Âm Chất Văn

 

Cảm Ứng Thiên

 


(Tu Tâm – Tích Đức)

 

***

 

Âm Chất Văn - Văn Xương Đế Quân

 

Ta 17 kiếp hóa thân làm sĩ đại phu, chưa hề ngược đãi dân chúng và nha lại; ta giúp người lúc khốn khó, cứu người khi khẩn cấp, khoan dung lầm lỗi của người, thi hành âm chất khắp nơi, nên được đặc cách lên cõi trời. Ai biết giữ lòng gìn tâm như ta, Trời sẽ ban phúc cho.

Thế nên ta dạy người đời rằng: Ngày xưa có Vu công [hiền từ] giữ ngục, về sau con [là Vu Định Quốc] nên thừa tướng;[đời Tống có Tống Giao]cứu bầy kiến khỏi chết đuối mà đỗ trạng nguyên; người họ Đậu [tức Đậu Yên Sơn] do cứu người mà sau thành văn quan cao tột; có kẻ chôn xác rắn mà sau nên tể tướng vẻ vang.

Muốn rộng mở ruộng phước phải cậy trông tấm lòng của mình, luôn thi hành những tiện ích cho đời, tạo muôn việc âm đức, lợi cho muôn vật và con người, làm thiện làm phước.

Hãy ngay thẳng thay Trời hành đạo và giáo hóa dân, thương xót bao dung vì nước cứu dân.

Trung với vua, hiếu với cha mẹ, kính trọng anh, tin cậy bạn bè, hoặc thờ phụng tiên gia và triều kiến sao Bắc Đẩu, hoặc lạy Phật niệm kinh, báo đáp bốn ân, thi hành rộng khắp giáo lý của Tam giáo là Nho-Thích-Đạo.

Giúp kẻ nguy cấp như thể [giúp] con cá nằm trong vết xe khô cạn nước, cứu kẻ lâm nguy như thể [giúp] con chim sẻ đang vướng lưới dầy.

Thương xót cô nhi và quả phụ, kính trọng người già, thương người nghèo khó, xếp đặt y phục và lương thực để chu cấp kẻ lỡ đường đói lạnh, bố thí quan tài để tránh cho kẻ chết khỏi bị phơi bày thi thể.

Nhà giàu thì cùng chia sớt với người thân thích, năm đói kém phải cứu giúp hàng xóm và bạn bè, cái đấu cây cân phải cho công bằng, không thể cân đo cho người thì nhẹ mà cân đo cho mình thì nặng, đối đãi tôi tớ khoan dung, sao lại phải trách móc và đòi hỏi khe khắt nơi họ?

In ấn kinh sách, sáng lập và tu bổ chùa chiền, đem tiền bạc và thuốc men cứu vớt kẻ khổ đau bệnh tật, bố thí nước trà giúp người giải cơn khát.

Hoặc là mua loài vật để phóng sinh, hoặc ăn chay để tròn giới cấm sát sinh, bước chân đi thường xem kỹ kẻo đạp nhầm con sâu cái kiến.

Cấm lấy lửa đốt núi rừng; hãy đốt đèn soi đường cho người đi đêm tối, làm tàu thuyền trợ giúp người vượt sông, chớ lên núi giăng lưới bắt chim chóc, chớ xuống nước dùng thuốc độc bắt cá tôm, chớ giết trâu cày.

Chớ vất bỏ giấy có chữ, chớ mưu chiếm tài sản của người, chớ ganh tỵ tài năng của người khác, chớ gian dâm với vợ và con gái của người, chớ xúi dục người khác tranh chấp và kiện tụng, chớ phá hoại thanh danh và quyền lợi người khác, chớ phá hoại hôn nhân của người, chớ vì tư thù mà làm cho anh em người khác bất hoà, chớ vì mối lợi vặt mà làm cha con người khác nghịch nhau, chớ cậy quyền thế mà làm nhục người lương thiện, chớ cậy mình là phú hào mà khi rẻ kẻ khốn cùng.

Hãy thân cận người hiền đức, họ sẽ trợ giúp thêm đức hạnh cho ta; hãy lánh xa kẻ ác, nhờ đó ta tránh được tai ương trước mắt; hãy luôn tuyên dương điều thiện và ngăn trừ điều ác của người; chớ có bằng mặt mà chẳng bằng lòng.

Chặt bớt cây cối gai góc cản trở đường đi, dẹp bỏ gạch ngói nằm giữa đường, tu sửa đường gập ghềnh khúc khuỷu mấy trăm năm, xây cầu kiều cho muôn vạn người qua lại, để lời khuyên nhủ nhằm sửa lầm lỗi của người, chịu hao tốn tài của để người khác được tốt đẹp, làm việc gì cũng noi theo lẽ trời, lời nói thì phải hợp lòng người.

Ngưỡng mộ các bậc hiền triết thuở xưa dường như các ngài luôn hiển hiện trước mắt, thận trọng khi ở một mình và không hổ thẹn với chính mình; chớ làm các điều ác, hãy làm mọi điều thiện, vĩnh viễn sao xấu không chiếu vào vận mệnh [của mình], các thiện thần thường ở bên cạnh và bảo vệ cho.

Báo ứng gần thì nơi bản thân mình, báo ứng xa thì nơi con cháu, trăm phúc cùng đến, ngàn may mắn tụ về, đó chẳng phải là từ âm chất mà có được hay sao?”

 

 

 

CẢM ỨNG THIÊN

 

1. MINH NGHĨA

Thái Thượng nói:
Họa phúc không có lối mà do người tự triệu.
Báo ứng thiện ác như bóng theo hình.

