Thế giới Tâm Linh

Bí ẩn Cõi Âm


SÁU CÕI (LỤC ÐẠO) 

 

Sau khi qua đời, "Hồn" hay Thân trung ấm sẽ chuyển vào một trong 6 cõi tùy theo Nghiệp mà khi còn sống để tạo nên.  Dưới đây là tánh cách của 6 cõi mà kinh sách gọi là Lục đạo: 

1.  Cõi Trời: là nơi thanh thoát an vui. Những người khi sống làm điều phước thiện tốt lành cũng như những đời trước đó đã tạo phước đức, tu niệm chân chánh thì khi chết sẽ vào nơi đây.  Cảnh trí ở đây trong sáng tươi vui, không có sự lo buồn, tức giận, đau khổ hay chán chường.  Nói về chi tiết thì cõi Trời rất rộng lớn chia ra nhiều tầng và mỗi tầng ứng với những cấp độ khác nhau về nghiệp lành. Màu sắc ở cỏi trời tỏa sáng, có nơi rực rỡ vì là cỏi của Chư Thiên. 

2.  Cõi Người: Là nơi dành cho những ai mà Nghiệp tạo ra trước khi chết được xem là nghiệp lành - dĩ nhiên không phải ai cũng đều tạo nghiệp lành nhiều hơn nghiệp ác - vì thế nên tuy vào nghiệp mà khi tái sinh thành người sẽ có người hạnh phúc người bần hàn, kẻ an vui, người đau khổ.. Do đó kinh sách thường khuyên ta kiếp này được làm người là may mắn hãy cố gắng làm phước đức, tạo nghiệp lành để khi chết đi thành lại kiếp người sống hạnh phúc, an vui, sung sướng.. Màu sắc ở cõi người thường là mây vàng không chói sáng mà sáng đục. 

3.  Cõi ATULA: Đây là nơi hiện diện của những linh hồn của những con người mà khi còn sống thường kiêu hãnh vì được nhiều người kính nể do có công tu hành, học hỏi, luyện tập, cố gắng - Tuy nhiên họ lại là người tham danh lợi, thích tiếng khen, tự đắc, huênh hoang.  Ví dụ như người tu hành tới cấp cao nhưng lại tham sân si, thích tán tụng công đức, mỗi bước đi có lọng tàng che, chung quanh đầy kẻ hầu người hạ, thích được mọi người bái lạy, tôn xưng... Những tánh cách ấy đã tạo thành Nghiệp.  Dù họ là người có công với đạo pháp, xây nhiều nơi tu tập cho mọi người nhưng không gột rửa được lòng tham luyến sân si, còn tức giận, nóng nảy được khen thì vui, bị chê thì nổi giận, hay phân biệt giàu nghèo sang hèn.  Kinh Sách xưa gọi họ là Người không có phước báu lớn - Vì thế mà khi qua đời phải đọa vào cõi A Tu La.  Cõi này gồm có hai tầng: Atula thượng là nơi tự do thoải mái hơn tầng Atula hạ. . Đây là nơi dành cho người nào lúc sống làm được nhiều điều lành nhưng không có phước báu lớn, lòng còn đầy tham luyến ích kỷ.. Còn Atula hạ dành cho người lúc sống làm nhiều điều thiện nhưng vẫn tạo ác n ghiệp...Về màu sắc thì cõi Atula thường mơ hồ, phảng phất màu xanh lá cây . . .

4.  Cõi Súc Sanh:  Đây là cõi giới của những loài sinh vật, chúng chỉ biết sống theo bản năng chớ không có lý trí...  Những kẻ lúc sống ở thế gian chuyên chạy theo vật chất, ham muốn xác thân, những kẻ chuyên mua bán các loại cần sa, bạch phiến, hút xách, chứa chấp, chiêu dụ, bắt cóc đàn bà con gái hãm hiếp hay bắt làm đỉ điếm - Theo Tử Kinh Tây Tạng thì người mới chết khi "hồn" còn ngơ ngác thấy những vùng đất trãi dài đầy hang lỗ, động đá thế là hồn đang ở ngưỡng cửa của cõi Súc sanh - Màu sắc cõi này màu xám mờ mờ.

5.  Cõi Ngạ Quỷ: đây là cõi giới của những linh hồn mà khi còn sống đã rất tham tàn gian manh xảo quyệt hối lộ tham nhũng vơ vét của công giết người, cướp của nhất là của từ thiện làm của riêng mình, đặc điều vu khống cho người vô tù rồi ăn hối lộ thả ra hay tự khảo người để đoạt tình, đoạt tiền của... thấy người đói khát mà lòng không mảy may thương xót còn đánh đập xua đuổi.  Màu sắc nơi cõi nga quỷ là màu đỏ bầm dữ tợn. 

