngành lâm nghiệp,sau khi nghe bài Yêu thiên nhiên của thầy,và nghe thầy nói bảo đảm rằng : Người mà siêng năng trồng rừng thì sẽ giàu,thì thay vì lúc trước anh chỉ lo giữ rừng thôi,giữ rừng và bảo vệ rừng,bây giờ nghe nói anh xin đất tự anh mở ra trồng rừng,thì trồng rừng chưa thấy có lợi gì hết,mới trồng lấy gì mà khai thác nhưng mà anh cứ trồng,cứ có đồng nào rảnh rảnh là anh lại trồng rừng nhưng mà anh để ý khi mà anh càng trồng rừng chừng nào thì cái may mắn cứ tới gia đình anh,tiền đi vào bằng ngõ khác chứ không đi bằng ngõ rừng,tức là anh trồng rừng chưa thu hoạch nhưng mà những cái may mắn ở đâu khác vậy,những may mắn bất ngờ của vợ anh này kia nọ làm gia đình cứ giàu lên giàu lên. Nên ta trồng một cây xanh là ta gieo được một cội phúc cho mình,trồng một cây xanh là gieo thêm một cội phúc. Nên nếu ta trồng nghìn nghìn cây xanh cho đời là ta đã gieo được nghìn nghìn cái cội phúc cho mình nên cái Nghiệp trồng cây xanh tạo nên cái Phước rất là lớn do đó Phật tử ta dù là người không biết trồng cây,không biết trồng rẫy nhưng mà từ đây phải suy nghĩ thế này,ta phải gieo cội phúc cho đời,cho ta bằng cách trồng nhiều cây xanh.