2. GIÁM SÁT

Cho nên, trời đất có thần ghi tội, xét người lỗi nặng nhẹ mà giảm Toán*.
Toán giảm thì nghèo khổ mất mát, hay gặp hoạn nạn, mọi người ghét bỏ, hình họa theo sau, tốt lành lánh xa, ác tinh gieo họa. Hết Toán thì chết. Lại có Tam Thai, Bắc Đẩu thần quân ở trên đầu, ghi chép tội ác,
để trừ Kỷ**  Toán. Lại có Thần Tam Thi ở trong thân người, tới ngày Canh Thân,
lên thẳng Thiên Tào,
báo cáo tội lỗi. Đến ngày cuối tháng,
Táo Thần cũng vậy. Phàm nhân có tội,
lớn thì giảm Kỷ, nhỏ thì giảm Toán.
Tội lỗi lớn nhỏ phải đến vài trăm. Muốn cầu trường sinh, trước tiên nên tránh.

3. TÍCH THIỆN

Hợp đạo thì tiến, trái đạo thì thoái. Không theo tà đạo. Không khinh nhà tối. Tích lũy công đức. Từ tâm với vật. Trung, hiếu, hữu, đễ. Sửa mình dạy người. Thương giúp cô quả.Kính già yêu trẻ. Côn trùng cây cỏ, cũng không đả thương. Thương người gặp nạn. Mừng người gặp thiện. Cứu tế người gặp nguy cấp. Thấy người được như mình được.
Thấy người mất như mình mất.
Không nêu điều người kém, không khoe điều mình giỏi. Ngăn ác khen thiện.Cho nhiều giữ ít. Chịu nhục không oán. Được sủng ái nên lo. Thi ân chẳng cầu báo. Cho rồi không hối tiếc.

 

4. THIỆN BÁO

Nếu là người thiện, mọi người kính trọng, thiên đạo giúp đỡ, phúc lộc theo sau, tà ác tránh xa, thần linh hộ vệ, cứ làm là thành, có thể thành thần tiên. Muốn cầu thiên tiên,
cần làm một nghìn ba trăm thiện. Muốn cầu địa tiên, cần làm ba trăm thiện.

 

5. CHƯ ÁC (THƯỢNG)

Ví như làm điều phi nghĩa, đi ngược đạo lý, hay làm điều ác, nhẫn tâm tàn hại, ngầm hại lương thiện, khi quân bất hiếu, khinh khi thầy dạy,
phản bội tổ chức, lừa người không biết,
chê bai bạn học, dối trá lật lọng công kích tộc họ, cương cường bất nhân,
hung ác tàn nhẫn, bất phân phải trái,
tráo trở ngược xuôi, ngược đãi cướp công kẻ dưới, nịnh bợ đón ý bề trên, chịu ơn không nhớ, oán hận chẳng quên, khinh trời miệt dân, gây rối phép nước, thưởng kẻ phi nghĩa,
phạt người vô tội, giết người cướp của, hại người chiếm quyền, giết kẻ đầu hàng, phế người ngay, bỏ người hiền, ức hiếp cô quả, ăn hối lộ phạm pháp, cong thành thẳng, thẳng thành cong, tội nhẹ thành nặng, thấy chết giận thêm, biết lỗi không sửa, biết thiện không làm, tội mình hại người, cản trở tài năng, báng bổ thánh hiền, phá hỏng đạo đức, săn chim bắt thú,
phá ổ rung cây, lấp hang lật tổ,
phá thai hại trứng, mong người thất bại,
huỷ người thành công, hại người để cầu an, thiệt người lợi ta, lấy xấu thay tốt, vì việc riêng bỏ việc công, trộm tài của người, che lấp việc thiện, phô chỗ xấu, bới móc việc người khác, làm người hao tài, chia rẽ cốt nhục, chiếm thứ người yêu thích, giúp người làm càn, khoái chí tác oai, hạ nhục người để cầu thắng, làm hỏng giống má, phá hoại hôn nhân, chớm giàu sinh kiêu, chạy chọt vô sỉ, nhận ân chối tội, gieo hoạ gán tiếng ác, mua bán hư danh, tâm địa hiểm độc, phá sở trường của người, bảo vệ sở đoản của mình, cậy quyền bức hiếp, dung túng ác sát, vô cớ chặt bỏ, tự nhiên giết mổ, phung phí ngũ cốc, lao nhiễu chúng sinh, phá gia đình người chiếm đoạt tài bảo, khơi thuỷ phóng hoả làm hại dân cư, làm loạn phép tắc huỷ công người khác, phá hỏng đồ vật để bức dụng người,
thấy người vinh quý mong bị vùi dập,
thấy người giàu có mong người phá sản,
thấy người mỹ lệ thì sinh tà tâm, thiếu nợ người ta mong cho họ chết, mong cầu không được thì sinh oán chửi, thấy người mắc lỗi còn nói móc thêm, thấy người hình tướng bất toàn thì cười chê, thấy người tài năng nên khen ngợi lại chèn ép ..

6. CHƯ ÁC (HẠ)

Chôn bùa hại người, dùng thuốc giết cây,
oán giận sư phụ, xung đột cha anh, tham lấy tham cầu, thích chiếm thích đoạt, cướp mà giàu có, xảo trá thăng quan, thưởng phạt bất công, dục lạc quá mức, ngược đãi thuộc hạ,
đe dọa hống hách, oán trời hận người, mắng gió chửi mưa, tranh đấu kiện tụng, kết bè làm càn, nghe lời thê thiếp trái lời cha mẹ,
có mới nới cũ, nghĩ không nói có,
thấy lợi làm liều, dối lừa bề trên,
nói lời độc ác, gièm siểm người khác,
chửi thần, hại người mà xưng chính, trực,
bỏ thuận theo nghịch, bỏ người thân theo người dưng, chỉ thiên địa chứng lòng xấu xa, gọi thần linh giám điều bỉ ổi, cho rồi hối tiếc, vay mượn không trả, cầu quá phận mình,
ra sức tính toán, dâm dục quá độ,
khẩu phật tâm xà, đồ thiu cho người, tả đạo dụ người, thước ngắn đo thiếu, đấu nhỏ cân điêu, lẫn lộn thật giả,
thu lợi gian trá, bóc lột lương thiện, khinh gạt người ngu, tham lam vô tận, nguyền rủa (lời) cương trực, ham rượu quậy phá, cốt nhục tranh giành, nam không trung lương, bỏ bê nhà cửa, nữ không nhu thuận, bất kính chồng mình, chỉ thích khoe khoang, thường hay đố kỵ,
vô hạnh với vợ con, thất lễ với nhà chồng,
khinh mạn tổ tiên, làm trái thượng lệnh,
làm điều vô ích, thầm sinh lòng khác,
rủa mình rủa người, yêu ghét thiên lệch, bước qua giếng, bếp lò, nhảy qua người, đồ ăn,
phá thai hại con, làm điều mờ ám, cuối năm ca múa, đầu năm giận hờn,  sỉ, nhổ, tiểu tiện về hướng bắc,  rên, hờ, khóc lóc hướng ông Táo, lại lấy bếp lửa đốt hương, củi bẩn nấu ăn,
đêm xuống lõa lồ, ngày lành hành hình,
mắng sao băng, chê cầu vồng, thường chê tam quang***, nhìn lâu nhật nguyệt, mùa xuân đốt rừng săn bắn, hướng bắc rủa độc, vô cớ đánh rắn giết rùa.