6)  Cõi Địa Ngục: Cõi này có màu sắc tối mờ hắc ám ghê sợ.  Đây là nơi dành cho những linh hồn mà lúc còn sống là những kẻ đại gian ác, vô lương tâm, những kẻ chuyên tàn sát, khủng bố, những kẻ gây tai họa đau thương nghiệt ngả cho vô số đồng loại.  Theo Tử Kinh Tây Tạng thì khi Hồn tới một nơi mà cảnh trí nơi đó tối tăm thấp thoáng những căn nhà màu đen, trắng xen kẻ, hay lẫn lộn kề bên những hố sâu thăm thẳm thì đó chính là cõi địa ngục.

Theo các Lạt Ma Tây Tạng thì khi chết linh hồn người chết sẽ chuyển vào cõi giới nào đó và tùy theo tâm thức mà họ thấy được hình dáng, màu sắc sự vật nơi  họ đến.  Ngoài ra, tùy theo lòng tin vào tôn giáo của mình lúc còn sống như đối với những người theo Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay Bà La Môn họ... sẽ thấy cảnh trí trước mắt theo tâm thức riêng của tôn giáo họ đã qua Kinh sách từng đọc ví dụ.. người theo Thiên Chúa giáo họ có thể thấy Chúa Jesus, Đức Mẹ, hoặc thấy các Thiên Thần bay lượn hay sự xuất hiện của ác Thần, của Thiên sứ hay Quỷ Sa tăng vân vân...

Theo lời khuyên của các vị chân sư thì thân nhân nên làm việc phước thiện, ăn chay, bố thí, đọc kinh, tụng kinh siêu độ, vừa trợ lực tạo phước thay người mới mất và giúp họ sáng suốt để khỏi lạc vào cõi giới u tối xấu xa. 

 

 

“cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được bao gồm các chúng sanh đang ở giai đoạn thân trung ấm, các “oan hồn” và loài Ngạ quỷ. Nhà ngoại cảm Bích Hằng cũng nói rõ là “tôi chưa thấy địa ngục của người cõi âm bao giờ”, bởi chỉ những người tạo các ác nghiệp và các bậc Đại Bồ tát có đầy đủ thần lực mới vào được địa ngục mà thôi.

ÁNH SÁNG MÀU SẮC THẤY Ở GIAI ÐOẠN TRUNG ẤM

Kinh sách cổ Tây Tạng kể chi tiết về màu sắc thấy nơi cõi Trung ấm như sau: màu sắc cầu vồng, ánh vàng chói mọi rực rỡ khó chịu đựng nổi khi thấy chính là ánh sáng trí tuệ phát ra từ cõi tốt lành hay Cõi Phật. Nếu người Chết đã được truyền dạy, căn dặn, học hỏi được khi đang còn sống thì lúc này Thần thức sẽ an tâm nương vào ánh sáng ấy để tới mặc cho ánh sáng quá chói chang làm cho khiếp sợ.  Ánh sáng màu xanh dịu chính là ánh sáng của cỏi người, nơi mà bất kỳ ai cũng đều phải trải qua sự khổ đau tàn hại của Sanh, Già, Bệnh, Chết..  Khi vào đó rồi thì sự giải thoát rất khó khăn.  Nhưng theo các vị Lạt Ma Tây tạng thì nguyên nhân khiến Thần thức chuyển vào cõi màu xanh ấy là do khi sống, con người ta hay bị cái Tham, sân, Si làm mê mờ.  Sống chỉ thích cho an nhàn, khoẻ khoắn, thích có nhiều của cải bạc tiền, thích vật chất, sắc đẹp, danh vọng, chức quyền, ăn ngon mặc đẹp vân vân... ghét giận những ai hơn mình, căm thù những ai làm mình đau khổ... Lâu dần (trải qua một đời làm người) những xấu tánh ấy trở thành tập quán khó bỏ nên khi thấy ánh sáng êm dịu mát mẻ thì vội tìm đến, thấy ánh sáng chói chang thì khiếp sợ tránh xa chớ không biết đâu là tốt, đâu là xấu - cũng giống như khi còn sống, thấy ai nịnh bợ, tâng bốc, ton hót, khen ngợi mình thì thích thú thấy ai nói thật, lờí thẳng, trung trực, công minh thì ghét bỏ giận hờn tránh xa - cái thói quen ấy đã ăn sâu vào tâm trí lúc còn sống nên lúc lâm chung - dù xác thân bất động, chết hẳn rồi nhưng Thần thức thoát ra vẫn còn mang nặng cái ký ức, bản tánh như lúc còn sống nên rất dễ lầm lạc khi ờ vào giai đoạn Trung ấm.  Vì thế các vị thầy thường khuyên đệ tử hãy tập ngay từ bây giờ, khi con đang còn sống hãy học xả bỏ dần cái tánh tham lam, sân hận, kiêu căng, si mê lầm lạc để lúc lâm chung không bị những cái xấu xa ấy dẫn ta vào những cõi xấu xa mê mờ nguy hiểm của lục đạo.