7. ÁC BÁO

Những tội như vậy, Chủ Mệnh tùy theo nặng nhẹ, đoạt lấy kỷ toán. Toán hết thì chết. Chết chưa hết tội, tai ương đến đời con cháu. Lại còn cướp tiền của người, thì vợ con gia đình phải chịu lây, dần cho đến chết,
nếu mà không chết, ắt có thuỷ hoả đạo tặc, rơi đồ mất vật, bệnh tật, điều tiếng miệng lưỡi, là cái giá cho sự cướp giật. Còn giết oan người khác, đổi lại binh đao cũng bị giết lại. Giữ của phi nghĩa, ví như
thịt thối cứu đói, rượu độc giải khát, đã chẳng tạm no, cận kề cái chết.

8. CHỈ VI

Hễ tâm khởi thiện, thiện tuy chưa làm,
thiện thần đã theo.
Hoặc tâm khởi ác, ác tuy chưa làm,
ác thần đã theo.

9. HỐI QUÁ

Đã từng làm điều ác, sau tự hối cải,
mọi ác không làm, hành mọi điều thiện,
lâu lâu ắt có điều lành, gọi là chuyển họa thành phúc vậy.

10. LUẬT ĐỊNH

Cho nên, người tốt nói thiện, thấy thiện, làm thiện, mỗi ngày có ba thiện, ba năm ắt trời ban phúc.
Người xấu nói ác, thấy ác, làm ác, mỗi ngày có ba ác, ba năm ắt trời giáng họa.
Sao không cố gắng đi?

 

 

 

 

SUY NGHĨ VỀ TÍCH ÂM ÐỨC

 

Hiểu một cách đơn giản thì âm đức là những ơn huệ kín đáo ngầm để lại, không ai biết.  Ðiển hình là những nhà hảo tâm giấu tên (chỉ ghi địa chỉ trong bản phương danh quyên góp).  Săn sóc người gặp nạn, che chở kẻ bị truy đuổi hãm hại, cứu giúp kẻ khó khăn, đài thọ kinh phí xây dựng công trình công cộng v.v.. thường được coi là hành vi tích lũy âm đức.

 

Người phương Ðông quan niệm kẻ tích lũy nhiều âm đức vừa bù đắp được những điều thất đức của mình cùng các đời trước lỡ tạo ra trong quá khứ, phần còn thừa sẽ dành lại cho con cháu hưởng thụ.  Kinh nghiệm cuộc sống có vẻ ứng nghiệm chân lý này tuy rất khó giải thích cặn kẽ.  Ngôn ngữ dân gian cũng phát biểu nôm na:  "Trồng cây đức để con ăn..."

 

Kẻ gây loại tai họa làm trái đạo hiếu sinh * (chẳng hạn buôn bán hoặc sử dụng heroin, xúi giục gây loạn lạc, bất ổn để thủ lợi, v.v..) thì dù có lọt được lưới pháp luật cũng bị "cõi âm" xử lý bằng cách truất phần âm đức của ông cha họ dành lại cho họ.  Các triều đại ngắn ngủi trong lịch sử có lẽ minh chứng khá hùng hồn cho sự tác động của âm đức.  Dù giới sử quan có "bẻ công ngòi bút, bóp méo sự thật thì cứu cánh cũng rất sẵn sàng tố cáo phương tiện (đơn cử trường hợp nhà Ðinh).

 

Nhận thức vai trò của âm đức, Tư Mã Quang ** (1019 - 1086) đã viết trong sách gia huấn:  "Dồn vàng dành cho con cháu, chưa chắc con cháu giữ nổi, dồn sách dành cho con cháu, chưa chắc con cháu đọc nổi, không bằng dồn âm đức trong cõi mờ mịt để làm kế hoạch lâu dài cho con cháu"  (Tích kim dĩ tử tôn, tử tôn vị tất năng thủ, tích thư dĩ di tử tôn, tử tôn vị tất năng độc; bất như tích âm đức u minh minh chi trung dĩ vi tử trường cửu chi kế - Tư mã Ôn công gia huấn)

 

Quan niệm Tư Mã Quang có giá trị nhân văn khá tích cực.  Dù người ta có phủ nhận "kế hoạch lâu dài" này của ông, phủ nhận sự tồn tại và tác động của âm đức đi nữa thì chỉ việc "lặng lẽ làm ơn" cũng đã đem lại niềm vui rất nhiều (Vi thiện tối lạc - Ngạn ngữ)

 

Kẻ làm điều thiện sẽ tự cảm thấy phẩm chất làm người của mình được nâng cao thêm, từ đó, bản năng loài vật ở giai đoạn hái lượm thời nguyên sơ đã bị đẩy lùi lại để phục tùng trí tuệ, tâm hồn của con người trong giai đoạn văn minh phát triển.

 

Nếu chịu khó quan sát thẳng thắn chừng vài ba thế hệ ở một gia tộc nào đó trong lịch sử hay ở quanh ta, dấu vết biểu hiện của âm đức rất khó tẩy xoa, phủ nhận.  (Tôi cho rằng trường hợp của Hilter là minh chứng đủ thuyết phục!)

 

Triết lý Phật giáo trình bày thuyết âm đức trong khuôn khổ thuyết nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, v.v.. và có lẽ đây là điểm đồng qui cụ thể của hai luồng tư tưởng lớn Nho - Thích.

 

Kẻ phủ nhận thuyết âm đức thường vì những lý do thực dụng nông nổi trong khoảnh khắc hoặc do chưa tích lũy đủ kinh nghiệm sống để thừa nhận tính quy nạp, tính mặc khải rất đặc biệt của nền khoa học phương Ðông.

 

Với đà phát triển mạnh mẽ của khoa điện tử, chắc là trong tương lai không xa, nền khoa học huyền bí của người xưa - trong đó có đối tượng âm đức - sẽ được chính xác hóa để hoàn toàn đứng vào hàng ngũ khoa học ứng dụng.

 

* Ðạo hiếu sinh:  người xưa quan niệm thượng đế hiếu sinh  nên ban cho muôn loài tràn trề sức sống để phát triển khắp nơi (kẻ chấm dứt sự sống là vi phạm đức hiếu sinh của thượng đế!)

 

** Tư Mã Quang:   Nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc.  Ông tài kiêm văn võ, đỗ Tiến sĩ, làm quan đến Nhất phẩm, tước phong Ôn quốc công nên thường được người đời gọi là Tư mã Ôn công.

 

 

Bạn thực sự có khát vọng trở thành người giàu có và sống vui vẻ, hạnh phúc, an lạc trong đời sống hiện tại, cũng như tương lai thì ngay từ bây giờ hãy nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức". Một địa chỉ đầu tư vô cùng an toàn, lãi suất không chỉ đong đếm bằng các giá trị vật chất thông thường mà còn có cả giá trị làm thăng hoa đời sống tâm linh.

Ngay từ thời Đức Phật còn hiện hữu, Ngài đã khuyến cáo từng cá nhân hãy nỗ lực thực thi làm các việc công đức bằng cả sự nhiệt tâm, tinh cần để đem lại lợi ích lớn. Bạn nên nhớ một việc làm thiện tâm dù rất nhỏ, nhưng hiệu quả tốt đẹp của hành động đó có tác động rất lớn đối với nhiều người.

Xem ra, sự tích lũy các giá trị về công đức về việc làm, lời nói, ý nghĩ của thân khẩu ý sẽ tạo cho bạn một gia tài "Phước đức" để thọ hưởng, nếu hữu dư thì con cháu và những người khác kế thừa. Đây chính là ngân hàng "Phước đức" mà không ai khác hơn, mỗi cá thể đều có khả năng đầu tư, dù bạn là ai, đang sống ở đâu, đang làm gì, thu nhập ra sao, tùy theo khả năng đầu tư các công hạnh hữu ích mà có lãi suất thu nhập "phước đức" cho chính mình. Rõ ràng, "phước đức" không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư của mỗi cá thể trong việc thực thi đời sống tu tập tự thân hướng nội, sống đúng Chánh pháp và làm các việc hữu ích cho đời. Giống như một khu vườn, nếu bạn không đầu tư chăm sóc từ việc gieo hạt, bón phân, và thực hiện các công đoạn khác, thì chẳng bao giờ tận hưởng được hương thơm quả ngọt tốt lành.

Cho nên, bạn phải nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức" ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần bạn có ý thức tự nguyện tinh tấn làm các việc phước lành thì sẽ có hiệu quả ngay. Bằng cách, thông qua việc nỗ lực thực hành 6 pháp Ba la mật mà Đức Phật từng khuyến cáo, bất cứ ai muốn thực hiện đời sống hướng nội và thực thi hạnh nguyện Bồ tát độ mình và cứu đời thì có thể trở thành nhà đầu tư hữu ích nhất của xã hội. Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Sáu phương thức thực thi đầu tư "Phước đức".

Bố thí là phương thức hữu hiệu nhất mà bất cứ ai hiện sống trên cõi đời này đều có khả năng thực thi được. Cho dù bạn là người sở hữu tài sản kếch xù, hay là kẻ bần cùng đều có cơ may thực hành hạnh nguyện đó. Có ba cách bố thí, chia sẻ những khổ đau với người khác: bố thí tài sản vật chất, bố thí pháp, bố thí sự vô úy.

Rõ ràng, không có ai có thể không thực thi một hình thức bố thí nào đó. Dù bạn đang lâm vào tình trạng khánh kiệt, thất nghiệp cũng có thể bố thí, chia sẻ những nỗi đau túng thiếu, mất mát của người khác hiện còn tệ hơn mình, hay có thể giúp vào các việc công ích bằng sự bố thí, dù nhỏ nhặt, nếu người ấy khao khát được thực hiện. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được vậy, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và xã hội bằng cách phát tâm phục vụ.

Một người có kiến thức, trí tuệ về lãnh vực chuyên môn nào đó cũng có thể dạy hay dẫn dắt người khác trong trường hợp người ấy không có tiền hay yếu kém về thể chất. Nói chung, người có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể thực hiện sự bố thí pháp, như chỉ bảo người ta đi nghe pháp, hành pháp từ một vị giảng sư nào đó.