Những bậc Ðại sư những vị thầy thường khuyên những thân nhân có người sắp lìa đời hãy nhớ hổ trợ thêm cho người ấy bằng cách:

- Ngồi bên họ nói cho họ nghe về vấn đề vừa trình bày trên.

- Hãy cầu nguyện cho tâm thức họ được trong sáng để họ nhận thức đúng khi nhìn thấy ánh sáng - ở giai đoạn Trung ấm.

- Hãy nói với họ là nếu trông thấy ánh sáng màu vàng chói chang rực rỡ thì đừng có sợ hãi – vì đó là Phật quang – là ánh sáng của Trí tuệ tốt lành – hãy tin tưởng mạnh mẽ vào ánh sáng đó, an tâm tiến vào đó để được vãng sanh an lành vào nơi tịnh độ... Còn khi thấy màu xanh êm dịu thì không nên chạy vào nơi đó – vì nơi đó là cõi người – vào đó sẽ lại chịu những sinh tử triền miên, nhữn thói hư tật xấu làm phát sinh vô số nghiệp, khó lòng thoát khỏi....

Tuy vậy, con người ta không ai giống ai, có người bản tánh rất xấu xa độc ác nhưng không bao giờ biết hối cải ân hận chớ đừng nói tới chuyện tu tập.  Những người như thế khi phút lâm chung đến, họ thường bất loạn tâm thân vì ác nghiệp tràn tới làm họ kinh hãi.  Họ khó chấp nhận hay tin vào những gì mà người thân cầu nguyện hay giải thích cho họ bên giường.  Với bản chất mê mờ ấy họ sẽ vô cùng khiếp sợ khi thấy ánh sáng chói chang vàng rực toả ra nơi cõi Trung ấm – Khi thấy ánh sáng xanh xuất hiện, họ sẽ trốn ngay vào nơi có ánh sáng xanh dịu ấy để tìm chỗ nương thân ẩn náu – đó cũng chính là nơi mà họ sẽ trở thành người chịu trả quả - ác nghiệp mà họ đã gây ra.  Theo kinh điển Tây tạng thì một vị Phật nguyện quyết tâm cứu vớt và dẫn dất các vong linh trót mang nghiệp chướng mà tâm thức u tối mê mờ - Vị Phật ấy là Phật A Di Ðà

Câu hỏi được đặt ra là tại sao sau khi chết lại có khi phải qua giai đoạn Trung ấm lâu ngày mà không đầu thai ngay? Câu trả lời là: do kiếp đời của một người tích chứa vô số nghiệp mà nghiệp đủ loại xấu tốt chồng chất nhau khi sống, không những ở kiếp hiện tại mà từ nhiều kiếp đời trước đó nữa? Có khi được nhiều  Thiện Nghiệp tốt lành nhưng rồi phát sinh các nghiệp xấu ác kế tiếp khiến nghiệp thiện bị giải trừ đi nhiều ít khiến sự mất cân bằng về thiện ác, sự tăng giảm thiện ác qua lại này sẽ hướng dẫn Thân Trung ấm tới cõi giới tương ứng với Nghiệp xấu hay tốt mà người chết ấy đã tạo nên để đầu thai.  Vì phải hội đủ điều kiện thuận lợi và tương ứng với Nghiệp để đầu thai cho xứng hợp nên không phải tức thì được mà có khi lâu.

Tuy những điều khuyên của các vị chân tu vừa mô tả trên thường ít được thực hiện do bởi nhiều lý do: như có người không tin,  cho rằng chết là hết,  hay vì quá  thương xót nên chỉ biết than khóc, chớ không biết làm gì hơn vào những lúc đau khổ đó.  Trái lại nhiều gia đình vào lúc ấy lại lo tổ chức tang ma cho lớn, xe cộ rình rang, trướng liểng giăng đầy, xe cộ dập dìu đồ ăn thức uống tràn ngập, người đưa đám càng đông càng nở mặt nở mày với thiên hạ bà con.  Nhưng họ không biết rằng chính lúc đó, vong linh người mới mất vô cùng đau đớn xót xa, hoang mang, mờ tối, phân vân lo sợ trước sáu ngả luân hồi (lục đạo), những giờ quyết định sinh mệnh cuộc đời mới qua đầu thai chuyển kiếp hết sức gay go nghiệt ngả… họ bơ vơ, đơn độc mà nào ai có thể biết tới, hổ trợ hay giúp đỡ - mà giúp làm sao được khi cõi sống và cõi chết cách ly nhau? Chỉ có vấn đề - trợ lực mà các vị chân sư từng chỉ bày là cách nên làm nhất.

Trường hợp đặc biệt cần lưu tâm là các “oan hồn”. Như đã nói những người chết “bất đắc kỳ tử”, chết trong oán hận tột cùng rất khó tái sanh. Mặc dù phần lớn các luận sư Phật giáo đều cho rằng thời gian thích hợp cho tái sanh của thân trung ấm thường tối đa là 49 ngày nhưng “oan hồn” là một ngoại lệ. Theo luận sư Pháp Cứu (Dharmatrata), tác giả Tạp A tỳ đàm tâm luận (Samyutara Abhidharmahridaya) thì thân trung ấm tồn tại không hạn chế thời gian nếu nhân duyên chưa đủ để đầu thai.

Phần lớn những người “cõi âm” mà nhà ngoại cảm tiếp xúc, mô tả hình dáng, tính cách của họ đúng như dáng vẻ, tâm trạng lúc chết đều ở trong trường hợp này. Chính việc thần thức “ở mãi trong kinh nghiệm khủng khiếp về cái chết”, “bị kẹt trong thế giới trung gian” (lời của Sogyal Rinpoche), sự chấp thủ kiên cố, bám chặt vào trạng huống “hiện tại” trước khi chết đã tạo ra một dạng sống gọi là “oan hồn”. Do đó, Phật giáo thường lập đàn tràng Giải oan bạt độ và Chẩn tế âm linh cô hồn. Giải oan là tháo gỡ sự chấp thủ, khai thị cho “oan hồn” hiểu giáo pháp mà buông xả, tỉnh ngộ để tái sanh. Chẩn tế là ban phát thực phẩm cho loài ngạ quỷ được no đủ, đồng thời khuyến hóa họ hồi tâm hướng thiện để sớm chuyển nghiệp, siêu thăng.

Như vậy, thế giới “cõi âm” vô cùng đa dạng và phức tạp, những nhà ngoại cảm nhờ có nhân duyên đặc biệt nên tiếp xúc được với họ, giúp họ truyền thông với con người. “Thông điệp” của người “cõi âm” cũng không ngoài tình thương, sự trân trọng, quan tâm lẫn nhau và đề cao các giá trị đạo đức, tâm linh. Chính những tâm tư của người “cõi âm”, nhất là các “oan hồn” đã góp phần tạo nên khí vận quốc gia, hồn thiêng sông núi. Do đó, việc cầu nguyện cho âm siêu dương thái theo pháp thức Phật giáo là điều cần làm. 

Bóng đè thường là do lúc ta ngủ thì sức mạnh tâm linh của ta bị yếu đi, và cùng lúc đó có một người âm nào đó lại gần, hoặc cố tình tìm cách ảnh hưởng lên ta. Lúc đó phần điện dương trong người ta bị phần điện âm của người kia tác động, làm ảnh hưởng, tắc nghẽn dòng điện điều khiển từ não bộ truyền xuống điều khiển thân ở dưới (bao gồm tay chân, bụng v.v). Nên xảy ra tình trạng, tỉnh táo mà điều khiển tay chân không được...

Cách hóa giải

.Tôn kính, cầu nguyện, lễ lạy các bậc Thánh bằng tấm lòng chân thực, sâu sắc. Việc này nghe có vẻ mông lung nhưng thật ra nó cũng có cái lý rằng: "Kính thầy mới được làm thầy". Cũng vậy, nơi những bậc Thánh với nhân cách siêu tuyệt, uy lực vô tận, vô biên thì khi ta tôn kính, lễ lạy tức là ta "Kính thầy" thì chưa biết đến khi nào làm thầy, làm Thánh nhưng chắc chắn ta cũng nhận được một phần lợi ích, một vài 0.000001 % tính chất Thánh của các ngài. Cứ tích luỹ theo ngày tháng, bạn sẽ cảm nhận được điều này 