Một phương thức đầu tư ngân hàng "Phước đức" được bạn thể hiện nữa, bằng cách thực thi việc sống đúng các nguyên tắc giới luật, luật lệ được cộng đồng, tổ chức, xã hội định chế. Điều tối thiểu bạn cần nhận thức rõ là khi tự thân sống đúng Chánh pháp thì không chỉ cá nhân mình an lạc mà còn tác động đến ngưới khác theo chiều hướng đưa đến sự bình an, hạnh phúc; ngược lại sẽ dẫn đến khổ đau cho chính mình và đưa đến sự bất an, thậm chí gây tổn thương đến người khác. Tính tích cực của việc trì giới là phục vụ mọi người trong khát vọng ai cũng được an lạc. Càng thể hiện nhiều điều thiện lành thì bạn càng nâng cao mình lên và có khả năng phục vụ người khác hiệu quả nhiều hơn.

Phương thức thể hiện thứ ba cho việc đầu tư phước đức là thể hiện hạnh nguyện nhẫn nhục. Tính tích cực của sự nhẫn nhục trong mọi môi trường, hoàn cảnh sống là phát triển đức hạnh độ lượng. Chúng ta sẽ không còn giận dữ hay trách mắng người khác khi không vừa ý với chính mình. Nếu bạn không có hạnh nguyện nhẫn nhục, nhẫn nại hay độ lượng trong những tình huống như thế, hẳn sẽ gây khổ đau cho mình và người khác.

Phật từng dạy, một niệm sân khởi lên thì sẽ đốt cháy rừng công đức. Do đó, thực thi phương thức đầu tư này bạn sẽ có nhiều phước đức do tâm trí thanh thản, không còn có các cảm thọ về giận dữ và thù ghét những người gây tổn thương, sỉ nhục hay phản bội mà còn ra sức giúp đỡ họ nữa. Trên hết, bạn không bị dao động tâm lý trước sự vui buồn đối đãi mà chỉ biết yên lặng tỉnh thức để đưa ra quyết định chính xác lợi mình lợi người. Trạng thái tâm thức này là đỉnh điểm của sự tu tập nhẫn nhục, làm hóa hiện lòng từ bi đem đến hạnh phúc cho con người và hòa bình thế giới.

Tinh tấn là điều kiện cần và đủ để tạo ra phước đức. Tinh tấn đoạn tận các điều bất thiện chưa sanh, đừng cho chúng phát sinh và cả khi chúng đã sanh thì dứt khoát từ bỏ. Đồng thời bạn tinh tấn làm các điều thiện chưa sanh làm cho chúng hiện hành và cả lúc chúng phát sinh rồi thì làm cho thăng hoa nữa. Điều quan trọng, bạn phải nỗ lực làm các việc công đức dù là chuyện nhỏ nhất cũng không thể bỏ qua, kiên tâm phụng sự lý tưởng hạnh nguyện của mình.

Thiền định là sự đầu tư phước trí song tu, vô cùng quan trọng đối với một người hướng tâm tu tập giải thoát. Chúng ta không chỉ nỗ lực thực hành giáo lý nhà Phật mà còn biết nhìn sự vật bằng một cái tâm tĩnh lặng và suy nghĩ về sự vật đúng đắn. Sự quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề có thể đem lại những giá trị công ích và huân tập sự phước đức càng nhiều hơn.

Phương thức cuối cùng để đầu tư là trí tuệ. Bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề không trọn vẹn nếu không trí tuệ rọi chiếu. Đơn cử, bạn gặp người đang đau đớn quằn quại vì thiếu thuốc, vì lòng thương hại mà bạn bố thí ít tiền thì thật sai lầm. Điều quan trọng là bạn phải hướng họ đi vào trường cai nghiện, thì việc làm ấy mới đem lại giá trị hữu ích đối với người đó. Xem ra, trí tuệ là nhân tố quan yếu đi đến sự thành công của con người.

Thực thi các phương thức đầu tư như thế, bạn sẽ là người trở nên người giàu có và hạnh phúc an lạc đời này và đời sau nhờ sự tích lũy và lợi nhuận từ ngân hàng "Phước đức". Trường hợp vị Sa di thay vì chết yểu, chỉ còn được sống trong bảy ngày trở nên trường thọ là nhờ phước đức cứu sống đàn kiến khi trên đường trở về nhà. Có người nhờ bố thí ngọn đèn sáng, nhân đó mà cả nhà đoàn tụ. Một ngọn đèn của người phụ nữ nghèo đã thắp sáng trí tuệ mọi người, nhờ nhân thiện lành đó mà gặp được người giàu có, cho nên phước báu đến không ngừng… và nhiều trường hợp khác còn hơn thế nữa như sử sách kinh điển ghi lại. Còn chờ đợi gì nữa, hỡi bạn, mà không mạnh dạn đầu tư!

Đại đức Thích Phước Đạt

________________________________________________________-

 

Mỗi bậc che mẹ nên để lại điều gì cho con cái? Của cải vật chất trong thế giới này sẽ không kéo dài mãi mãi. Những đứa trẻ có thể phung phí tiền bạc mà cha mẹ để lại cho chúng, thậm chí cuối cùng có thể trở thành ăn mày. Nếu chúng không thể sử dụng gia sản thừa kế từ cha mẹ một cách khôn ngoan, thì ngay cả một gia tài lớn cũng có thể tiêu tan, tới mức khuynh gia bại sản. Khi cha mẹ để lại di sản thừa kế cho con cái, chúng thậm chí có thể đưa nhau ra tòa để tranh giành. Khi cha mẹ để lại trí tuệ và đạo lý làm người, con cái họ có thể tạo ra của cải cho chính chúng. Khi cha mẹ tích đức hành thiện cả đời và để lại mỹ đức cho con cái, phúc báo sẽ được lâu dài và tạo phúc cho con cháu họ.

Khi danh tướng triều Thanh là Tả Tông Đường cáo lão về quê ở Trường Sa, ông đã cho xây những công trình lớn với mục đích để lại một phủ đệ nguy nga cho con cháu. Ông sợ những người thợ ăn bớt vật liệu, do đó đã tự mình tới công trường làm đốc công. Có một người thợ thấy ông như vậy, không kìm được bèn nói: “Đại nhân, xin ngài cứ yên tâm. Tôi đã sống hàng chục năm ở đây và xây không ít phủ đệ trong thành Trường Sa này. Từ xưa tới nay chưa hề có chuyện nhà đổ sụp, mà chỉ thấy chủ nhân tòa nhà thay đổi thôi.” Tả Tông Đường nghe xong không khỏi hổ thẹn, thở dài rồi rời đi.