.Điều này hơi khó, nhưng nếu cố gắng bạn sẽ thấy kết quả nhanh tức thì! Nếu nơi bạn ở mà hay bị bóng đè, hãy cố gắng mỗi ngày (thường xuyên thì quá tốt, bận thì 1 tuần, 2,3 lần cũng OK), trước hoặc sau bữa cơm tối sớt ra chút thức ăn, ăn gì cúng nấy thôi (cơ bản là 1 chén cơm, 1 chút thức ăn, hoặc 1 chén canh cũng OK), thêm ly nước lọc, 3 cây nhang. Bày ra phía ngoài cổng (nhớ là ngoài cổng nha, để người âm trong nhà cũng ăn được mà người ở ngoài đường cũng ăn được), rồi thắp nhang, nhẩm trong miệng hoặc nghĩ trong đầu cũng được: Mời các vị khuất mặt lại dùng đỡ bữa cơm. Con tính hay sợ ma, xin các vị thương tình đừng nhát con . Bảo đảm bạn sẽ lấy lòng người âm ở xóm đó nhanh cực kỳ ^_^, lúc đó không những bạn hết bị bóng đè mà thật sự là người hàng xóm trong vô hình sẽ rất có thiện cảm với bạn, họ biết ơn bạn sâu sắc lắm ! Họ sẽ thường xuyên giúp bạn những việc mà bạn không ngờ tới đâu 
5.Cách này cao hơn tất cả những cách trên, nhưng mà cũng khó nhất luôn ^^ . Hãy tự nhủ lòng yêu thương những người trong cõi vô hình kia, dù họ xấu xí, đói rách thế nào, lòng bạn vẫn yêu thương họ sâu sắc nhất có thể. Hãy luôn nghĩ rằng, người âm cũng do người sống chết đi mà thành, nên có gì đâu phải sợ, ai rồi cũng có ngày phải ra đi về cõi vô hình, ai cũng là con ma tương lai chứ có né được đường nào đâu? Sợ làm gì cho mất công vậy ??? Lòng thương cảm này người trong cõi vô hình họ cảm nhận rõ ràng lắm, họ rất khác với chúng ta, dòm mặt nhau dễ thương vậy chứ người ta sắp đòi nợ mình thì mình đâu có hay ^^, người âm thì họ biết thẳng từ tâm và cũng tác động thẳng vào trong tâm...nên bùa ngãi huyền bí cũng là do vậy
 

NHỮNG HÌNH ẢNH XUẤT HIỆN Ở GIAI ÐOẠN TRUNG ẤM 

 Khi cơ thể hoàn toàn bất động và ngưng thở thì từ thân xác, phần vi diệu gọi là Thần thức thoát ra - giai đoạn nầy gọi là giai đoạn Trung ấm.  Vào giai đoạn này, tâm thức người chết sẽ thấy vô số hình ảnh - Những hình ảnh ấy đều là ảo giác, không thật vì đó chính từ tâm của người mới chết hiện ra. 

Cần phải nhớ kỷ rằng: nếu có những hình ảnh ghê rợn, dữ dằn hiện ra thì cũng đừng lo sợ vì chỉ là do tâm tạo ra mà thôi chớ năng lực thật sự thì không có.  Nhưng vì sao lúc ấy lại sợ hãi? Vì lúc chết đi, cái thân vật lý của ta không còn nữa, đã bất động, đã chết - chỉ có Thần thức mà thôi thì những hình ảnh ấy lại trông như thật - hơn nữa, đối với những ai lúc còn sống không tu tập vững vàng không được chỉ dạy về sự kiện này, không chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho giai đoạn Trung ấm thì những hình ảnh vừa nói sẽ là hình ảnh thật sự hiện ra ngay trước mắt chớ không thể bảo là ảo ảnh hay ảo giác không thật.  Do đó mà vào giai đoạn Trung ấm, phần lớn những hình ảnh do tâm tạo sẽ gây nên sự lo sợ hay thích thú - Cảm xúc mạnh nhất của nghiệp thức ta lúc ấy sẽ định đoạt đưa ta đi vào lối nào đó của lục đạo (còn gọi là 6 ngả luân hồi) khiến ta dễ sa vào những cõi xấu xa dẫn đưa ta vào một kiếp đời mới qua sự tái sanh mới.

Chính vì sự quan trọng của nhận thức hiểu biết vào lúc đó nên Tử thư Tây Tạng đã thường nhắc nhở mọi người rằng: bất cứ ai rồi cũng phải trải qua giai đoạn Chuyển Tiếp ấy nên phải cẩn thận - muốn vậy phải chuẩn bị học hỏi từ khi ta đang còn sống chớ đừng đợi tới lúc lâm chung, tâm trí bất định hoảng hốt khiến mê mờ, nhận định sai lạc mang lại hậu quả xấu xa bất lợi cho kiếp lai sinh.

Những lời khuyên trên của các vị chân sư từng thấu rõ mọi sự việc bên kia cửa tử mách bảo cho chúng nhân để tránh rơi vào cõi xấu trong lục đạo rất khó tránh.  Lý do là ở giờ phút hấp hối phần lớn con người ta ham sống sợ chết, thân nhân bên mình thì khóc lóc kêu than, níu kéo còn tâm thần thì hoảng loạn, làm sao đủ bình tỉnh để làm y lời dặn hữu ích trên.  Do đó tốt nhất khi còn sống mỗi người nên tập trước về tâm thân, ý chí, tập để chuẩn bị cái chết trước sau rồi cũng phải đến – Theo Kinh Phật Giáo thì người sắp lìa đời hãy trì chí niệm câu “Nam Mô A Di Ðà Phật” thì sẽ được vãng sanh cực lạc – (Phật A Di Ðà có đại nguyện là dẫn dắt bất kỳ ai lúc lâm chung muốn được ngài đến dẫn về cõi an lạc). 

     -   Người có thiện tâm nhân đức thật sự như các bậc đại sư lừng danh thì có khi chỉ trong chốc lát đã đi vào kiếp khác ngay sau khi qua đời.

-  Người có lòng nhân tốt lành tuy không từng tu trì công quả thượng thừa nhưng vì ít phạm vào các giới có khi chỉ nửa tháng, hay một tháng là đã đầu thai.

-  Còn những kẻ bình thường thì thường sau khi chết độ 49 ngày là bắt đầu chuyển đi đầu thai.

-  Tuy nhiên cũng có những người khi chết vì quá u mê mờ tối, luyến lưu kiếp sống cũ thì họ sẽ trì chậm đầu thai - nhất là những người tự vẫn mà Chết (chưa tới kỳ chết) hay những người bị chết oan ức, tức tưởi.. Phần lớn những oan hồn này thường lang thang vô định, không có nơi nương tựa nên lâu ngày dễ tạo thành thể chất đặc biệt mà người cõi thế gọi là "Ma" - cần phải cầu hồn cho hương linh được siêu độ mới mong thoát được kiếp oan hồn vất vưỡng.

Khi ta còn đang sống trên cõi đời thì A lại Gia Thức không ra khỏi thân xác của ta - vì nó luôn luôn có nhiệm vụ ghi chép, giữ lại tất cả hành động của ta từng li từng lí một - Nó giống như nhà quay phim về mọi hành động tốt xấu của đời ta.  Tới khi ta nhắm mắt qua đời thì nó mới thoát ra khỏi thân xác ta để làm sứ mệnh đầu thai cho ta.  

Khi một người chết đi thì Thần thức thoát ra khỏi thân xác của người ấy - Thần thức là cái mà dân gian thường gọi là Hồn hay Linh hồn.  Câu hỏi xưa nay là Thần thức thoát ra như vậy là từ nơi đâu của thân xác?  Theo Tử Thư Tây Tạng thì có 9 huyệt đạo trên cơ thể và Thần thức sẽ thoát ra từ một trong 9 huyệt ấy.  Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì tùy theo nơi phát xuất mà các vị biết được cõi nào thần thức đi tái sanh.

- Nếu Thần thức thoát ra từ đỉnh đầu của người chết thì họ sẽ tái sinh vào cõi thanh cao.

- Nếu Thần thức thoát ra từ vùng Tim thì sự tái sinh sẽ là Người.

- Nếu Thần thức thoát ra từ phần bụng thì sẽ tái sinh vào cõi xấu như cõi của ngạ quỷ

- Nếu Thần thức thoát ra từ phần chân, đầu gối thì sẽ tái sinh vào cõi Súc sánh thú vật.

- Nếu Thần thức thoát ra từ lồng bàn chân thì sẽ tái sinh vào cõi Địa ngục.

Nơi Thần thức thoát ra từ cơ thể là nơi thường còn chút nóng ấm - Khi chết cơ thể tái và lạnh dần - Nếu điểm nào trên cơ thể còn nóng thì nơi đó Thần thức sẽ rời bỏ xác thân mà chuyển đi làm nhiệm vụ đầu thai.

Thật ra thân nhân không cần tò mò biết điều này vì chẳng ích lợi gì - Hơn nữa nhiều người vì muốn biết người chết sẽ tái sanh vào cõi nào nên đã mày mò tìm hơi ấm còn lại trên xác thân người chết để xác định. Làm như thế rất tai hại vì có thể làm cho Thần thức bất ngờ bị động nên thoát ra từ những vị trí bất lợi khiến cho sự tái sánh lệch lạc có khi tốt thành ra xấu. Theo lời căn dặn của các bậc chân tu thì sau khi chết khoảng 10 tiếng đồng hồ, đừng ai đụng chạm vào thân xác của người chết cả giữ được như thế là giúp cho Thần thức từ thân xác người ấy thoát ra khỏi một cách tự nhiên.  Nếu muốn, ta chỉ cần biết qua những việc làm hành động của người lúc còn sống thế nào: ác đức hay hiền lương mà ta có thể biết là họ sẽ tái sánh vào cõi xấu hay tốt. 

Sách Kinh cổ xưa đã ghi rằng:" Muốn biết quá khứ hành động ra sao thì hãy nhìn cuộc đời hiện tại – Còn muốn biết tương lai ta ra sao thì cũng hãy nhìn những gì ta làm trong hiện tại.."