Lâm Tắc Từ cũng là một đại thần vào triều Thanh, nhưng cao minh hơn Tả Tông Đường rất nhiều trong vấn đề đối xử với con cái. Ông từng nói: “Nếu con cháu tôi đều như tôi, tại sao chúng cần tiền? Nếu một người đức hạnh có tiền tài, nó sẽ bào mòn ý chí của anh ta. Nếu con cháu tôi không như tôi, thì tại sao chúng cần tiền? Nếu một người ngốc nghếch có tiền tài, nó sẽ chỉ làm hại anh ta.”

Theo sử ghi lại, thời cổ đại tại Phúc Kiến có một viên quan lớn tên là Dương Vinh. Tổ tiên ông mấy đời đều mưu sinh bằng nghề lái đò qua sông. Mỗi khi có mưa lớn, nó phá hủy nhà dân, cuốn trôi gia súc, cùng người và của cải trôi theo dòng nước. Những người lái đò khác đều tranh nhau tìm vớt của cải, chỉ có tổ tiên của Dương Vinh là lo cứu người mà không màng của cải. Người cùng quê đều cười nhạo ông là ngu đần. Đến khi cha của Dương Vinh sinh ra, nhà họ Dương mới dần dần khá giả. Một ngày nọ, một vị thần tiên hóa thành đạo sĩ đến nói với cha của Dương Vinh: “Tổ tiên ông đã tích rất nhiều âm đức, con cháu ông tất sẽ hưởng vinh hoa phú quý. Ông có thể xây một ngôi mộ tổ cho họ.” Cha của Dương Vinh nghe lời và mai táng ông nội cùng phụ thân ở nơi đó. Sau khi Dương Vinh sinh ra và lên 20 tuổi, ông thi đỗ kỳ thi của triều đình và nhậm chức tam công. Hoàng Đế cũng gia phong cụ cố, ông nội và phụ thân Dương Vinh chức quan tương tự. Sau đó con cái Dương Vinh cũng hưng vượng với nhiều người có danh vọng.

Cổ thư Trung Quốc là «Kinh Dịch» nói: “Gia đình tích thiện, tất có việc mừng. Nhà tích bất thiện, tất gặp tai ương.” Ý là các gia đình tích đức hành thiện nhất định có con cháu được hưng vượng, còn gia tộc hành ác đa đoan tất nhiên sẽ có hậu họa về sau. Tổ tiên sáng tạo tinh thần tài phú, sẽ mãi lưu lại thiện lương và đạo lý làm người cho con cháu.

Vì thế, mỹ đức mới là tài sản tinh thần quý giá nhất lưu lại cho đời sau. Nó giống như mặt trời mãi tỏa ánh quang huy chói lọi, liên tục không ngừng, thọ cùng trời đất.

 

___________________________________________________________-

 

Triệu Vĩnh Trinh là người triều đại nhà Minh, thời vua Chính Đức (1505 – 1521). Khi còn nhỏ có gặp một người xem tướng, và người kia bảo rằng: “Cháu có thiện căn lớn lắm, nếu vào 23 tuổi đi thi hương thì chắc chắn đỗ đầu. Nếu sau đó tiếp tục siêng năng tu thiện, thì còn được nhiều phúc báo nữa. Nay chỉ có thể ước lượng đến đó thôi.”

Năm 23 tuổi, Triệu Vĩnh Trinh đi thi hương, không những không đỗ đầu mà còn trượt oách.

Một hôm nằm mộng, được yết kiến Văn Vương Đế Quân (theo truyền thuyết Trung Hoa, đây là vị Thần coi sóc việc học hành thi cử). Văn Vương Đế Quân quở trách: “Ngươi đi thi lần này, lẽ ra đỗ đầu. Nhưng người nhìn thị tỳ của gia đình bằng con mắt dâm đãng, lại còn dẫn dụ cợt nhả con gái hàng xóm. Do vậy công danh của ngươi đã bị tước bỏ.” Triệu Vĩnh Trinh tự nhiên bị mắng, không phục, liền biện giải: “Thảo dân tuy có dâm ý, nhưng chưa hề làm việc dâm ô. Không được tính đã phạm dâm luật. Sao trừng phạt thảo dân?”

Văn Vương Đế Quân nổi giận mắng rằng: “Ngươi tưởng rằng có hành vi dâm ô mới nên tội ư? Hễ ai có dâm tâm điên đảo, ác ý triền miên, thân thể tuy chưa có hành vi dâm ô, nhưng mỗi khi nhìn thấy ‘sắc’ liền sinh dâm ý, thì cũng bị trừng phạt, bị tước đoạt công danh. Huống là ngươi không biết phân biệt nam nữ, đùa cợt tình tứ, đụng vai chạm tay. Thử hỏi ngươi, đó là cái tâm gì? Chỉ vì ngươi có lòng tà dâm cợt nhả với người ta, dẫn dụ làm tình cảm người ta khởi phát, nên khiến họ rơi vào vòng thống khổ mê tình loạn ý. Trời vì thế tước đoạt công danh của ngươi. Đã chẳng biết hối cải, ngươi còn dùng lời lẽ xảo biện như thế, ta e rằng, tai vạ sắp giáng xuống đầu ngươi đó!”

Bị mắng, Triệu Vĩnh Trinh đột nhiên tỉnh ngộ, khóc lóc lạy lục, thảm thiết thề rằng: “Thảo dân biết tội rồi. Nguyện rằng từ nay mắt nhìn không tà ý, tâm chẳng động trước tình. Nếu còn phóng túng niệm tà dâm nữa, xin cam chịu Trời trừng phạt, chịu báo ứng mất mạng.”