Ta có Bạn và Kẻ Thù. Những ai làm lợi cho ta thì gọi là bạn.  Những ai làm hại ta thì gọi là Kẻ Thù. Gọi và đánh giá như vậy có cái hại là ta cứ bị vướng mắc vào người mà ta gọi là bạn. Họ thể nào ta vẫn cứ thương - Còn kẻ mà ta gọi là kẻ Thù thì làm tốt mấy cũng bị ta ghét - Đó chính là do ta bị cái chấp ngả ở ngay trong tâm ta chi phối ta ..

 

LÀM SAO TRÁNH ÐƯỢC QUẢ BÁO XẤU XA VỀ SAU?

Nếu muốn tránh được Quả báo xấu xa, đau khổ thì ngay trong cuộc đời hiện tại, ta hãy cố tập cho mình có được mối Thiện tâm - Lòng ta phải hướng thiện và tránh ác.  Chỉ cần có ý nghĩ về những gì gọi là Thiện không thôi cũng tạm là đủ cho tâm thanh thản vì tâm hướng về cái Thiện.  Dần dần ta hãy làm việc thiện, tức là thể hiện Thiện tâm qua hành động.  Trước hết ta hãy thực hành việc Bố thí. Có một câu nói từ cổ xưa mới nghe qua thấy vô lý nhưng đầy sự thiện tâm nhân đức: "Cho tức là Nhận" hay "Cho hết để lấy vô nhiều”.  Ta không có khả năng và ý nghĩ đó thì hãy làm việc Thiện, bố thí với khả năng mình - đừng khư khư ôm lấy những gì mình có hãy chia sớt ít nhiều cho người túng thiếu.  Của cho tuy ít nhưng cứ làm mãi thì có ngày càng được nhiều lên, đời ta cũng sẽ tạo được phước đức lớn - nếu không được ngay trong đời này thì cũng sẽ ở đời sau như Chúa Kitô đã nhắc nhở các đệ tử: "Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước thiện.  Kíp ban phát, phân chia của cải mình có.  Vậy là dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình để được cầm lấy sự sống thật. . ".

Tuy nhiên cần phải lưu ý: vì có người làm được việc bố thí thì tự cho mình là người được phước báu lớn lao.  Có người vì muốn có tài vật để bố thí cho kẻ khác đã làm điều không hay để có được tiền của.   Nếu làm như thế thì việc bố thí cũng như không.  Nếu bạn làm việc phước thiện để mong khoả lấp, tiêu trừ việc gian ác mà bạn đang làm, đang theo đuổi thì quả báo xấu xa vẫn tới với bạn.

Quả báo tốt lành nhận được khi Phước và Đức được làm tròn - Làm Phước phải kèm theo đức độ - mà cái đức độ luôn nằm sẵn trong Tâm mình.  Nếu bố thí với mục đích mong cầu lợi lộc cho chính mình , bố thí mà chỉ trông chờ người mình bố thí trả ơn, bố thí mà tự cao tự đại, phách lối, trách mắng la rầy, khoe khoang...  thì đó không phải là bố thí, bố thí như thế thì sự tốt sẽ mất đi rất nhiều. 

Làm việc bố thí, giúp đỡ người sa cơ lỡ vận giúp người cô thế là việc phải làm theo đúng với thiện tâm.  Nhưng để cái Tâm Thiện được trong sáng thì điều cần thiết là nên tập thương mọi vật. Thương đồ vật tức là tiết kiệm chăm sóc, giữ gìn cho chúng khỏi hư hao tốn kém, đó không phải là ích kỷ, keo kiệt bõn xẻn. Thương chúng sanh là thương mọi loài, hãy tránh sát sanh, không giết loài vật.  Được vậy thì sẽ thành thói quen dù con kiến cũng không nỡ giết thì làm sao ta có thể hại người, làm khổ người, đánh đập người? Giết người? Mà đã không làm những điều vừa kể tức là không tạo nên nghiệp ác - Đã không tạo nên nghiệp ác thì sẽ không bị quả báo trả vay.  Tạo Nhân lành thì gặp Quả Lành, tạo Nhân ác thì nhận Quả ác.

Vậy muốn tránh được quả báo không hay đời này hay đời sau, thì trước nhất ta nên tập làm việc Thiện.  Việc Thiện nẩy sinh từ cách sống chân thật, trong sạch, hòa nhã, nhẫn nại, sáng suốt, không hại người, không hại vật, không lấy của người, không ích kỷ, căm thù, xảo ngôn, ganh ty:  Luôn  luôn nghĩ đến người khác với mối thiện lâm, tập đức tính hỉ xã khoan đung, độ lượng - Nhất là thực hành Bố thí giúp người. .

Đối với người Tây Tạng, họ đã nghe các vị Lạt Ma giảng giải từ tấm bé rằng thân xác của mỗi con người là vật tạm bợ như bộ áo quần để mặt mà thôi - khi chết giống như là cởi bỏ bộ áo quần cũ đi đầu thai chuyển vào một sinh mệnh mới như mặc bộ đồ mới khác. 

Người giàu có, sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ trở thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào.  Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ, không ai chối cải, vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt.  Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh. 

NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO KHI CHẾT GIỐNG NHAU

Người giàu Cũng như người nghèo, khi chết hai tay buông xuôi, không mang theo được gì - Cái mang theo thật sự là cái Nghiệp - Vì thế đôi khi sau khi chết người giàu có không chắc gì sung sướng hơn người nghèo hèn -Lý do là có người lúc sống nghèo nàn vì họ sống với thiện tâm không làm sai quấy, gây điều tội lỗi.  Có người lúc sống rất giàu có nhưng gian ác bất lương thì Nghiệp dữ đó sẽ làm họ khổ sở ở đời sau. 

Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ Kim, khi chết không mang theo được một câu nhỏ.  Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu, tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình.  Do đó lâm hồn những người giàu có thường bất an, hồi hộp, lo lắng, mệt trí vì tính toán không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi.  Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác.  Ngày nay càng có nhiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế, nhưng không biết mình như thế.  Đôi khi họ còn chê cười phê bình chỉ trích người khác keo kiệt hà tiện. Cái mê mờ u tối ấy đã từng bao phủ biết bao người khiến họ không thoát ra được để thấy cái ánh sáng vi diệu của sự giúp đỡ bố thí kẻ khác. 

Phần đông những người càng giàu có họ lại càng có cái Tâm Tiếc Rẽ.  Lý do là vì lòng tham con người quá lớn, có rồi muốn có thêm nữa vì thế nếu đem cho, giúp đỡ bố thí thì tiền của sẽ hao hụt, làm sao lợi nhuận tăng thêm?  Nhiều người lại nghĩ sai khi cho rằng bố thí là việc làm của kẻ giàu có.  Họ bảo " tôi đâu phải là người giàu, tiền bạc ít ỏi, làm sao tôi có đủ để bố thí giúp đỡ ai?".. Nghĩ như vậy là sai.  Bố thí không phải bắt buộc phải nhiều.  "Của ít lòng nhiều ... là câu nói của cổ nhân ta từ lâu nhắc nhở cho thấy của cho quan trọng ở tấm lòng.

Buông bỏ không có nghĩa là chúng ta phải vất bỏ đi tất cả mọi thứ. Buông bỏ có nghĩa là chúng ta không quá bận tâm về sự vật, không quá bám víu vào vật chất. Hãy nới lỏng sự gắn bó, hãy thư giãn, thoải mái, thay vì bám chặt, đeo dính.

Những người hay gây hấn hay làm phiền kẻ khác luôn luôn bất an, không những lúc thức mà có khi ngũ và nằm mộng.   Trái lại nếu bạn sống an hòa vui vẻ với mọi người thì bạn sẽ thảnh thơi hạnh phúc suốt đời... (Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14).

Sao mọi người chẳng vứt bỏ việc đời để chuyên cần tu hành cầu nên đạo đức để được tột sự trường sanh hưởng vui không cùng cực. Nhưng người đời phần đông phước mỏng, cùng tranh nhau những sự chẳng cần kíp, ở tại trong chỗ kịch ác tột khổ mà nhọc nhằn kinh doanh chật vật để tự cung cấp. Không luận là người tôn kẻ ti, người nghèo, kẻ giàu, trẻ già nam nữ đều lo nghĩ về tiền tài, vất vả sầu khổ mãi nghĩ mãi lo không lúc nào yên. Có ruộng lo ruộng, có nhà lo nhà, có trâu ngựa lục súc nô tỳ tiền của y thực trăm ngàn thứ lại lo trăm ngàn thứ. Toan tính cầu lợi lo nghĩ buồn sợ bỗng chốc bị trộm cướp, nước cuốn, lửa cháy, sung công, tài sản tiêu tan thân mang tai họa, lại sầu khổ phẫn uất. Nếu tài sản không bị tiêu tan, thân không bị tai họa, nhưng cuối cùng vô thường bỗng đến, thân chết mạng chung, tay không mà đi không mang món gì theo được". Ðức Phật bảo Ngài Di Lặc Bồ Tát và hàng chư Thiên nhơn chúng rằng:

 

"Nay ta nói với các người, thế nhân do những sự việc ấy nên chẳng đắc đạo.

Phải suy nghĩ chín chắn, nên xa lìa những điều ác, chọn những điều lành rồi siêng năng thực hành. Ái dục vinh hoa là những thứ chẳng thể bảo tồn mãi mãi, rồi đều sẽ ly tan không có gì đáng vui đáng thích.