Văn Vương Đế Quân thấy Triệu Vinh Trinh quả nhiên hối hận và lập lời thề độc, bèn phán: “Xem như ngươi có thành ý. Nếu đúng được như vậy, biết giữ mình vững vàng chẳng động dâm niệm, biết khuyên người khác hãy khởi niệm hoà ái, hãy bỏ niệm dâm tà, thì ngươi sẽ được khôi phục công danh và đỗ đầu, hơn nữa còn được phúc phận to lớn.” Dứt lời liên lấy bút chỉ vào tâm của Triệu Vĩnh Trinh. Triệu Vĩnh Trinh thất kinh và tỉnh mộng.

Từ đó Triệu Vĩnh Trinh siêng năng trau dồi đức hạnh bản thân. Một đời hành thiện cho mình, khuyến thiện cho người. Quả là may mắn, đã có thiện căn và phúc phận từ đời trước, nay được Văn Vương Đế Quân chỉ cho lỗi lầm. Nếu không thì không nhận ra tội lỗi ấy, phí hỏng một đời.

Triệu Vĩnh Trinh đỗ đầu thi hương năm 26 tuổi. Bốn năm sau đỗ tiến sỹ. Sau được phong làm trấn thủ một vùng. Con cháu đời sau của ông cũng được giáo huấn cẩn thận và nhiều người quý hiển.

 

 

 

Tích đức

(1) Tích khẩu đức

Khẩu là gốc phúc họa, lại nói rằng làm người lấy khẩu đức làm cốt yếu. tích đức, tích đức, đức của một cá nhân đầu tiên theo khẩu khởi, lợi khẩu trường thiệt, giống như bát thủy nan thu ( nước lớn khó thu), tứ mã nan truy. Thường thì người nói vô ý người nghe lại hữu tâm. Khi mâu thuẩn sinh phát, người nói hối hận không kịp, lúc đó vô tâm quá. Nên nói là “có lỗi”. nếu người nói có ý, thì tự tạo thị phi, dân dụ ly gián, tạo nên hỗn lọan, phát sinh mâu thuẩn, từ trong lừa gạt, lọai người này thường chỉ muốn lợi ích tự ngã, không làm lợi người, tư niệm nặng nề, tâm hòai óan hận, tâm như ác ma, thậm chí đến chết không hối. loại lỗi lầm hữu tâm này là “chân ác” là giữ tâm làm ác vậy.

Nói là họa tong khẩu xuất, khẩu sinh ác nghiệp, bao hàm 4 phương diện, thứ nhất là lưỡng thiệt tức là đùa bỡn thị phi, đông gia trường lý gia đỏan, khan phong sử đà (thấy gió làm bánh thuyền quay), ngôn ngữ phản phúc; thứ hai là lời thêu dệt, thường lấy lời khen đẹp tốt, sắc tình, tạp uế bất chánh ngôn ngữ không lọt tai làm vui; thứ ba là vọng ngữ, thường nói là lời vô tri, nói dối, nói sằng tự đại. thứ tư là ác khẩu, khẩu xuất ác ngôn, dọa nạt người khác.

Sau khi họa tong khẩu xuất, thường như lửa cháy cả rừng, từ nhỏ thành lớn. nên làm người cần lấy thiện ngữ mà làm, thiện ngữ xúc tiến quan hệ người cùng người tiến triển. khiến xã hội được hài hòa.

(2) tích dương đức (đức nổi bên ngòai).

Làm thiện sự vì nổi danh mà làm, không nổi danh thì không làm, đó là dạng lấy thiện sự để tích đức nên gọi là dương đức.

Dương đức là có tâm tích đức, có ý vì danh mà làm, làm tuy có đức nhưng mà căn cơ bạc nhược (yếu mỏng), tuy có phúc báo nhưng lại không lâu dài.

(3) tích âm đức

Làm thiện mà không phải vì danh, giúp người mà không lưu danh, thi đức thi huệ đều là vô tâm mà làm. Thấy chết mà cứu, thấy nghèo mà giúp, thấy thiện sự không vì để người biết gọi là âm đức. có âm đức thì tất có dương báo; có ẩn hành thì tất hữu chiêu danh.

Tích âm đức là ở trong vô tâm, tích nền tảng phúc đức tốt đẹp, phúc báo âm đức có thể truyền cho con cháu, phúc này trọn lâu dài.

(4) tích công đức

Người tại gia hay xuất gia hành thiện, vì người mất ra của tiền làm tang sự khiến người mất nhập thổ được an, làm pháp sự siêu độ; giúp người khác có phúc tiêu tai, cứu người cùng cứu giúp sinh linh, không sát sinh cùng phóng sinh. Vì người mê thí pháp nhũ; thương nghèo giúp người già và trẻ em yếu đuối, hiếu kính với từ dưỡg phụ mẫu, trợ giúp huynh đệ tỷ muội cùng thân thích gặp khó khăn; sửa cầu làm đường, phù nguy cứu khốn, cứu tai cứu nạn, khinh tài trọng nghĩa, có óan không báo, hóa giải cừu hận, giải gút mắc trong tâm người, rộng kết thiện duyên, dùng yêu thương mà đối đãi với người, khổ thân lợi người, vì quốc gia lập công mà không tự khoe khoang. Đều là bồ tát hành, đều có thể tích công lũy đức. hànhcàng lâu, công đức càng nhiều, phẩm cách siêu tục, hiếu cảm động thiên, quỷ thần khâm phục.

Tổng hợp thuật trên, làm những điều sau đều có thể tích lũy công đức:

Làm tròn trách nhiệm gia đình, tròn trách nhiệm với phụ mẫu, tận trách nhiệm nhi nữ, hiếu kính phụ mẫu, nuôi dưỡng cha mẹ già, cứu giúp huynh đệ tỷ muội thân thích khó khăn.

Tuận theo chánh giáo dạy bảom kế là giới luật tu hành. Chánh giáo như đạo giáo, nho giáo, phật giáo, cơ đốc giáo, thiên chúa giáo, đông chánh giáo, do thái giáo, y tư lan giáo cùng ấn độ giáo vân vân…

Người tại gia, xuất gia cùng truyền giáo sĩ đối với sự nghiệp chánh giáo cùng xã hội đại chúng công ích từ thiện vô tư phụng hiến.

Ra tiền của giúp kiến tạo phật tự, phật tháp, đạo quán, giáo đường, thanh chân tự vân vân….

Ra tiền của giúp ấn chế cùng truyền bá các kinh điển chánh giáo, như kinh phật, đạo kinh, thánh kinh, cổ lan kinh, vân vân…

Cung dưỡng người xuất gia cùng người truyền giáo vân vân…

Niệm trì kinh điển thánh chúng đắc đạo dùng bồ tát tâm chú kinh điển vân vân…

Báo danh tham gia bái sám, như lương hòang bảo sám, thủy sám, lục sám, diễm khẩu thi thực, đại bi sám vân vân… cùngt ham gia trung nguyên siêu độ pháp hội cùng trợ niệm lâm chung.

Không sát sinh cùng phóng sinh

“tu bồ tát hạnh” tâm giữ lợi vật. thành phật là huệ năng thấy công hiếu để, nguyện phổ độ người. quy chân là ngu thuấn”.

(5) tích thiên địa ngũ hành đức

Tích thiên địa ngũ hành đức thành tựu pháp thân đức, cuối cùng đạt cảnh giới vô vi nhi vi.

[vô vi] phân [đạo] vô vi cùng [pháp thân] vô vi.

[đạo] vô vi bao quát đạo sinh vũ trụ đến sinh vạn vật một cách vô vi, đạo hóa sinh vạn vật, tong đạo xuất đức, nói tu luyện là theo lộ tuyến đạo diễn sinh đức, lấy phản phương hướng thiên địa âm dương ngũ hành đức tụ tích mà thành pháp thân đức.

(6) tích pháp thân đức

Tích pháp thân đức là nhập đại niết bàn

Nội pháp tu luyện khiến ngũ hành mộc đức, hỏa đức, thổ đức, kim đức, cùng thủy đức tụ mà thành pháp thân đức. ngũ khí triều nguêyn mà nhập cảnh giới chân không diệu hữu. chỉ pháp thân đức bất túc thì vô pháp tòng cảnh giới chân không diệu hữu tiến nhập cảnh giới đại niết bàn, nên cần tiếp tục tu luyện tích lũy pháp thân đức, đến sau khi đức này lớn mới có thể nhập cảnh giới vô cực đại niết bàn. Đó là thật tướng cảnh giới không cùng trung đạo.

Tu luyện pháp thân kim đan đại pháp là pháp tích đức cực nhanh, cực tròn vẹn và tối thượng thừa. pháp này tòng nội tu thì đức tòng nội tụ. pháp thân đắc thành, cửu huyền thất tổ tận siêu thăng, tự độ độ tha công vô lượng.

“kim đan luyện thành. Siêu phàm nhập thánh, phối vô cực trường tồn là Lã tổ sư. Tục thai thoát hóa. Toàn kiền chuyển khôn. Trải vạn kiếp mà bất đọa là hứa chân nhân vậy.

 

 

Bí ẩn Cậu bé mù xây cầu

Thủa ấy ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mươi tuổi, gẫy chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá lớn về bên suối. “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến.

Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây dựng đến làm. Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù dã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng.

Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ.

Đột nhiên một tiếng sấm nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy rằng cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây.

Bấy giờ nhằm lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo gia kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết “宁行恶勿行” (ninh hành ác vật hành thiện: thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện).

Trở về kinh đô sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy rất vướng mắc về việc này, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không báo cáo lên nhà Vua về sự kiện hy hữu đó.

Nhà Vua hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Nhà Vua cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc. Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ. Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là “宁行恶勿行”! Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì.

Nhà Vua rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Vua xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tâu trình. Vua bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc.

Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù loà, và đời thứ ba bị sét đánh chết. Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việt tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn có phúc phận chuyển sinh làm hoàng tử.”

_______________________________________

Là trời định chứ không phải người định

Người xưa sống theo “lạc thiên tri mệnh”. Người tu luyện sống “tuỳ kỳ tự nhiên”. Quyển sách Triều Dã Thiêm Tải có ghi lại câu chuyện sau đây, chỉ rõ đời người là có sự an bài. Cũng giống như nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí, nói, “Đã là của chư vị thì không thể mất” (Chuyển Pháp Luân).

Thời Nguỵ Trưng (Nguỵ Chinh) triều đại nhà Đường chưa trở thành tể tướng, có hai người làm việc dưới quyền của ông. Một lần Nguỵ Trưng nghe hai người này nói chuyện với nhau dưới cửa sổ của thư phòng ông. Một người trong họ nói rằng, “Các chức vụ trong triều là do ông già đó (ý nói về Nguỵ Trưng) quyết định cả đấy.” Người kia nói, “Là do ông trời quyết định.”

Ngay ngày hôm sau, Nguỵ Trưng viết một lá thư về người mà tin rằng mệnh của người ta là do ‘ông già đó’ quyết định. Lá thư, gửi cho cấp dưới của ông, yêu cầu rằng người mang lá thư này phải được đặt vào một vị trí tốt trong triều. Người này không biết những gì viết trong lá thư. Ngay sau khi ông bước ra khỏi cửa, ông cảm thấy bị đau nơi ngực, vì vậy ông tìm ông kia, người tin rằng trời quyết định vận mệnh của mỗi người, và nhờ ông này mang dùm lá thư đi. Ngày hôm sau, người mà tin vào số trời định đắc được quyền vị tốt trong chính phủ.

Khi Nguỵ Trưng biết về sự việc, ông không khỏi cảm thán rằng: “Mọi điều quả nhiên do ông trời sắp đặt!”